Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học trong giảng dạy giáo dục công dân góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh
1 Cơ sở lí luận
Môn GDCD (Giáo dục công dân) có vị trí quan trọng trong nhà trường THPT. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động; góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.
Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lới nói và hành vi. Như vậy, môn GDCD cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó.
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước.
Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận. Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn là thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
SỞ GD&ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 1 SA PA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN GÓP PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO HỌC SINH Tên tác giả: Nguyễn Trung Sơn Chức vụ: Giáo viên Tổ chuyên môn: Địa - Sử - GDCD Đơn vị công tác: Trường THPT số 1 Sa Pa Sa Pa, tháng 5 năm 2014 MỤC LỤC Mục lục .1 Danh mục chữ cái viết tắt 2 Phần I: MỞ ĐẦU: 3 1. Lý do chọn đề tài: 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 6 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6 Phần II: NỘI DUNG 7 I. Những vấn đề chung về phương tiện và TBDH: 7 1. Thế nào là phương tiện và thiết bị dạy học: 7 2. Chức năng của PTDH: 7 3. PTDH đặc thù bộ môn, các PTDH mới: 10 4. Hướng dẫn sử dụng PTDH theo yêu cầu đổi mới PPDH GDCD 14 II. Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh 14 1. Vài nét về tiếp cận nội dung 14 2. Chuẩn bị các PTDH cho bài giảng 15 3. Sử dụng TBDH vào bài giảng 16 4. Kết quả thực hiện .21 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23 1. Kết luận ...23 2. Kiến nghị .24 Tài liệu tham khảo 25 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT HS - Học sinh THPT - Trung học phổ thông GDCD - Giáo dục công dân CNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GV, GVBM - Giáo viên, giáo viên bộ môn TBDH - Thiết bị dạy học PTDH - Phương tiện dạy học PPDH - Phương pháp dạy học XHH - Xã hội hóa KHXH - Khoa học xã hội PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1 Cơ sở lí luận Môn GDCD (Giáo dục công dân) có vị trí quan trọng trong nhà trường THPT. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động; góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lới nói và hành vi. Như vậy, môn GDCD cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó. Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước. Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận. Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn là thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao... 1.2. Cơ sở thực tiễn: 1.2.1. Từ thực tế xã hội: Những năm gần đây tội phạm của những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội vì hiểu biết về các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế. Do vậy môn giáo dục công dân trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần giáo dục và rèn luyện con người có ý thức tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó trước đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên chủ nhiệm hoặc những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên họ không có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiết dạy. Do đó hiệu quả giờ dạy chưa cao. Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạo chính qui, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại trong giảng dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy được nâng cao hơn trước. Môn GDCD ở trường THPT trước đây thường bị coi làm môn học phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụ động, giờ học không gây hứng thú , đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức. Nên đó chưa phải là phương pháp tích cực vì học sinh chưa thực sự có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của cá nhân mình. Những giờ học như vậy, học sinh ít có khả năng sáng tạo, ít có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 1.2.2. Từ mục tiêu đổi mới phương pháp: Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Vì vậy việc dạy của giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng phương pháp trực quan. Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh hoạ cho nội dung bài giảng (Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, bảng số liệu, thống kê).thông qua các phương tiện, thiết bị, đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày. 1.2.3. Từ thực tế đơn vị: Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Sở giáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn, các môn được quan tâm, hoạt động tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó tại đơn vị công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn. Bên cạnh đó trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước trang bước bị các phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet nên việc sưu tầm tư liệu phục vụ giảng dạy rất thuận tiện. Vì vậy mỗi giáo viên đều suy nghĩ, tìm tòi để làm sao nâng cao chất lượng trong giảng dạy và học tập bộ môn này. Từ những cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải là những người tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập, hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học để tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học, học sinh chủ động tiếp cận nội dung bài học. Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập , sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, còn người giáo viên chỉ là người tổ chức để học sinh nắm bắt kiến thức mà thôi. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của việc sử dụng phương tiện, thiết bị trong giảng dạy môn GDCD để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao ý thức của học sinh trước những vấn đề cấp thiết của nhân loại như: bảo vệ môi trường góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THPT. 2.2 Nhiệm vụ. - Nghiên cứu lý luận về vai trò của phương tiện, thiết bị trong giảng dạy GDCD, trong công tác giáo dục HS và đã đạt kết quả như thế nào? - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học nhằm nâng cao ý thức của học sinh và chất lượng môn học trong trường THPT. - Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Khách thể. - Thực trạng và giải pháp cho việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong giảng dạy môn GDCD. 3.2 Đối tượng. - Nghiên cứu việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trong giảng dạy môn GDCD nhằm nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống. 3.3 Phạm vi nghiên cứu. - Áp dụng trong giảng dạy GDCD trường THPT số 1 Sa Pa từ năm học 2012 – 2013 đến nay. 3.4 Giả thuyết khoa học. - Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy GDCD trong trường THPT. 3.5 Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Thu thập những thông tin lý luận của việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet. - Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động học tập và tiếp thu bài của HS. - Phương pháp điều tra: + Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, Ban đại diện cha mẹ học sinh về hiệu quả sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong giờ học GDCD. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn. + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên GDCD khác trong và ngoài trường. - Phương pháp thử nghiệm: + Thử áp dụng các giải pháp vào giảng dạy giáo dục công dân trong trường THPT số 1 Sa Pa. PHẦN II. NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Thế nào là phương tiện và thiết bị dạy học? - Theo nghĩa rộng: Phương tiện và TBDH ( sau đây gọi chung là PTDH) gồm tất cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình; hoặc những vật dụng có tác dụng hỗ trợ quá trình dạy học. - Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyền tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và học. 2. Chức năng của phương tiện dạy học Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức năng sau đây: - Chức năng kiến tạo tri thức: + Nếu HS chưa biết nội dug thông tin chứa trong phương tiện dạy học thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiên cứu cho HS. Ví dụ: Các hình ảnh, số liệu thống kê phản ánh tình hình môi trường bị tàn phá ở Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây, sẽ cho HS hình dung ra thực trạng môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam. + Phương tiện dạy học có chức năng minh hoạ, nhằm mục đích giúp HS hiểu rõ hơn đơn vị kiến thức. VD: Đưa ra một số tranh ảnh, số liệu về người bị nhiếm HIV/AIDS sẽ minh hoạ cho HS hiểu rõ hơn tác hại của HIV/AIDS. Cả nước Năm 2001 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số người nhiễm HIV 41. 622 79. 660 104. 111 128.367 135.171 Số bệnh nhân AIDS 6. 251 11. 254 17. 289 25.219 29.134 Số người tử vong vì AIDS 3. 426 6. 325 10. 071 14.042 41.418 + Phương tiện dạy học có chức năng khái niệm đã biết cho HS dưới dạng hình ảnh hay mô hình. - Chức năng rèn luyện kĩ năng: + Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sử dụng một công cụ, ví dụ như từ điển, máy vi tính... + Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thực hành. Ví dụ: Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm lên máy chiếu, màn hình Video sẽ giúp HS hứng thú và đưa ra các ứng xử nhanh hơn; hoặc việc sử dụng sa hình ngã tư đường phố sẽ có tác dụng rèn luyện kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống giao thông khi thực hiện giáo dục ngoại khoá về An toàn giao thông cho HS. + Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ HS rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh... - Chức năng rèn luyện thái độ cho HS Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệm khách quan, các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học...được chuyển tải trên các phương tiện dạy học, HS dễ dàng bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề của cuộc sống đặt ra. - Chức năng kích thích hứng thú học tập Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập nhờ hình thức thông tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, ứng dụng của một số lĩnh vực khoa học công nghệ về nguyên tử, hạt nhân... - Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập. Phương tiện dạy học có thể có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy học, sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình..có phát ra những lệnh thực hiện công việc này, chuyển sang hoạt động khác...là những phương tiện dạy học có khả năng thực hiện chức năng này. - Chức năng hợp lý hoá công việc của thầy và trò. Phương tiện dạy học còn có thể hợp lý hoá việc tiến hành một số hoạt đông của thầy hoặc trò: Ví dụ: Trình chiếu các văn bản và hình ảnh nhờ Power point, chiếu bản trong có bài làm của HS lên bảng qua máy chiếu vật thể... 3. Phương tiện dạy học đặc thù bộ môn, các phương tiện dạy học mới a. Những phương tiện dạy học đặc thù bộ môn GDCD - Các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình. - Phim, đèn chiếu, máy chiếu, giấy trong. - Phiếu học tập - Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, băng dính - Câu chuyện, tình huống, số liệu.. - Đạo cụ đơn giản để đóng vai. - Các đồ vật như: hoa quả, máy móc .. b. Các phương tiện dạy học mới được sử dụng trong môn GDCD - Tivi, băng hình, phim tư liệu, phim truyền hình, video ca nhạc.. - Máy ảnh kỹ thuật số, máy quay.. - Máy tính, phần mềm Violet, IQB Leo, Internet... 4. Hướng dẫn sử dụng phương tiện dạy học theo yêu cầu đổi mới PPDH môn GDCD a. Yêu cầu Để phương tiện dạy học thực sự trở thành công cụ đắc lực đổi mới PPDH môn GDCD, giáo viên cần tuân theo các yêu cầu sau: - Sử dụng phương tiện dạy học cần thích ứng linh hoạt với nội dung bài học. Phương tiện dạy học nói chung có khả năng đáp ứng nhưng nhu cầu đa dạng của PPDH. Mối PPDH không chỉ cần một phương tiện dạy học, mà có thể sử dụng một số phương tiện dạy học và một phương tiện dạy học có thể phục vụ cho nhiều PPDH khác nhau. (ví dụ như máy chiếu hay hình ảnh có thể vừa sử dụng cho phương pháp thảo luận và dùng cho vấn đáp..). VÌ vậy cần khai thác khả năng thích ứng linh hoạt này để nâng cao hiệu quả của phương tiện dạy học. - Tránh lạm dụng hoặc chỉ sử dụng một phương tiện dạy học. Vì mỗi phương tiện dạy học đều có chỗ mạnh và chỗ yếu khác nhau. Do đó, cần biết lấy chỗ mạnh của phương tiện dạy học này để hạn chế chỗ yếu của phương tiện dạy học khác nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của hệ thống phương tiện dạy học, góp phần đạt được các mục đích đề ra trong từng bài học. - Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ cho PPDH. - Phương tiện dạy học phải có tính khoa học, thẩm mĩ và có tính giáo dục đối với HS. Dù phương tiện dạy học bằng chất liệu đơn giản và tự tạo nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu này. Ví dụ: + Khi GV vẽ sơ đồ đánh giá về giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu trên hàng hoá là xăng thì cũng phải bố trí sơ đồ khoa học; kẻ chữ viết ngay ngắn, rõ ràng và sử dụng phấn màu phù hợp. + Trước khi HS viết kết quả thảo luận nhóm lên khổ giấy rộng, GV cần nhắc nhở và hướng dẫn các em viết chữ ngay ngắn, các nhóm cùng viết theo một chiều giấy dọc hoặc ngang. - Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích HS suy nghĩ, làm việc. Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học nhằm tạo môi trường tương tác cho HS học tập trong hoạt động và phát triển năng lực chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động học tập độc lập hoặc trong giao lưu. Ví dụ: Việc sử dụng tranh ảnh, băng hình quảng cáo một số mặt hàng có tác dụng kích thích HS tìm hiểu và biết được mục đích của cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. b. Hướng dẫn sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học Các phương tiện dạy học, đặc biệt là các TBDH ở các trường THPT hiện nay còn nhiều thiếu thốn. Để phục vụ chương trình dạy học Bộ giáo dục và Đào tạo có kinh phí mua thiết bị dạy học cấp cho các trường và cấp phát thiết bị dạy học cho các bộ môn. Nhưng chắc chắn rằng, nguồn cung cấp từ Bộ không thể đáp ứng đủ nhu cầu về phương tiện dạy học cho các bộ môn. Mặt khác, không phải cứ dùng phương tiện dạy học đắt tiền là đạt hiệu quả dạy học cao, mà điều quan trọng là sử dụng hợp lý, biết cách khai thác triệt để phương tiện dạy học. Do đó, mỗi GV phải luôn luôn chủ động sáng tạo trong việc sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học dù là những phương tiện phục vụ dạy học rất đơn giản và ít tốn tiền. - Những phương tiện dạy học và GV có thể tự sưu tầm gồm: Các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bài báo, tranh ảnh tự chụp, các tình huống có thật, câu chuyện, các đoạn phim trên truyền hình hoặc của các cơ quan văn hoá... - Các phương tiện dạy học GV có thể tự tạo gồm: sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình đơn giản, phiếu học tập, .. - Chất liệu để tự tạo phương tiện dạy học cũng hết sức đa dạng, phong phú. Nó có thể là: + Giấy các loại, các khổ + Bản trong, bút dạ + Các vật liệu tre, gỗ, nứa; thép, đồ nhựa, vải, phấn màu, băng dính 2 mặt... Bên cạnh việc sưu tầm, tự tạo các phương tiện dạy học của từng GV, tổ bộ môn nên họp, động viên và phân công mỗi GV sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học cho nhiều bài trong 1 năm để dùng chung trong tổ. Dần dần phương tiện dạy học của tổ sẽ phong phú và đầy đủ hơn. - GV có thể động viên, hướng dẫn HS sưu tầm các thông tin và tự tạo phương tiện dạy học như: + Các thông tin tư liệu về địa phương, tranh ảnh, câu chuyện, tình huống...theo từng chủ đề. + Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ, bảng biểu.. + Các dụng cụ để đóng vai đơn giản c. Sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn GDCD * Khái niệm đa phương tiện: Đa phương tiện là một hệ thống kỹ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh động qua hệ thống computer, trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống. Học tập với đa phương tiện theo nghĩa rộng cũng là sử dụng kết hợp những phương tiện truyền thông như sách, bảng, máy chiếu, phim, * Tác dụng của việc sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn GDCD Đa phương tiện có tác dụng tạo ra nhiều khả năng mới trong lĩnh vực dạy học môn GDCD: + Có tác dụng như một “ nguồn” dẫn tải kiến thức mới chứ không chỉ để minh hoạ lời trình bày của GV + Giúp cho giờ dạy học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn; phương pháp giảng dạy của GV hiệu quả hơn. + Phát huy cao tính tích cực học tập của HS, HS có trách nhiệm hơn với học tập. + Phát triển được các năng lực tìm kiếm, tổ chức và so sánh, phân tích thông tin của HS + Việc học tập được mở rộng ra ngoài phạm vi phòng học, môn học, trường học. Tóm lại, PTDH bộ môn GDCD rất phong phú và đa dạng, có cả những PTDH truyền thống và PTDH hiện đại. Xu hướng hiện nay, người GV sử dụng nhiều PTDH hiện đại hơn như máy chiếu, đầu video, băng hình...Việc sử dụng các PTDH đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy cho cả giáo viên và học sinh, đặc biệt là đối với chương trình SGK mới lớp 10 và 11. Trong đó vấn đề môi trường và việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường được trình bày ở cả hai khối lớp. II. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO HỌC SINH. 1) Vài nét về tiếp cận nội dung phần bảo vệ môi trường. Nội dung phần bảo vệ môi trường được trình bày ở cả hai khối lớp: + Lớp 10: Bài 15 “Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại” được phân phối giảng dạy trong 1 tiết học, cấu trúc gồm 2 mục nhỏ: Mục 1: Tình hình tài nguyên - môi trường nước ta hiện nay Mục 2: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. + Lớp 11: Bài 12 “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” được phân phối giảng dạy trong 1 tiết học, cấu trúc gồm 3 mục nhỏ: Mục 1: Tình hình tài nguyên - môi trường nước ta hiện nay Mục 2: Mụ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_thiet_bi_phuong_tien_day_hoc_t.doc
- Bìa sáng kiến Sơn.doc