Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ Ngữ văn Trung học Phổ thông thông qua việc đổi mới hoạt động củng cố - Dặn dò

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ Ngữ văn Trung học Phổ thông thông qua việc đổi mới hoạt động củng cố - Dặn dò

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Theo thống nhất của lớp Ngữ Văn bồi dưỡng hè các năm vừa qua do Sở Giáo dục và dào tạo Lào Cai tổ chức, việc thực hiện một tiết dạy 45 phút trên lớp theo yêu cầu phản tuân thủ các bước sau

Bước 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ) : Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp, ổn định tình hình trong lớp cho nghiêm trang, ngay ngắn

Bước 2. Kiểm tra bài cũ ( 3- 5 phút ) : Giáo viên gọi học sinh lên bảng trả kiểm tra phát vấn trả lời miệng hoặc làm bài tập lên bảng, kết hợp kiểm tra vở ghi và vở soạn bài của học sinh. Theo đặc thù một số bài học, có thể lồng ghép việc kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới của học sinh trong quá trình học bài mới.

Bước 3. Bài mới ( 30 phút )

- Khởi động ( 1- 2 phút) Giới thiệu mục đích bài học, dẫn dắt tạo tâm thế hào hứng học tập cho học sinh

- Tìm hiểu bài ( 28 phút ) Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiều bài học, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng theo yêu cầu

Bước 4. Củng cố - dặn dò ( 5 phút )

- Củng cố ( 4 phút ) : Khái quát, nhấn mạnh, khắc sâu nội dung trọng tâm bài học

- Dặn dò ( 1 phút ) : dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị các nội dung cho tiết học tiếp theo

Bước 5. Nhận xét rút kinh nghiệm : sau tiết dạy, giáo viên tự nhận xét về những thành công và tồn tại của tiết dạy, hướng phát huy và khắc phục.

Việc tuân thủ đúng các bước lên lớp là một việc rất quan trọng, đảm bảo cho tiết học diễn ra khoa học, hiệu quả. Các bước lên lớp trên đều có hiệu quả và mục đích riêng, phục vụ cho mục tiêu chung của tiết dạy và môn học.

 

doc 23 trang cuonglanz2a 4881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ Ngữ văn Trung học Phổ thông thông qua việc đổi mới hoạt động củng cố - Dặn dò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 SI MA CAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ NGỮ VĂN THPT
THÔNG QUA VIỆC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - DẶN DÒ
	Môn: Ngữ Văn
	Tác giả: Vi Thị Huế
 Giáo viên môn : Ngữ Văn
 Chức vụ : TTCM
\
Năm học 2013 - 2014
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Lí do chọn đề tài
3
2
Mục đích nghiên cứu
4
3
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm
4
4
Phương pháp nghiên cứu
5
5
Thời gian nghiên cứu
5
II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1
Cơ sở lí luận
6
2
Cơ sở thực tiễn
7
3
Giải pháp thực hiện đề tài
7
3.1
Đổi mới hoạt động củng cố
7
3.1.1
Củng cố bằng tác phẩm thơ nổi tiếng có liên quan
8
3.1.2
Củng cố bằng sơ đồ
10
3.1.3
Củng cố bằng trò chơi trắc nghiệm
12
3.1.3
Củng cố bằng bài hát, trích đoạn phim, clip ngắn
14
3.2
Đổi mới hoạt động dặn dò
16
3.2.1
Giao yêu cầu soạn bài bằng phiếu học tập
16
3.2.2
Giao bài tập theo nhóm
19
4
Hiệu quả của SKKN
20
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Stt
Chữ cái viết tắt
Chú thích
1
SGK
Sách giáo khoa
2
GV
Giáo viên
3
HS
Học sinh
4
VHDG
Văn học dân gian
5
VHVN
Văn học Việt Nam
6
NXBGD
Nhà xuất bản Giáo dục
7
NXBĐHQG
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
8
THPT
Trung học phổ thông
I. PHẦN MỞI ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Hiện nay, thực tế học sinh không mấy hứng thú với việc học Văn, không thích theo khối C, không ham đọc các tác phẩm văn học ngày càng phổ biến. Người viết có thăm dò ý kiến 70 học sinh lớp 12 thuộc 3 nhóm đối tượng : khá, trung bình, yếu ( khối 12 không có học sinh học lục giỏi môn Ngữ Văn ) tại trường THPT số 1 Si Ma Cai với phiếu hỏi với 3 câu hỏi
1. Em có yêu thích học môn Ngữ Văn không ?
a. Rất thích
b. Bình thường
c. Không thích
2. Em tự nhận xét về mức độ hiểu bài của mình sau các tiết học Văn nói chung ?
a. Rất hiểu
b Bình thường
c Không hiểu mấy
3. Em đánh giá mức độ cần thiết của việc củng cố và dặn dò sau mỗi tiết học với việc hiểu bài của em ?
a. Rất cần
b Bình thường
c Không cần thiết
Riêng câu 3, em lí giải tại sao cho lựa chọn của mình :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kết quả nhận được là
STT
Nhóm học sinh
Số lượng
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Tỉ lệ thích học văn
Tỉ lệ thấy rất hiểu bài
Tỉ lệ thấy củng cố dặn dò quan trọng
A
b
c
a
b
C
A
b
c
1
Giỏi
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
2
Khá
15
11
3
1
7
8
0
12
3
0
73,3%
46,6%
80 %
3
Trung bình
37
10
17
10
6
15
16
25
4
8
27,0%
16,2%
67,5%
4
Yếu
18
3
10
5
0
7
11
10
4
4
16,6%
0 %
55,5 %
5
Tổng
70
24
30
16
23
23
16
1
7
62
38,9%
20,9%
67,6%
Từ con số thống kê khảo sát trên, người viết nhận thấy tỉ lệ học sinh thích học Ngữ Văn chỉ chiếm gần 40 %, tỉ lệ học sinh thấy rất hiểu bài chỉ chiếm khoảng 20 %. Số học sinh thấy phần củng cố dặn dò là rất quan trọng chiếm 67,6% , nhưng nhiều giáo viên lại không chú trọng, thậm chí là bỏ qua phần này khi hết giờ. Học sinh không hiểu bài nên không càng chán học hơn. Qua đó cho thấy thực trạng chung của việc dạy học bộ môn Ngữ Văn qua phương tiện truyền thông phản ánh cũng rất đúng với thực trạng tại trường THPT số 1 Si Ma Cai. Học sinh chưa thấy hứng thú học tập môn Ngữ Văn, chưa thấy thật hiểu bài sau mỗi tiết học. Nguyên nhân có thể chỉ ra như sau
Về phía học sinh
- Học sinh ít đọc sách, không chịu học bài, soạn bài để tăng thêm vốn sống, vốn văn học, vốn hiểu biết để thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương.
-Thời đại công nghiệp điện tử phát triển, các em bị cuốn hút vào các chương trình Intemet, trò chơi điện tử, các đĩa hát, băng nhạc...mà ít say mê Văn học
-Thời kỳ kinh tế thị trường làm cho con người thực tế và thực dụng hơn với các bộ môn khoa học tự nhiên dễ kiếm ra lợi nhuận...
-Ý chí học tập của học sinh chưa cao, chưa có quyết tâm và ý chí tiến thủ, chưa say mê.
Về phía giáo viên: 
- Giáo viên chưa tìm được phương pháp giảng dạy thật phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình và yếu
- Một số tiết dạy chưa được đầu tư, thiếu sinh động, hấp dẫn, chưa khai thác tối đa, có hiệu quả từ các phương tiện hỗ trợ dạy học.
- Một số phần chưa được giáo viên chú trọng và hay bỏ qua hoặc làm qua loa, chiếu lệ : Lời dẫn vào bài, mục củng cố dặn dò, phần nhận xét rút kinh nghiệm sau tiết dạy
	Đứng trước thực trạng trên, người viết rất trăn trở làm sao để học sinh yêu thích môn Văn hơn, làm sao để học sinh hiểu bài hơn sau mỗi tiết học. Để có thể giải quyết được những vấn đề trên, người viết nhận thấy cần đổi mới phương pháp, giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó cần sinh động hóa tiết học, sử dụng sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lí, để tiết học hấp dẫn hơn. Và đặc biệt, có một phần trong tiến trình tiết dạy mà giáo viên hay bỏ qua hoặc làm rất sơ sài, đó là phần củng cố dặn dò sau mỗi tiết học. Người viết đi dự giờ của nhiều giáo viên trong cùng tổ bộ môn và nhưng đồng nghiệp trong nhà trường và nhận thấy rằng, nhiều giáo viên vì không phân phối thời gian hợp lí, nên gần như không giành thời gian cho phần củng cố. Hoặc phần củng cố chỉ là phần giáo viên nhắc lại một số ý chính trong khoảng 1 phút, sau đó dặn học sinh về nhà học bài và soạn bài cho bài sau một cách chung chung. Đó là lí do người viết đưa đưa ra đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ Ngữ văn thông qua đổi mới phần củng cố - dặn dò ” .Người viết đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm đổi mới tiến trình này để bài học đạt hiệu quả cao hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Mục đích của đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ Ngữ văn thông qua đổi mới phần củng cố - dặn dò ” là qua việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài này, mỗi giáo viên sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong mục đích giảng dạy, học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn trong việc khám phá kiến thức qua mỗi tiết học. Cụ thể là: 
	+ Củng cố những kiến thức đã học trong bài một cách có hệ thống, khoa học, lô - gíc...làm cho học sinh nắm chắc kiến thức hơn..
	+ Áp dụng các cách thức củng cố mới sinh động, hấp dẫn, làm cho học sinh hứng thú hơn với học tập, yêu thích bộ môn Ngữ Văn nhiều hơn.
+ Dặn dò học sinh về soạn bài với những yêu cầu trọng tâm, cụ thể, không chung chung, làm cho học sinh có sự chuẩn bị tốt hơn cho tiết học sau.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
	- Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu về phần củng cố dặn dò sau một bài học, và đưa ra các cách thức củng cố dặn dò trong một bài học chương trình Ngữ văn 12 THPT ( chương trình Chuẩn ) để tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
	- Nếu đề tài được cấp trên công nhận, người viết sẽ nhân rộng việc nghiên cứu và thực hiện tại các khối lớp khác trong nhà trường.
3.2. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm là học sinh lớp 12 A2 và 12 A3 trường THPT số 1 Si Ma Cai
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	 Người viết áp dụng phương pháp khảo sát thực tế trong giờ dạy và thăm dò ý kiến học sinh. Đồng thời tham khảo ý kiến của đồng nghiệp tổ chuyên môn và nghiên cứu dư luận chung về bộ môn Văn. Kết hợp việc nghiên cứu lí luận giảng dạy Văn học với thực tiễn giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường
5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU :
 Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT số 1 Si Ma Cai trong thời gian 7 tháng, từ tháng 09- 2013 đến tháng 03 – 2014.
II.PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Theo thống nhất của lớp Ngữ Văn bồi dưỡng hè các năm vừa qua do Sở Giáo dục và dào tạo Lào Cai tổ chức, việc thực hiện một tiết dạy 45 phút trên lớp theo yêu cầu phản tuân thủ các bước sau
Bước 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ) : Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp, ổn định tình hình trong lớp cho nghiêm trang, ngay ngắn
Bước 2. Kiểm tra bài cũ  ( 3- 5 phút ) : Giáo viên gọi học sinh lên bảng trả kiểm tra phát vấn trả lời miệng hoặc làm bài tập lên bảng, kết hợp kiểm tra vở ghi và vở soạn bài của học sinh. Theo đặc thù một số bài học, có thể lồng ghép việc kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới của học sinh trong quá trình học bài mới.
Bước 3. Bài mới ( 30 phút )
- Khởi động ( 1- 2 phút) Giới thiệu mục đích bài học, dẫn dắt tạo tâm thế hào hứng học tập cho học sinh
- Tìm hiểu bài ( 28 phút ) Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiều bài học, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng theo yêu cầu
Bước 4. Củng cố - dặn dò ( 5 phút )
- Củng cố ( 4 phút ) : Khái quát, nhấn mạnh, khắc sâu nội dung trọng tâm bài học
- Dặn dò  ( 1 phút ) : dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị các nội dung cho tiết học tiếp theo
Bước 5. Nhận xét rút kinh nghiệm : sau tiết dạy, giáo viên tự nhận xét về những thành công và tồn tại của tiết dạy, hướng phát huy và khắc phục.
Việc tuân thủ đúng các bước lên lớp là một việc rất quan trọng, đảm bảo cho tiết học diễn ra khoa học, hiệu quả. Các bước lên lớp trên đều có hiệu quả và mục đích riêng, phục vụ cho mục tiêu chung của tiết dạy và môn học.
Phần củng cố dặn dò với thời lượng khoảng 5 phút là một phần rất quan trọng của tiến trình lên lớp. Mục đính của phần củng cố nhằm giúp học sinh hệ thống hoá lại được những kiến thức mình cần nắm sau tiết học, khắc sâu, nhớ lâu hơn những kiến thức trọng tâm. Nó chính là phần tổng ôn tập của tiết học. Còn phần dặn dò nhằm giúp cho học sinh biết được, tiết sau học bài gì, cần chuẩn bị những gì cho bài sau. Từ đó học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết học tới một cách cụ thể, đúng hướng. Nếu không thực hiện phần củng cố ôn tập, học sinh sẽ mất đi cơ hội được nắm lại kiến thức vừa học chắc chắn hơn, lại vừa không có sự chuẩn bị cần thiết cho tiết học sau.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
	Rõ ràng vai trò của phần củng cố - dặn dò đối với mỗi tiết học là rất quan trọng. Sau mỗi tiết học, học sinh được củng cố lại kiến thức bài học một cách có hệ thống, khoa học, sinh động... sẽ giúp các em khái quát lại và nhớ lâu hơn kiến thức vừa học. Đồng thời cũng nắm được mình cần phải chuẩn bị cụ thể những gì cho tiết học tiếp theo.
	Tuy nhiên, trong thực tê, rất nhiều giáo viên đã bỏ qua hoặc làm chưa tốt phần này, vì các lí do sau
- Phân phối thời gian không hợp lí nên cháy giờ , không còn thời gian cho củng cố dặn dò
- Không đánh giá đúng tầm quan trọng của phần củng cố dặn dò nên thực hiện qua loa, sơ sài, chiếu lệ, thiếu đầu tư, chỉ khoảng 1,2 phút cuối giờ
- Có giành thời gian 4, 5 phút cho củng cố dặn dò nhưng làm rập khuân máy móc, chưa sáng tạo , chưa hấp dẫn, chỉ là thầy thao thao bất tuyệt nhắc lại kiến thức chính cần nhớ hoặc hỏi học sinh rất nhiều câu hỏi về bài học vừa qua.
	- Đưa ra yêu cầu soạn bài không phù hợp với đối tượng học sinh. Nghĩ rằng yêu cầu học sinh về soạn theo câu hỏi sách giáo khoa là xong, trong khi học sinh vùng cao ( THPT số 1 Si Ma Cai ) lại rất yếu về kĩ năng xác định câu hỏi, chưa chăm chỉ nghiên cứu tài liệu, hay làm đối phó cho xong. Vả lại nhiều câu hỏi trong sách giáo khoa còn chung chung, hoặc đưa ra yêu cầu vượt sức với học sinh.
	- Chán nản cho rằng có củng cố dặn dò cũng thế, học sinh vẫn không nắm được bài, không chịu soạn bài nên mặc kệ.
	Người viết có đi dự rất nhiều giờ của các đồng môn trong Tổ tại trường THPT số Si Ma Cai, nhận thấy rằng bên cạnh những giáo viên chú trọng thực hiện đầy đủ nghiêm túc và hiệu quả phần củng cố dặn dò, cũng có những giáo viên thực hiện rất qua loa, sơ sài, cá biệt có cả những tiết dạy không thực hiện phần này. Nhiều giáo viên chỉ nhắc chung chung : bài học của chúng ta đến đây là hết, các em về nhà soạn bài cho bài sau nhé . 
Từ thực tế như vậy, người viết đã nghiên của và đưa ra một số cách đổi mới phần củng cố dặn dò để tiết học đạt hiệu quả tốt hơn.
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.1. ĐỔI MỚI PHẦN CỦNG CỐ
	3.1.1. Củng cố bằng các bài thơ nổi tiếng có liên quan
	Thơ là tiếng nói tâm tình, là thanh âm trong trẻo nhất của bản nhạc lòng. Vì vậy thơ rất dễ đi vào lòng người, mang đến cho người nghe những rung động, những cẩm xúc rất lắng đọng, sâu sắc. Một tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ Văn THPT đã gợi cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ, và cũng rất nhiều bài thơ nổi tiếng đã ra đời để viết về những nhân vật và những tác phẩm như Chữ người tử tù, Chí Phèo, Truyện Kiều...Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bài thơ có chủ đề, cảm hứng tương đồng các tác phẩm trong SGK . Nếu giáo viên củng cố bằng học bằng một bài thơ như vậy, học sinh vừa thấy bài học hấp dẫn, xúc động, truyền cảm hơn, lại vừa hiểu bài học sâu sắc hơn, có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm và nhân vật.
	Yêu cầu của cách củng cố này là bài thơ dùng để củng cố phải là bài thơ hay, nội dung sâu sắc và có sự gắn bó, gần gũi với nhân vật, tác phẩm vừa học. Tránh những bài thơ không hay, không có mối quan hệ gần gũi gắn bó với nhân vật, tác phẩm vừa học.
	Kết thúc bài Chũ người tử tù ( Nguyễn Tuân ), giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe bài thơ Chữ người tử tù của nhà thơ Đỗ Ngọc Ngân ( thành viên hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai ) để học sinhh thấm thía hơn tư tưởng chủ đề của tác phẩm :
Chữ người tử tù
	( Đỗ Ngọc Ngân )
Như hai mũi tên đồng
Bắt nguồn từ hai phía
Cùng tìm về chữ nghĩa
Giữa hang hùm tối tăm
Từ tù và cai ngục
Một học giả uyên thâm
Một chúa trùm đồ tể
Như hai mạch nước ngầm
Chảy vào kênh thời thế
Cai ngục quỳ xin chữ
Tử tù cổ đeo gông
Chân nặng nề xiềng xích
Tay tô phượng vẽ rồng
In vào hồn núi sông
Mới hay
Xấu xa như địa ngục
Cái đẹp vẫn vượt rào
Thắp sáng tâm hồn quỷ
Bằng tình người thanh cao.
	Kết thúc đoạn trích Trao duyên ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ), nhiều học sinh có lẽ rất đồng cảm với Kiều, và cũng băn khoăn sao Kiều khổ như vậy. Trong khi đó thì Thúy Vân ở nhà bình yêu sung sướng. Để học sinh có cái nhìn nhân văn, sâu sắc hơn về nhân vật Thúy Vân, giáo viên có thể đọc bài Tâm sự nàng Thúy Vân của Trương Nam Hương. Qua bài thơ này, học sinh cũng đồng cảm với một phận nữ nhi thời phong kiến 
Tâm sự nàng Thúy Vân
	( Trương Nam Hương )
Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim ?
Ơ kìa ! Sao chị ngồi im ?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên
Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu.
Là em nói vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường
Chị nhiều hờn- giận- yêu- thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim
Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu!
Kết thúc tác phẩm Tôi yêu em của Putskin, học sinh sẽ rất xúc động trước tình yêu sâu sắc và cao thượng của tác giả. Để nhấn mạnh hơn cho học sinh thấy sự cao thượng trong tình yêu, giáo viên có thể đọc bài Đơn phương của Phạm Đức để củng cố
 Đơn phương
 ( Phạm Đức )
Tôi tìm em, em tìm ai
Để đôi khi tiếng thở dài hòa chung
Gần nhau mà chẳng yêu cùng
Đơn phương tôi cứ thủy chung một mình
Trái tim tôi vẫn để dành
Cho em người vẫn vô tình với tôi
Còn em lại đến với người
Tôi không ghen chỉ buồn thôi thật buồn
Cái bông hoa nở giữa vườn
Hương thơm nhiều lúc lại thường bay xa
Thôi thì em đó tôi đây
Không yêu nhau được dẫu đầy thương yêu
Mong em yêu và được yêu
Đừng như tôi chỉ một chiều tương tư
	Học xong tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao ), ắt hẳn học sinh sễ rất cảm động trước mối tình thị Nở, Chí Phèo, hoặc cũng có học sinh còn nhận thức sai, cho rằng đây là mối tình nực cườiĐể học sinh hiểu sâu sắc hơn hơn hoặc đúng hơn về mối tình này, cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn nhân vật thị Nở giáo viên có thể củng cố bằng bài thơ Nỗi niềm thị Nở của tác giả Quang Huy
 Nỗi niềm Thị Nở
 ( Quang Huy )
Người ta cứ bảo dở hơi
Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi
Dở hơi nào dở hơi gì
Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình
Làng này khối kẻ sợ anh
Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay
Sợ anh chửi đổng suốt ngày
Chỉ mình em biết anh say rất hiền
Anh không nhà cửa bạc tiền
Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo
Cái tên mơ mộng Chí Phèo
Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao
Quần anh ống thấp ống cao
Làm em hồn vía nao nao đêm ngày
Khen cho con Tạo khéo tay
Nồi này thì úp vung này chứ sao
Đêm nay trời ở rất cao
Sương thì đẵm quá trăng sao lại nhòa
Người ta mặc kệ người ta
Chỉ em rất thật đàn bà với anh
Thôi rồi đắt lắm tiết trinh
Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm.
3.1.2. Củng cố bằng sơ đồ
Thay vì diễn giảng bằng lời những nội dung cần khái quát, giáo viên có thể chuẩn bị các nội dung cần khái quát những nội dung chính theo dạng sơ đồ bằng bảng phụ. Những sơ đồ này tác động mạnh đến thị giác, nhận thức của học sinh, làm học sinh khái quát kiến thức được khoa học, dễ nhớ hơn. 
	Tùy theo dặc thù và dung lượng liến thức, giáo viên có thể cung cấp sắn bảng khái quát hoặc để khung bảng khái quát, cho học sinh lên bảng điền nhanh và vắn tắt các kiến thức vừa học, sau đó giáo viên đánh giá cho điểm miệng những học sinh điền đúng kiến thức. Như vậy vừa kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh, lại vừa tạo hứng thúc học tập cho học sinh
	Kết thúc bài Tuyên ngôn độc lập ( phân tác giả ), giáo viên có thể cung cấp bảng phụ khái quát lại các ý chính trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh trên 3 nét : Quan điểm sáng tác, di sản văn học và phong cách nghệ thuật:
Phong cách nghệ thuật : Độc đáo, đa dạng, thống nhất
- Văn chính luận
- Truyện kí
- Thơ ca
Di sản văn học
- Văn chính luận
- Truyện kí
- Thơ ca
Quan điểm sáng tác
- Văn nghệ là vũ khí...phục vụ Cm 
- Chú trọng tính chân thật và dân tộc của VH
- Chú trọng mục đính, đối tương thưởng thức..
Sự nghiệp văn học của
 Hồ Chí Minh
Với đối tượng học sinh lớp 12a2, là lớp có nhận thức rất yếu, giáo viên có thể sử dụng bảng này để khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh. Nhưng với lớp 12 a1 là lớp có nhận thức tương đối tốt, giáo viên có thể để trống các khung trong bảng này và cho gọi học sinh lên điền nhanh kiến thức và cho điểm miệng học sinh đó nếu làm tốt.
	Học đến bài Tác gia Tố Hữu, giáo viên có thể dùng sơ đồ khái quát lại phong cách thơ Tố Hữu về khía cạnh nội dung và nghệ thuật để học sinh khắc sâu hơn kiến thức vừa học:
Phong cách thơ Tố Hữu
Nội dung: là nhà thơ trũ tình chính trị
Nghệ thuật : Đậm đà tính dân tộc
Mang đậm tính sử thi
Hướng tới niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn
Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, chân thành
Thể thơ truyền thống
Ngôn ngữ : Sử dụng lối nói quen thuộc
Bản thân người viết cũng nhiều lần dùng bảng phụ để củng cố dặn dò và nhận thấy dùng bảng phụ rất hiệu quả khi khái quát lại kiến thức bài học. Tuy nhiên, cuối mỗi tiết chỉ nên dùng 1 bảng phụ để khái quát nội dung cần nhấn mạnh. Nếu ử dụng tràn lan vài bảng phụ để khái quát lại tất cả nội dung bài học, phương pháp này sẽ không thật hiệu quả.
Nếu không chuẩn bị trên bảng phụ để học sinh cùng tham gia, giáo viên có thể trình chiếu bản đồ tư duy vào phần củng có bài học. Bản đồ tư duy sẽ giúp khái quát lại nội dung bài vừa học 1 cách khoa học, có hệ thống, làm học sinh ghi nhớ tốt hơn.
3.1.3. Củng cố bằng trò chơi trắc nghiệm
	Trò chơi trong học tập theo tinh thần học mà chơi, chơi mà học sẽ tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, hứng thú khi tiếp nhận kiến thức. Khi củng cố cũng vậy, nếu giáo viên áp dụng trò chơi vào củng cố, học sinh vừa có được phần củng cố kiến thức mới lạ, lại vừa hào hứng hơn trong học tập.
	Người viết đã củng cố một số bài học bằng trò chơi này. Người viết chuẩn bị sẵn các gói câu hỏi ( Khoảng 5 câu trắc nghiệm đúng sai một nhóm ), gọi 3 nhóm tham gia trò chơi ( mỗi nhóm 02 học sinh ). Nhóm 1 có 1 học sinh đọc câu hỏi, 1 học sinh trả lời 5 câu hỏi đó theo lựa chọn đúng hoặc sai, sau đó lần lượt đến nhóm khác với gói câu hỏi khác. Nếu nhóm nào trong 1 phút trả lời đúng nhất các đáp án, nhóm đó sẽ được điểm miệng, được khen ngợi.
	Nhóm học sinh lên bảng có thể là đại diện cho Tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_gio_ngu_van_trung_ho.doc
  • docBao cao tom tat hieu qua sang kien. vi thi hue.doc
  • docDon yeu cau cong nhan sang kien. vi thi hue.doc