Sáng kiến kinh nghiệm Rèn năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 1 qua môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 1 qua môn Tiếng Việt

 Năm học 2020-2021 còn là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà mục tiêu trọng tâm của việc dạy học theo sách giáo khoa lớp 1 nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng sẽ giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học : rèn luyện các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết và giao tiếp. Chúng rất cần thiết để giúp học sinh (HS) học tốt các môn học khác và học tốt ở các lớp trên. Học sinh sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của văn học. Từ đó, các em biết yêu thích, tự hào, quý trọng các giá trị về năng lực, phẩm chất được hình thành trong quá trình học tập Tiếng Việt.

doc 11 trang Trần Đại 27/04/2023 14412
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 1 qua môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số: ..
 1. Tên sáng kiến: “Rèn năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1qua môn Tiếng Việt”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn Tiểu học (lớp 1)
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
 Như chúng ta đã biết, lớp 1 là lớp đầu cấp của chương trình tiểu học. Mỗi môn học ở lớp 1 đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của việc hình thành nhân cách con người.
 Năm học 2020-2021 còn là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà mục tiêu trọng tâm của việc dạy học theo sách giáo khoa lớp 1 nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng sẽ giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học : rèn luyện các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết và giao tiếp. Chúng rất cần thiết để giúp học sinh (HS) học tốt các môn học khác và học tốt ở các lớp trên. Học sinh sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của văn học. Từ đó, các em biết yêu thích, tự hào, quý trọng các giá trị về năng lực, phẩm chất được hình thành trong quá trình học tập Tiếng Việt.
 * Ưu điểm:
 Đề tài áp dụng và giảng dạy đã góp phần thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS gắn liền với việc thực hiện thông tư 27/2020/TTBGDĐT. Việc rèn năng lực, phẩm chất cho HS cũng góp phần quan trọng vào việc hình thành các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết và giao tiếp của các em; đọc thông viết thạo, giúp các em tự tin trong học tập và trong đời sống.
 * Hạn chế, nguyên nhân:
 - Giáo viên còn lúng túng khi giảng dạy, còn gặp khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS. Việc thiết kế một kế hoạch bài học cũng mất thời gian và khá khó khăn do thời gian tập huấn thay sách quá ít; việc nghiên cứu tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng không nhiều;
 - HS mới vào lớp 1 chưa quen những nội quy, quy định trong lớp học;
 - Lời nhận xét, đánh giá của giáo viên( GV) đôi khi chưa khích lệ học sinh để các em phấn đấu hơn trong học tập;
 - Các em còn nói chuyện riêng, chưa tập trung nghe giảng, tự do quen như ở nhà, cách xưng hô chưa đúng mực;
 - Thời lượng đã được quy định cho mỗi buổi học khá dài cũng khiến các em mệt mỏi, không thoải mái để tập trung học tốt;
 - Dạy Tiếng Việt lớp 1 tiếp cận quan điểm giao tiếp, lấy HS làm trung tâm nhưng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, vốn từ ngữ và kĩ năng giao tiếp của các em còn hạn chế;
 - Một số em rất nhút nhát, chưa tự tin khi phát biểu trước nhóm, trước lớp, chưa mạnh dạn trao đổi với cô, với bạn trọng giờ học, giờ chơi;
 - HS đọc chưa đúng vần, tiếng, từ, câu đã học do chưa thuộc bảng chữ cái; viết chưa đúng độ cao, khoảng cách, cỡ chữ theo quy định do cha mẹ các em chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu của chương trình GDPT 2018; còn phụ huynh không có thời gian giúp đỡ việc học của các em ở nhà vì bận làm ăn xa;
 - Ngoài ra còn ảnh hưởng của những hoạt động trò chơi điện tử làm cho các em say mê điện thoại, quên học bài, không nhớ bài.
 Từ những nguyên nhân trên, sau một thời gian tôi vừa giảng dạy vừa nghiên cứu các biện pháp “Rèn năng lực, phẩm chất cho HS lớp 1 qua môn Tiếng Việt” nhằm góp phần thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục của lớp, của trường.
 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
 3.2.1 Mục đích của giải pháp:
 Với mong muốn tìm ra những biện pháp hiệu quả, khắc phục những hạn chế giúp người GV tự tin trong giảng dạy. Giúp HS có đầy đủ phẩm chất, năng lực cần thiết; làm hành trang cho các em bước vào bậc học cao hơn; dễ dàng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
 Rèn năng lực, phẩm chất cho HS còn phát huy năng lực học tập : tích cực, kiên trì, chủ động, độc lập, sáng tạo,  phù hợp định hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài này nghiên cứu, thực hiện và chia sẻ với đồng nghiệp.
 3.2.2 Nội dung của giải pháp:
 a. Đối với giáo viên:
 * Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuyên đề để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Tùy vào mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức phù hợp như: học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ngoài lớp, .
 - Có nhận thức đúng đắn về đổi mới giáo dục, nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 và chương trình sách giáo khoa mới để tuyên truyền đến phụ huynh và xã hội về chủ trương, mục tiêu, phương pháp cũng như hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS.
 - GV cũng chuẩn bị tốt về PP đổi mới các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.
 VD: 
 Chủ đề 8 – Bài 1: ai oi (Hoạt động mở rộng)
 GV cho HS đóng vai để thực hành chào hỏi.
 Bài 4: ay ây (Hoạt động 1 – tiết 2)
 Sau khi tìm hiểu nghĩa các từ, gv có thể chuẩn bị dây, bao bố, giấy để hướng dẫn học sinh chơi trò chơi nhảy dây, nhảy bao, xếp máy bay.
 Bài 4 – chủ đề 9
 GV cho HS xem vật thật để các em hiểu từ lọ mực
 - Đôi khi GV cần ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học nhằm tạo hứng thú và giúp HS hiểu chắc bài hơn.
 VD: Dạy từ: voi ma mút, múa sạp, xiếc, uốn dẻo, cây bàng vuông,GV cho HS xem clip các hình ảnh, hoạt động sẽ thu hút, HS dễ hiểu hơn
 - Có thể tổ chức hoạt động dạy học trong lớp hay ngoài lớp, tạo không khí học tập vui tươi hấp dẫn:
 VD: - Dạy từ chong chóng – Bài 2 – chủ đề 12. GV cho HS làm chong chóng và hướng dẫn chơi ngoài lớp.
 Dạy từ cướp cờ - Bài 4- chủ đề 17, GV hướng dẫn cho HS ra sân chơi cướp cờ.
 Dạy từ tưới cây – Bài 4 – chủ đề 15, GV hướng dẫn HS tưới và chăm sóc cây hoa trong sân trường.
 * Xây dựng kế hoạch dạy học Tiếng Việt nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách phù hợp, hiệu quả giáo dục cao.
 - GV nắm vững yêu cầu của chương trình, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch bài học cho phù hợp về thời lượng, tiến độ thực hiện. Đồng thời, GV phải xác định cụ thể những phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù nào cần phát triển trong mỗi bài học, mỗi hoạt động giáo dục thực tế.
 VD:
 Chủ đề 9 bài 2 ăc ; GV chỉ rõ mục tiêu của 2 tiết như sau:
 1. Năng lực
 a. Năng lực chung
 + Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
 + Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ăc ( mắc áo, quả lắc, ngũ sắc, màu sắc)
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ăc; ghép được tiếng chứa vần có âm cuối “c”.
 b. Năng lực đặc thù
 + Đọc: đánh vần thầm, đọc trơn từ mở rộng và hiểu nghĩa các từ đó; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.
 + Nói- nghe: Nói được câu có từ chứa tiếng có vần ăc
 + Viết: viết được chữ ghi âm ă, vần ăc và các tiếng, từ ngữ có vần ăc (mắc áo).
 2- Phẩm chất:
 + Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (yêu thiên nhiên, động vật), yêu lao động, chăm chỉ (tích cực tham gia các hoạt động), trung thực( qua cách đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn).
 - Đối với đặc điểm đối tượng HS khác nhau về khả năng nhận thức, GV cần có kế hoạch dạy học phân hóa. Cụ thể: khi xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp GV cần phân chia câu hỏi theo từng mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp khuyến khích mọi đối tượng đều được tham gia ý kiến.
 VD: Bài ă ăc ( tiết 2)
 Hoạt động 6: Luyện đọc từ ứng dụng
 Mục tiêu: Giúp HS nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng, đọc trơn và hiểu nội dung bài đọc ứng dụng.
 Tiến hành: 
 + HS thảo luận nhóm 4 : quan sát, đọc từ, giải nghĩa từ, nói câu chứa từ mở rộng
 ( HS khó khăn trong học tập: Quan sát tranh vẽ gì ?
 HS trung bình: Đọc từ dưới tranh, nêu tiếng chứa vần ăc
 HS khá: Phân chia, đánh vần, đọc trơn và nêu nghĩa của từ
 HS giỏi: Nói câu có từ vừa đọc, tìm thêm các từ chứa vần ăc)
 + Vài nhóm trình bày – HS tự đánh giá
 + GV đọc mẫu bài ứng dụng
 + GV hướng dẫn chia câu, cách ngắt nghỉ câu
 + HS luyện đọc nhóm đôi, tìm tiếng có chứa vần ăc.
 + Các nhóm thi đọc, tự đánh giá, nhận xét bạn
 + HS trả lời câu hỏi về nội dung bài
 Ở hoạt động này rèn cho HS năng lực giao tiếp, tự học, phẩm chất nhân ái (yêu thiên nhiên, yêu động vật). Các em luân phiên đọc, hỏi- đáp, nhận xét lẫn nhau, GV chỉ quan sát hướng dẫn hoạt động.
 * Đổi mới cách đánh giá HS tiểu học
 - Trẻ lớp mới làm quen với trường tiểu học, các em thích được khen ; được thầy cô và các bạn tin tưởng các em sẽ hứng thú trong các hoạt động học tập. Vì vậy, từ đầu năm học tôi đã thực hiện nghiêm túc việc đánh giá thường xuyên bằng lời nói vừa khen để khuyến khích các em vừa động viên các em sửa lỗi theo hướng tích cực. Việc này được tiến hành trong từng tiết học nói chung, tiết Tiếng Việt nói riêng nhất là chú ý nhận xét, động viên HS qua các năng lực và phẩm chất cần đạt của môn học.
 - Tôi luôn thay đổi nhiều hình thức tuyên dương để các em có động lực học tập tốt hơn
 VD: Khi học bài kể chuyện “ Bạn cùng lớp”
 + Em Thư vốn rất ít nói nhưng đã kể được toàn bộ câu chuyện, em còn nhắc nhở các bạn phải giúp đỡ lẫn nhau, tôi kịp thời khen ngợi, cả lớp đều khen và đề nghị chọn bạn tuyên dương trong tiết sinh hoạt đầu tuần.
 + Một số em có nhiều tiến bộ được tặng 1 quyển tập và tuyên dương trước lớp, hay khi các em viết trong vở tập viết tôi sẽ kiểm tra và dán 1, 2 bông hoa đỏ thắm vào vở nên các em rất thích.
 - Tạo cơ hội cho hs tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau qua hình thức học nhóm, cả lớp trong tất cả các hoạt động đồng thời uốn nắn sửa chữa giúp HS biết cách nhận xét đánh giá vì sự tiến bộ của bạn.
 *Tổ chức thi đua trong từng hoạt động dạy học : 
 VD: HĐ2 của kiểu bài âm vần mới GV nêu mục tiêu bài học và yêu cầu em nào tích cực phát biểu, đọc to, rõ tiến bộ được tặng 1 bông hoa, tổ nào được nhiều bông hoa được thưởng 1 ngôi sao
 * Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp cũng góp phần năng cao chất lượng học Tiếng Việt.
 -Tìm hiểu đặc điểm tình hình hoàn cảnh gia đình, năng lực, sở trường của từng em để có kế hoạch giáo dục phù hợp.
 VD: Em Trà My, Anh Thư vốn rất rụt rè nhút nhát, tôi tìm cơ hội gần gũi, thăm hỏi ân cần. Dần dần các em mạnh dạn tự tin phát biểu, đọc to rõ và nói mạch lạc hơn hẳn.
 Đối với HS còn hiếu động hay nghịch ngợm (Bảo Nam) thì tôi tìm cơ hội khen những ưu điểm, phân tích những việc làm chưa được, động viên, giúp đỡ em khắc phục.
 - Quan tâm đến những HS khó khăn, về vật chất, thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình( Diễm An, Hồng Ngọc, Quỳnh Như), tạo điều kiện để các em học tập tốt hơn.
 * Xây dựng nề nếp học tập, phong trào thi đua giữa các tổ
 - Giờ SHL hàng tuần sẽ đánh giá, bình chọn và có tuyên dương, khen thưởng.
 b) Đối với HS:
 - HS chuẩn bị chu đáo cho giờ học Tiếng Việt như: sách, vở, đồ dùng học tập cá nhân và đồ dùng được cung cấp
 - Tác phong học tập tích cực, nghiêm túc
 - Có phẩm chất cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn
 c) Đối với gia đình:
 - Cha mẹ HS quan tâm, giúp đỡ cho các em tự học ở nhà, HS tự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 Xuất phát từ những vấn đề trên, qua kinh nghiệm bản thân nhận thấy việc rèn năng lực, phẩm chất cho HS cần chú ý : 
 - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn;
 - Quá trình học tập, HS biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới;
 - Tăng cường phối hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giữa GV- HS, HS- HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của nhóm trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập chung;
 - Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và cách sửa chữa các sai sót;
 - Ngoài các giờ học chính khóa, tăng cường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giao lưu Tiếng Việt, chơi các trò chơi dân gian,
 Như vậy, dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS đòi hỏi người GV cần có những phẩm chất, kiến thức, kĩ năng để tổ chức tốt việc dạy học Tiếng Việt cũng như các môn học, các hoạt động giáo dục khác nhằm phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề cho HS. Từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống.
 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
 Đề tài đã được triển khai vận dụng cho lớp tôi chủ nhiệm từ đầu năm học 2020 – 2021 và tiếp tục thực hiện xuyên suốt trong năm học này để chứng minh cho tính khoa học và thực tiễn của đề tài.
 Nếu được Ban giám hiệu cho phép triển khai rộng rãi, những giải pháp trên có thể sử dụng với đối tượng HS toàn trường nói chung và khối 1 của trường nói riêng. Ngoài ra, đề tài sẽ có đóng góp tích cực trong việc chuyển biến suy nghĩ, nhận thức của GV trong quá trình giáo dục HS. Kích thích giáo viên tìm tòi thêm nhiều biện pháp giảng dạy tốt hơn ở các khối khác khi học Tiếng Việt. Đây sẽ là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng một cách toàn diện.
 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được từ giải pháp:
 Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào thực tế giảng dạy từ đầu năm học đến nay, bản thân tôi nhận thấy HS có sự tiến bộ rõ rệt. Học lực của các em ngày càng tiến bộ. HS chăm ngoan hơn, tự tin năng động, tích cực hoạt động, giao tiếp tốt, biết đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, cụ thể:
 - HS tự tin,hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giao tiếp tốt: 12 em( 63,1%)
 - HS tham gia giao tiếp, hợp tác tốt nhưng khả năng trình bày còn chậm: 6 em( 31,6%)
 - HS còn nhút nhát, chưa mạnh dạn phát biểu do khả năng tiếp thu bài chậm: 1 em( 5,3%)
 Như vậy, rèn năng lực, phẩm chất cho HS lớp 1 qua môn Tiếng Việt là tiền đề cho HS học tốt các môn học khác và nhất là tiếp cận tốt các phương pháp và hình thức dạy học mới của chương trình phổ thông 2018 cũng như học tốt chương trình sách giáo khoa mới lớp 2 năm học sau. Đối với những HS có học lực trung bình, yếu sẽ có cơ hội bộc lộ khả năng, sở trường vốn có dù nhỏ nhất dần dần các em sẽ tiến bộ.Việc cải tiến này góp phần làm cho chất lượng HS của lớp đồng đều hơn. Giáo viên cần dành nhiều thời gian, sự kiên trì trong việc rèn luyện bản thân; sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học; đổi mới đánh giá HS cũng thu hút HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, bền vững.
 3.5 Tài liệu kèm theo : Không
 Mỏ Cày Bắc, ngày 19 tháng 1 năm 2021 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_nang_luc_pham_chat_cho_hoc_sinh_lo.doc