Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải các dạng toán điển hình Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải các dạng toán điển hình Lớp 4

Trong chương trình toán tiểu học được chia thành hai giai đoạn, ở các lớp 1,2,3 học sinh chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thật hoặc mô hình, tranh ảnh, do đó chủ yếu chỉ nhận biết “cái toàn thể”, “cái riêng lẻ”, chưa làm rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật, hiện tượng. Khi lên lớp 4 các em vẫn học tập các kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, trừu tượng hơn. Nhiều nội dung toán có thể coi là trừu tượng, khái quát đối với học sinh ở giai đoạn các lớp 1,2,3 thì lên lớp 4, 5 lại trở lên cụ thể, trực quan và làm chỗ dựa (cơ sở ) để học các nội dung mới. Do đó, tính trừu tượng, khái quát của nội dung môn Toán ở các lớp 4, lớp 5 được nâng lên một bậc so với các lớp 1, 2, 3. Đặc biệt lớp 4 được coi là mở đầu cho giai đoạn học tập sâu, nhiều khái niệm toán mới được xuất hiện, làm cơ sở, tiền đề cho học sinh học tốt hơn môn toán ở lớp trên, trong đó có các dạng toán được coi là điển hình như: Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Ta nói toán điển hình vì mỗi loại toán trên có tên gọi riêng và phương pháp tổng quát riêng cho từng loại. Vì đây là dạng toán mới, phức tạp đối với các em nên vừa học xong thì làm được nhưng nhưng sau đó lại mau quên, không vận dụng được công thức nên dẫn đến kết quả sai, làm bừa bởi các em quen như ở các lớp trước chưa có khái niệm vận dụng công thức, qui tắc để giải toán do đó học sinh cần được rèn luyện giải toán thật nhiều để trở thành kỹ năng, kỹ xảo, khi đọc đề toán lên học sinh phát hiện ngay được bài toán đó thuộc dạng toán nào, cách giải ra sao.

docx 15 trang Trần Đại 28/04/2023 9595
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải các dạng toán điển hình Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
I.Sơ lược lý lịch tác giả
2
II.Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
2
1.Thuận lợi
2
2.Khó khăn
3
III.Mục đích yêu cầu của sáng kiến
3
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
4
a.Thuận lợi
4
b.Khó khăn
4
2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
5
3.Nội dung sáng kiến
6
a.Tiến trình thực hiện
6
b.Thời gian thực hiện
6
c.Biện pháp thực hiện
6
*Mục tiêu của biện pháp
6
*Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
6
*Cách thức thực hiện
7
1.Dạng 1: Tìm số trung bình cộng
7
2.Dạng 2: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
8
3.Dạng 3: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
9
4.Dạng 4: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
10
-Những đơn vị, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
11
-Mức độ khả thi
11
a.Điều kiện để thực hiện
12
b.Mối quan hệ giữa các biện pháp
12
IV.Hiệu quả đạt được
12
1.Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến
12
a.Trước khi áp dụng
12
b.Sau khi áp dụng
13
2.Lợi ích thu được
13
V.Mức độ ảnh hưởng
14
a.Khả năng áp dụng biện pháp
14
b.Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
14
VI.Kết luận
15
PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VI ỆT NAM
 TRƯỜNG TH B LONG AN Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
 --------------------------------------------- --------------------------------------
 Long An, ngày 28 tháng 10 năm 2018
BÁO CÁO 
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
RÈN KỸ NĂNG GIẢI CÁC DẠNG TOÁN ĐIỂN HÌNH 
LỚP 4
-----------------------------
I-Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Lê Minh Trung Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 28-06-1970
- Nơi thường trú: Ấp Long Hiệp, xã Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tiểu học
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên Tiểu học
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
	Trường Tiểu học B Long An nằm ven theo bờ sông Kênh Xáng. Trường được xây dựng mới trên mặt bằng rộng cặp theo lộ giao thông Long An - Châu Phong, tọa lạc trên tuyến dân cư thuộc Ấp Long Hòa, xã Long An, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập.
 1. Thuận lợi:
 a). Giáo viên :
	- Đội ngũ giáo viên an tâm công tác, có nhiều cố gắng thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên đứng lớp đều đạt trên chuẩn.
	- Chấp hành kĩ luật tốt, đoàn kết giúp nhau trong công tác.
	- Được sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh cùng giáo viên chăm lo giáo dục.
 b). Học sinh :
	- Đa số học sinh nằm trong địa bàn nên đảm bảo về giờ giấc.
	- Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con mình.
 2 Khó khăn:
 a). Giáo viên :
	- Trình độ chuyên môn không đồng đều dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao.
	- Một vài giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.
 b). Học sinh :
	- Một số học sinh gia đình chưa quan tâm nên việc kết hợp giáo dục chưa đạt hiệu quả cao.
	- Còn một số học sinh gia đình nghèo thường nghỉ học theo cha mẹ làm thuê ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
	- Một số em còn chưa hoàn thành môn học, việc phụ đạo học sinh còn khó khăn do trí nhớ của các em hay quên.
	- Nhiều học sinh viết chữ không đúng mẫu, khó rèn lại chữ viết.
- Tên sáng kiến: Rèn kỹ năng giải các dạng toán điển hình lớp 4.
- Lĩnh vực: Chuyên môn
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Trong chương trình toán tiểu học được chia thành hai giai đoạn, ở các lớp 1,2,3 học sinh chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thật hoặc mô hình, tranh ảnh, do đó chủ yếu chỉ nhận biết “cái toàn thể”, “cái riêng lẻ”, chưa làm rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật, hiện tượng. Khi lên lớp 4 các em vẫn học tập các kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, trừu tượng hơn. Nhiều nội dung toán có thể coi là trừu tượng, khái quát đối với học sinh ở giai đoạn các lớp 1,2,3 thì lên lớp 4, 5 lại trở lên cụ thể, trực quan và làm chỗ dựa (cơ sở ) để học các nội dung mới. Do đó, tính trừu tượng, khái quát của nội dung môn Toán ở các lớp 4, lớp 5 được nâng lên một bậc so với các lớp 1, 2, 3. Đặc biệt lớp 4 được coi là mở đầu cho giai đoạn học tập sâu, nhiều khái niệm toán mới được xuất hiện, làm cơ sở, tiền đề cho học sinh học tốt hơn môn toán ở lớp trên, trong đó có các dạng toán được coi là điển hình như: Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.... Ta nói toán điển hình vì mỗi loại toán trên có tên gọi riêng và phương pháp tổng quát riêng cho từng loại. Vì đây là dạng toán mới, phức tạp đối với các em nên vừa học xong thì làm được nhưng nhưng sau đó lại mau quên, không vận dụng được công thức nên dẫn đến kết quả sai, làm bừa bởi các em quen như ở các lớp trước chưa có khái niệm vận dụng công thức, qui tắc để giải toán do đó học sinh cần được rèn luyện giải toán thật nhiều để trở thành kỹ năng, kỹ xảo, khi đọc đề toán lên học sinh phát hiện ngay được bài toán đó thuộc dạng toán nào, cách giải ra sao.
Việc rèn kỹ năng giải toán điển hình ở lớp 4, nhằm giúp học sinh nắm chắc các dạng toán, công thức tính và phương pháp giải cho từng loại bài cụ thể, biết cách suy luận đưa những dạng bài tập khó về dạng cơ bản đã học để giải bài toán, nhằm hình thành những kiến thức về toán học, rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học toán điển hình mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận. 
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến.
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của nhà trường, đặc biệt là bộ phận chuyên môn luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của học sinh cũng như các bậc phụ huynh trong tình hình mới hiện nay.
- Học sinh có đầy đủ sách vở học tập kể cả sách bài tập và sách tham khảo, các em lại được học 2 buổi/ ngày nên giáo viên có thời gian để ôn luyện bổ sung thêm những thiếu sót, hạn chế của các em ở những tiết tăng thêm vào buổi chiều, các em có điều kiện được làm thêm các bài tập, rèn luyện thêm kỹ năng giải toán.
- Một số em ngoan, chăm học được sự quan tâm và kèm cặp của gia đình, về nhà các em học bài và làm bài đầy đủ nên đến lớp tiếp thu bài một cách chủ động, sôi nổi.
b. Khó khăn: 
* Đối với giáo viên:
Trong thực tế hiện nay một số giáo viên còn hạn chế trong hướng dẫn học sinh giải toán điển hình. Qua khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kĩ năng giải toán và tóm tắt đề toán cho học sinh
	Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi năng động, sáng tạo nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong truyền thụ kiến thức cho học sinh.
*Đối với học sinh:
 	Trong nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh chưa ngoan, thiếu tự tin trong học tập, thiếu luyện tập những bài toán điển hình
Các em học sinh vừa từ lớp một, hai, ba lên làm quen với môi trường lớp 4, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em không dám hỏi thầy cô mà xem bài bạn chép bài giải vào vở,...
*Đối với phụ huynh học sinh:
Về phía các bậc phụ huynh không biết giải và hướng dẫn con em họ trong việc dạy toán; họ thường giao khoán cho giáo viên. Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều, chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự học. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động giáo dục cần thiết.
Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm nhiều phương pháp Rèn kỹ năng giải toán điển hình cho học sinh lớp 4 thông qua các tiết dạy toán chính khóa và bồi dưỡng nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc giải toán điển hình. 
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Trong thời gian vân dụng sáng kiến vào giảng dạy và qua quan sát quá trình giải toán của học sinh lớp tôi, tôi nhận thấy học sinh đã giải toán có phần nhanh hơn, hiểu bài hơn, nắm chắc các bước để vận dụng vào giải toán nhanh hơn, đặt lời giải cho bài toán phù hợp với yêu cầu của đề bài. Đối với học sinh hoàn thành tốt đã tìm được nhiều cách giải cho một bài toán 
	Tuy nhiên khi áp dụng đối với học sinh chưa hoàn thành còn gặp khó khăn. Do khả năng tư duy vào giải toán của học sinh này còn hạn chế nên khi giải toán học sinh ít có khả năng ý thức được các thao tác kế tiếp nhau trong quá trình suy luận. Học sinh chưa phân biệt được dữ kiện và điều kiện, chưa xác định được nội dung yêu cầu của bài toán.
Khi vận dụng sáng kiến tôi nhận thấy học sinh hoàn thành tốt và học sinh hoàn thành đều biết giải các bài toán hợp liên quan đến các dạng toán điển hình một cách thành thạo và chính xác. Biết trình bày bài giải đầy đủ gồm (mỗi phép tính đều có lời giải) theo đúng yêu cầu của bài toán. Đã giảm bớt được học sinh chưa hoàn thành ở môn toán.
Đối với học sinh chưa hoàn thành thì vẫn còn những hạn chế. Do khả năng đọc hiểu của các em còn chậm. Sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán nên các em không nắm vững bước khi giải một bài toán có lời văn nói chung và toán điển hình nói riêng vì vậy khi hướng dẫn học sinh giải bài toán thường mất nhiều thời gian hơn so với học sinh hoàn thành
Toán điển hình mỗi loại có tên gọi riêng và phương pháp tổng quát riêng cho từng loại bài do đó nếu học sinh hiểu và nắm chắc phương pháp giải rồi thì lại rất dễ, khi nhận diện được dạng toán các em giải rất nhanh, giáo viên không mất nhiều thời gian để giảng giải nhiều. Việc đưa các bài toán phức tạp về dạng cơ bản để giải lại gây được sự hứng thú đối với các em nên nhiều em yêu thích giải những bài toán dạng điển hình.
Còn đối với học sinh chưa hoàn thành thì đây là dạng toán khó, trừu tượng do các em không nhận diện được dạng toán hoặc lười học, trí nhớ kém nên quên công thức giải dẫn đến giải sai.
Trường Tiểu học B Long An, thuộc vùng nông thôn, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, học sinh chưa quan tâm lắm đến việc học, khả năng tiếp thu tiếng Việt của một số em còn hạn chế, dẫn đến khi giải các dạng toán điển hình học sinh hiểu và suy luận rất chậm, kỹ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kỹ bài toán trước khi giải toán, việc nhận dạng các bài toán còn chậm, có em còn lúng túng khi tóm tắt đề toán ở dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số số đó, các em chưa chọn được đại lượng phù hợp tỉ số dẫn đến việc kết quả đúng nhưng lời giải và phép tính không khớp.
	Mặt khác, do các em còn quen cách học ở các lớp nhỏ ít học bài cũ nên hay quên công thức, khả năng suy luận chưa cao nên việc giải toán còn chậm.
Từ những vấn đề nêu trên nên tôi chọn viết sáng kiến : “Rèn kỹ năng giải toán điển hình cho học sinh lớp 4”
3-Nội dung sáng kiến.
*Thuận lợi:
Học sinh ý thức trong học tập; có hành vi, thói quen luyện tập lại các bài toán đã học. Các em có kĩ năng xem bài trước ở nhà để vào lớp trao đổi với thầy những bài toán em chưa hiểu (theo mô hình VNEN)
*Khó khăn:
Hiện tượng học sinh còn lơ mơ thiếu tập trung phân tích để bài toán, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu sáng kiến và dễ nản chí khi thấy bài toán có lời văn.
a. Tiến trình thực hiện:
Tìm hiểu về giải các bài toán điển hình trong chương trình lớp 4;
Khảo sát chất lượng hàng tháng và bốn lần kiểm tra môn toán lớp 4;
Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá những mặt được và những mặt chưa làm được của học sinh qua các lần khảo sát và kiểm tra môn toán. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giải toán điển hình lớp 4 trong giảng dạy nói chung và nâng cao hiệu quả giải các loại toán có lời văn cho học sinh tiểu học, trường Tiểu học B Long An nói riêng.
b. Thời gian thực hiện:
 Quá trình nghiên cứu, đúc rút sáng kiến được tiến hành trên học sinh lớp 4A, trường Tiểu học B Long An - thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 -2019.
c. Biện pháp thực hiện:
* Mục tiêu của biện pháp:
Giúp học sinh nhận diện được từng dạng bài, nắm vững công thức, cách giải từng loại bài, biết cách đưa những bài toán phức tạp về dạng cơ bản để giải, khắc phục những sai lầm của học sinh khi giải các bài toán điển hình nhằm nâng cao hiệu quả dạy toán ở Tiểu học nói chung và khối lớp 4 nói riêng.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Các dạng toán điển hình lớp 4 có 4 dạng cơ bản được rải đều trên cả năm. Học kỳ I, học sinh được làm quen với 2 dạng đó là:
- Tìm trung bình cộng.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Sang học kỳ II, học sinh tiếp tục được làm quen thêm 2 dạng toán điển hình nữa đó là:
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
*Cách thức tiến hành:
1. Dạng 1: Tìm trung bình cộng
Khi dạy dạng toán này giáo viên cần cho học sinh hiểu được khái niệm “Trung bình cộng” nghĩa là cộng lại rồi chia đều thành các phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó chính là số trung bình cộng.
	Muốn tìm số trung bình cộng của hai hay nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia cho số các số hạng.
	Ví dụ 1: Bốn em Khánh, Hoa, Loan, An lần lượt cân nặng 36 kg, 38 kg, 40 kg, 34 kg. Hỏi trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
	Sau khi cho học sinh phân tích đề toán giáo viên cần cho học sinh nhận dạng đây chính là dạng tìm số trung bình cộng. Nhưng điều quan trọng ở đây là giáo viên cần cho học sinh nêu được bài toán yêu cầu tìm số trung bình cộng cân nặng của bốn bạn và nêu được rằng: Muốn tìm số trung bình cộng cân nặng của bốn bạn ta tính tổng số cân nặng của bốn bạn rồi chia cho 4 (4 là số số hạng), làm như vậy mới giúp học sinh xác định đúng số số hạng để tránh nhầm lẫn ở những bài toán phức tạp hơn.
	Ví dụ 2: Ba xe đầu, mỗi xe chở được 35 tạ. Hai xe sau, mỗi xe chở được 40 tạ hạng. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng.
	Ở bài toán này nhiều em nhầm lẫn khi tìm trung bình mỗi xe chở được số tạ hàng lại lấy tổng số tạ hàng chở được rồi chia cho 2, do các em nhầm lẫn số lần chở và số xe chở. Do vậy để tránh nhầm lẫn giáo viên cần hướng dẫn như sau:
	+ Bài toán yêu cầu tìm gì? (Trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng.)
	+ Muốn tìm trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng ta làm thế nào? (Tính tổng số tạ hàng rồi chia cho số xe), vì bài toán hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu chứ không hỏi trung bình mỗi lần chở được bao nhiêu.
	Ví dụ về bài toán liên qua đến trung bình cộng hay gặp trong khi giải toán trên đó là:
	Bắc có 32 viên bi, Trung có 38 viên bi, Nam có số bi hơn số trung bình cộng của cả ba bạn là 4 viên bi. Tính số viên bi của Nam
	Ở bài toán này giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ như sau:
 Nam Bắc + Trung
 4
 TBC TBC TBC
	Từ việc cho HS nắm vững khái niệm số trung bình cộng tức là cộng lại rồi chia đều ra thành các phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó chính là số trung bình cộng. Vậy nhìn vào sơ đồ các em dễ dàng nhận thấy trung bình cộng số bi của ba bạn là: 
 (32 + 38 + 4) : 2 = 35 (viên bi)
	Vì số bi của Nam nhiều hơn trung bình cộng số bi của ba bạn là 4 viên bi nên số bi của Nam là: 35 + 4 = 39 (viên bi)
 Đáp số : 39 viên bi
	Trong bài toán này học sinh thường nhầm lẫn, lúng túng ở bước tìm trung bình cộng số bi của mỗi bạn do các em hiểu chưa sâu, chưa hình dung ra trung bình cộng số bi của mỗi bạn chính là giá trị mỗi phần trên sơ đồ đoạn thẳng hoặc có em hiểu rồi thì nhầm lẫn là lấy tổng số bi của hai bạn cộng với 4 rồi chia cho 3. Do đó giáo viên cần cho học sinh thấy được rằng trung bình cộng số bi của mỗi bạn ứng với một phần trên đoạn thẳng mà bài toán cho biết số bi của Bắc và Trung rồi , nhìn lên sơ đồ ta thấy số bi của Bắc và Trung kém 4 viên nữa mới bằng giá trị của hai phần, vì vậy phải cộng số bi của hai bạn với 4 được giá trị của hai phần rồi chia cho 2 để được giá trị của một phần , giá trị một phần đó chính là số trung bình cộng. Trong quá trình tôi dạy ở bài đầu tiên học sinh còn lúng túng, chưa hiểu lắm do vậy tôi ra thêm 2 - 3 bài toán tương tự, yêu cầu các em tự vẽ sơ đồ rồi giải, khi chữa bài yêu cầu trình bày, giải thích cách làm, hiểu bài rồi các em cảm thấy rất thích và hứng thú.
2. Dạng 2: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Trong sách hướng dẫn chỉ ra công thức như sau:
Số lớn = (Tổng + hiệu ) : 2
Số bé = ( Tổng - hiệu) : 2
Khi làm bài nhiều em thường áp dụng cả hai công thức trong một bài giải để tìm số lớn số bé, do vậy để giúp học sinh trình bày bài giải khoa học, tránh sử dụng cả hai công thức trong một bài giải. Giáo viên giúp học sinh hệ thống cách giải như sau:
 Cách 1: Nếu tìm số lớn trước thì có thể sử dụng công thức
 Số lớn = (Tổng + hiệu ) : 2
 Số bé = Tổng – Số lớn hoặc Số bé = Số lớn - Hiệu
 Cách 2: Nếu tìm số bé trước thì có thể sử dụng công thức
 Số bé = (Tổng - Hiệu ) : 2
 Số lớn = Tổng – Số bé hoặc Số lớn = Số bé + Hiệu
Ở dạng toán này giáo viên cần cho học sinh xác định được đâu là tổng, đâu là hiệu, cái gì là số lớn, cái gì là số bé. ( Số lớn cộng với số bé được tổng, dấu hiệu để nhận biết tổng thuờng có các cụm từ: Cả hai thùng đựng được; cả hai thửa thu được; tuổi bố và tuổi con cộng lại, nửa chu vi hình chữ nhậtSố lớn hơn số bé thì phần lớn hơn gọi là hiệu hoặc số bé kém số lớn đó cũng gọi là hiệu hay khoảng cách giữa số lớn và số bé cũng gọi là hiệu). 
Ví dụ 1: Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi.
Đối với bài này học sinh cần xác định được tổng là 58, hiệu là 38. Tuổi bố là số lớn, tuổi con là số bé.
Như vậy học sinh dễ dàng áp dụng công thức để tìm tuổi bố và tuổi con. Với dạng toán này hầu như học sinh nào cũng làm đúng, làm tốt.
Ví dụ 2: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 16cm, chiều dài hơn chiều rộng 4m. Tính diện tích hình chữ nhật đó. 
 Đây là bài tập tổng hợp cả hai dạng tính diện tích hình chữ nhật và dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Mặt khác lại cách xa bài mới đã học, nên việc nhận dạng toán của học sinh có phần khó khăn, nhiều em chưa xác định được cách giải bài toán nhưng sau khi nghe gợi ý, hướng dẫn từ giáo viên thì các em làm bài rất tốt. Các bước gợi ý như sau:
+ Bài toán hỏi gì? (Tính diện tích hình chữ nhật)
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? (Lấy chiều dài nhân với chiều rộng)
+ Chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đã biết chưa? (Chưa biết)
+ Làm thế nào để tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó?( Dựa vào cách giải bài Toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số, trong đó nửa chu vi là tổng, hiệu là 4, số lớn là chiều dài, số bé là chiều rộng). Như thế học sinh dễ dàng giải được bài toán này như sau:
Chiều dài hình chữ nhật là: (16 + 4 ) : 2 = 10 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là: 16 - 10 = 6(cm)
Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 6 = 60 (cm2)
Sau khi chữa bài giáo viên nhắc học sinh ghi nhớ với dạng toán này thì nửa chu vi của hình chữ nhật là tổng, chiều dài hơn chiều rộng hay chiều rộng kém chiều dài bao nhiêu đó là hiệu, còn bài toán cho chu vi của hình chữ nhật thì trước hết phải tìm nửa chu vi sau đó mới áp dụng công thức để tìm chiều dài và chiều rộng.
Ví dụ: một hình chữ nhật có chu vi là 198m, chiều rộng kém chiều dài 17m. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Hướng dẫn giải như sau:
+ Cho học sinh nêu dạng toán( Dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số )
+ Nêu tổng và hiệu( Hiệu là 17m, tổng bị khuất)
+ Vậy muốn tìm tổng ta làm thế nào? ( Lấy chu vi chia cho 2)
 Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tự giải bài toán này.
3. Dạng 3: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Giáo viên giúp học sinh nắm vững các bước giải loại bài toán này như sau:
+ Bước 1: Vẽ sơ đồ đoạn thẳng ( Lưu ý học sinh cần dựa vào tỉ số để vẽ) 
Ở khâu này nhiều em lúng túng trong việc chọn đại

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_cac_dang_toan_dien_hi.docx