Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn Công nghệ 9

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn Công nghệ 9

 Trong những năm học qua ngành Giáo dục đã tích cực tham gia công cuộc đổi mới toàn diện. Một trong những biện pháp đó là việc giáo dục cơ bản, toàn diện các khoa học và thực hành kỹ thuật cơ bản nhằm hỗ trợ công tác hướng nghiệp cuối bậc trung học cơ sở. Đây là một trong những quan điểm giáo dục “ Học đi đôi với làm ” mà ngành giáo dục chúng ta đã và đang được kế thừa và tiếp tục phát huy tốt hơn. Và thực sự vậy, các bộ môn giảng dạy trong nhà trường nói chung và môn Công nghệ 9 nói riêng đều lồng ghép hoặc dành thời lượng nhiều giúp học sinh vận dụng những kiến thức từ lý thuyết áp dụng vào các giờ thực hành.

 Môn Công nghệ lớp 9 là môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc lựa chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, đồng thời hình thành những kĩ năng cơ bản về nghề để học sinh áp dụng vào đời sống thực tế.

 

doc 13 trang Trần Đại 27/04/2023 6645
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn Công nghệ 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số : 
Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn công nghệ 9
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy môn Công nghệ 9
Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
 3.1.1 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới. 
 Trong những năm học qua ngành Giáo dục đã tích cực tham gia công cuộc đổi mới toàn diện. Một trong những biện pháp đó là việc giáo dục cơ bản, toàn diện các khoa học và thực hành kỹ thuật cơ bản nhằm hỗ trợ công tác hướng nghiệp cuối bậc trung học cơ sở. Đây là một trong những quan điểm giáo dục “ Học đi đôi với làm ” mà ngành giáo dục chúng ta đã và đang được kế thừa và tiếp tục phát huy tốt hơn. Và thực sự vậy, các bộ môn giảng dạy trong nhà trường nói chung và môn Công nghệ 9 nói riêng đều lồng ghép hoặc dành thời lượng nhiều giúp học sinh vận dụng những kiến thức từ lý thuyết áp dụng vào các giờ thực hành.
 Môn Công nghệ lớp 9 là môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc lựa chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, đồng thời hình thành những kĩ năng cơ bản về nghề để học sinh áp dụng vào đời sống thực tế.
 Hiện nay môn Công nghệ vẫn chưa thực sự là môn học thế mạnh ở nhiều trường, đôi lúc còn coi đây là môn học hỗ trợ kiến thức về đời sống chứ chưa làm tiền đề, cơ sở. Trong việc học tập của học sinh chưa có sự hiểu biết về một số nghề hoặc áp dụng trong đời sống và trong hướng nghiệp. Thường tâm lý của học sinh nhất là những học sinh nữ thường ngại thực hành các bài thực hành của bộ môn, một phần do tính chất nghề đặc thù đôi khi một số giáo viên cũng xem nhẹ phần thực hành hoặc hướng dẫn qua loa, đôi lúc thực hành mang tính giới thiệu trên tranh vẽ thiếu tính chuyên môn nghề. Đồng thời cũng còn lý do rất thực tế ở một số trường đồ dùng dạy học cho phân môn qua các năm học đều đã cũ, xuống cấp, thiếu cần bổ sung liên tục.
 Do đó, khi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Công nghệ 9, tôi xác định làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học giúp học sinh nắm được lý thuyết vững chắc và thực hành có hiệu quả. Để trả lời cho câu hỏi này là một giáo viên Công nghệ được đào tạo chuyên ngành trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ 9, trăn trở với việc làm sao để nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn công nghệ cho học sinh tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn công nghệ 9. Sáng kiến này được áp dụng thành công ở trường. 
 3.1.2 Ưu điểm của giải pháp.
 Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt môn công nghệ lớp 9 nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, quy trình công nghệ được học vào thực tế từ đó có thể giúp các em định hướng được các ngành nghề và hướng nghiệp các em chuẩn bị bước vào giảng đường trung cấp, cao đẳng và đại học. 
 Khi về nhà học sinh tự tay lắp đặt các mạch điện trong nhà đơn giản, hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành theo nhóm và tổ chức đánh giá tiết thực hành giữa các nhóm.
 Biết nêu tên các thiết bị điện cũng như nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị điện và mạch điện đơn giản.
 Tiết thực hành chủ yếu là rèn luyện kỹ năng vận dụng, quy trình công nghệ để thiết kế, chế tạo, lắp đặt kiểm tra một số mạch điện đơn giản và sản phẩm theo yêu cầu đã đề ra. Qua đó rèn luyện học sinh tác phong làm việc khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo.
 Các em không còn suy nghĩ môn học nào là chính, môn học nào là phụ
 * Hạn chế:
 Trước khi áp dụng các giải pháp mới của sáng kiến, giáo viên soạn giảng trên cơ sở nội dung bài học ở sách giáo khoa; vào lớp truyền đạt kiến thức, thao tác mẫu, học sinh chỉ việc làm theo và mang sản phẩm lên cho giáo viên đánh giá. Khi đó đa số học sinh: 
 Mang tâm lý công nghệ là môn không mang lại lợi ích nên ít đầu tư thời gian cho bộ môn;
 Có thói quen ỷ lại, dựa dẫm bạn bè nên lười tham gia thực hành;
 Tác phong làm việc không khoa học, thao tác tùy tiện, ngẫu hứng;
 Chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
 Vẫn còn một số học sinh khi vào tiết thực hành lắp đặt mạch điện, còn ngại tiếp xúc với điện và các thiết bị điện. Mặt khác các thiết bị điện đối với các em là còn khá mới mẻ, sự hiểu biết về điện còn tương đối hạn chế. Do tổ chức học tập theo nhóm nên các em thờ ơ với công việc lắp đặt mạch điện, khi kiểm tra phần thực hành thì không thể tự mình lắp đặt mạch điện theo yêu cầu, hoặc yêu cầu vẽ một số kí hiệu trong sơ đồ điện thì vẽ còn sai ..
 3.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.	
 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Môn Công nghệ các em coi đây chỉ là môn phụ. Như vậy nếu nói là môn phụ thì sự chú trọng của các em và việc các em đầu tư thời gian cho môn học này là ít hơn so với các môn mà các em cho là môn chính. Đôi khi một vài giáo viên biết các nhược điểm đó nhưng không biết cách hướng học sinh vào học tốt các môn thực hành công nghệ.
 Nếu các em học tốt, yêu thích môn thực hành công nghệ thì việc lắp đặt các mạch điện, tháo và lắp các thiết bị thông thường, dùng chất dẫn điện và chất cách điện trong những trường hợp cần thiết . Đôi khi học sinh hứng thú trong môn này các em sẽ tìm tòi, mài mò ra nhiều sản phẩm điện phong phú và đa dạng phục vụ tốt trong chính cuộc sống của chúng ta. Đồng thời giúp các em lựa chọn được ngành nghề theo đúng sở thích của mình.
 Giải quyết thực trạng phát triển kỹ năng thực hành nhóm không đồng đều giữa các học sinh.
 Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn cùng đồng nghiệp.
 Nâng cao chất lượng bộ môn công nghệ.
3.2.2 Nội dung giải pháp:	
* Điểm mới so với giải pháp trước đây: Học sinh có thể nắm được một một số kỹ năng thực hành theo nhóm thông qua các giải pháp cụ thể, giúp học sinh tự tin hơn trong các tiết thực hành của môn Công nghệ 9. Đồng thời qua các tiết thực hành tạo cho học sinh có thói quen làm việc theo quy trình, có ý thức tổ chức kỷ luật trong các tiết học. Học sinh đọc được tên và nắm được công dụng của một số thiết bị điện, có tinh thần làm việc độc lập, tích cực, sáng tạo, chủ động khi thực hiện các bài thực hành đơn giản vẽ các sơ đồ lắp đặt và lắp đặt mạch điện một cách thành thạo trong gia đình mình. Đồng thời qua đó tạo được sự hứng thú, sáng tạo của các em khi học các giờ thực hành của Công nghệ 9.
 * Điểm khác biệt giữa giải pháp mới so với giải pháp cũ:
- Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác giảng dạy mang lại hiệu quả trực quan cao, gọn nhẹ, tiết kiệm, bao quát lớp tốt.
- Tiến hành thao tác mẫu bằng phương pháp diễn trình mang lại hiệu quả trực quan tốt.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
 - Soạn giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng, xác định dược mục tiêu bài học rõ ràng.
- Tổ chức dạy và học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò chủ đạo của học sinh. 
* Cách thực hiện cụ thể của giải pháp mới:
Bản thân nhận thấy cần phải tiến hành nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn bằng cách tác động tích cực vào học sinh và đầu tư vào việc đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy bằng việc thực hiện trình tự các biện pháp sau:
a) Giải pháp 1: Phân bố khối lượng từng tiết thực hành 
Mỗi bài trong chương trình Công nghệ 9 thường có thời lượng 3 tiết. Có thể phân phối thời gian như sau:
- Tiết 1: Lý thuyết: bao gồm các nội dung như tìm hiểu sơ đồ nguyên lý, tìm hiểu nguyên lý làm việc, vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, giới thiệu quy trình lắp đặt mạch điện, dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị, giới thiệu các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành, hệ thống bài.
- Tiết 2: thực hành: bao gồm việc củng cố lại sự tương quan về điện giữa các phần tử trong mạch điện, thao tác quy trình lắp đặt mạch điện, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, phát dụng cụ, thiết bị thực hành, cho học sinh thực hiện công việc, yêu cầu học sinh đánh giá chéo sản phẩm thực hành theo các tiêu chí, nhận xét, rút kinh nghiệm tiết học, vệ sinh.
- Tiết 3: thực hành: bao gồm việc củng cố lại sự tương quan về điện giữa các phần tử trong mạch điện, cho học sinh thực hiện công việc, yêu cầu học sinh đánh giá chéo sản phẩm thực hành theo các tiêu chí, nhận xét, rút kinh nghiệm tiết học, công bố điểm thực hành, vệ sinh.
- Hiệu quả của biện pháp:
Việc phân chia cụ thể nội dung của mỗi tiết học giúp giáo viên xác định chính xác mục tiêu của mỗi tiết học và phân phối thời gian hợp lý cho từng hoạt động của tiết học.
b) Giải pháp 2: Xác định mục tiêu cụ thể cho từng tiết thực hành
- Mục tiêu bài học phải cụ thể, rõ ràng.
- Nội dung học tập phải cốt lỏi, phải thiết yếu.
- Qui định rõ kết quả của việc học tập.
- Như vậy, môi trường dạy học rõ ràng không gồm những từ mang ý nghĩa chung chung, mơ hồ như: hiểu, biết, nắm được, phát huy được Nó nên được xác lập bằng những từ chỉ hành vi cụ thể, rõ ràng như: giải thích được, trình bày được, lắp đặt được, làm thành thạo, có ý thức tiết kiệm; 
- Giáo viên cần dựa vào nội dung bài đã được phân phối thời gian như trên và dựa trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xác định mục tiêu dạy học cụ thể cho từng tiết học nhằm xác định mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt được của tiết học. Không nên dùng mục tiêu của cả bài cho một tiết học:
+ Ví dụ: Mục tiêu của tiết 3 bài thực hành: Lắp mạch điện bảng điện
Học xong tiết này, học sinh có khả năng:
- Về kỹ năng: Lắp đặt được thiết bị bảng điện đúng qui trình lắp đặt;
- Về thái độ: Có ý thức tiết kiệm vật liệu, đảm bảo an toàn điện và an toàn lao động;
- Hiệu quả của biện pháp:
+ Giúp giáo viên có cơ sở để xác định mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt được của tiết học; 
+ Là cơ sở để giáo viên xác định phương pháp giảng dạy, lên kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học và tổ chức các hoạt động giảng dạy có hiệu quả.
c) Giải pháp 3: Lên kế hoạch các hoạt động dạy học
- Trên cơ sở các mục tiêu của tiết học đã được xác định, giáo viên lên kế hoạch tổ chức các hoạt động để đạt được các mục tiêu đó. Công việc này thường chiếm nhiều thời gian nhất nhưng cũng là khâu có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả của tiết dạy, đòi hỏi người giáo viên cần có sự đầu tư thỏa đáng;
- Hiệu quả của biện pháp:
+ Làm cơ sở cho mọi hoạt động của giáo viên và học sinh khi lên lớp;
+ Chủ động được những tình huống sư phạm phát sinh trong quá trình dạy học.
d) Giải pháp 4: Xác định phương pháp, phương tiện dạy học cho từng hoạt động
- Trên cơ sở nội dung, mục tiêu của tiết thực hành và phương án tổ chức các hoạt động dạy học đã được xác định, giáo viên cần tiến hành lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp cho từng hoạt động của tiết học nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội bài học của học sinh.
 - Giáo viên cần lưu ý 3 nguyên tắc “Đúng chỗ, đúng lúc, đúng liều lượng” khi lựa chọn phương tiện cho các hoạt động dạy học. 
- Hiệu quả của biện pháp:
+ Việc lựa chọn, xác định phương pháp dạy học cụ thể giúp giáo viên không bị bối rối khi lên lớp, góp phần mang lại hiệu quả dạy học như mong muốn. 
+ Lựa chọn phương tiện và sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học giúp học sinh trực quan tốt hơn, giáo viên đỡ tốn quá nhiều công sức khi lên lớp và nâng cao hiệu quả giảng dạy. 
e) Giải pháp 5: Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật thực hành của học sinh
 Ban đầu có thể học sinh thực hiện các qui định của giáo viên vì sợ điểm số thấp nhưng lâu dần sẽ tạo cho học sinh thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể và dần dần hình thành nên ý thức và kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh.
- Một số qui định cần thiết học sinh phải thực hiện trong giờ thực hành:
+ Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu và thiết bị thực hành;
+ Nghiêm túc chấp hành nội qui phòng thực hành và những qui định riêng của bộ môn.
+ Bảo quản tốt dụng cụ, thiết bị thực hành.
+ Tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm an toàn lao động và an toàn điện. 
+ Giữ gìn vệ sinh chung.
+ Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng làm việc tránh cãi vã, xô xát. 
- Nếu học sinh vi phạm những qui định trên thì giáo viên tuỳ theo mức độ có thể nhắc nhở, xử lý và trừ điểm cá nhân học sinh đó.
- Hiệu quả của biện pháp:
+ Đưa lớp học đi vào nề nếp, các nhóm hoạt động tích cực đạt hiệu quả;
+ Từng bước nâng cao chất lượng giờ thực hành. 
 f) Giải pháp 6: Chú trọng hoạt động “Hướng dẫn ban đầu” của tiết thực hành
- Hoạt động “Hướng dẫn ban đầu” gồm những nội dung cụ thể như sau:
 + Tìm hiểu mục tiêu tiết học.
 + Hệ thống lại các kiến thức đã học ở tiết lý thuyết làm cơ sở cho tiết thực hành như: Sự tương quan về điện giữa các phần tử trong mạch điện, qui trình lắp đặt mạch điện, nội dung công việc của từng bước qui trình;
 + Giáo viên thực hiện thao tác mẫu.
- Chuẩn bị thao tác mẫu: 
 + Luyện tập thuần thục các động tác: Các thao tác mẫu của giáo viên phải hoàn toàn chính xác và được thể hiện theo một trình tự lôgic nhất định. Vì vậy, để trình diễn thành công giáo viên cần luyện tập kĩ các động tác, chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần dùng cho buổi trình diễn, lường trước những khó khăn hoặc các sự cố có thể xảy ra và phải tính đến yếu tố an toàn cho cả người trình diễn lẫn người quan sát.
 + Bố trí chỗ ngồi cho học sinh sao cho tất cả học sinh đều quan sát được đầy đủ các động tác của giáo viên.
 + Sắp xếp các dụng cụ, thiết bị theo một trình tự khoa học nhất định
 - Tiến hành thao tác mẫu: Trình diễn toàn bộ thao tác mẫu với tốc độ bình thường trong điều kiện tiêu chuẩn để học sinh quan sát và hình thành kỹ năng lắp đặt mạch điện. 
- Trong khi trình diễn giáo viên cần bao quát lớp, trong quá trình thao tác giáo viên nêu một số câu hỏi liên quan để thu hút sự chú ý của học sinh và để chắc chắn rằng học sinh đang tập trung cao độ vào các thao tác mẫu của giáo viên.
- Giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin quay video toàn bộ quá trình thao tác mẫu lồng vào bài giảng điện tử để khi lên lớp trình chiếu đoạn phim cho học sinh quan sát, giáo viên sẽ chỉ tập trung vào việc bao quát lớp và lưu ý nhắc nhở những học sinh không tập trung. Dù thao tác mẫu trực tiếp hay ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu thì giáo viên cũng cần phải thực hiện tiến trình thao tác mẫu như đã trình bày ở phần trên.
 - Hiệu quả của biện pháp:
+ Hệ thống lại các kiến thức lý thuyết cần thiết làm cơ sở cho quá trình thực hành của học sinh, giúp học sinh hạn chế được những sai sót thường gặp, nâng cao hiệu quả thực hành.
+ Tạo “động hình vận động” để học sinh quan sát và hình thành kỹ năng lắp đặt mạch điện. 
 g) Giải pháp 7: Hình thành, rèn luyện kỹ năng thực hành
- Giáo viên chọn (hoặc để nhóm tự chọn) một học sinh đảm nhận vai trò nhóm trưởng đại diện cho mỗi nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng cơ bản gồm có: 
+ Phân chia việc làm cho các thành viên;
+ Phân công người giữ vật liệu thực hành của nhóm. 
+ Nhận và nộp dụng cụ, thiết bị thực hành.
+ Đôn đốc các bạn làm việc.
+ Phân công thư kí của nhóm để ghi chép nội dung thực hành cũng như kiểm tra chéo sản phẩm.
+ Nhắc nhở các bạn làm vệ sinh (có thể miễn lao động cho người giữ vật liệu, dụng cụ thực hành).
 + Nhắc nhở các bạn giữ trật tự trong nhóm.
- Giáo viên quan sát quá trình làm việc của học sinh, đến từng nhóm để uốn nắn kịp thời những thao tác sai vì khi kĩ năng đã hình thành và đã trở thành thói quen thì sẽ rất khó sửa.
- Khi đi đến từng nhóm, nhẹ nhàng nêu vài câu hỏi và chỉ định một vài học sinh trả lời để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng của học sinh (không nên nêu những câu hỏi quá khó để đánh đố học sinh vì sẽ tạo cho học sinh tâm lý lo sợ mỗi khi giáo viên đến gần).
- Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục học sinh về an toàn điện, an toàn lao động và ý thức tiết kiệm vật liệu, bảo vệ môi trường
- Nhắc học sinh kiểm tra lại mạch điện khi sắp hết thời gian làm việc;
- Khi hết giờ, yêu cầu học sinh ngừng làm việc, nộp sản phẩm, thu dọn dụng cụ, thiết bị và vệ sinh nơi làm việc. 
- Hiệu quả của biện pháp:
+ Uốn nắn, giúp đỡ học sinh hình thành kỹ năng một cách chuẩn xác;
+ Giúp giáo viên có cơ sở để bao quát lớp tốt và đánh giá đúng thực lực của học sinh.
+ Học sinh lười làm việc không thể viện cớ cùng nhóm để đòi hỏi được đồng điểm với những bạn làm tốt.
+ Làm cơ sở để đánh giá đúng năng lực của từng học sinh.
 h) Giải pháp 8: Tổ chức đánh giá tiết thực hành
- Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm theo trình tự từ trái sang phải.
- Đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm, kết quả thực hành và thang điểm thực hành.
- Tổ chức cho học sinh các nhóm tiến hành kiểm tra chéo và đánh giá sản phẩm hay kết quả thực hành của nhau đảm bảo khách quan, trung thực theo nguyên lý: Nhóm 1 đánh giá nhóm 2, nhóm 2 đánh giá nhóm 3, nhóm 3 đánh giá nhóm 4, nhóm 4 đánh giá nhóm 1.
- Kiểm tra sản phẩm của các nhóm về nguyên lý và về an toàn điện.
- Chỉ vận hành những mạch điện đảm bảo an toàn điện.
- Yêu cầu cả lớp tập trung chú ý quan sát, giáo viên tiến hành vận hành các mạch điện để học sinh nhận xét các sản phẩm đúng hay sai nguyên lý. 
- Sau đó giáo viên tiến hành nhận xét đánh giá chung các sản phẩm của mỗi nhóm.
- Tuyên dương, phê bình, nhắc nhở cụ thể từng cá nhân của mỗi nhóm để các em phấn đấu hơn trong tiết học tới.
 - Rút kinh nghiệm chung về thái độ học tập, hiệu quả công việc, những sai sót học sinh mắc phải trong quá trình thực hành
- Hiệu quả của biện pháp:
+ Phát huy vai trò chủ động của học sinh trong giờ học
 + Tạo niềm tin cho học sinh, làm động lực cho học sinh phấn đấu.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
 Dễ dàng trong việc triển khai thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm đang trình bày nói chung không nặng tính lí luận mà chủ yếu đi vào thực tế giảng dạy. Do đó, mọi giáo viên đều có thể áp dụng ngay trong công việc của bản thân tại bất kì đơn vị nào, hoặc rút ra được trong đó một vài điểm mà mình tâm đắc để thực hiện. Có thể ứng dụng linh hoạt sáng kiến kinh nghiệm vào dạy thực hành đối với tất cả các môn học khác trong phạm vi tất cả các trường ở huyện. 
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
- Đối với học sinh:
+ Học sinh đã tự tin tham khảo ý kiến giáo viên và thể hiện sự sáng tạo của bản thân;
+ Phát triển kỹ năng thực hành làm việc nhóm có hiệu quả.
+ Học sinh tự tin sáng tạo, hoà đồng cùng tập thể và yêu thích môn học;
- Đối với giáo viên:
+ Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy bộ môn.
+ Hình thành một trình tự dạy học thực hành nhất định nên lớp học dần đi vào nề nếp, giáo viên không phải nói và làm việc quá nhiều.
Thống kê chất lượng bộ môn khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
80(90.9 %)
7( 8.0 %)
1(1.1 %)
0 (0,0%)
0(0,0 %)
	Đó là kết quả đạt được bằng số liệu, tuy nhiên điều quan trọng hơn là ý thức học tập ngày tốt hơn, nhiều em rất thích học thực hành Công nghệ 9, các em trở nên năng động hơn, tích cực trong học tập. Điều đó là động lực giúp nhiều cho giáo viên tự tin khi dạy môn học này đặc biệt là chất lượng ngày cao.
3.5. Tài liệu kèm theo:
 - Tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ Trung học cơ sở.
 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
 - Sách giáo khoa môn Công Nghệ trung học cơ sở.
 - Tạp chí giáo dục khoa học.
Tôi xin cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.
 Tân Bình, ngày 09 tháng 01 năm 2021
Sau khi áp dụng các giải pháp, chỉ qua học kì, các lớp tôi giảng dạy đã có sự chuyển biến rõ rệt:
Về học sinh yếu bộ môn 	
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
137(74,86 %)
39( 21,31 %)
6(3,28 %)
1 (0,55%)
0(0,0 %)
	Đó là kết quả đạt được bằng số liệu, tuy nhiên điều quan trọng hơn là ý thức học tập ngày tốt hơn, nhiều em rất thích học Công Nghệ, các em trở nên năng động hơn, tích cực trong học tập. Điều đó là động lực giúp nhiều cho giáo viên tự tin khi dạy môn học này đặc biệt là chất lượng ngày cao.
 3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
	- Tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ Trung học cơ sở.
 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
 - Sách giáo khoa môn Công Nghệ trung học cơ sở.
 - Tạp chí giáo dục khoa học.
 Tôi xin cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.
	 Tân Bình, ngày 02 tháng 01 năm 2020

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_thuc_hanh_mon_co.doc