Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế thiệp động bằng ngôn ngữ lập trình Pascal
THỰC TRẠNG
2.1. Thuận lợi
Giáo viên bộ môn tin học tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn trình
độ chuyên môn, luôn có tinh thần tự học cao, nhiệt tình trong giảng dạy. Giáo viên
luôn cố gắng áp dụng các phương pháp giảng dạy mới và tìm ra phương pháp phù
hợp cho từng đối tượng học sinh khác nhau. Đồng nghiệp luôn hỗ trợ nhau để hoàn
thành tốt công tác giảng dạy bộ môn.
Nhà trường THPT Nguyễn Văn Cừ đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hỗ trợ đầy
đủ phương tiện cho giáo viên giảng dạy các bộ môn và bộ môn tin học.
2.2. Khó khăn
Ở chương trình tin học lớp 8, học sinh đã được môn tin học Pascal. Đối với
học sinh, Pascal là môn học khó, phần lớn học sinh học Pascal ở cấp THCS là học
thuộc lòng chưa hiểu lý do tại sao bản thân phải học Pascal, chưa có ý thức học
hiểu để áp dụng cho các bài tập khác. Và đến với chương trình tin học lớp 11, học
sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ vẫn mang tâm trạng là sẽ học tin học
Pascal như cách học cũ ở trường THCS, học thuộc lòng từ lý thuyết đến bài tập.
Hầu hết các giáo viên dạy tin học 11 thường sử dụng các bài tập, ví dụ trong
sách giáo khoa phục vụ cho quá trình giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal. Trong
số các ví dụ này, thường là các bài toán mà học sinh đã học ở các bộ môn khác như
toán, hóa, lý,. Một số bài toán vẫn lặp lại nhiều lần trong nhiều bài học. Chính vì
vậy gây sự nhàm chán cho học sinh. Một số bài toán trong sách giáo khoa tin học
11 vẫn có sự xa rời với thực tế cuộc sống của học sinh. Nhiều học sinh học yếu toán, khi gặp lại các bài toán trong môn Toán tại môn Tin các em vẫn học, vẫn
thực hành nhưng chưa thật sự yêu thích.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ BỘ MÔN: TIN HỌC BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV thực hiện: Trần Hạnh Nhu TP HCM, Năm học 2018 - 2019 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 2 MỤC LỤC 1. NGUYÊN NHÂN, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI .................. 3 1.1. Nguyên nhân .......................................................................................................... 3 1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................................ 4 1.3. Ý nghĩa ................................................................................................................... 4 2. THỰC TRẠNG............................................................................................................. 5 2.1. Thuận lợi ................................................................................................................ 5 2.2. Khó khăn ................................................................................................................ 5 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................................ 6 4. CÁCH TIẾN HÀNH. .................................................................................................... 6 4.1. Bước chuẩn bị ........................................................................................................ 6 4.1.1. Thiết kế thiệp tĩnh. .......................................................................................... 6 4.1.2. Thiết kế thiệp động .......................................................................................... 6 4.2. Bước thực hiện thiết kế thiệp động trên ngôn ngữ lập trình Pascal. ...................... 7 4.2.1. Dẫn dắt vấn đề ................................................................................................. 7 4.2.2. Giới thiệu các mẫu thiệp đã được tạo bằng Pascal. ...................................... 13 4.2.3. Phân tích và hướng dẫn học sinh thực hiện 1 mẫu thiệp............................... 15 4.2.4. Chia nhóm và nhóm bốc thăm chọn mẫu thiệp thực hiện ............................ 18 4.2.5. Nhóm trình bày sản phẩm và giải thích cách tạo trước lớp .......................... 18 4.2.6. Giáo viên chấm điểm và nhận xét. ................................................................ 18 5. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 18 5.1. Đối với học sinh ................................................................................................... 18 5.2. Đối với Giáo viên ................................................................................................. 19 6. TỔNG KẾT ................................................................................................................ 19 7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................................................. 19 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 3 1. NGUYÊN NHÂN, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Nguyên nhân Hiện nay, ngành lập trình là một mảng của Tin học đang phát triển mạnh mẽ. Nội dung chương trình học khối 11 là tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Pascal (viết tắc là Pascal) là nền tảng cơ bản nhằm phát triển kĩ năng lập trình cơ bản, ban đầu cho học sinh. Ngôn ngữ lập trình Pascal là một ngôn ngữ cơ sở ban đầu rất cần cho những người lập trình viên chuyên nghiệp vì ngôn ngữ ít hỗ trợ các ứng dụng có sẵn, mọi ứng dụng người dùng muốn phải tự suy nghĩ và tự lập trình. Để học tốt ngôn ngữ lập trình Pascal, đòi hỏi bản thân người học phải có trí tưởng tượng tốt, tư duy tốt. Phần lớn học sinh ở các trường trung học cơ sở được học ngôn ngữ lập trình Pascal ở khối lớp 8. Tuy nhiên, phần lớn học theo lối “Thầy đọc, trò chép”, học sinh học thuộc lòng lý thuyết, học thuộc lòng những bài tập thực hành cho các kì kiểm tra. Vì vậy, dù đã học qua Pascal nhưng rất ít học sinh hiểu rõ cơ bản của Pascal. Và ở một số trường tỉnh vẫn chưa được học qua Pascal. Vì thế, khi các học sinh này chuyển đến học tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ học ngôn ngữ lập trình Pascal ở khối 11 sẽ gặp nhiều khó khăn, chán, ngán mỗi khi đến tiết tin học. Hầu hết các bài tập, các ví dụ trong sách giáo khoa Tin học 11 sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal giải quyết các bài toán trong môn toán học. Một số học sinh học yếu toán học sẽ chán khi vừa yếu tin vừa yếu toán lại phải học tin để giải quyết các bài toán, khiến học sinh rơi vào tâm trạng chán càng thêm chán, phần lớn học sinh bị nhầm lẫn ngôn ngữ lập trình Pascal chỉ có thể sử dụng giải quyết các bài toán trong môn toán học. Sách giáo khoa Tin học 11 vẫn chưa có những ví dụ, bài tập ứng dụng giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 11, ngôn ngữ lập trình Pascal, bản thân tôi đã thử nghiệm cho học sinh tạo ra ứng dụng thực tế “Thiết kế thiệp động bằng ngôn ngữ lập trình Pascal” để tặng cho thầy cô giáo, phụ huynh và bạn bè vào những dịp lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tết Nguyên Đán, ngày Quốc Tế Phụ Nữ, sinh nhật, và qua đó bản Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 4 thân tôi nhận thấy học sinh sẽ thích thú, vui vẻ, phấn khởi vì tạo ra được những ứng dụng có thể sử dụng trong cuộc sống thực tế từ một ngôn ngữ lập trình khó học khó hiểu như Pascal, từ đó có thái độ học tập nghiêm túc và một số em có trình độ khá, giỏi tự sáng tạo những kiểu mẫu thiệp mới lạ, những ứng dụng khác và có tầm nhìn mới cho ngôn ngữ lập trình Pascal có nhiều khả năng kì diệu mà bản thân học sinh chưa khám phá ra. 1.2. Mục đích của đề tài Thay đổi thái độ, suy nghĩ của học sinh về môn Tin học 11, ngôn ngữ lập trình Pascal không còn là môn học nhàm chán, khô khan. Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, động lực học tập và nghiên cứu cho học sinh. Tạo động lực sáng tạo cho học sinh áp dụng ngôn ngữ lập trình Pascal tạo ra các ứng dụng không chỉ là những thiệp động để chúc mừng các ngày lễ mà còn có thể tạo ra các ứng dụng khác có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Tạo động lực cho học sinh học và tự tìm hiểu lý thuyết tại nhà. Tận dụng được chức năng của phòng máy tính như một công cụ hỗ trợ đắc lực để thực hành thiết kế các ứng dụng thiệp tĩnh và thiệp động. Giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách thiết kế các ứng dụng thiệp tĩnh và thiệp động trên mạng internet hiện nay. Học sinh hiểu có thể tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình khác và tự mình thiết kế ra các ứng dụng. 1.3. Ý nghĩa Tăng cường tính trực quan, sinh động hơn cho bộ môn tin học. Hiểu hơn về công việc của lập trình viên. Kích thích được tính tích cực và sự độc lập của học sinh trong việc sử dụng máy tính cũng như học tập môn tin học. Học sinh có thể tự mình tìm ra được những ý tưởng sáng tạo, vận dụng được các kỹ năng trong quá trình thực hành vào cuộc sống thực tế khi nhu cầu nảy sinh. Mở ra định hướng nghề nghiệp cho học sinh có thêm sự chọn ngành nghề tương lai. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 5 Học sinh trân trọng hơn công sức của các lập trình viên - những người thiết kế ra các phần mềm phục vụ đời sống. Thông qua bài học giáo dục học sinh lòng biết ơn Thầy Cô nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 2. THỰC TRẠNG 2.1. Thuận lợi Giáo viên bộ môn tin học tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn trình độ chuyên môn, luôn có tinh thần tự học cao, nhiệt tình trong giảng dạy. Giáo viên luôn cố gắng áp dụng các phương pháp giảng dạy mới và tìm ra phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh khác nhau. Đồng nghiệp luôn hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt công tác giảng dạy bộ môn. Nhà trường THPT Nguyễn Văn Cừ đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hỗ trợ đầy đủ phương tiện cho giáo viên giảng dạy các bộ môn và bộ môn tin học. 2.2. Khó khăn Ở chương trình tin học lớp 8, học sinh đã được môn tin học Pascal. Đối với học sinh, Pascal là môn học khó, phần lớn học sinh học Pascal ở cấp THCS là học thuộc lòng chưa hiểu lý do tại sao bản thân phải học Pascal, chưa có ý thức học hiểu để áp dụng cho các bài tập khác. Và đến với chương trình tin học lớp 11, học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ vẫn mang tâm trạng là sẽ học tin học Pascal như cách học cũ ở trường THCS, học thuộc lòng từ lý thuyết đến bài tập. Hầu hết các giáo viên dạy tin học 11 thường sử dụng các bài tập, ví dụ trong sách giáo khoa phục vụ cho quá trình giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal. Trong số các ví dụ này, thường là các bài toán mà học sinh đã học ở các bộ môn khác như toán, hóa, lý,.. Một số bài toán vẫn lặp lại nhiều lần trong nhiều bài học. Chính vì vậy gây sự nhàm chán cho học sinh. Một số bài toán trong sách giáo khoa tin học 11 vẫn có sự xa rời với thực tế cuộc sống của học sinh. Nhiều học sinh học yếu Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 6 toán, khi gặp lại các bài toán trong môn Toán tại môn Tin các em vẫn học, vẫn thực hành nhưng chưa thật sự yêu thích. 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN - Học sinh khối 11 tim hiểu các phương pháp thiết kế thiệp bằng nhiều phần mềm đã học và những phần mềm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống xã hội. - Học sinh khối 11 tư duy cách thiết kế thiệp tĩnh và thiệp động bằng ngôn ngữ lập trình Pascal - nội dung chính ở chương trình tin học 11. 4. CÁCH TIẾN HÀNH. 4.1. Bước chuẩn bị 4.1.1. Thiết kế thiệp tĩnh. Học sinh khối 11 đã được học soạn thảo văn bản ở lớp 10 và học kì I lớp 11 từ môn tin học văn phòng 11 (môn nghề tin học 11) trên phần mềm Microsoft Word 2010, chương trình tin học cấp tiểu học học sinh được học qua chương trình Paint. Giáo viên yêu cầu học sinh tự sáng tạo trong việc thiết kế thiệp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trên phần mềm Microsoft Word hoặc Paint. Học sinh học được giới thiệu các mẫu thiệp. Học sinh có thời gian một tuần để suy nghĩ, sáng tạo thiết kế thiệp. 4.1.2. Thiết kế thiệp động Ngoài Ms Word 2010, học sinh cũng có thể sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint đã được học ở chương trình tin học lớp 8 để thiết kế thiệp tĩnh và thiệp động (là thiệp có chứa âm nhạc hoặc những hình ảnh, văn bản nhấp nháy). Giáo viên cũng có thể giới thiệu cho học sinh vài trang web hỗ trợ thiết kế thiệp chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và thiết kế thiệp. Sau đây là một số trang web có thể tạo thiệp. https://thiepmung.com/ https://www.123greetings.com Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 7 Ngoài ra, học sinh có thể tự tìm hiểu thiết kế thiệp trên các phần mềm xử lý ảnh như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, CorelDraw 4.2. Bước thực hiện thiết kế thiệp động trên ngôn ngữ lập trình Pascal. 4.2.1. Dẫn dắt vấn đề Sau bước chuẩn bị, giáo viên thu được rất đa dạng các sản phẩm của học sinh là những loại thiệp khác nhau như thiệp tĩnh trên Ms Word, Paint, thiệp động trên Powerpoint, Website, Photoshop, Coreldraw, Giáo viên tuyển chọn các sản phẩm đặt sắc để làm nội dung dẫn dắt giới thiệu bài mới. Sau đây là một số sản phẩm được tuyển chọn: - Một số mẫu thiệp tĩnh do học sinh tự thiết kế theo sáng kiến riêng bằng MS Word: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 8 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 9 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 10 Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 11 - Mẫu thiệp động được thiết kế trên website: - Một số mẫu thiệp được thiết kế bằng phần mềm Photoshop, Coreldraw, Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 12 Từ kết quả này, giáo viên giới thiệu với học sinh ngôn ngữ lập trình Pasal có thể thiết kế thiệp tĩnh lẫn thiệp động, một ngôn ngữ mà học sinh đã học qua ở chương trình tin học lớp 8 và học sinh chỉ biết Pascal chuyên giải quyết bài toán trong môn toán học. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 13 4.2.2. Giới thiệu các mẫu thiệp đã được tạo bằng Pascal. Giáo viên giới thiệu các mẫu thiệp gồm thiệp tĩnh và thiệp động được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal và được xuất ra dạng tập tin cài đặt như những phần mềm khác. Thiệp tĩnh: là thiệp có các dòng văn bản xuất hiện cùng lúc. Đây là mẫu đơn giản chỉ cần 5 câu lệnh đơn giản đã tạo được chương trình cũng như là phần mềm chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Với ứng dụng này tất cả học sinh khối 11 đều có thể thực hiện được mẫu này. Sau đây là 5 câu lệnh cho mẫu trên: begin writeln('****************************************'); writeln('*Chuc mung ngay Nha Giao Viet Nam 20/11*'); writeln('****************************************'); readln end. Từ ví dụ thiệp tĩnh trên giáo viên hướng học sinh đến thiệp động. Thiệp động là các mẫu có văn bản xuất hiện lần lượt hoặc xuất hiện lặp lại nhiều lần để tạo hiệu ứng động. Mẫu 1: Các dòng chữ lần lượt xuất hiện từ trên xuống theo hướng từ trái qua phải Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 14 Mẫu 2: Các dòng chữ lần lượt xuất hiện từ trên xuống theo hướng từ phải qua trái Mẫu 3: Các dòng văn bản lần lượt xuất hiện và thẳng hàng bên trái. Mẫu 4: Các dòng văn bản xuất hiện lần lượt và luôn nhấp nháy trong sự thay đổi màu sắc liên tục. Mẫu 5: Mẫu này gồm 2 bước xuất hiện Bước 1: Tên người được tặng sẽ được xuất hiện nhấp nháy lên tục từ trên xuống nhằm mang tính nhấn mạnh cho điều bất ngờ xuất hiện ở bước 2. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 15 Bước 2: Sau nhiều lần xuất hiện tên người được tặng thì bước 2 bất ngờ xuất hiện hình trái tim kèm theo lời chúc với nhiều kiểu dấu hỗ trợ sinh động nhằm mang sự bất ngờ cho người được tặng. 4.2.3. Phân tích và hướng dẫn học sinh thực hiện 1 mẫu thiệp Giáo viên chọn mẫu 3 xuất hiện câu “CHUC MUNG NGAY NHA GIAO VIET NAM 20-11” để phân tích kĩ cách thức thực hiện. Để thực hiện mẫu một thì chương trình tự đưa ra dữ liệu hoàn toàn, người dùng không cần nhập bất cứ dữ liệu nào. Nếu làm bằng cách đơn giản như cách thiết kế thiệp tĩnh thì thực hiện rất dễ dàng như chương trình sau: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 16 Với cách này, nếu câu chúc đổi thành câu khác ví dụ như “CHUC THAY CO NGAY NHA GIAO VIET NAM VUI VE”, “CHUC THAY CO HANH PHUC”, “HAPPY TEACHER DAY!”, thì chương trình sẽ phải sửa lại tất cả. Chính vì vậy, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tổng quát dành cho các trường hợp câu chúc khác nhau có cách sửa chương trình ít nhất, nhanh nhất. Để thực hiện được điều đó thì cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Trong chương trình câu chúc sẽ được gán sẵn bằng câu lệnh sau: S1:='Chao mung nha giao Viet Nam 20-11'; Bước 2: Thực hiện in ra các dấu * bằng câu lệnh writeln(‘************************’); Bước 3: Thực hiện cắt từ đầu xâu S1 đến cuối xấu khi gặp dấu khoảng trắng và chèn vào xâu S2 với S2 là xâu chứa 2 dấu * và các khoảng trắng như sau: For i:= 1 to length(S1) do if S1[i]' ' then S2:=S2+upcase(s1[i]) else begin S2:= ‘* *’); Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 17 delete(S2,2,length(S1)); insert(S1, S2, 2); S2:=''; Writeln(S2); delay(500); {Xuat hien cham lai 500 giay} end; Bước 4: In ra các dấu * đóng cuối thiệp bằng câu lệnh: writeln(‘************************’); Sau khi giáo viên phân tích từng phần cho học sinh hiểu. Học sinh tự thực hiện lại chương trình. Sau đó giáo viên sửa bài cho học sinh theo chương trình hoàn chỉnh như sau: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 18 4.2.4. Chia nhóm và nhóm bốc thăm chọn mẫu thiệp thực hiện Giáo viên phân chia nhóm thành 4 nhóm và cho nhóm trưởng của 4 nhóm bốc thăm các mẫu còn lại để nghiên cứu thực hiện. Các nhóm có thể dựa trên mẫu có sẵn để sáng tạo hơn. Nhóm trưởng tự phân chia công việc cho các thành viên gồm các công việc sau: - Phân tích hình ảnh. - Thiết kế thuật toán. - Lập trình và sửa lỗi trên Pascal. - Phát triển, cải tiến ứng dụng. - Viết báo cáo và thuyết trình bài báo cáo. 4.2.5. Nhóm trình bày sản phẩm và giải thích cách tạo trước lớp Các nhóm có 9 phút để bài sản phẩm và báo cáo quá trình thực hiện ứng dụng. Giảng giải cho các thành viên còn lại trong lớp cách thức thực hiện. 4.2.6. Giáo viên chấm điểm và nhận xét. Giáo viên quan sát sản phẩm của các nhóm, chấm điểm các sản phẩm, nêu nhận xét về thái độ làm việc của các thành viên trong các nhóm, rút kinh nghiệm cho việc làm nhóm và nêu những ý kiến đóng góp trên sản phẩm, trình làm việc của các nhóm. 5. KẾT LUẬN 5.1. Đối với học sinh Ưu điểm: o Đa dạng hình thức học tập sẽ mang lại sự thích thú học tập. o Tăng kỹ năng tư duy, xử lý tình huống cho học sinh khi dùng ngôn ngữ lập trình Pascal. o Tăng cường tinh thần đoàn kết nhóm trong việc thực hiện công việc chung. o Tăng tính công bằng trong việc phân chia công việc. o Học sinh có thể hiểu rõ một phần công việc của lập trình viên. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 19 o Tăng tính sáng tạo, khám phá của học sinh. Hạn chế: o Thời lượng môn tin học 1 tiết/1 tuần chưa đủ để học sinh trình bày kĩ hơn sản phẩm. o Nội dung học các môn ở lớp nhiều, học sinh không có nhiều thời gian nghiên cứu nhiều. 5.2. Đối với Giáo viên Ưu điểm: o Tạo không khí mới trong việc giảng dạy. o Kết hợp được nhiều kiến thức cũ và mới. o Kích thích sáng tạo trong giảng dạy. Hạn chế : o Thời gian 1 tuần/ 1 tiết tin chưa đủ để giúp thực hiện nhiều hơn các ý tưởng khác. 6. TỔNG KẾT Bằng cách kết hợp giữa hiệu ứng động nhấp nháy và màu sắc thay đổi liên tục làm cho thiệp trở nên sinh động, lôi cuốn học sinh yêu thích Pascal hơn. Hình thức thiết kế thiệp trên Pascal là một biện pháp hữu hiệu cho việc đổi mới phương pháp học tập giúp học sinh thích thú, phấn khích trong học tập. Việc thiết kế thiệp động trên Pascal là một vấn đề gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc học tin hay nói cách khác là học ngôn ngữ lập trình Pascal. 7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ngôn ngữ lập trình Pascal có thể xử lý trên âm nhạc. Hướng tương lai giáo viên có thể thiết kế thiệp động có lồng ghép âm nhạc trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh thiết kế thiệp động bằng nhiều cách khác nhau ứng dụng kiến thức ở các bài học sau, như sử dụng chương trình con để viết chương trình tạo thiệp chúc mừng. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 20 Học sinh không những thiết kế thiệp chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20- 11, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng năm mới mà còn thiết kế được nhiều loại thiệp khác như: thiệp chúc mừng Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 cho các cô, mẹ, các chị, các bạn, thiệp chúc mừng thi đậu tốt nghiệp của anh chị hoặc những mẫu thiệp gởi gắm những lời muốn chia sẽ trong cuộc sống,
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_thiep_dong_bang_ngon_ngu_lap.pdf