Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các bài toán tích hợp di truyền liên kết với giới tính

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các bài toán tích hợp di truyền liên kết với giới tính

Theo Nghị quyết Số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường’’ của Bộ GD&ĐT. Kể từ năm học 2016 – 2017 học sinh thi theo hình thức tích hợp KHTN hoặc KHXH mỗi môn thi trắc nghiệm gồm 40 câu thời gian 50 phút. Vì vậy học sinh cần tư duy nhanh chóng và liên hệ kiến thức để hoàn thiện bài làm.

Môn sinh học THPT là môn học với lượng lý thuyết và bài tập tương đối nhiều, thời lượng học trên lớp có giới hạn. Vì vậy, việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng và phương pháp giải bài tập là vô cùng cần thiết.

Quy luật di truyền liên kết với giới tính là phần bài tập có tính liên hệ cao cả lý thuyết lẫn thực hành, các dạng bài tập đa dạng phức tạp và thường xuyên xuất hiện trong các đề thi THPT quốc gia lẫn thi học sinh giỏi. Trong khi khả năng phân tích và xử lý các dạng bài tập này của học sinh còn yếu.

Trước thực trạng trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp giải các bài toán tích hợp di truyền liên kết với giới tính”.

 

doc 25 trang thuychi01 11680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các bài toán tích hợp di truyền liên kết với giới tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. Phần mở đầu.............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài............. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................	 2
1.4.Phương pháp nghiên cứu....................................................... 3
2. Nội dung.................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận của skkn.............................................................	 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...................... 6
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.. 20
3. Kết luận, kiến nghị. .................................................................. 20
3.1. Kết luận................................................................................ .. 20
3.2 Kiến nghị................................................................................. 211. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Theo Nghị quyết Số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường’’ của Bộ GD&ĐT. Kể từ năm học 2016 – 2017 học sinh thi theo hình thức tích hợp KHTN hoặc KHXH mỗi môn thi trắc nghiệm gồm 40 câu thời gian 50 phút. Vì vậy học sinh cần tư duy nhanh chóng và liên hệ kiến thức để hoàn thiện bài làm.
Môn sinh học THPT là môn học với lượng lý thuyết và bài tập tương đối nhiều, thời lượng học trên lớp có giới hạn. Vì vậy, việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng và phương pháp giải bài tập là vô cùng cần thiết. 
Quy luật di truyền liên kết với giới tính là phần bài tập có tính liên hệ cao cả lý thuyết lẫn thực hành, các dạng bài tập đa dạng phức tạp và thường xuyên xuất hiện trong các đề thi THPT quốc gia lẫn thi học sinh giỏi. Trong khi khả năng phân tích và xử lý các dạng bài tập này của học sinh còn yếu.
Trước thực trạng trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp giải các bài toán tích hợp di truyền liên kết với giới tính”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh nắm vững lí thuyết và xây dựng các công thức nhận dạng về phần bài tập di truyền liên kết với giới tính. 
- Rèn luyện kĩ năng nhận dạng, phân tích, xử lý, trả lời các bài tập trắc nghiệm phần di truyền liên kết với giới tính.
- Giúp đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học THPT, đặc biệt phần di truyền liên kết với giới tính.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu: Lý thuyết phần di truyền liên kết với giới tính, tương tác gen, liên kết gen, hoán vị gen.
- Nghiên cứu : 
+ Phương pháp xác định kết quả lai từ sơ đồ lai tổng quát.
+ Phương pháp xác định tần số hoán vị trong phép lai di truyền liên kết giới tính.
+ Phương pháp xác định kiểu gen đời bố mẹ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu lí thuyết trong các sách tham khảo cũng như các tài liệu trên mạng từ đó phân tích và tổng hợp kiến thức rồi phân loại và hệ thống hoá kiến thức.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát học sinh lớp 12 để nắm được khả năng tư duy và lĩnh hội kiến thức của học sinh cũng như kĩ năng giải bài tập phần di truyền liên kết với giới tính.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Chủ động tác động lên học sinh để hướng sự phát triển theo mục tiêu dự kiến của mình.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn .
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: Sử dụng xác suất thống kê để xử lí số liệu thu thập được.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.
* NST giới tính, quy luật di truyền NST giới tính.
 - NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính  và các gen khác.
 - Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
+ Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST.
+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
- Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
 Kiểu XX, XY
- Con cái  XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người.
- Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái.
 Kiểu XX, XO:
- Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xit.
- Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy.
- Gen trên NST giới tính X
 Thí nghiệm
Lai thuận:
Pt/c:                     ♀ Mắt đỏ      ×     ♂  Mắt trắng
F1:                 100% ♀ Mắt đỏ     :     100% ♂ Mắt đỏ
F2:      100% ♀ Mắt đỏ  :  50% ♂ Mắt đỏ  :  50% ♂ mắt trắng
Lai nghịch:
Pt/c:                    ♀  Mắt trắng    ×    ♂ Mắt đỏ
F1:                100% ♀ Mắt đỏ :  100% ♂ Mắt trắng
F2: 50% ♀ Mắt đỏ  :  50% ♀ Mắt trắng  :  50% ♂ Mắt đỏ :  50% ♂ Mắt trắng
+ Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể XYchỉ cần có 1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình.
+ Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo.
+ Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới.
Gen trên NST Y.
+ NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X không có.
+ Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ được biểu hiện ở 1 giới.
+ Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.
 * Quy luật liên kết gen 
Thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm:
        P t/c:   (cái) thân xám, cánh dài                       x             (đực) thân đen, cánh ngắn
        F1:                                                      100% thân xám, cánh dài
        Lấy con đực ở F1 thân xám, cánh dài             x          con cái thân đen, cánh ngắn
         Fb:                                                        1 xám, dài: 1 đen, ngắn
  	Các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là hiện tượng liên kết gen. Nhóm các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là nhóm gen liên kết. Số lượng nhóm liên kết của 1 loài = số lượng NST đơn bội.
* Hoán vị gen
Thí nghiệm của T. Moocgan
 - Lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực thân đen, cánh cụt thu được kết quả:
	0, 415 ruồi thân xám, cánh dài
	0, 415 ruồi thân đen, cánh cụt 
	0, 085 ruồi thân xám, cánh cụt
	0, 085 ruồi thân đen, cánh dài
Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen.
 - Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi các đoạn tương đồng giữa các NST trong cặp tương đồng ở kì trước GP I (trao đổi chéo). Sự trao đổi chéo của NST dẫn đến hiện tượng hoán vị gen. Hoán vị gen làm xuất hiện 2 loại giao tử do hoán vị gen và 2 loại giao tử do liên kết gen hoàn toàn.
- Nếu hoán vị gen xảy ra ở tất cả các tế bào trong quá trình phát sinh giao tử thì tần số hoán vị gen có thể đạt 50% nên thực tế tần số hoán vị gen không vượt quá 50% (f ≤ 50%).
- Công thức tính tần số hoán vị gen (f)
	(f) = (số giao tử hoán vị / tổng số giao tử tạo thành) x 100%
	(f) = (số cá thể có kiểu hình do hoán vị / tổng số cá thể thu được) x 100%
	(f) = 2 x % giao tử hoán vị
* Quy luật tương tác gen
Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau (gen không alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình.
Tương tác gen là sự tác động qua lại  giữa các sản phẩm của gen trong quá trình hình thành một kiểu hình ở cơ thể sinh vật
+ Tương tác bổ sung
Là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc lôcut khác nhau làm xuất hiện tính trạng mới.
Tỉ lệ 9: 7
Tỉ lệ 9 : 6 : 1
Tỉ lệ 9: 3: 3: 1
+ Tương tác  át chế :
Hai gen không alen có vai trò khác nhau trong quá trình biểu hiện tính trạng , hoạt động của gen này át chế biểu hiện của gen kia .
Át chế tỉ lệ  13 : 3
Át chế tỉ lệ 12:3:1
Át chế tỉ lệ 9 : 3 : 4
+ Tương tác cộng gộp 
Là kiểu tác động nhiều gen, trong đó mỗi gen trội có vai trò tương đương nhau và cùng  đóng góp 1 phần như nhau vào sự tăng giảm mức độ biểu hiện  của tính trạng.
	Tỉ lệ 15: 1
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Sau nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 12 cũng như đứng đội tuyển tôi nhận ra rằng:
- Phần lớn học khả năng phân tích nhận dạng các dạng bài tập tích hợp di truyền liên kết với giới tính còn tương đối yếu. 
- Rất nhiều học sinh lúng túng khi giải các bài toán về di truyền liên kết với giới tính trong đề thi THPT Quốc gia, cũng như thi HSG.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để giúp học sinh hình thành kỹ năng giải quyết các bài tập phần tích hợp di truyền liên kết với giới tính tôi nghiên cứu hình thành SKKN theo các bước sau:
- Đầu tiên tôi nghiên cứu các tài liệu lí thuyết trong các sách tham khảo cũng như các tài liệu trên mạng từ đó phân tích và tổng hợp kiến thức rồi phân loại và hệ thống hoá kiến thức chuyên đề tích hợp di truyền liên kết với giới tính.
- Sau đó tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp 12 để nắm được khả năng tư duy và lĩnh hội kiến thức của học sinh cũng như kĩ năng giải bài tập phần di truyền liên kết với giới tính.
- Cuối cùng tôi khái quát hóa công thức, xây dựng hệ thống công thức, tỉ lệ nhận dạng nhanh bài toán quy luật tích hợp di truyền liên kết với giới tính.
2.3.1: Xây dựng các bước giải bài toán tích hợp di truyền liên kết với giới tính
* Dạng 1: Phương pháp giải toán tích hợp giữa hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính
+ Các bước
- Bước 1: Rút gọn tỉ lệ của đề bài (chú ý cân bằng tỉ lệ giới tính 1 đực : 1 cái)
- Bước 2: Xét riêng từng tính trạng tìm quy luật di truyền chi phối, quy ước, SĐL.
Chú ý: Cách nhận dạng gen trên NST giới tính:
Cách 1: 
Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở thế hệ có tỷ lệ phân tính 3:1. Vì tính trạng này dễ xuất hiện ở cá thể XY à giới tính của cá thể đó thuộc XY.
Cách 2:
Dùng cách giải kiểu loại suy. Lần lượt thử từng kiểu nhiễm sắc thể giới tính à kiểu nào phù hợp đề bài thì chọn.
Cách 3:
Dựa vào kết quả của 2 phép lai thuận nghịch:
Nếu kết quả lai thuận nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng được xét nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
Nếu tính tạng đã cho thấy xuất hiện chỉ ở giới đực qua các thể hệ (di truyền thẳng) à gen nằm trên nhiễm sắc thể Y. Ngược lại thì gen nằm trên nhiễm sắc thể X.
Cách 4: 
Dựa vào sự di truyền chéo hoặc tính trạng biểu hiện không đồng đều trên 2 giới:
 + Các tỷ lệ kiểu hình và kiểu gen tương ứng trong trường hợp gen liên kết với NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Kiểu gen P
Tỉ lệ kiểu hình F1
XAXA x XAY
100% trội
XaXa x XaY
100% lặn
XAXA x XaY
100% trội
XaXa x XAY
1 trội:1 lặn
(KH giới đực khác giới cái)
XAXa x XAY
3 trội : 1 lặn 
(tất cả kiểu hình lặn thuộc 1 giới)
XAXa x XaY
1 cái trội: 1 cái lặn: 1 đực trội: 1 đực lặn
- Bước 3: Xét chung 2 tính trạng đồng thời:
 Tỉ lệ rút gọn đề bài > (hoặc khác) lý thuyết (tích tỉ lệ xét riêng từng tính trạng)
- Bước 4: . Tìm kiểu gen xác định tần số hoán vị
+ Dựa kiểu gen giới XY đời con suy ra kiểu gen XX thế hệ trước.
+ Dựa kiểu gen giới XX đời con suy ra kiểu gen XY thế hệ trước.
+ Xác định tần số hoán vị cá thể XX
Fhv = (tổng số cá thể đực xảy ra hoán vị): (tổng số cá thể đực thu được).
Chú ý: Cách nhận dạng nhanh kiểu gen đời bố mẹ theo quy luật di truyền chéo ở phép lai hoán vị trên NST X, không alen tương ứng trên Y.
- Từ con XX suy ra XX đời bố mẹ
Tỉ lệ kiểu hình đời con XX
Kiểu gen đời bố (mẹ) XY
100% T – T
XABY
Xuất hiện cả T – T và T – L
XAbY
Xuất hiện cả T – T và L – T
XaBY
Xuất hiện T- T = L – L và T – L = L- T
XabY
- Từ con XY suy ra XX đời bố mẹ
Tỉ lệ kiểu hình đời con XX
Kiểu gen đời bố (mẹ) XX
T- T = L – L > T – L = L- T
XABXab
T- T = L – L < T – L = L- T
XAbXaB
* Các ví dụ minh họa
VD1: Ở Ruồi giấm: Có 2 gen lặn liên kết với nhau: a - mắt màu lựu, b - cánh xẻ. Các tính trạng trội tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Kết quả của 1 phép lai P cho những số liệu sau: 
Ruồi ♂ F1: 7,5% đỏ - bình thường : 7,5% lựu - xẻ : 42,5% đỏ - xẻ : 42,5% lựu – bình thường
 ♀: 50% đỏ - bình thường : 50% đỏ - xẻ
Các gen nói trên nằm trên NST nào
Viết SĐL và giải thích kết quả.
Giải: 
- Quy ước A đỏ > a lựu ; B bình thường > b xẻ
- Tỉ lệ rút gọn kiểu hình ở F2: Ruồi ♂ F1: 7,5% đỏ - bình thường : 7,5% lựu - xẻ : 42,5% đỏ - xẻ : 42,5% lựu – bình thường
 ♀: 50% đỏ - bình thường: 50% đỏ - xẻ
- Xét riêng từng tính trạng ở đời F2: 3 Đỏ : 1 lựu (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới, tuân theo quy luật gen trên X không alen tương ứng trên Y.
SĐL: F1: 	 XAXa	x 	XAY
- Xét riêng tính trạng cánh ở đời F2: 1 bình thường : 1 xẻ. Phân bố đều ở 2 giới tuân theo quy luật Menđel.
SĐL: F1: 	Bb	x 	bb
- Xét chung 2 tính trạng: Đề bài khác tỉ lệ lý thuyết (3:1) (3:1) vậy 2 tính trạng xảy ra hoán vị gen.
- Xét đời con XX: T- T = T – L vậy đực đời bố XAbY.
- Xét đời con XY: T – T = L – L < T – L = L – T vậy cái mẹ dị chéo XAbXaB
Tần số hoán vị = 7,5% x 2 = 15%
SĐL: F1: 	 XAbXaB ( f = 15%)	x 	XAbY
VD2: Lai ruồi cái cánh thường, mắt đỏ với ruồi đực cánh xoăn, mắt trắng. F1 được 100% cánh thường, mắt đỏ. F1 ngẫu phối được F2 với tỷ lệ như sau:
Ruồi đực
Ruồi cái
Cánh xoăn, mắt đỏ
50
0
Cánh thường, mắt đỏ
150
402
Cánh xoăn, mắt trắng
150
0
Cánh thường, mắt trắng
50
0
	Xác định quy luật di truyền của 2 tính trạng. Viết sơ đồ lai từ P → F2. 
Giải: 
- Tỉ lệ rút gọn kiểu hình ở F2: (chú ý cân bằng tỉ lệ giới tính đực : cái = 1: 1)
Cái: 8 bình thường – đỏ; đực 3 bình thường : đỏ ; 3 đực xoăn – trắng : 1 đực xoăn đỏ : 1 đực xoăn - trắng.
- Xét riêng từng tính trạng ở F2: 
+ Xét tính trạng hình dạng cánh: 3 bình thường : 1 xoăn (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật di truyền gen trên X
 SĐL: F1: 	 XAXa	x 	XAY
+ Xét tính trạng màu sắc: 3 đỏ : 1 trắng (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật di truyền gen trên X
 SĐL: F1: 	 XBXb	x 	XBY
+ Xét chung 2 tính trạng: Đề bài khác tỉ lệ lý thuyết (3:1) (3:1) vậy xảy ra hoán vị gen.
+ Xét cái đời F2: 100% T – T vậy đực đời F1 XABY
+ Xét đực đời con: T – T = L – L > L – T = T – L vậy cái F1 dị đều XABXab
Tần số hoán vị = = 0,4
SĐL: F1:	XABXab	(f = 0,4)	x	XABY
VD3: Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ, gen a qui định mắt trắng ; gen B qui định cánh xẻ và gen b qui định cánh thường. Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh xẻ với ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh xẻ đã thu được F1 ruồi cái 100% mắt đỏ, cánh xẻ ; ruồi đực gồm có 40% đực mắt đỏ, cánh thường : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ : 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường. Xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen nếu có.	
Giải: 
- Quy ước A đỏ > a trắng; B cánh xẻ > b cánh bình thường
- Tỉ lệ rút gọn kiểu hình ở F2:
Cái: 100% đỏ - xẻ; 40% đực đỏ - bình thường : 40% đực trắng – xẻ : 10% đực mắt đỏ - cánh xẻ : 10% trắng – bình thường.
- Xét riêng từng tính trạng ở F2: 
+ Xét tính trạng hình dạng cánh: 3 đỏ : 1 trắng (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật di truyền gen trên X
 SĐL: F1: 	 XAXa	x 	XAY
+ Xét tính trạng màu sắc: 3 xẻ : 1 bình thường (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật di truyền gen trên X
 SĐL: F1: 	 XBXb	x 	XBY
+ Xét chung 2 tính trạng: Đề bài khác tỉ lệ lý thuyết (3:1) (3:1) vậy xảy ra hoán vị gen.
+ Xét cái đời F2: 100% T – T vậy đực đời F1 XABY
+ Xét đực đời con: T – T = L – L < L – T = T – L vậy cái F1 dị chéo XAbXaB
Tần số hoán vị = 10% x 2 = 20%
SĐL: F1:	XAbXaB	(f = 20%)	x	XABY
VD 4: Lai ruồi giấm thuần chủng: cái mắt đỏ - cánh bình thường với đực mắt trắng-cánh xẻ được F1 100% đỏ - bình thường. Cho F1 lai với nhau được F2: Cái: 300 đỏ - bình thường; đực 135 đỏ - bình thường : 135 trắng - xẻ : 14 đỏ - xẻ : 16 trắng- bình thường.
1. Biện luận và xác định các quy luật di truyền chi phối các phép lai trên
2. Viết SĐL P đến F2 . Biết 1 gen quy định 1 tính trạng 
Giải: 
- Quy ước A đỏ > a trắng; B cánh xẻ > b cánh bình thường
- Tỉ lệ rút gọn kiểu hình ở F2:
Cái: 100% đỏ - xẻ; 45% đực đỏ - bình thường : 45% đực trắng – xẻ : 5% đực mắt đỏ - cánh xẻ : 5% trắng – bình thường.
- Xét riêng từng tính trạng ở F2: 
+ Xét tính trạng hình dạng cánh: 3 đỏ : 1 trắng (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật di truyền gen trên X
 SĐL: F1: 	 XAXa	x 	XAY
+ Xét tính trạng màu sắc: 3 xẻ : 1 bình thường (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật di truyền gen trên X
 SĐL: F1: 	 XBXb	x 	XBY
+ Xét chung 2 tính trạng: Đề bài khác tỉ lệ lý thuyết (3:1) (3:1) vậy xảy ra hoán vị gen.
+ Xét cái đời F2: 100% T – T vậy đực đời F1 XABY
+ Xét đực đời con: T – T = L – L >L – T = T – L vậy cái F1 dị đều XABXab
Tần số hoán vị = 5% x 2 = 10%
SĐL: F1:	XABXab	(f = 10%)	x	XABY
* Dạng 2: Phương pháp giải toán tích hợp liên kết gen và di truyền liên kết với giới tính
+ Các bước:
- Bước 1: Rút gọn tỉ lệ của đề bài (chú ý cân bằng tỉ lệ giới tính 1 đực : 1 cái)
- Bước 2: Xét riêng từng tính trạng tìm quy luật di truyền chi phối, quy ước, SĐL.
- Bước 3: Xét chung 2 tính trạng đồng thời:
 Tỉ lệ rút gọn đề bài < lý thuyết (tích tỉ lệ xét riêng từng tính trạng)
Dựa quy luật di trền chéo tìm kiểu gen đời bố mẹ
+ Xét XY đời con suy ra kiểu gen XX đời bố mẹ.
+ Xét XX đời con suy ra kiểu gen XY đời bố mẹ.
- Bước 4: Viết SĐL
+ Ví dụ minh họa
VD1: Khi khảo sát tính trạng di truyền màu mắt và hình dạng cánh của ruồi giấm. Đem lai bố mẹ thuần chủng thu được F1 100% mắt đỏ - cánh bình thường. Cho F1 giao phối thu được F2: 198 đực mắt đỏ - bình thường : 402 cái mắt đỏ- bình thường: 201 đực mắt trắng – xẻ. Biện luận viết SĐL. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng.
Giải: 
- Quy ước: A mắt đỏ > a mắt trắng ; B cánh bình thường > b cánh xẻ
- Rút gọn tỉ lệ đề bài ở F2:
 2 cái đỏ - bình thường : 1 đực đỏ bình thường : 1 đực trắng bình thường = 4 tổ hợp
- Xét riêng từng tính trạng ở F2:
+ Xét tính trạng màu mắt: 3 đỏ : 1 trắng (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật gen trên X không alen tương ứng trên Y.
SĐL: F1: 	 XAXa	x 	XAY
+ Xét tính trạng cánh: + Xét tính trạng màu mắt: 3 bình thường : 1 xẻ (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật gen trên X không alen tương ứng trên Y.
SĐL: F1: 	 XBXb	x 	XBY
+ Xét chung 2 tính trạng: đề bài = 4 tổ hợp < lý thuyết (3:1) (3: 1) vậy 2 tính trạng xảy ra liên kết gen trên X.
+ Xét đực đỏ - bình thường ở F2: XABY nhận giao tử XAB từ cái F1, vậy cái F1 dị đều
SĐL: F1: 	 XABXab	x 	XABY
VD2: ở 1 loài côn trùng khi lai P thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối thu được F2: Cái: 1003 cao – cánh dại: 996 cao – cánh đột biến. Đực: 997 cao – cánh đột biến: 1002 thấp – cánh dại. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng; cánh dại trội so cánh đột biến. Biện luận viết SĐL.
Giải:
- Tỉ lệ rút gọn kiểu hình ở F2: cái 1 cao – dại : 1 cái cao đột biến : 1 đực cao đột biến : 1 đực thấp – dại = 4 tổ hợp
- Xét riêng từng tính trạng ở F2:
+ Xét tính trạng chiều cao: 3 cao : 1 thấp (đực) tính trạng phân bố không đều ở 2 giới tuân theo quy luật gen trên X không alen tương ứng trên Y.
SĐL: F1: 	 XAXa	x 	XAY
+ Xét tính trạng cấu tạo cánh: 1 dại : 1 đột biến phân bố đều ở 2 giới tuân theo quy luật Menđel. Quy ước B dại > b đột biến.
SĐL: F1: 	Bb	x 	bb
+ Xét chung 2 tính trạng: Đề bài 4 tổ hợp < lý thuyết (3: 1) (1: 1) Vậy 2 tính trạng xảy ra liên kết gen trên NST giới tính X.
+ Xét đực thấp – dại XaBY đời F2 nhận giao tử XaB từ cái F1 vậy cái F1 dị chéo XAbXaB
	SĐL: F1: 	 XAbXaB	x 	XAbY
VD3: ở ruồi giấm khi lai Pt/c khác nhau về 3 cặp gen thu được F1 100% thân xám – cánh dài – mắt đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phối với cá thể khác thu được F2:
Cái: 10 con xám – cụt – đỏ: 20 con xám – dài – đỏ: 10 con đen – dài – đỏ
Đực: 5 xám – cụt – đỏ: 5 xám – cụt – lựu : 10 xám – dài – đỏ : 
 10 xám – dài – lựu : 5 đen – dài – đỏ: 5 đen – dài – lựu
Biện luận viết SĐL.
Giải: 
- Quy ước: A xám > a đen ; B cánh dài > b cánh cụt; D đỏ > trắng
- Rút gọn tỉ lệ đề bài ở F2:
Cái: 2 con xám – cụt – đỏ: 4 con xám – dài – đỏ: 2 con đen – dài – đỏ; Đực: 1 xám – cụt – đỏ: 1 xám – cụt – lựu : 2 xám – dài – đỏ : 2 xám – dài – lựu : 1 đen – dài – đỏ: 1 đen – dài – lựu = 16 tổ hợp.
- Xét riêng từng tính trạng ở F2:
+ Xét tính trạng màu thân: 3 xám : 1 đen tính trạ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_cac_bai_toan_tich_hop.doc
  • docBIA MOT SKKN.doc
  • docPHU LUC.doc