Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp môn Hóa học Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp môn Hóa học Lớp 9

1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.

1.1 Thực trạng ban đầu.

 Trong số các môn khoa học tự nhiên mà học sinh được học trong chương trình Trung học cơ sở thì Hoá học là môn khoa học mà học sinh được tiếp cận muộn nhất. Tới năm lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen với Hoá học. Là một môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất, nhưng thời gian học ngắn, mà lượng kiến thức tương đối nhiều nên Hoá học là một trong những môn học được học sinh coi là khó nhất. Với tâm lí học hoá học khó nên nhiều học sinh ngại học, đặc biệt là chưa biết cách phân loại từng dạng toán vì thế chất lượng môn học thường không cao. Dạng bài nhận biết các chất, học sinh cần phải được thực hành, phải được quan sát thực tế, vận dụng lý thuyết đã học thì mới hiểu được bản chất và khắc sâu được kiến thức, tuy nhiên dụng cụ và hóa chất cho các em học tập chưa nhiều và chưa đảm bảo để các em học tập, đây cũng là cái khó khăn của cả thầy và trò huyện Bảo Lâm nói chung và Trường PTDT Nội trú Bảo Lâm nói riêng.

 1. 2. Giải pháp đã sử dụng.

 Qua thăm dò thực tế tôi thấy rằng để các em hứng thú học tập môn này ngay sẽ rất khó, nên dùng giải pháp "Mưa dầm thấm lâu" kết hợp với dạy lí thuyết trên lớp với bài tập mẫu và giao thêm các bài tập tương tự với mức độ khó hơn cho học sinh về nhà rèn luyện.

 - Phân tích yêu cầu bài tập.

 - Giải các bài tập mẫu để nắm được trình tự các bước làm bài.

 - Giao thêm các bài tương tự ở mức độ khó hơn để Học sinh về nhà làm.

 

doc 12 trang hoathepmc36 26/02/2022 11962
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng.
	I. Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm
sinh
 Nơi công
 tác
Chức danh
Trình độ
 chuyên 
 môn 
Tỷ lệ(%) đóng góp vào tạo ra sáng kiến 
1
Nguyễn Văn Hùng
01/6/1982
Trường
PTDTNT
Bảo Lâm
Giáo Viên
Cao Đẳng
100 %
II. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Phương pháp giải bài tập nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp môn Hóa học 9"
III. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Không có)
IV. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng vào giảng dạy bộ môn Hóa học THCS
V. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Bắt đầu từ tháng 9 học kì 1 năm học 2020 - 2021.
VI. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
1.1 Thực trạng ban đầu. 
	Trong số các môn khoa học tự nhiên mà học sinh được học trong chương trình Trung học cơ sở thì Hoá học là môn khoa học mà học sinh được tiếp cận muộn nhất. Tới năm lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen với Hoá học. Là một môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất, nhưng thời gian học ngắn, mà lượng kiến thức tương đối nhiều nên Hoá học là một trong những môn học được học sinh coi là khó nhất. Với tâm lí học hoá học khó nên nhiều học sinh ngại học, đặc biệt là chưa biết cách phân loại từng dạng toán vì thế chất lượng môn học thường không cao. Dạng bài nhận biết các chất, học sinh cần phải được thực hành, phải được quan sát thực tế, vận dụng lý thuyết đã học thì mới hiểu được bản chất và khắc sâu được kiến thức, tuy nhiên dụng cụ và hóa chất cho các em học tập chưa nhiều và chưa đảm bảo để các em học tập, đây cũng là cái khó khăn của cả thầy và trò huyện Bảo Lâm nói chung và Trường PTDT Nội trú Bảo Lâm nói riêng.
	1. 2. Giải pháp đã sử dụng.
	Qua thăm dò thực tế tôi thấy rằng để các em hứng thú học tập môn này ngay sẽ rất khó, nên dùng giải pháp "Mưa dầm thấm lâu" kết hợp với dạy lí thuyết trên lớp với bài tập mẫu và giao thêm các bài tập tương tự với mức độ khó hơn cho học sinh về nhà rèn luyện.
	- Phân tích yêu cầu bài tập.
	- Giải các bài tập mẫu để nắm được trình tự các bước làm bài.
	- Giao thêm các bài tương tự ở mức độ khó hơn để Học sinh về nhà làm.
	2. Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả.
	2.1. Tính mới. 
	Sáng kiến “Phương pháp giải bài tập nhận biết môn Hóa học 9" chỉ là một dạng trong rất nhiều dạng toán của bộ môn Hóa học, mong muốn các em khi học dạng toán này sẽ hứng thú học tập bộ môn và yêu thích khoa học hơn.
 2.2. Tính sáng tạo:
- Để nâng cao hiệu quả chất lượng môn Hóa học, giáo viên phải lồng ghép các bài tập viết PTHH vào trong tiết học, giúp học sinh khắc sâu ghi nhớ kiến thức. Muốn như vậy thì cả thầy và trò đều phải cố gắng và nỗ lực hết mình đồng thời phải có lòng yêu thích bộ môn.
- Đối với giáo viên: Phải tìm ra cách giải hay và ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ hiểu, dễ áp dụng. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp, gợi ý giải các dạng bài tập về nhận biết hóa học.
- Đối với học sinh: Cần tập chung chú ý nghe giảng, tự giác phát huy tính sáng tạo, chăm chỉ học tập, hình thành nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến. Đặc biệt cần phải nhớ lí thuyết, phân biệt được các chất cần nhận biết là chất rắn, chất lỏng hay chất khí để khi làm bài đưa ra những giải pháp cho phù hợp.
Sau đây là một số phương pháp giải đối với dạng bài tập này:
A. DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT CÁC CHẤT
	1. Nhận biết các chất dựa vào tính chất vật lý.
	- Loại bài tập này học sinh có thể dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất cần nhận biết như: màu sắc, mùi vị, khối lượng riêng, tính tan trong nước, trong dung dịch ...
	- Dựa vào các tính chất đặc trưng của các chất như: O2 làm tàn que đóm bùng cháy, CO2 không cháy, sắt bị nam châm hút, khí NH3 có mùi khai, khí H2S có mùi trứng thối,...
	Ví dụ 1: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt 2 chất bột: AgCl và AgNO3. 
	Giải:
	- Lấy một ít mỗi chất trên làm mẫu thử cho vào 2 ống nghiệm riêng biệt.
	- Cho nước vào 2 mẫu thử trên, chất bột nào tan trong nước là AgNO3, chất
nào không tan trong nước là AgCl.
	2. Nhận biết các chất dựa vào tính chất hóa học.
	Trường hợp 1: Nhận biết bằng thuốc thử tùy chọn.
	- Nhận biết các chất rắn:
	Với dạng bài tập này thông thường cho các chất rắn hòa tan vào nước, hoặc dung dịch axit, hoặc dung dịch bazơ sau đó tiến hành các bước nhận biết sản phẩm thu được. Có thể nhận biết qua việc những chất đó tan hoặc không tan
trong nước, phản ứng hay không phản ứng với các chất thử.
	Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn sau:
	a) CaO và CaCO3 
	b) Al, Fe và Ag
	Giải:
	a) Trích 2 mẫu thử vào 2 ống nghiệm, dùng nước nhỏ vào hai ống, lắc đều ống nào tan trong nước tỏa nhiệt là CaO, ống không tan trong nước là CaCO3
	PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2
	b) Trích 3 mẫu vào 3 ống nghiệm khác nhau.
	- Dùng dung dịch NaOH nhỏ vào 3 ống nghiệm, ống nào có khí thoát ra, ống nghiệm đó chứa kim loại nhôm (Al).
	PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 
	- Hai ống nghiệm còn lại dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng nhỏ vào, ống có khí thoát ra là sắt (Fe). Ống còn lại không có hiện tượng gì là bạc (Ag)
	PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
	- Nhận biết các chất khí:
	Với dạng bài tập này, tôi thường hướng dẫn các em nhận biết các khí đó bằng cách dùng giấy quỳ tím ẩm, hoặc dẫn các khí vào thuốc thử để nhận biết.
	Ví dụ 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí sau:
	a) HCl và O2 
	b) CH4 và C2H4 
	Giải:
	a) Dùng quỳ tím ẩm cho vào hai lọ khí, lọ nào làm quỳ tím ẩm hóa đỏ là lọ chứa khí HCl, lọ còn lại làm quỳ tím ẩm không đổi màu là lọ chứa khí O2.
	b) Dẫn lần lượt hai chất khí qua dung dịch Br2, chất nào làm mất màu dung Br2 chất đó là C2H4, chất không làm mất màu dung dịch Br2 chất đó là CH4 
	PTHH: C2H4 + Br2C2H4Br2
	- Nhận biết các chất trong dung dịch:
	Với dạng bài tập này, tôi thường hưỡng dẫn các em trích các mẫu chất ra ống nghiệm, sau đó cho thuốc thử vào để nhận biết.
	Ví dụ 1: Phân biệt 3 dung dịch trong suốt không mảu bị mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCl, H2SO4 và NaOH.
	Giải:
	- Lấy 3 chất trên, mỗi chất một ít để làm mẫu thử cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt:
	- Dùng quỳ tím cho vào 3 ống nghiệm: Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh đó là: NaOH. Còn lại 2 mẫu thử làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ đó là: HCl, H2SO4.
	- Dùng dung dịch BaCl2 cho vào hai mẫu thử còn lại, mẫu nào tại kết tủa trắng lọ đó là H2SO4, lọ còn lại không phản ứng là HCl.
	PTHH: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
	Ví dụ 2: Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH.
	Giải:
	Hai phương pháp hóa học khác nhau là:
	a) Dùng quỳ tím: axit CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ, còn dung dịch C2H5OH không làm đổi màu quỳ tím.
	b) Dùng Na2CO3 (hoặc CaCO3)
	- Dung dịch CH3COOH cho khí CO2 thoát ra.
	PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
	- Dung dịch C2H5OH không có phản ứng.
	Ví dụ 3: Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.
	Giải:
	Lấy mẫu thử cho từng chất và đánh số thứ tự:
	- Cho các mẫu thử tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3.
  	+ Chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ (có chất màu xám bám lên thành ống nghiệm)
	PTHH: C6H12O6 + Ag2O  C6H12O7 + 2Ag 
   	+ Còn lại là rượu etylic và saccarozơ.
	- Cho vào 2 mẫu thử dung dịch HCl, sau đó đun nóng tiến hành phản ứng thủy phân, lấy sản phẩm thủy phân đem tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
	- Sản phẩm nào tạo kết tủa trắng thì ban đầu là Saccarozo (Do saccarozo thủy phân ra glucozo và tham gia phản ứng tráng bạc tạo kết tủa Ag)
	- Không có hiện tượng thì ban đầu là rượu etylic
	Saccarozo  Glucozo + Fructozo
	Ví dụ 4: Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).
	a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.
	b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.
	Giải:
	a) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
	- Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:
	+ Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo
	PTHH: C6H12O6 + Ag2O  C6H12O7 + 2Ag 
	+ Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.
	b) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
	- Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm.
	+ Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH
	PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2 
	+ Chất còn lại không phản ứng là glucozơ
(Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch chuyển màu làm quỳ tím thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).
	Trường hợp 2: Nhận biết bằng thuốc thử quy định.
	- Với dạng bài tập này là tương đối khó với những học sinh ở mức độ trung bình. Trong trường hợp này đề bài không cho dùng nhiều thuốc thử mà chỉ dùng thuốc thử theo quy định.
	- Để giải quyết được dạng bài tập này, trước tiên đòi hỏi người giáo viên hướng cho học sinh biết tư duy, sâu chuỗi những chất cần nhận biết với thuốc thử, phải xác định thuốc thử có thể nhận biết được chất nào đó trong số các chất cần nhận biết. Từ đó sử dụng chất nhận biết ban đầu được làm thuốc thử để nhận biết các chất tiếp theo.
	Ví dụ 1: Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các lọ đựng hóa chất mất nhãn, không màu chứa các dung dịch sau: H2SO4, Na2SO4, BaCl2, NaCl.
	Giải:
	Ở ví dụ này, tôi tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
	- Trích 4 mẫu chất ra 4 ống nghiệm có đánh số 1,2,3,4 tương ứng với các lọ hóa chất mất nhãn.
	- Dùng quỳ tím nhúng vào 4 ống nghiệm đã được đánh số tương ứng, lọ nào là quỳ tím hóa đỏ là H2SO4, 3 lọ còn lại không có hiện tượng gì là: Na2SO4, BaCl2, NaCl.
	- Dùng H2SO4 vừa nhận biết được nhỏ vào 3 ống nghiệm còn lại kết quả thu được như sau: Na2SO4 (không phản ứng); BaCl2 (xuất hiện kết tủa trắng); NaCl (không phản ứng). Vì vậy ta nhận biết được BaCl2.
	- Dùng BaCl2 nhỏ vào 2 ống nghiệm còn lại, chất nào tạo kết tủa trắng là Na2SO4 và chất còn lại không phản ứng là NaCl.
	- Các phương trình phản ứng xảy ra:
	H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
	BaCl2 + Na2SO 4 BaSO4 + 2NaCl
	Ví dụ 2: Chỉ dùng một kim loại duy nhất. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2.
	Giải:
	Đối với bài này, tôi hướng dẫn cho học sinh sử dụng kim loại Ba để dùng làm thuốc thử để nhận biết dung dịch HCl.
	- Trích 4 mẫu thử ra ống nghiệm có đánh số 1,2,3,4 tương ứng với các lọ hóa chất mất nhãn.
	- Dùng Ba cho vào lần lượt 4 ống nghiệm trên. Lọ nào phản ứng có khí thoát ra, lọ đó là HCl.
	PTHH: Ba + 2HCl BaCl2 + H2
	- Dùng dung dịch HCl mới nhận biết được nhỏ vào 3 ống nghiệm còn lại là Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, ống nghiệm nào có khí thoát ra là Na2CO3, hai ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là Na2SO4, Ba(NO3)2.
	- Lấy sản phẩm thu được BaCl2 ở trên nhỏ vào 2 ống nghiệm còn lại Na2SO4, Ba(NO3)2, ống nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4, ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là Ba(NO3)2.
	Ví dụ 3: Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
	Giải:
	Cho hai khí vào hai bình có cùng thể tích, sau đó cho cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Bình không làm thay đổi màu dung dịch brom là CH4, bình làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.
	PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
	Ví dụ 4: Có ba lọ không nhãn đựng ba chất lỏng là: rượu etylic, axit axetic và dầu ăn tan trong rượu etylic. Chỉ dùng nước và quỳ tím, hãy phân biệt các chất lỏng trên.
	Giải:
	Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
	- Lần lượt nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử trên
    	+ Mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.
    	+ 2 mẫu còn lại không có hiện tượng gì.
	- Cho hai chất lỏng còn lại cho vào nước, chất nào tan hoàn toàn đó là rượu etylic, còn lại là hỗn hợp dầu ăn tan trong rượu etylic.
	Trường hợp 3: Nhận biết không có thuốc thử khác.
	- Trường hợp này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh bắt buộc phải lấy các chất cho phản ứng với nhau, sau đó tiến hành quan sát kết quả để tiến hành nhận biết.
	- Để tiện so sánh kết quả, ta nên kẻ bảng phản ứng. Khi ấy ứng với mỗi lọ sẽ có những hiện tượng phản ứng khác nhau, đây chính là cơ sở để phân biệt từng lọ.
	Ví dụ 1: Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các ống nghiệm mất nhãn đựng các dung dịch: MgCl2, BaCl2, H2SO4, K2CO3.
	Giải:
	Tiến hành kẻ bảng so sánh như sau:
MgCl2
BaCl2
H2SO4
K2CO3
MgCl2
0
0
x
x
BaCl2
0
0
x
x
H2SO4
0
x
0
x
K2CO3
x
x
x
0
	Ta tiến hành nhỏ lần lượt mỗi lọ vào 3 lọ còn lại, kết quả như sau:
	- Xuất hiện một kết tủa trắng lọ đem nhỏ vào các lọ còn lại là MgCl2.
	PTHH: MgCl2 + K2CO3 MgCO3 + 2KCl
	- Xuất hiện hai kết tủa trắng, lọ đem nhỏ vào các lọ còn lại là BaCl2.
	Các PTHH: 
	BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + HCl
	BaCl2 + K2CO3 BaCO3 + 2KCl
	- Cặp chất nào có khí thoát ra thì đó là K2CO3 và H2SO4.
	PTHH: K2CO3 + H2SO4 K2SO4 + CO2 + H2O
	- Dùng BaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào K2CO3 và H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, lọ còn lại không có hiện tượng gì là K2CO3.
	PTHH: BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
	Ví dụ 2: Không được dùng thêm thuốc thử, hãy phân biệt 3 dung dịch chứa trong 3 lọ mất nhãn: NaCl, AlCl3, NaOH. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ (nếu có).
	Giải:
	- Trích mẫu thử.
	- Lần lượt cho 1 mẫu thử tác dụng với các mẫu thử còn lại ta có kết quả như sau:
NaCl
AlCl3
NaOH
NaCl
0
0
0
AlCl3
0
0
Kết tủa trắng
NaOH
0
Kết tủa trắng
0
	- Dựa vào bảng trên ta thấy khi cho 1 mẫu thử nhỏ vừa đủ vào 2 mẫu thử còn lại ta thấy không lần nào xuất hiện kết tủa là NaCl. 
Có kết tủa trắng thì 2 chất đó là AlCl3 và NaOH.
	- Sau đó lấy 1 trong 2 chất AlCl3 và NaOH cho tiếp vào nếu thấy kết tủa tan ra thì chất cho tiếp vào đó là NaOH, ngược lại nếu kết tủa không tan ra thì chất cho tiếp vào đó là AlCl3.
  	Các PTHH:
            AlCl3 +  3NaOH  Al(OH)3 +  3NaCl 
            NaOH + Al(OH)3  NaAlO2   + 2H2O
B. DẠNG BÀI TẬP TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
Dạng 1: Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp
*Trường hợp 1: Đối với chất rắn.
Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng đồng (Cu) ra khỏi hỗn hợp gồm vụn đồng, vụn sắt và vụn kẽm.
Giải: Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl (dư), Sắt và Kẽm sẽ tan ra. Chất rắn còn lại không phản ứng chính là Đồng.
PTHH:         Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
                    Fe + 2HCl  FeCl2 +  H2
Lọc dung dịch thu chất rắn ta được Đồng
Ví dụ 2: Trình bày phương pháp hóa học để thu được MgO từ hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO.
Giải: 
- Nung nóng hỗn hợp 2 oxit rồi dẫn luồng khí H2 (dư) đi qua.
                    Fe2O3  +  3H2   2Fe + 3 H2O
                    MgO    +      H2          Không xảy ra phản ứng
- Hỗn hợp chất rắn thu được gồm: Fe và MgO, sau khi để nguội đem phản ứng với axit H2SO4 (đặc, nguội) dư thì chỉ có MgO tham gia phản ứng
                    MgO  +   H2SO4 (đ, ng)  MgSO4  +   H2O
- Lọc bỏ chất rắn (Fe), dung dịch thu được đem tác dụng với dung dịch NaOH (dư)
                    H2SO4    +    2NaOH   Na2SO4    +    2H2O
                    MgSO4    +   2NaOH  Mg(OH)2   +  Na2SO4
- Lọc thu kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được MgO
                    Mg(OH)2 MgO  +  H2O  
*Trường hợp 2: Đối với chất lỏng.
Ví dụ: Tách riêng NaCl ra khỏi dung dịch chứa NaCl và CaCl2.
* Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào tính chất hóa học của muối chọn chất X sao cho:
+ X tác dụng với CaCl2, không tác dụng với NaCl
+ Sản phẩm dễ tách khỏi NaCl, chất còn lại ta thu được NaCl
Giải: 
- Cho vào hỗn hợp trên dung dịch Na2CO3 khi đó CaCl2 sẽ phản ứng tạo ra kết tủa  CaCO3  còn NaCl không phản ứng. Ta lọc bỏ kết thu được NaCl.
- PTHH: CaCl2 + Na2CO3 CaCO3  + 2 NaCl
*Trường hợp 3: Đối với chất khí
Ví dụ Bài 3 (SGK tr 21 Hóa 9): Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2 và SO2. Làm thế nào có thể loại bỏ những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất? Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Lời giải:
Cho hỗn hợp khí CO, CO2, SO2 lội từ từ qua dung dịch Ca(OH)2. CO2 và SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo chất không tan CaCO3 và CaSO3 còn lại khí CO không tác dụng thoát ra.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O.
Dạng 2: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
Ví dụ: Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại ở dạng bột: Fe, Cu, Au. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp.
Giải:
  *Cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch HCl dư, chỉ có Fe bị tan ra do phản ứng:
          Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Lọc tách Cu và Au, phần nước lọc thu được là dung dịch FeCl2 và HCl (dư) cho tác dụng với dung dịch NaOH(dư) sẽ sinh ra kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2
    HCl + NaOH →  NaCl   +  H2O
    FeCl2 + 2NaOH →  Fe(OH)2 ¯   + 2NaCl
- Lọc lấy Fe(OH)2 rồi nung trong không khí:
	4Fe(OH)2 + O2   2Fe2O3   +   4H2O 
- Nung nóng Fe2O3 cho luồng khí Hidro đi qua ta thu được Fe:
          Fe2O3   + 3H2  2Fe  +  3H2O
*Hỗn hợp Cu và Au cho phản ứng với H2SO4 đặc, nóng (dư) chỉ có Cu tham gia phản ứng:
         Cu + 2H2SO4 (đ)  CuSO4 +  2H2O + SO2
- Lọc thu được Au (không tan trong H2SO4 đặc nóng).
- Phần nước lọc cho phản ứng với dung dịch NaOH(dư) sẽ sinh ra kết tủa xanh Cu(OH)2.
     	H2SO4  +  2NaOH →   Na2SO4  +  2H2O
     	CuSO4 + 2NaOH →  Cu(OH)2   +  Na2SO4
- Lọc lấy Cu(OH)2 rồi nung ở nhiệt độ cao được CuO
          Cu(OH)2  CuO  +  H2O.
- Nung nóng CuO rồi cho luồng khí H2 đi qua ta được Cu.
	CuO + H2  Cu  +  H2O
2.3. Hiệu quả của sáng kiến. Qua một học kì áp dụng sáng kiến “Phương pháp giải bài tập nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp môn Hóa học 9” vào thực tế giảng dạy cho học sinh trường PTDT Nội Trú Bảo Lâm, tôi đã có được những kết quả trước và sau khi áp dụng như sau.
* Kết quả khảo sát trước khi áp dụng:
Khối 9
Khá/giỏi (%)
TB (%)
Yếu (%)
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Tổng số: 59
09
15,3
45
76,3
05
8,4
* Kết quả trong học kì I:
Môn
Khối lớp 
TS HS
Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Hóa học
9
59
11
18,6
43
72,9
04
6,8
01
1,7
0
Dựa vào bảng kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến trên cho thấy số lượng học sinh khá giỏi tăng lên đồng thời số học sinh yếu giảm đi. Qua đó học sinh có hứng thú học tập bộ môn hơn.
VII. Những thông tin cần được bảo mật (Không có)
VIII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
 Sáng kiến này được xây dựng chủ yếu là các bài tập nhận biết trong sách giáo khoa Hóa học 9 và sách nâng cao hóa học 9 cho nên để áp dụng sáng kiến này giáo viên và học sinh cần đọc kĩ nội dung xác định yêu cầu bài toán sau đó phân tích, vận dụng những kiến thức đã học về chất đó như (tính chất vật lí, tính chất hóa học) để giải bài toán một cách khoa học nhất.
 Giáo viên phải luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi vốn kiến thức của mình để giúp học sinh luyện tập và tìm ra cho mình phương pháp học tập tốt nhất, phù hợp với đối tượng học sinh. Từ đó các em sẽ ham học và yêu thích môn học để chất lượng học tập được nâng lên.
IX. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến.
	 Sáng kiến mới được áp dụng lần đầu trong năm học 2020 - 2021. Tôi hi vọng rằng khi áp dụng vào thực tế số lượng học sinh khá giỏi sẽ tăng lên, số học sinh yếu, kém sẽ không còn nữa và sáng kiến của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi trong các bạn bè đồng nghiệp. Điều mong muốn nhất là các em Học sinh sẽ hứng thú và yêu thích với môn học hơn.
X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử. (không có)
XI. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. (không có)
	Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được qua quá trình giảng dạy, sáng kiến này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_bai_tap_nhan_biet_va.doc