Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Phổ thông dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Bắc Hà

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Phổ thông dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Bắc Hà

Cơ sở lí luận của vấn đề

 Nếu như trong một trường học, người Hiệu trưởng được coi là có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của đội ngũ CBGV nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm.

 Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng.

 Đội ngũ GVCN là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt.

 Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của nhà trường được xây dựng và giữ gìn không phải do một hai cá nhân CBGV hay do một nhóm học sinh, một hai lớp học, mà là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể CBGV- HS nhà trường qua các thế hệ.

 Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt.

 

doc 26 trang cuonglanz2a 10095
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Phổ thông dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Bắc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Xã hội ngày càng phát triển càng yêu cầu cao về sự toàn diện của con người cả về tài lẫn đức. Lịch sử đã chứng minh tầm quan trọng của hai yếu tố tài và đức trong việc hình thành nhân cách con người. Đặc biệt là trong xã hội hiện nay để hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, lối sống cho các em học sinh sự thì đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Làm nên môi trường giáo dục đó phải kể đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
	Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với các em học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các em học sinh. Điều đó đặt ra yêu câu giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, các đoàn thể nhà trường, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, rèn luyện, lao động... để làm tốt công tác dạy - học - giáo dục học sinh trong lớp phụ trách.
	Hơn nữa, học sinh của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà, là con em các dân tộc của Huyện Bắc Hà về đây học tập. Xa gia đình, xa bố mẹ từ khi mới tròn 10 tuổi đầu, chính vì vậy các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò là người mẹ, người chị thứ hai của các em, thay cha mẹ chăm sóc cho các em từ bữa ăn, giấc ngủ đến cách làm vệ sinh, cách sống trong tập thể cũng như cách học tập. Một tập thể lớp có vững mạnh hay không phụ thuộc vào cách thức tổ chức, quản lí các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm là người vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể cho lớp mình về học tập, lao động vệ sinh, ăn ở, nội vụ kí túc xá ... bám sát theo kế hoạch chung của nhà trường. Trực tiếp tổ chức, đôn đốc, nhắc nhở, động viên, kiểm tra và giám sát các hoạt động đó. Bởi vậy, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục toàn diện học sinh ở trường dân tộc nội trú Bắc Hà.
	Nhận thấy vị trí quan trọng đó, sau nhiều năm tham gia công tác chủ nhiệm lớp và luôn mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, năm học 2013-2014 này bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm: "Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà".
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 	Nếu như trong một trường học, người Hiệu trưởng được coi là có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của đội ngũ CBGV nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm.
    	Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng.
	Đội ngũ GVCN là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt.
   	Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của nhà trường được xây dựng và giữ gìn không phải do một hai cá nhân CBGV hay do một nhóm học sinh, một hai lớp học, mà là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể CBGV- HS nhà trường qua các thế hệ.	
	Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt.
II. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà.
	Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh; Nhận thức rõ vai trò quan trọng của gáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh, tại hướng dẫn số 5289/ BGD ĐT - GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo; hướng dẫn số 1834/ SGD & ĐT – GDTrH   ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Sở GD & ĐT Thái Nguyên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 nêu rõ: “Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học; chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn; tăng cường vai trò và các hoạt động của tổ bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện quản lý học sinh”.
	1. Đối với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm
	Với vị trí quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, trong những năm học qua BGH Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà rất chú trọng tới nội dung này. Ngay từ đầu năm học BGH đã họp thống nhất với các tổ chuyên môn để lựa chọn và giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp một cách cụ thể cho từng giáo viên. Chính vì vậy, công tác chủ nhiệm của nhà trường về cơ bản ổn định, không có học sinh vi phạm đạo đức lớn.
	Năm học 2012-2013, nhà trường có 14 lớp với hai cấp học THCS&THPT, trong đó có 4 đạt lớp tiên tiến theo thứ tự là: 9B, 8A, 11B, 6B do cô giáo Lý Thị Gánh, Hoàng Thị Thêm, Nguyễn Hải Yến và Vũ Thị Khanh chủ nhiệm.
	Năm học 2013-2014, nhà trường tiếp tục duy trì 14 lớp trên và đặt ra mục tiêu: 
 	- Về hạnh kiểm: phấn đấu có 100 % học sinh xếp đạo đức loại khá và tốt.
	- Về học lực: 100% từ TB trở lên trong đó Giỏi đạt 3,5 %, khá chiếm 50%. Trong đó tỷ lệ lên lớp đạt 100%; tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT = 100%; tỷ lệ tuyển sinh: 100% HS vào học THPT (trong đó có 35 HS được tuyển vào học các trường PTDT nội trú THPT), tuyển sinh đại học có 30% HS đỗ đại học (20 học sinh) điểm bình quân tăng lên 13 điểm.
	Với những mục tiêu đã đề ra trên, sự đóng góp của giáo viên chủ nhiệm là không hề nhỏ. Đặc biệt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường đa số là những giáo viên nhiệt tình trong công tác, quan tâm gần gũi, sát xao với các hoạt động của lớp... Nhiều thuận lợi song bên cạnh đó, đa số giáo viên chủ nhiệm của nhà trường là những cô giáo tuổi đời còn rất trẻ, tuổi đời, tuổi nghề và kinh nghiệm đều còn nhiều hạn chế nên gặp không ít khó khăn trong công tác. Vẫn còn một số giáo viên chủ nhiệm còn thụ động, chưa nhiệt tình với công việc, chưa thật yêu nghề, gắn bó với học sinh... nên kết quả thi đua chung của các lớp chưa đều giữa các tuần, các tháng; vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy kí túc xá.
	2. Đối với học sinh
	Trên 99% học sinh trong trường là con em các dân tộc ít người trên địa bàn nên có nhiều thuận lợi cho công tác chủ nhiệm của chúng tôi là: Đa số các em đều rất ngoan và chấp hành rất nghiêm túc nội quy trường lớp, kí túc xá; đoàn kết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều em có nhận thức rất tốt về vai trò quan trọng của việc học tập và rèn luyện nên đạt kết quả học tập cao trong các năm học, các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi đỗ vào lớp 10 các Trường THPT Nội trú của tỉnh và huyện (học sinh THCS) cũng như các trường Cao dẳng đại học (học sinh lớp 12).
	Song bên cạnh đó cũng còn những khó khăn mà đội ngũ giáo viên chủ nhiệm gặp phải về phía học sinh. Đó là, các em còn thụ động trong học tập, hạn chế về các kĩ năng sống, còn rất rụt rè, xấu hổ khi tiếp xúc với các bạn, với giáo viên. Còn nhiều em có biểu hiện đạo đức xấu, thường xuyên vi phạm nội quy trường, lớp, kí túc xá; không tích cực trong học tập và rèn luyện; tự ý bỏ về nhà không xin phép giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường.
III. Một số biện pháp áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp	
	Trong hai năm học 2012-2013 và 2013-2014, tôi được nhà trường giao cho nhiệm vụ là chủ nhiệm lớp 9B. Đối tượng học sinh lớp 8, 9 là các em đang ở tuổi dạy thì, người lớn chưa phải, trẻ con cũng không còn. Vì vậy, diễn biến tâm lí của các em chưa ổn định, các em thích khẳng định mình, thích được quan tâm nhưng cũng rất nhạy cảm khi bị mắng, bị thầy cô, cha mẹ nhắc nhở nhiều. Nói chung, các em đang ở độ tuổi rất nhạy cảm mà đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm của trường nội trú. 
	Trong quá trình chủ nhiệm, tôi đã áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
1. Giáo viên chủ nhiệm thực sự là người mẹ, người chị thứ hai của các em.
	Với đặc thù học sinh của trường và lớp tôi chủ nhiệm là các em ăn ở tập trung, sống xa gia đình, không nhận được sự quan tâm dạy dỗ trực tiếp từ bố mẹ, nên vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường Nội trú là cực kì quan trọng. Vì hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm là người có điều kiện được gần gũi, làm việc, trao đổi với các em học sinh nhiều hơn cả. 
	Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy trách nhiệm của mình hết sức quan trọng nhằm góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh. Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số ít buổi đó thì giáo viên sẽ khó khăn để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em. 
	Một đặc điểm hạn chế của học sinh dân tộc thiểu số là đa số các em đều rất nhút nhát, rụt rè, ngại bộc lộ. Chính vì vậy, muốn nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em không phải là dễ. Để khuyến khích các em chia sẻ, tâm sự tôi đã sử dụng biện pháp là cho các em viết thư cho giáo viên chủ nhiệm. Đầu năm tôi chia sẻ với các em: có việc gì đó khó nói, khó giải quyết, không muốn cho nhiều bạn biết mà muốn hỏi cô nhưng ngại thì có thể viết ra giấy cho cô. Sau khi nhận được những lá thư ngắn đó, tôi sẽ gặp riêng em học sinh này để trao đổi hoặc tôi sẽ viết và gửi lại cho các em ý kiến, lời khuyên của mình; và tất nhiên đây là bí mật giữa cô và trò. Với cách này, tôi đã nhận được khá nhiều sự chia sẻ của các em và khuyến khích được nhiều hơn ở các em tinh thần trao đổi, bộc lộ tâm tư tình cảm. 
	Sự quan tâm thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm không phải chỉ tạo sự gần gũi, thân thiện với các em mà còn tạo nên một nền nết chung về kỉ luật. Quan tâm, gần gũi nhưng cũng phải thật nghiêm khắc. Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã cùng với cán sự lớp và tập thể lớp xây dựng thống nhất nghị quyết lớp với những nội quy cụ thể về khen thưởng, kỉ luật đối với từng thành viên. Trên cơ sở đó, trong quá trình năm học, những em nào mắc phải các lỗi vi phạm đều phải nghiêm túc thực hiện phạt theo nghị quyết lớp đã đề ra từ đầu năm.	
2. Điều tra nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh ngay từ đầu năm học.
	- Trước hết tôi khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ và qua học sinh trong lớp.
	- Sau đó tôi cho học sinh làm lý lịch, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh sống của gia đình, gia đình có mấy anh chị em đang học tập, đồng thời điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước.
	- Bám vào kết quả năm học cũ và kết quả khảo sát đầu năm tôi tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
+ Học sinh các biệt về đạo đức.
+ Học sinh yếu về học tập (Năm học 2012-2013 lớp tôi có 1 em; năm học 2013-2014 có 02 em).
+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.
- Đối với mỗi đối tượng này, tôi tiến hành tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm các biện pháp hợp lí nhất để tác động. Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
3. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp - Đội ngũ giúp việc đắc lực cho GVCN.
	Là trường Nội trú, mọi hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt ăn, ở đều tập trung ở trường nên công tác tự quản của lớp là rất cần thiết và quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm nào xây dựng được đội ngũ ban cán sự lớp tự quan tốt là một việc làm góp phần làm nên thành quả thi đua lớn của lớp chủ nhiệm.
	Vì vậy, để lớp được đi vào nề nếp sớm thì ngay từ đầu năm, tôi đã xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp là những em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy tín, gương mẫu do chính các em bầu ra. Sau đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó.
	- Lớp trưởng phải chịu mọi mặt của lớp, phụ trách phong trào chung. 
	- Lớp phó học tập chịu trách nhiệm quán xuyến về mảng học tập, đôn đốc các tổ trưởng, nhóm trưởng kiểm tra tinh hình học bài và làm bài tập. 
	- Lớp phó văn thể mỹ phụ trách các phong trào văn nghệ và các hoạt động phong trào. 
	- Lớp phó lao động quản lý lớp khi lớp thực hiện nhiệm vụ lao động vệ sinh trường lớp (công việc trực tuần, làm vệ sinh chuyên, làm vệ sinh nhà vệ sinh khu lớp học) cũng như phân công của Ban lao động nhà trường.
	Ngoài ra tôi còn bầu Ban cán sự bộ môn của lớp để giải quyết những vấn đề khó trong các môn học. Thêm vào đó tôi còn chọn một em theo dõi các hoạt động của các bạn trong lớp để báo cáo riêng cho mình. Vì tôi nghĩ ở lứa tuổi này các em đang phát triển sang lứa tuổi trưởng thành, có một số em còn bao che thậm chí không dám phê bình trước lớp. Do đó, chính ban cán sự  lớp nắm bắt rất rõ về tình hình những mặt của lớp mình. 
	Để theo dõi và nắm tình hình của lớp tôi thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp để kịp thời nắm bắt thông tin cũng như những thay đổi của lớp để đề ra biện pháp xử lý kịp thời.
4. Nâng cao ý thức tự giác của học sinh trong học tập và rèn luyện
(Đây là nội dung quan trọng mà tôi giành nhiều thời gian nhất đối với công tác chủ nhiệm lớp)
	Một học sinh chấp hành tốt nội quy nhà trường, lớp học có quan hệ hòa nhã với bạn bè... hay không theo tôi trước hết đó phải là học sinh có ý thức tốt trong học tập. Đúng như phương châm "Dạy chữ để dạy người", tôi tâm niệm học sinh học khá giỏi trước hết là học sinh ngoan.
	Để đạt được kết quả các giờ học chính khóa cao thì ý thức tự giác trong các giờ tự học là rất cần thiết. Đặc biệt với mô hình nhà trường, các em ăn ở nội trú, không có hoặc rất ít có được sự nhắc nhở, quán xuyến thường xuyên của cha mẹ, chủ yếu là thầy cô giảng dạy giờ chính khóa trên lớp vào buổi sáng và một số buổi chiều dạy thêm buổi hai, nên giờ tự học, ý thức tự học của học sinh là điều cốt yếu nhất giúp các em có thể học tập tốt. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả các giờ tự học tôi đã áp dụng một số bước:
	a, Phân công cán sự bộ môn (đối với 8 môn cơ bản)
	Năm học 2012-2013, cán sự các môn của lớp 9B gồm các em:
STT
Bộ môn
Họ và tên học sinh 
1
Toán
Bàn Văn Giang
2
Lý
Lâm Thị Thương
3
Hóa
Lý Seo Sà
4
Sinh
Lù Thị Yến
5
Văn
Nùng Thị Vinh
6
Sử
Bàn Văn Giang
7
Địa
Ma Seo Nhà
8
Ngoại ngữ
Lý Thị Hoa
	Năm học 2013-2014 này, tôi cũng xây dựng đội ngũ cán sự các môn của lớp 9B gồm các em:
STT
Bộ môn
Họ và tên học sinh
1
Toán
Vàng Thị Nguyệt
2
Lý
Nguyễn Xuân Quyền
3
Hóa
Ly Thị Pằng
4
Sinh
Phàn Văn Lợi
5
Văn
Vàng Thị Hiền
6
Sử
Giàng Seo Hồ
7
Địa
Triệu Xuân Vười
8
Ngoại ngữ
Vàng Thị Hiền
	Đội ngũ cán sự các môn trên phải nắm chắc nội dung yêu cầu học tập của môn mình phụ trách để nhắc nhở các bạn trong lớp học bài, làm các bài tập và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu định hướng của giáo viên bộ môn. Ngoài ra, cán sự môn còn chịu trách nhiệm ghi chép những vướng mắc, băn khoăn của các bạn trong lớp về môn học để báo cáo, trao đổi với giáo viên bộ môn đó sau đó về giải đáp cho các bạn trong lớp.
	Cuối giờ tự học buổi tối, cán sự môn phối hợp với nhóm trưởng các nhóm kiểm tra nội dung học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài của các bạn trong từng nhóm cũng như cả lớp.
	b, Lập thời gian biểu cụ thể cho từng ngày (vào các giờ tự học buổi chiều và buổi tối)
	Công việc này tôi giao cho lớp trưởng, lớp phó học tập và cán sự các môn lập bám sát theo thời khóa biểu chính khóa của buổi học hôm sau. (Phụ lục 4+5)
	Thời gian biểu lập nên tương ứng với thời gian biểu của buổi học ngày hôm sau và có sự thay đổi, bổ sung phù hợp với thời khóa biểu nhà trường. Việc lập thời gian biểu cụ thể như vậy có nhiều ưu điểm là cùng lúc các em trong lớp đều học cùng một môn thì có thể cùng trao đổi để tìm ra phương án giải bài tập hay, nhanh và kiểm tra chéo nhau về việc làm bài tập cũng như học bài. Mặt khác, việc yêu cầu các em học theo thời gian biểu cũng giúp cho giáo viên có thể kểm soát được một cách dễ dàng tình trạng một số học sinh làm việc riêng trong giờ tự học. Tuy nhiên tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các em tránh trường hợp sao chép bài của nhau vì có những học sinh lười học, lười làm bài tập nên sẽ tranh thủ lúc các bạn làm mà chép bài tập các bạn để rồi không hiểu gì dù là có đủ bài tập cô giao.
	c, Chia nhóm nhỏ trong học tập 
	Để thuận lợi cho việc kiểm tra và giám sát các học sinh học tập một cách hiệu quả, tôi chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử một trưởng nhóm giúp việc cho cán sự môn học cũng như lớp phó học tập.
	Cuối giờ tự học của mỗi buổi và vào giờ truy bài buổi sáng, nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với cán sự môn học và lớp phó học tập kiểm tra việc học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. Hoặc có thể linh hoạt, lớp phó học tập sẽ nắm bắt tình hình học tập của các thành viên trong lớp thông qua sự báo cáo của nhóm trưởng. 
5. Đổi mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docnang_cao_ket_qua_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong_pho_thong_d.doc
  • docBẢN TÓM TẮT HIỆU QUẢ SKKN- Gánh.doc