Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí hoạt động Nghiên cứu khoa học – kinh tế của học sinh ở trường Trung học Phổ thông số 1 huyện Văn Bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí hoạt động Nghiên cứu khoa học – kinh tế của học sinh ở trường Trung học Phổ thông số 1 huyện Văn Bàn

Yêu cầu cấp thiết của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học

Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (NCKH – KT) dành cho học sinh trung học là một trong những hoạt động mới của học sinh (Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012). Hoạt động này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh, giáo viên và nhà trường.

1.1.1. Đối với học sinh

- Khuyến khích học sinh trung học NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

- Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả NCKH - KT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

1.1.2. Đối với giáo viên

 - Giúp giáo viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt hơn.

 - Thông qua hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài NCKH – KT buộc giáo viên phải tìm tòi tài liệu, phải đọc, tìm hiểu thông tin rất nhiều để tìm ra những tri thức mới.

 - Giáo viên hướng dẫn phải tích cực tham gia NCKH để củng cố kiến thức chuyên môn qua đó họ sẽ có uy tín đối với học sinh, được học sinh quý trọng.

 - Hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH là một lĩnh vực rất tốt để giáo viên tự khẳng định mình.

1.1.3. Đối với nhà trường

 - Giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để làm rạng rỡ uy tín, danh dự của nhà trường là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học qua đó từng bước xây dựng thương hiệu của nhà trường.

 - Hoạt động NCKH của học sinh trung học sẽ góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của nhà trường với các trường bạn trong tỉnh và trên cả nước.

 

doc 14 trang cuonglanz2a 5502
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí hoạt động Nghiên cứu khoa học – kinh tế của học sinh ở trường Trung học Phổ thông số 1 huyện Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Yêu cầu cấp thiết của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (NCKH – KT) dành cho học sinh trung học là một trong những hoạt động mới của học sinh (Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012). Hoạt động này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh, giáo viên và nhà trường.
1.1.1. Đối với học sinh
- Khuyến khích học sinh trung học NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.
- Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả NCKH - KT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.
1.1.2. Đối với giáo viên
	- Giúp giáo viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt hơn. 
	- Thông qua hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài NCKH – KT buộc giáo viên phải tìm tòi tài liệu, phải đọc, tìm hiểu thông tin rất nhiều để tìm ra những tri thức mới.
	- Giáo viên hướng dẫn phải tích cực tham gia NCKH để củng cố kiến thức chuyên môn qua đó họ sẽ có uy tín đối với học sinh, được học sinh quý trọng.
	- Hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH là một lĩnh vực rất tốt để giáo viên tự khẳng định mình. 
1.1.3. Đối với nhà trường
	- Giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để làm rạng rỡ uy tín, danh dự của nhà trường là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học qua đó từng bước xây dựng thương hiệu của nhà trường.
	- Hoạt động NCKH của học sinh trung học sẽ góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của nhà trường với các trường bạn trong tỉnh và trên cả nước. 
1.2. Yêu cầu thực tiễn của nhà trường
Ở trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn: Hoạt động NCKH – KT của học sinh mới bước đầu được triển khai hiệu quả còn chưa cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác quản lý hoạt động NCKH - KT theo quan điểm hiệu quả. 
	Trên đây là những lí do cơ bản để bản thân chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Quản lí hoạt động NCKH – KT của học sinh ở trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn”.
	2. Thực trạng quản lý hoạt động NCKH – KT của học sinh trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn
1
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
2.1.1. Thuận lợi
- Trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, được thành lập năm 1972, hiện nay đóng tại tổ dân phố số 06 trung tâm thị trấn Khánh Yên huyện Văn Bàn. 
- Đầu năm học 2013 – 2014 nhà trường có 21 lớp, số học sinh thực hiện 794; cuối học kì 1 số lớp thực hiện 21, số học sinh 786, tỷ lệ duy trì đạt 99% (trong đó có 02 học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ 0,25%). Tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm 75,1%, nữ 44,3%; có 07 dân tộc học tại trường, nhiều nhất là Tày còn lại là H.Mông, Thái, Xa phó, Mường, Dao, Dáy, Nùng. Nhìn chung nền nếp nhà trường tốt, học sinh ngoan.
- Nhà trường có 60 cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV-NV); đội ngũ trẻ, nhiệt tình, năng động. Có 01 cán bộ quản lý và 01 giáo viên được đào tạo trên chuẩn.
- Tình hình môi trường xã hội tương đối tốt. Cấp uỷ và chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn ủng hộ, quan tâm đến hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Chất lượng giáo dục của nhà trường được duy trì bền vững theo tiêu trí trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
2.1.2. Khó khăn
Địa bàn tuyển sinh phân bố rộng, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, đầu vào tuyển sinh còn thấp, mức độ nhận thức còn chưa đồng đều.
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động NCKH – KT của học sinh trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn
Vì sao ở phần trên tôi nói đến tầm quan trọng của hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH - KT đối với nhà trường, với giáo viên và học sinh. Điều đó có lý do của nó. Trong thời gian qua, hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH - KT của nhà trường đạt hiệu quả còn thấp. 
Năm học 2012 - 2013 nhà trường có 01 đề tài tham gia dự thi cấp tỉnh không đạt giải (có 01 giáo viên thuộc bộ môn Công nghệ) tham gia hướng dẫn và 01 học sinh tham gia NCKH – KT. 
2
Năm học 2013 – 2014 có 03 đề tài dự thi cấp tỉnh đạt 02 giải (có 03 giáo viên 01 thuộc bộ môn Công nghệ, 01 thuộc bộ môn Hóa học và 01 thuộc bộ môn GDTT) hướng dẫn và 06 học sinh tham gia NCKH – KT. 
Tôi xin đưa ra số liệu của một số trường THPT trong tỉnh để so sánh
STT
Đơn vị
Lĩnh vực dự thi
Giải
Số lượng HS tham gia
Lớp
GV hướng dẫn
Nhất
Nhì
Ba
KK
10
11
12
1
THPT Số 1 huyện Bảo Yên
03
01
01
02
01
10
02
02
06
05
2
THPT Chuyên
03
01
01
02
0
08
0
04
04
04
3
THPT Số 2 huyện Bảo Yên
01
01
01
0
0
04
02
02
0
02
4
THPT Số 1 thành phố Lào Cai
03
0
01
01
03
10
0
06
04
3
05
5
THPT Số 1 huyện Bát Xát
02
0
01
01
0
04
0
0
04
02
6
THPT DTNT tỉnh
02
01
01
04
0
02
02
02
7
THPT Số 2 thành phố Lào Cai
01
0
01
0
0
02
0
02
0
01
8
THPT Số 1 huyện Bắc Hà
02
0
0
01
01
04
02
0
02
04
9
THPT Số 1 huyện Văn Bàn
02
0
0
01
01
04
0
01
03
02
10
THPT Số 2 huyện Văn Bàn
01
0
0
0
01
02
0
0
02
01
(Trích số liệu của Sở GD&ĐT Lào Cai căn cứ theo quyết định số 18/QĐ SGD&ĐT ngày 09/01/2014) 
Đánh giá: Lực lượng giáo viên, học sinh tham gia và kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của trường. 
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và nâng cao chất lượng quản lí hoạt động NCKH – KT của học sinh trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn 
2.3.1. Điểm mạnh
Với ưu thế là trường chuẩn quốc gia, lá cờ đầu trong các phong trào thi đua của sở GD&ĐT nên thuận lợi trong khâu tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung của Cuộc thi đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. 
	2.3.2. Điểm yếu
	Còn thiếu cơ sở vật chất, hệ thống lý luận phục vụ cho nghiên cứu 17 lĩnh vực của cuộc thi. (Kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012).
	2.3.3. Thuận lợi
Thứ nhất, lãnh đạo nhà trường có nhiều biện pháp chỉ đạo quản lí phù hợp nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia hoạt động NCKH – KT.
Chế độ đối với giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKH – KT nhà trường vận dụng linh hoạt phương án: Giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH có sản phẩm tham dự cuộc thi KHKT cấp tỉnh đạt giải từ Khuyến khích trở lên được tính 03 tiết/tuần, tính từ thời điểm dự án được nhà trường lựa chọn đầu tư (trước 15/10/2013) đến thời điểm tổ chức cuộc thi KHKT cấp tỉnh (08/01/2014); thưởng 300.000đ/01 giải cấp tỉnh (theo quy chế chi tiêu nội bộ); Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong Cuộc thi thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác.
Với học sinh ngoài giải thưởng nhận được từ Ban tổ chức, cuối kì, cuối năm học được động viên, khích lệ kịp thời theo quy chế thi đua khen thưởng của nhà trường, lớp chủ nhiệm và hội cha mẹ học sinh.
Thứ hai, lãnh đạo nhà trường luôn thể hiện thái độ kiên quyết trước những tư tưởng làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH - KT.
Thứ ba, đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, phần đa có năng lực sư phạm tốt, có kiến thức, kỹ năng và tinh thần trách nhiệm trong hướng dẫn học sinh NCKH – KT.
	Thứ tư, có sự hỗ trợ đắc lực của Hội cha mẹ học sinh và sự quan tâm của Sở Giáo dục – Đào tạo và chính quyền địa phương đối với hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH - KT.
 	2.3.4. Khó khăn
4
Thứ nhất, những hạn chế của cơ sở vật chất là trở ngại cho công tác hướng dẫn học sinh NCKH – KT.
Thứ hai, số cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ thạc sỹ rất thấp chiếm 0,033% và cũng do giáo viên chưa quen với hoạt động này nên cũng e ngại. 
Thứ ba, tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm 75,1% nên rất khó khăn trong việc tìm ý tưởng, lựa chọn học sinh và hướng dẫn học sinh NCKH – KT.
Thứ tư, thời gian để hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài chưa được chú trọng do đây là hoạt động lồng ghép trong quá trình dạy học.
	Giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKH – KT thường là những đồng chí có năng lực chuyên môn vững tham gia vào nhiều hoạt động giáo dục của nhà trường nên chưa có nhiều thời gian để đầu tư cho công tác hướng dẫn học sinh NCKH – KT.
	Bên cạnh đó ngoài hoạt động NCKH – KT, học sinh còn phải tham bồi dưỡng phụ đạo, lao động, hoạt động ngoài giờ lên lớp,
	Thứ tư, đời sống kinh tế đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo khá cao; mặt bằng dân trí thấp khó khăn đến vận động kinh phí và tuyên truyên cho hoạt động NCKH – KT. 
2.4. Những kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của bản thân trong đổi mới và nâng cao chất lượng quản lí hoạt động NCKH – KT của học sinh 
 	2.4.1. Một số kết quả đạt được
2.4.1.1. Một số kết quả đạt được 
Thứ nhất, đã tổ chức được Câu lạc bộ học sinh nghiên cứu khoa học:
Thành phần: Chủ nhiệm là Phó Hiệu trưởng, các thành viên là các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, yêu thích nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Câu lạc bộ; triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị.
Thứ hai, đã tổ chức được cuộc thi đến từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung, chương trình giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tế từng trường. Dự thi cấp tỉnh đạt 02 giải.
Thứ ba, kích thích được sự say mê, hứng thú của học sinh để tạo động lực thúc đẩy hoạt động học tập.
Thứ tư, phát huy được vai trò của giáo viên các môn học, của tổ chuyên môn, của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, các lực lượng xã hội vào cuộc trong việc định hướng, tư vấn và giúp đỡ học sinh thể hiện ý tưởng và đăng ký sản phẩm dự thi các cấp.
 	2.4.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được
	Thứ nhất, Ban giám hiệu thống nhất chỉ đạo, quán triệt đầy đủ và cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
	Thứ hai, biện pháp quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của nhà trường phù hợp với thực tế nhiệm vụ của năm học.
5
Thứ ba, đại bộ phận cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia vào các đề tài có ý thức trong hoạt động NCKH – KT.
	Thứ tư, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với Hội cha mẹ học sinh.
2.4.2. Một số tồn tại
2.4.2.1. Một số tồn tại
	Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận các bộ, giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ về hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH - KT còn hạn chế, tâm lý ngại khó, trình độ và điều kiện tiếp chưa đạt yêu cầu, nên chưa coi trọng hoạt động NCKH – KT.
	Thứ hai, chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của NCKH – KT dành cho học sinh trung học.
	Thứ ba, còn thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn trong hướng dẫn học học sinh NCKH – KT ở 17 lĩnh vực của cuộc thi.
	Thứ tư, việc tham mưu cho cấp trên để tranh thủ nguồn kinh phí chưa kịp thời.
4.1.2.2. Nguyên nhân tồn tại
	Thứ nhất, công tác bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn NCKH – KT cho giáo viên và học sinh còn ít hoặc bồi dưỡng chưa triệt để, giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm.
	Thứ hai, công tác chỉ đạo, quản lí ở một số tổ nhóm chuyên môn có lúc chưa thật chặt chẽ, chưa động viên được giáo viên tích cực tham gia hướng dẫn học sinh NCKH –KT.
	Thứ ba, công tác tự bồi dưỡng của giáo viên còn yếu, chưa coi đây là một hoạt động bổ trợ cho quá trình dạy học.
Thứ tư, thời gian dành cho hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH – KT còn bị chi phối nhiều bởi các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Thứ năm, chưa mở rộng quan hệ với trường bạn để trao đổi phương pháp tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH – KT.
4.2.3. Một số vấn đề rút ra trong quản lý hoạt động NCKH – KT của học sinh 
Từ thực trạng trên một số vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động NCKH – KT của học sinh ở trường chúng tôi là:
	Thứ nhất, lãnh đạo nhà trường cần chú trọng hơn nữa hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH - KT, xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường để từ đó thực hiện những biện pháp vừa bắt buộc, vừa khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia NCKH - KT.
	Thứ hai, thực sự coi hoạt động hướng dẫn học sinh NCKH - KT là một tiêu chuẩn trong đánh giá, xếp loại thi đua của cán bộ, giáo viên. 
6
	Thứ ba, có kinh phí ổn định dành cho đề tài NCKH – KT các cấp.
	Thứ tư, tiếp tục duy trì chế độ khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong hướng dẫn học sinh NCKH - KT và việc khen thưởng cần kịp thời hơn.
	Thứ năm, Chủ nhiệm câu lạc bộ phát huy cao hơn nữa vai trò tư vấn cho các Tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh để tìm những đề tài nghiên cứu phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường.
	Thứ sáu, cần mở rộng quan hệ với các trường bạn để tiếp cận với những đề tài NCKH - KT cấp Tỉnh, cấp Quốc gia. 
	Thứ bảy, hướng dẫn NCKH - KT là một hoạt động không dễ dàng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, tâm huyết nhưng có thể thành công hoặc thất bại. Do đó, nếu chưa thành công nhóm tác giả không nên nản lòng mà cần làm lại từ đầu.
	Thứ tám, đồng chí lãnh đạo được phân công trực tiếp chỉ đạo, quản lý phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, động viên kịp thời tới giáo viên, học sinh tham gia NCKH – KT các cấp.
3. Kế hoạch hành động quản lý hoạt động NCKH – KT của học sinh trung học của trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn trong năm học 2013 – 2014
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản của công tác quản lý hoạt động NCKH – KT của học sinh ở trưởng trung học là: 
Thứ nhất, khuyến khích học sinh trung học NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Thứ hai, góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.
Thứ ba, khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học.
Thứ tư, tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.
Xét thực tại yêu cầu về công tác quản lý hoạt động NCKH – KT của học sinh Trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn.
7
 	Tôi xin trình các hoạt động chính về công tác quản lý hoạt động NCKH – KT của học sinh ở Trường THPT Số 1 huyện Văn Bàn như sau:
STT
Tên hoạt động
Kết quả cần đạt
Thời gian
Người phụ trách
Kinh phí
Điều kiện/Rủi ro
Các hoạt động đã thực hiện
1
Tổ chức phát động Cuộc thi
 Tiếp tục tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT về cuộc thi KHKT cấp quốc gia đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.
21-26/04
Lương Thế Dương; Chức vụ: Phó hiệu trưởng
2
Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo Cuộc thi cấp cơ sở
Thành lập được Ban chỉ đạo cấp cơ sở
28/4-3/05 
- Lương Thế Dương; Chức vụ: Phó hiệu trưởng phụ trách
- Các tổ trưởng chuyên môn:
+ Lê Ngọc Quỳnh; Tổ: Toán
+ Đặng Hồng Hạnh; Tổ: Lý – Tin – CN
+ Lê Thị Thu; Tổ: Hóa – Sinh
+ Bùi Thu Thủy; Tổ: Văn
+ Hoàng Thị Hồng Hạnh; Tổ: Sử - Địa – GDCD
+ Nguyễn Đức Hải; Tổ: Ngoại ngữ - Thể dục
- Đoàn trường; Bí thư: Nguyễn Mạnh Hà
8
3
Xây dựng kế hoạch (KH) triển khai Cuộc thi
Xây dựng chi tiết KH triển khai Cuộc thi
Lương Thế Dương; Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Phát động tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khoa học” tới học sinh lớp 10, 11
Thu được ý tưởng của 02 lớp chọn (10A1; 11A1)
- Lương Thế Dương; Chức vụ: Phó hiệu trưởng
- Các GVCN
Lớp
GVCN
10A1
Đinh Phương Thảo
11A1
Hoàng Thị Hồng Hạnh
9
4
Tiếp tục phát động tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khoa học” tới học sinh lớp 10, 11
Thu được ý tưởng của 12 lớp thuộc khối 10, 11 còn lại
Tháng 5
- Lương Thế Dương; Chức vụ: Phó hiệu trưởng
- Các GVCN
Lớp
GVCN
10A2
Nguyễn Thị Hải
10A3
Chu Thanh Huyền
10A4
Nguyễn Thị Thu
10A5
Bùi Thanh Thủy
10A6
Phàn Thị Hoa
10A7
Lê Thị Huyền
11A2
Dương Quốc Khánh
11A3
Nguyễn Thị Thủy
11A4
Nguyễn Thị Thảo
11A5 
Tạ Quang Thịnh
11A6 
Đỗ Thị Hiền
11A7
Nguyễn Châu Quý
Phụ thuộc kế hoạch của cấp trên
5
 Tổ chức Cuộc thi lựa chọn ý tưởng sáng tạo cấp cơ sở thuộc 17 lĩnh vực 
Lựa chọn được ý tưởng sáng tạo để chuẩn bị cho việc hướng dẫn học sinh
6
 Nộp KH triển khai Cuộc thi cấp cơ sở về Sở GDĐT 
Hoàn thành công tác báo cáo KH với Sở GD&ĐT
Tháng 6-7
10
Lương Thế Dương và các GV được phân công
7
Lựa chọn ý tưởng nghiên cứu (chọn một số ý tưởng có tính mới, cấp thiết và khả thi, đơn vị dự kiến triển khai nghiên cứu)
Chọn được ý tưởng phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường
Tháng 8
Phó hiệu trưởng phụ trách; Ban chỉ đạo Cuộc thi cấp cơ sở; GV và học sinh được lựa chọn
8
Tập huấn phương pháp nghiên cứu cho học sinh có đề tài nghiên cứu
Trang bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho GV – HS được lựa chọn
9
 Lập KH nghiên cứu đối với từng đề tài đã lựa chọn.
Từng bước thực thiện đề tài theo kế hoạch
Tháng 9
Phó hiệu trưởng phụ trách; Ban chỉ đạo Cuộc thi cấp cơ sở; GV và học sinh được lựa chọn
Theo qui chế chi tiêu nội bộ với sự hỗ trợ của hội phụ huynh và
10
Triển khai
nghiên cứu các đề tài theo KH
 các tổ chức đoàn thể 
11
 Nộp các ý tưởng của các dự án sẽ triển khai nghiên cứu về Sở GD&ĐT 
Hoàn thiện kết quả báo cáo Sở
- Phó hiệu trưởng phụ trách
- Phòng GDTrH
11
12
 Báo cáo kết quả đã tổ chức triển khai Cuộc thi
13
Tiếp tục nghiên cứu các đề tài
Hoàn thiện đề cương chi tiết của đề tài
Tháng 10,11
GV và học sinh tham gia thực hiện 
Phụ thuộc kế hoạch của nhà trường và cấp trên để điều chỉnh kịp thời
14
 Tổ chức cho HS báo cáo tóm tắt đề tài, báo cáo kế hoạch nghiên cứu, dự kiến kết quả nghiên cứu
Hoàn thiện báo cáo, kế hoạch của quá trình nghiên cứu
- Phó hiệu trưởng phụ trách
- GV và học sinh tham gia thực hiện
15
 Thành lập Hội đồng đánh giá, tư vấn trợ giúp nhóm nghiên cứu
Khắc phục được những tồn tại của báo cáo và kế hoạch nghiên cứu
- Phó hiệu trưởng phụ trách
- GV và học sinh tham gia thực hiện
- Ban chỉ tạo cuộc thi cấp cơ sở
Theo qui chế chi tiêu nội bộ
16
 Hoàn thiện báo cáo đề tài dự thi
Hoàn thành đề tài nghiên cứu để chuẩn bị cho Cuộc thi cấp cơ sở
GV và học sinh tham gia thực hiện
17
 Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo Cuộc thi cấp cơ sở; tổ chức Cuộc thi cấp cơ sở
Lựa chọn được đề tài chuẩn bị cho Cuộc thi cấp tỉnh
- Phó hiệu trưởng phụ trách
- GV và học sinh tham gia thực hiện
- Ban chỉ tạo cuộc thi cấp cơ sở
12
Theo qui chế chi tiêu nội bộ có điều chỉnh bổ sung kinh phí phát sinh trong quá trình nghiên cứu
18
Thí sinh báo cáo chính thức đề tài tham dự Cuộc thi cấp cơ sở
19
Lựa chọn, bồi dưỡng và phát triển những đề tài đạt kết quả cao, phù hợp với tiêu chí Cuộc thi
20
Hoàn thiện hồ sơ dự thi Cuộc thi cấp tỉnh
Có đủ hồ sơ dự thi theo qui định
Tháng 12
- Phó hiệu trưởng phụ trách
- GV và học sinh tham gia thực hiện
21
 Nộp hồ sơ đăng kí dự thi về Sở GD&ĐT
Báo cáo chính xác số lượng dự án tham gia Cuộc thi cấp tỉnh
Phó hiệu trưởng phụ trách; GV tham gia hướng dẫn
22
 Chuẩn bị cho Cuộc thi cấp tỉnh
 Ra quyết định thành lập Đoàn học sinh tham gia dự Thi cấp tỉnh; tổ chức cho học sinh dự thi theo kế hoạch của Sở
Tháng 1
- Phó hiệu trưởng phụ trách
- GV và học sinh tham gia thực hiện
- Hội cha mẹ học sinh
- Phòng GDTrH
Theo quyết định của hiệu trưởng và kế toán nhà trường 
Tạo mọi điều kiện cho đoàn tham gia dự thi đạt kết quả cao
23
 Tham gia Cuộc thi cấp tỉnh (dự kiến 8,9/1/2015)
24
 Lựa chọn sản phẩm dự thi cấp quốc gia
Điều chỉnh dự án theo tiêu chí của Cuộc thi cấp quốc gia
Tháng 2,3
- Sở GD&ĐT Lào Cai
- Ban chỉ tạo cuộc thi cấp cơ sở
- Phó hiệu trưởng phụ trách
- GV và học sinh tham gia thực hiện
Theo quyết định của Sở
13
Điều chỉnh bổ sung nhân sự theo yêu cầu của Sở
25
 Hoàn thiện các đề tài dự thi cấp quốc gia; Tổ chức hội thảo, đánh giá, hướng dẫn hoàn thiện sản phẩm; Đăng kí tham dự Cuộc thi cấp quốc gia; tham gia dự thi cấp quốc gia
26
Sơ kết, tổng kết Cu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_li_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc.doc
  • docDON SKKN.doc
  • docDON YEU CAU.doc