Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Mimio để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Mimio để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu học

Nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng tăng lên để đáp ứng xu thế hội nhập với kinh tế thế giới. Hiện nay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có kế hoạch là đào tạo học sinh Việt Nam đạt được trình độ Tiếng Anh theo khung chuẩn của Châu Âu (theo quyết định số 1400/ QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020”). Mục tiêu chung của đề án này là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”. Theo quyết định này sau khi học hết tiểu học học sinh phải đạt được trình độ A1 của khung chuẩn Châu Âu.

Làm sao để học sinh tiểu học có thể đạt được trình độ A1?

Với câu hỏi trên, những giáo viên dạy Tiếng Anh ở tiểu học và bản thân tôi cũng trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu, làm sao giúp các em học tốt để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tếng Anh. Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính năng động và sáng tạo của học sinh. Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học, tôi chọn đề tài: “Sử dụng phần mềm Mimio để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học” làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 24 trang hoathepmc36 28/02/2022 7435
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Mimio để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ
2
II.TÊN SÁNG KIẾN
2
III. LĨNH VỰC
2
VI.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN
 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
 2. Sự cần thiết phải dụng sáng kiến
 3. Nội dung của sáng kiến
 a. Tiến trình thực hiện
 b. Thời gian thực hiện
 c.Các biện pháp tổ chức
 Biện pháp 1: Soạn các hoạt động trò chơi phù hợp và đa dạng 
 Biện pháp 2: Nâng cao hiệu quả dạy các kĩ năng trong môn học và đảm bảo thời gian cho từng tiết học
2
3
5
6
6
7
7
7
9
V. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 1. Đối với giáo viên và học sinh
2. Đối với tổ chuyên môn
18
18
21
VI. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
22
VII. KẾT LUẬN
22
PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
24
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG PHẦN MỀM MIMIO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC
Sơ lược lý lịch tác giả:
Họ và tên: Phan Thị Kim Lợi. Nam, nữ: nữ
Ngày tháng năm sinh: 27/08/1980
Nơi thường trú: Ấp Phú An A, xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, An Giang.
Đơn vị công tác: Trường tiểu học A Phú Vĩnh.
Chức vụ hiện nay: giáo viên dạy chuyên Tiếng Anh.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Anh Văn.
Lĩnh vực công tác: dạy Tiếng Anh khối 3.
Tên sáng kiến: Sử dụng phần mềm Mimio để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học.
Lĩnh vực: chuyên môn
Mục đích yêu cầu của sáng kiến
Nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng tăng lên để đáp ứng xu thế hội nhập với kinh tế thế giới. Hiện nay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có kế hoạch là đào tạo học sinh Việt Nam đạt được trình độ Tiếng Anh theo khung chuẩn của Châu Âu (theo quyết định số 1400/ QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020”). Mục tiêu chung của đề án này là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”. Theo quyết định này sau khi học hết tiểu học học sinh phải đạt được trình độ A1 của khung chuẩn Châu Âu.
Làm sao để học sinh tiểu học có thể đạt được trình độ A1?
Với câu hỏi trên, những giáo viên dạy Tiếng Anh ở tiểu học và bản thân tôi cũng trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu, làm sao giúp các em học tốt để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tếng Anh. Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính năng động và sáng tạo của học sinh. Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học, tôi chọn đề tài: “Sử dụng phần mềm Mimio để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học” làm đề tài nghiên cứu của mình.  
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Sau nhiều năm đứng trên bục giảng, với cách dạy truyền thống là sử dụng tranh ảnh, poster tự tạo để phục vụ cho tiết dạy tôi nhận thấy:
	- Giáo viên mất quá nhiều thời gian chuẩn bị trước tiết dạy và sau tiết dạy cũng mất thêm thời gian soạn lại tranh ảnh để dạy các lớp tiếp theo.
	- Việc scan tranh và làm poster cũng tốn nhiều tiền bạc. Do sách giáo khoa Tiếng Anh ở tiểu học thường không có bộ tranh cho giáo viên giảng dạy.
	- Dùng tranh và poster làm cho tiết dạy mất nhiều thời gian chết do giáo viên phải làm thêm công đoạn đính, gỡ tranh hoặc poster.
	- Với cách dạy truyền thống, giáo viên thiết kế các trò chơi như: Lucky number, Beanbag circle, Big wheel, Big dice, Bingo, Slap the board, Brainstorming . theo các tranh ảnh đã học trong sách giáo khoa nên ít phong phú. Bởi ngoài tranh ảnh theo sách giáo khoa, nếu giáo viên scan thêm những tranh khác tốn thêm nhiều tiền.
	- Một bài thi đủ bốn kĩ năng thì phần nghe đã chiếm 5/10 điểm (theo chương trình sách giáo khoa 4 tiết/ tuần của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo), nhưng học sinh ở những vùng quê như học sinh của trường tiểu học A Phú Vĩnh luôn cảm thấy ngán ngại khi học nghe, do các em ít được tiếp xúc với cách phát âm của người bản xứ nên rất khó khi nghe và cảm thấy mệt mỏi khi học tiết này. Bên cạnh đó, học sinh được học nhiều dạng bài nghe như: nghe đánh dấu tích, nghe và đánh số, nghe điền từ . Với nhiều dạng bài như vậy dễ làm cho học sinh lẫn lộn – nhất là đối với học sinh chưa hoàn thành. Theo cách dạy thủ công, việc cho học sinh nghe lại cũng gặp nhiều khó khăn do việc dừng, trả lại từng đoạn trên đĩa CD, băng cassette, hoặc loa tăng âm khó thực hiện đúng chỗ mà giáo viên mong muốn, nên việc này cũng làm mất nhiều thời gian.
	- Kĩ năng nói cũng gây nhiều khó khăn cho học sinh, đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành, do các em không nhớ được những từ mới nên khó thực hành được các cấu trúc mới của tiết thực hành.
	- Với học sinh tiểu học thì kĩ năng đọc hiểu các em cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là học sinh lớp 3 do các em mới bắt đầu học Tiếng Anh, các em mới học được những từ vựng và mẫu câu đơn giản và các bài đọc hiểu thường có nhiều câu trong một bài, các em khó kết chuỗi các nội dung đã học lại. Với cách dạy cũ, giáo viên phải chuẩn bị poster cho bài dạy này, nhưng khó cho giáo viên khi hướng dẫn những câu khó vì giáo viên không thể viết trực tiếp lên poster (những poster này còn sử dụng lại để dạy cho những lớp khác). Do phần này giáo viên thường mất nhiều thời gian hướng dẫn nên thường bị “cháy giáo án”.
	- Trong các kĩ năng giảng dạy học sinh gặp khó nhất là kĩ năng viết. Học sinh có thể nghe, nói tốt nhưng các em khó có thể viết được, bởi các em không nhớ được cách viết từ mới. Gợi ý lại từ cũ, hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh hiểu với cách dạy thủ công làm mất nhiều thời gian dẫn đến học sinh thực hành hoạt động viết chưa chuyên sâu. 
* Những hình ảnh về tranh, poster tự làm (tốn rất nhiều thời gian).
	- Nội dung trong một tiết học quá nhiều, giáo viên khó có thể truyền tải hết đúng thời gian quy định và ít có điều kiện dạy phân hóa đối tượng học sinh.
	- Việc hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra, bài thi cũng gặp nhiều khó khăn do bài tập Tiếng Anh luôn có nhiều tranh ảnh, mà giáo viên chỉ hướng dẫn suông thì học sinh khó tiếp thu.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Để rút bớt thời gian và công sức chuẩn bị cho từng tiết học, cũng như giảm bớt thời gian chết khi giáo viên dán tranh ảnh, poster, dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành ở các kĩ năng đạt hiệu quả hơn và do điều kiện trường tiểu học A Phú Vĩnh chưa có phòng bộ môn, nên bản thân tôi đã tận dụng màn hình tivi LCD kết hợp với phần mềm Mimio vào việc dạy Tiếng Anh. Tôi đã ứng dụng mềm Mimio vào bài dạy của mình trong ba năm học qua, với việc dạy trên Mimio tôi có thể hướng dẫn học sinh các bài thực hành kĩ năng nhanh hơn. Từ Mimio tôi có thể soạn các dạng bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh nhằm phát huy được năng lực học tập của các em.
3. Nội dung sáng kiến:
a. Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Tác động đến học sinh 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập khi đến lớp để các em có thể thực hiện đầy đủ các tiến trình của mỗi đơn vị bài học. 
Nhắc nhở học sinh đi học đều để quá trình tiếp thu bài không bị gián đoạn.
Trò chuyện để học sinh hiểu tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống ngày nay, hiểu được lợi ích của việc học Tiếng Anh đối với nghề nghiệp tương lai.
Bước 2: Khảo sát đối tượng học sinh :
Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 3 do tôi trực tiếp giảng dạy để nghiên cứu và làm chứng minh. Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp tôi thấy phần lớn các em rất e ngại trong các tiết học nói, chưa biết thực hiện kĩ năng nghe, khó thực hiện được các bài viết trong sách giáo khoa, nhiều học sinh còn chưa biết cách đọc và ghép các câu, đọc và điền từ, đọc và khoanh tròn đáp án đúng ..
Sau khi thực dạy khoảng một tháng, bản thân tôi nhận thấy tình hình học sinh ở khối lớp 3 do mình phụ trách như sau:
Lớp
Số lượng học sinh
Đọc được từ mới
Đọc chậm
từ mới
Vận dụng được mẫu câu (nói)
Chưa vận dụng được mẫu câu (nói)
Thực hiện các dạng bài viết
Chưa thực hiện các dạng bài viết
Thực hiện các dạng bài nghe
Chưa thực hiện các dạng bài nghe
3A
36
30
6
26
10
24
12
27
9
3B
37
29
8
25
12
24
13
27
10
3C
35
30
5
27
8
25
10
28
7
3D
36
27
9
25
11
23
13
25
11
Tổng số
144
116
28
103
41
96
48
107
37
Bước 3: Tìm hiểu, nghiên cứu từng biện pháp, phương pháp và xây dựng bài học cho phù hợp với trình độ của từng lớp.
b. Thời gian thực hiện:
 Trong ba năm học qua tôi đã bắt đầu sử dụng phần mềm Mimio vào bài dạy của mình ở tại trường tiểu học A Phú Vĩnh, sau khi sử dụng được một học kì tôi nhận thấy chất lượng dạy và học được nâng lên và các năm học sau chất lượng có tăng lên và năm học này (2015 – 2016) tôi vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả phần mềm này vào các tiết lên lớp của mình.
c. Các biện pháp tổ chức:
Biện pháp 1: Soạn các hoạt động trò chơi phù hợp và đa dạng:
Với các hoạt động trò chơi được thiết kế trên Mimio, giáo viên dễ dàng đa dạng hóa các hoạt động này và tạo sự phù hợp qua các bước sau
Bước 1: Xác định trò chơi phù hợp cho từng bài học.
Bước 2: Lựa chọn tranh, ảnh trong sách giáo khoa hoặc những tranh ảnh khác từ hình chụp hoặc tải từ Internet.
Bước 3: Thiết kế tên đội từ những nhân vật trên các phim hoạt hình được học sinh yêu thích. Tạo những hoạt ảnh vui nhộn, mới mẻ phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
Bước 4: Thay đổi hình ảnh hoặc nội dung câu hỏi cho từng lớp khác nhau để tránh sự dò hỏi trước nội dung trò chơi giữa học sinh các lớp, tạo cho học sinh có những bất ngờ trong trò chơi, giúp tiết học thêm sinh động và vui nhộn. Từ đó, các em thích thú và chăm chú học để thi đua với nhau trong các trò chơi.
Bước 5: Thay đổi luật chơi hoặc điểm số trong cùng một trò chơi ở những nội dung bài học khác nhau. 
Ví dụ 1: Thay vì sử dụng những hình ảnh theo sách giáo khoa, giáo viên tải những hình ảnh từ Internet để đưa vào những hoạt động trò chơi giúp các hoạt động này sống động hơn, vui mắt hơn.
Sử dụng tranh trong các hoạt động trò chơi theo cách dạy scan tranh (theo sách)
Sử dụng tranh theo thiết kế trò chơi trên Mimio (sử dụng tranh tải từ trên mạng)
Ví du 2: Sử dụng những hình ảnh trong phim hoạt hình để thiết kế trò chơi trên Mimio tạo hứng thú cho học sinh.
Biện pháp 2: Nâng cao hiệu quả dạy các kĩ năng trong môn học và đảm bảo thời gian cho từng tiết học
Với sự trợ giúp của màn hình tivi và phần mềm Mimio, giáo viên giúp học sinh tương tác trực tiếp vào bài giảng của mình một cách trực quan, đa dạng, tạo cảm hứng cho giáo viên và học sinh. Từ đó giúp học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn, phát huy khả năng suy luận và trí tưởng tượng từ bài học.
Đặc biệt, khi sử dụng Mimio cho tiết dạy, giáo viên chủ động và có nhiều thời gian cho học sinh thực hành, giao tiếp - giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên.
Nâng cao hiệu dạy và học ở kĩ năng nghe:
Đảm bảo được thời lượng, thực hiện đúng tiến trình bài học, học sinh xác định được nội dung và làm đúng theo yêu cầu (nghe đánh dấu tích, nghe đánh số, nghe điền từ, nghe ghép tranh) và thích thú với kĩ năng nghe là vô cùng quan trọng đối với học sinh lớp 3 - lớp mà các em mới bắt đầu học Tiếng Anh. Bản thân tôi đã thực dạy kĩ năng nghe trên Mimio có hiệu quả qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung của bài dạy nghe trên Mimio.
Bước 2: Gợi ý từng tranh cho học sinh nắm nội dung mà các em sắp nghe. Hoặc chuẩn bị một trò chơi nhỏ về các tranh mà các em sắp nghe.
Bước 3: Hướng dẫn trực tiếp cách thực hiện theo yêu cầu của bài. 
Ví dụ: Nghe và đánh dấu tích: giáo viên sử dụng những thanh công cụ trên Mimio để hướng dẫn học sinh cách tích vào tranh. Nghe và đánh số: giáo viên sử dụng bút trên Mimio để đánh số trực tiếp vào các ô để học sinh có thể biết cách thực hiện. Nghe và điền từ: giáo viên gợi ý cách điền vào và dùng bút làm ví dụ trực tiếp để học sinh thực hiện chính xác theo yêu cầu của đề bài.
* Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về việc hướng dẫn học sinh nghe và đánh dấu tích.
Trình chiếu nội dung tranh mà học sinh cần nghe trong bài
Giáo viên sử dụng các công cụ trên Mimio hướng dẫn học sinh cách làm bài nghe và đánh dấu tích
Bước 4: Cho học sinh dự đoán về nội dung mà các em sẽ nghe nhằm gây chú ý thêm cho học sinh.
Bước 5: Cho học sinh nghe hai hoặc ba lần (tùy theo từng lớp).
Bước 6: Kiểm tra kết quả mà học sinh đã nghe được. 
Bước 7: Nếu cần: Cho học sinh nghe lại, dừng lại từng câu ngắn hoặc lùi lại những đoạn đối thoại ngắn để các em chưa hoàn thành có nhiều cơ hội rèn kĩ năng nghe hơn, giúp các em tự tin hơn và các em có thể lặp lại những câu mà các em nghe được (tùy theo đối tượng học sinh mà tôi có thể cho lặp lại câu ngắn hay dài).
Trên Mimio tôi chèn sẵn loa nghe, giúp tôi dễ dàng kéo tới hoặc kéo lùi từng đoạn cần nghe để học sinh nghe tốt hơn.
File nghe
Kéo tới
Kéo lùi lại
Bước 8: Sau khi nghe lại giáo viên cho kết quả và trình chiếu kết quả ngay trên bài dạy.
Với cách dạy trên Mimio giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian dán tranh gợi ý, mở máy cho học sinh nghe và viết kết quả lên bảng. Điều này đảm bảo nội dung bài dạy diễn ra đúng thời gian theo qui định. Bên cạnh đó, học sinh tiếp thu nhanh và biết được các em phải làm gì cho từng nội dung nghe. 
Nâng cao hiệu quả dạy và học ở kĩ năng nói:
Qua tìm hiểu các đối tượng học sinh, tôi đã có những định hướng cho từng em ở kĩ năng này. Giúp các em nói chính xác, ít nhầm lẫn và tự tin khi nói là điều vô cùng quan trọng đối với những giáo viên dạy Tiếng Anh. Việc sử dụng Mimio trong bài dạy giúp tôi rèn luyện các em tốt hơn qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung của bài thực hành cấu trúc ngữ pháp trên Mimio.
Bước 2: Cho học sinh xem lần lượt các tranh, gợi ý từ mới và mẫu câu lên màn hình. Sau đó để cả tranh, từ và cấu trúc trên màn hình trong lúc thực hành cấu trúc để học sinh có thể thực hành chính xác (nhất là đối với học sinh chưa hoàn thành).
Bước 3: Cho học sinh thực hành theo nhóm, cặp.
Bước 4: Gọi học sinh (cặp, nhóm, cá nhân) trình bày lại những gì các em mới thực hiện – chú ý phân hóa đối tượng học sinh. Học sinh và giáo viên cho nhận xét.
Dạy trên Mimio bản thân tôi sử dụng những hoạt ảnh hỗ trợ để việc thực hành nói đạt hiệu quả, đặc biệt là việc thực hành hai mẫu câu trong cùng một tiết.
 Ví dụ: Khi dạy một tiết thực hành 2 mẫu câu This is my/ That’s my.. ở bài số 8: THIS IS MY PEN – Lesson 1: 2. Point and say trang 52 sách Tiếng Anh lớp 3 (chương trình 4 tiết/ tuần của Nhà xuất bản Giáo Dục) giáo viên có thể dùng các công cụ và hoạt ảnh để che phần hai khi cho học sinh thực hành phần một. Ngược lại, sau khi thực hành xong phần một, che phần này lại và mở phần hai cho học sinh thực hành. Giúp học sinh không lẫn lộn giữa các mẫu câu.
Nội dung bài học
Sử dụng các hoạt ảnh giúp học sinh thực hành từng cấu trúc (cấu trúc ngữ pháp 1)
Sử dụng các hoạt ảnh giúp học sinh thực hành từng cấu trúc (cấu trúc ngữ pháp 2)
Tương tự như vậy, với cách hỏi màu số ít và số nhiều “ What colour is your .? / What colour are your ?” ở bài số 9: WHAT COLOUR IS IT? – Lesson 2: part 2: Point and say trang 60 sách Tiếng Anh lớp 3 (chương trình 4 tiết/ tuần của Nhà xuất bản Giáo Dục) tôi cũng sử dụng những hoạt ảnh tương tự để dạy cho học sinh lớp tôi. 
Nội dung bài học
Sử dụng các thanh công cụ giúp học sinh thực hành từng cấu trúc (cấu trúc ngữ pháp 1)
Sử dụng các hoạt ảnh giúp học sinh thực hành từng cấu trúc (cấu trúc ngữ pháp 2)
Bước 5: Tạo một trò chơi trên Mimio hoặc để học sinh nói mở rộng kết hợp nhiều mẫu câu giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ nói một cách tự nhiên, tăng cường kĩ năng giao tiếp.
Nâng cao hiệu quả dạy và học ở kĩ năng đọc hiểu:
Ngay khi cho học sinh nói, tôi dạy kĩ các câu mà học sinh có thể gặp trong bài đọc hiểu, chú ý nhận xét kĩ các câu đó để vào bài đọc các em dễ nhớ. Trong quá trình dạy đọc hiểu, tôi thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung của bài đọc hiểu trên Mimio.
Bước 2: Gợi ý những tranh ảnh khi bắt đầu bài dạy.
Bước 3: Hướng dẫn và trình chiếu các ghi chú trực tiếp những từ mới, từ khó và những cụm từ khó.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
Ví dụ: Ở bài 7: THAT’S MY SCHOOL – Lesson 2/ part 5. Read and circle trang 49 sách Tiếng Anh lớp 3 chương trình 4 tiết/ tuần của Nhà xuất bản Giáo Dục. 
Nội dung bài học
Ghi chú từ khó, hướng dẫn cách làm bài
Bước 5: Cho học sinh thời gian làm bài.
Nội dung bài dễ tôi thường cho học sinh làm cá nhân, nội dung bài khó tôi cho học sinh làm theo cặp, nhóm để các em có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Bước 6: Kiểm tra kết quả làm bài của học sinh bằng cách gọi học sinh lên cho kết quả.
Bước 7: Giáo viên giải thích và cho kết quả bằng cách sử dụng những thanh công cụ trình chiếu kết quả.
Ở bước 6 và 7 tôi cũng thường thiết kế một trò chơi trên Mimio để tiến trình kiểm tra lại kết quả làm bài của học sinh không đơn điệu, làm cho học sinh hứng thú với bài đọc hiểu.
Nâng cao hiệu quả dạy và học ở kĩ năng viết:
Nhắc nhở các em học từ mới, cho các em viết từ ở nhà để các em có nhiều vốn từ cho bài viết. Bên cạnh đó, tôi còn thực hiện các bước dạy sau:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung của bài viết trên Mimio.
Bước 2: Gợi ý tranh ảnh, từ khi bắt đầu bài dạy.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
Đây là một trong những ví dụ mà tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài viết trên Mimio. Ở bài 5: ARE THEY YOUR FRIENDS ? / lesson 2/ phần 6 trang 33 sách Tiếng Anh lớp 3, chương trình 4 tiết/ tuần của Nhà xuất bản Giáo Dục.
Nội dung bài dạy
Gợi ý mẫu để học sinh viết
Một ví dụ khác: Ở bài 7: lesson 2/ phần 6 trang 49 sách Tiếng Anh lớp 3 chương trình 4 tiết/ tuần của Nhà xuất bản Giáo Dục.
Nội dung bài dạy
Gợi ý mẫu để học sinh viết
* Với những gợi ý, hướng dẫn mẫu như trên học sinh chưa hoàn thành có thể định hướng vào bài viết nhanh hơn. Học sinh hoàn thành có thể viết mở rộng theo ý riêng của mình.
Bước 4: Cho học sinh thời gian làm bài.
Bước 5: Kiểm tra kết quả làm bài của học sinh bằng cách gọi học sinh lên cho kết quả.
Bước 6: Học sinh và giáo viên cho nhận xét.
Hiệu quả đạt được:
1. Đối với giáo viên và học sinh:
- Thực hiện các bước dạy trên Mimio giúp tôi có thời gian quan tâm đến học sinh chưa hoàn thành và phát hiện những học sinh có ưu thế vượt trội. Từ đó có kế hoạch hướng dẫn các em tham gia các kì thi như: Hùng biện Tiếng Anh, Olympic Tiếng Anh hoặc bồi dưỡng những học sinh chưa hoàn thành, nhằm giảm bớt tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành ở từng lớp, thu hút học sinh tham gia thi Olympic Tiếng Anh qua mạng.
- Các em được tổ chức học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái, phát huy tốt tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập môn Tiếng Anh để nâng cao khả năng chiếm lĩnh kiến thức. Vận dụng các biện pháp này học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, giúp các em tìm tòi, khám phá để tự chiếm lĩnh tri thức mới. Đồng thời giúp các em ghi nhớ và học tốt qua từng kĩ năng bài học.
- Sau khi bắt đầu học Tiếng Anh một học kì, các em có thể nói và viết được những câu đơn giản.
* Chất lượng giáo dục của học sinh cải thiện nhiều sau khi bắt đầu thực hiện sáng kiến (trong ba năm học qua). Học sinh hoàn thành từng kĩ năng năm sau cao hơn năm trước.
Năm học
Kĩ năng nghe
Kĩ năng đọc
 và viết
Kĩ năng nói
4 kĩ năng
Trước khi áp dụng
2011-2012
126/139
90,64%
113/139
81,29%
111/139
79,85%
135/139
97,1%
2012-2013
140/154
90,9%
126/154
81,81%
123/154
79,87%
150/154
97,4%
Sau khi áp dụng
2013-2014
131/137
95,62
112/137
81,75%
110/137
80,29%
136/137
99,2%
2014-2015
134/137
97,81%
116/137
84,67%
111/137
81,02%
137/137
100%
2015-2016
140/141
99,29%
121/141
85,82%
139/141
98,58%
141/141
100%
* Kết quả này cho thấy:
+ Ở kĩ năng nghe: trước khi áp dụng sáng kiến học sinh hoàn thành kĩ năng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_mimio_de_nang_cao_hie.doc