Sáng kiến kinh nghiệm Một số ứng dụng của phần mềm Violet trong dạy học Toán 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số ứng dụng của phần mềm Violet trong dạy học Toán 8

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Sự quan tâm trên thể hiện rõ trong tinh thần của chỉthị 58–CT/TW của Bộ Chính trịngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá và quyết định 81/2001/QĐ- TTg ngày 24/5/2001của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58 – CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Thực hiện các chỉ thị, quyết định trên của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo ra Chỉ thị 29/2001/CT- BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005. Một trong những mục tiêu đó là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ởtất cả các môn học”.

Trong các nhà trường việc soạn giảng bằng các phương tiện CNTT là khá phổ biến. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra đó là: Những giáo án điện tử đó đã thật sự khai thác được khả năng vượt trội của CNTT hay chỉ mới dừng lại ở mức độ trình chiếu đơn thuần -  thay   thế   cho  việc   sử   dụng  một   vài   bảng  phụ? Câu trả lời là: không ít giáo án mới chỉ dừng ở mức độ trên. Tuy nhiên, nếu khai thác sâu hơn, chúng ta sẽ thấy CNTT thực sự đem lại hiệu quả vượt trội. Máy vi tính sẽ giúp việc dạy và học trực quan sinh động hơn nhiều với những tính năng mà với viên phấn, bảng đen truyền thống hay bảng phụ không thể làm được.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên như Geometer’s Sketchpad, Microsoft Office Powerpoint, Geogebra, Violet, Flash,

… Trong đó Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.

docx 30 trang Mai Loan 07/11/2023 9371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số ứng dụng của phần mềm Violet trong dạy học Toán 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM VIOLET TRONG DẠY HỌC TOÁN 8
Lĩnh vực/ Môn: Toán.
NĂM HỌC 2014 - 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU	1
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	2
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Đối tượng nghiên cứu	2
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu	2
NỘI DUNG SKKN	3
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu	3
Cơ sở lý luận	3
Cơ sở thực tiễn	5
Chương II: Ứng dụng phần mềm Violet trong dạy học môn Toán 8	7
Giới thiệu về phần mềm Violet	7
Các chức năng của Violet	8
Kết quả thực hiện	23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ	26
TÀI LIỆU THAM KHẢO	28
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Sự quan tâm trên thể hiện rõ trong tinh thần của chỉ thị 58–CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá và quyết định 81/2001/QĐ- TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58 – CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Thực hiện các chỉ thị, quyết định trên của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo ra Chỉ thị 29/2001/CT- BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005. Một trong những mục tiêu đó là: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Trong các nhà trường việc soạn giảng bằng các phương tiện CNTT là khá phổ biến. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra đó là: Những giáo án điện tử đó đã thật sự khai thác được khả năng vượt trội của CNTT hay chỉ mới dừng lại ở mức độ trình chiếu đơn thuần - thay thế cho việc sử dụng một vài bảng phụ? Câu trả lời là: không ít giáo án mới chỉ dừng ở mức độ trên. Tuy nhiên, nếu khai thác sâu hơn, chúng ta sẽ thấy CNTT thực sự đem lại hiệu quả vượt trội. Máy vi tính sẽ giúp việc dạy và học trực quan sinh động hơn nhiều với những tính năng mà với viên phấn, bảng đen truyền thống hay bảng phụ không thể làm được.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên như Geometer’s Sketchpad, Microsoft Office Powerpoint, Geogebra, Violet, Flash,
 Trong đó Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.
Chính vì vậy để chia sẻ những quan điểm, sản phẩm cũng như một vài kinh nghiệm của cá nhân trong việc khai thác và ứng dụng CNTT trong Dạy - Học tôi
xin giới thiệu, chia sẻ cùng thầy cô và các bạn đồng nghiệp đề tài “Một số ứng dụng của phần mềm Violet trong dạy học toán 8”.
Mục đích nghiên cứu:
Chia sẻ quan điểm và một vài kinh nghiệm đúc rút được từ quá trình nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy môn toán 8 của cá nhân nói chung và việc ứng dụng phần mềm Viloet nói riêng. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy cũng như tăng tính hấp dẫn đối với việc học của học sinh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu các định hướng cơ bản đã được công bố trong sách, những chỉ thị của bộ, của vụ, của sách giáo viên về vấn đề chỉ đạo thực hiện các nội dung có liên quan đến dạy học toán 8.
Nghiên cứu nội dung dạy học môn toán 8 trong Chương trình môn Toán THCS. Nghiên cứu các ứng dụng của phần mềm Violet vào dạy và học môn toán 8.
Rút ra kết luận và kiến nghị.
Đối tượng nghiên cứu:
Phần mềm Violet cùng các ứng dụng cho việc dạy học môn toán 8.
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Tiến hành trên lớp 8A (gồm 18 học sinh) trường THCS.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu là 8 tháng; bắt đầu từ 16/08/2014 đến 31/03/2015.
NỘI DUNG SKKN
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn Toán:
Trong nhà trường phổ thông, môn Toán có một vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng:
+ Môn Toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông. Môn Toán góp phần phát triển nhân cách. Cùng với việc tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo những tri thức và rèn luyện kĩ năng Toán học cần thiết, môn Toán còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động mới như tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng óc thẩm mĩ.
+ Môn Toán Trung học phổ thông tiếp nối chương trình Trung học cơ sở, cung cấp vốn văn hoá toán học phổ thông một cách có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh bao gồm kiến thức, kĩ năng, phương pháp tư duy.
+ Môn Toán còn là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác.
+ Trong thời kì phát triển mới của đất nước, môn Toán càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa.
Mục tiêu của chương trình môn Toán trung học cơ sở (THCS):
Môn Toán ở trường THCS nhằm:
a, Cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức, phương pháp toán học phổ thông, cơ bản, thiết thực. Cụ thể là:
Những kiến thức mở đầu về số (từ só tự nhiên đến số thực), về các biểu thức đại số, về phương trình bậc nhất, bậc hai, về hệ phương trình và bất phương trình bậc nhất, về tương quan hàm số, về một vài dạng hàm số đơn giản và đồ thị của chúng;
Một số hiểu biết ban đầu về thống kê;
Những kiến thức mở đầu về hình học phẳng, quan hệ bằng nhau và quan hệ đồng dạng giữa hai hình phẳng, một số yếu tố của lượng giác, một số vật thể trong không gian;
Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp toán học; dự đoán và chứng minh, quy nạp và suy diễn, phân tích và tổng hợp,
b, Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán và sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện các phép biến đổi các biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn, giải phương trình bậc hai một ẩn, giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, vẽ hình, đo đạc, ước lượng. Bước đầu hình thành khả năng vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác.
c, Rèn luyện khả năng suy luận hợp lí và hợp logic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian. Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác và sáng sủa ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. Góp phần hình thành các phẩm chất lao động khoa học cần thiết của người lao động mới.
Áp dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học:
Đưa CNTT vào trong giáo dục không phải là một hình thức đổi mới riêng rẽ mà chính là một phần trong sự phát triển của xã hội hiện nay.
CNTT là một công cụ hướng dẫn, là phương tiện trợ giảng cho giáo viên và khuyến khích sự tham gia học tập tích cực của học sinh.
Bài giảng phong phú (có nhiều phần mềm tiện ích hỗ trợ).
Đại đa số giáo viên chịu khó học hỏi, tự bồi dưỡng, say mê sử dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học trước đây:
Giáo viên là trung tâm tổ chức truyền thụ tri thức hàn lâm cho học sinh. Giáo viên chỉ đạo và tổ chức học tập cho học sinh là chủ yếu.
Việc dạy chiếm toàn bộ thời gian của học sinh, giáo viên luôn yêu cầu học sinh thuộc bài, nhưng tách rời việc học với hoạt động thực tế và không thích ứng với sự sáng tạo.
Phương pháp dạy học hiện nay:
Dạy học là hướng dẫn học sinh biết cách học tập và thực hành. Làm sao để học sinh hứng thú, chủ động học tập. Biết làm việc để phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân.
Tiết dạy phải đảm bảo tính mục đích của dạy học, đảm bảo tính thực tế cho các đối tượng học sinh trong lớp.
Sử dụng các thiết bị hiện đại, đặc biệt ứng dụng CNTT - Truyền thông vào xây dựng bài giảng điện tử, làm tiết học thêm sinh động, phong phú.
Không chỉ dạy kiến thức toán học, mà còn dạy cách nhận thức vấn đề, cách vận dụng kiến thức.
Thông qua hình ảnh, âm thanh và các hiệu ứng tạo kỹ xảo trong bài giảng, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, tư duy độc lập trong các tình huống.
Thầy, cô giáo chỉ làm trọng tài, hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và phát triển vấn đề.
Đánh giá học sinh thông qua hệ thống bài tập, bài kiểm tra. Trên cơ sở đánh giá kiến thức có trong học sinh, chứ không phải chỉ đánh giá vấn đề thầy truyền thụ, hoặc học sinh ghi nhớ tái hiện.
Cơ sở thực tiễn:
Tình hình dạy và học môn Toán hiện nay:
Về phía học sinh: Phần lớn học sinh còn lười học, lười suy nghĩ. Học sinh học môn Toán tương đối thụ động và chưa thực sự yêu thích môn học.
Về phía bộ môn Toán: Môn Toán là một bộ môn khó, có tính Logic và trừu tượng cao. Môn Toán đòi hỏi người học phải tích cực tư duy, sáng tạo.
Trong các nhà trường, việc soạn giảng bằng các phần mềm hỗ trợ nói chung và phần mềm Violet nói riêng là khá phổ biến nhưng không ít những bài giảng điện tử chưa thật sự khai thác được khả năng vượt trội của các phần mềm mà chỉ mới dừng lại ở mức độ trình chiếu đơn thuần - thay thế cho việc sử dụng một vài bảng phụ?
Chính vì vậy cần khai thác sâu hơn, để thấy Violet thực sự đem lại hiệu quả vượt trội. Các phương tiện dạy học, phần mềm Violet sẽ giúp việc dạy và học của giáo viên và học sinh trực quan sinh động hơn nhiều với những tính năng mà với viên phấn, bảng đen truyền thống hay bảng phụ không thể làm được và đem lại hiệu quả khác biệt cho mỗi giờ dạy, góp phần nâng cao chất lượng Dạy - Học.
Tình hình dạy và học môn toán ở trường và của lớp 8A:
Về phía học sinh: Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi nhớ và làm bài theo mẫu. Do đó, việc học tập thường ít hứng thú, nội dung các hoạt động học tập thường đơn điệu, nghèo nàn, ít quan tâm phát triển năng lực cá nhân học sinh.
Về phía bộ môn Toán: Thời gian dành cho một tiết học toán là 45 phút thì phần truyền thụ kiến thức mới phải chiếm từ 35 - 40 phút. Số thời gian ít ỏi còn lại giáo viên khó có thể tổ chức các hình thức hoạt động giúp học sinh vừa ôn tập, củng cố vừa giảm bớt mệt mỏi sau một thời gian học tập căng thẳng.
Về phía giáo viên:
Nhiều khi giáo viên không dẫn dắt, lí giải cho học sinh con đường hình thành kiến thức mới mà chỉ bắt các em phải công nhận, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.
Đa số giáo viên chưa có kiến thức tốt về việc ứng dụng CNTT phục vụ dạy học môn Toán, do ngại tìm tòi, sưu tầm, thiết kế hay do không biết hoặc không có thời gian.
Giải pháp ứng dụng CNTT cho việc dạy bộ môn Toán:
Học sinh có hứng thú học môn Toán; thấy được cái hay, cái đẹp của môn học.
Sử dụng CNTT, Tin học sẽ phát huy khả năng lĩnh hội kiến thức, phát huy tính tích cực tư duy, sáng tạo của học sinh khi học môn Toán.
Kích thích khả năng học tập của mỗi học sinh, góp phần tạo không khí học tập hiệu quả cho lớp học.
Sử dụng CNTT, Tin học sẽ hỗ trợ cho việc tổ chức hoạt động nhóm học sinh, góp phần làm tăng thêm khả năng tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy môn Toán.
Đa dạng hoá các dạng bài tập, thông qua “Kho tư liệu môn học”, thông qua mạng Intenet như:
+ Các bài tập trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn.
+ Các bài tập trắc nghiệm dạng điền khuyết.
+ Các bài tập trắc nghiệm dạng ghép đôi.
+ Các bài tập trắc nghiệm dạng đúng sai.
Chương II: Ứng dụng phần mềm Violet trong dạy học môn Toán 8
Giới thiệu về phần mềm Violet:
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for
Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên).
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng... Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim v.v...
Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng (Rich Text Format). Ngoài ra, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:
Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v...
Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.
Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện.
Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học, giúp người dùng có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:
Vẽ đồ thị hàm số: Cho phép vẽ được đồ thị của bất kỳ hàm số nào, đặc biệt còn thể hiện được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị khi thay đổi các tham số của biểu thức.
Vẽ hình hình học: Chức năng này tương tự như phần mềm Geometer SketchPad, cho phép vẽ các đối tượng hình học, tạo liên kết và chuyển động. Đặc biệt, người dùng có thể nhập được các mẫu mô phỏng đã làm bằng SketchPad vào Violet.
Ngôn ngữ lập trình mô phỏng: Một ngôn ngữ lập trình đơn giản, có độ linh hoạt cao, giúp người dùng có thể tự tạo ra được các mẫu mô phỏng vô cùng sinh động.
Violet cho còn phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học, môn học và ý thích của giáo viên.
Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet.
Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.
Các chức năng của Violet:
Tạo trang màn hình cơ bản:
Một phần mềm bài giảng là một tập hợp các trang màn hình (trong Powepoint gọi là các Slide), trong đó mỗi trang sẽ thể hiện trên một màn hình và chứa đựng một phần kiến thức của bài giảng. Thông thường khi sử dụng máy tính để giảng bài, giáo viên sẽ lần lượt trình chiếu từng trang màn hình.
Để tạo trang màn hình, vào menu Nội dung → Thêm đề mục, cửa sổ nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, cửa sổ soạn thảo trang màn hình sẽ hiện ra và ta có thể đưa nội dung kiến thức vào đây.
Danh sách các file dữ liệu
Cấu trúc của bài giảng
Giao diện bài giảng
Menu và các nút
Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công cụ”:
Nút “Ảnh, phim”: Click nút này để nhập các file dữ liệu multimedia (ảnh, phim,...) vào cửa sổ soạn thảo trang màn hình. Chú ý, Violet chỉ hỗ trợ 4 định dạng multimedia (JPEG, SWF, MP3 và FLV).
Nút “Văn bản”: Sau khi click vào nút này, thì trên bảng trắng sẽ xuất hiện một ô soạn thảo có khung màu xám. Người dùng có thể soạn thảo các văn bản của mình trực tiếp trên ô này.
Chú ý: Việc nhập công thức được thực hiện bằng cách gõ trực tiếp công thức (theo chuẩn Latex) vào ngay phần soạn thảo văn bản với từ khóa LATEX. Ví dụ
để gõ
3 x3y3 : -1 x2y2
4	2
ta chỉ cần gõ: latex(3/4x^3y^3 : -1/2x^2y^2).
Nút “Công cụ”: Click vào nút này sẽ hiện ra một thực đơn (menu) cho phép lựa chọn sử dụng các module chuẩn, module bài tập và các module chuyên dụng cắm thêm (plugin), gồm có:
Sử dụng các mẫu bài tập:
Các bài tập là những thành phần không thể thiếu trong các bài giảng, giúp học sinh tổng kết và ghi nhớ được kiến thức, đồng thời tạo môi trường học mà chơi, chơi mà học, làm cho học sinh thêm hứng thú đối với bài giảng.
Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang màn hình rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra. Phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết về việc nhập liệu cho các bài tập thông qua một số ví dụ tương ứng.
Tạo bài tập trắc nghiệm:
Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm:
+ Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án
+ Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc
+ Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai
+ Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng.
Ví dụ 1: Tạo bài tập trắc nghiệm: Tam giác ABC có tổng độ dài hai cạnh AB + AC = 10,75 cm và đồng dạng với tam giác A’B’C’ có độ dài các cạnh A’B’ = 8,5 cm; A’C’ = 7,35 cm; B’C’ = 6,25 cm. Tính chính xác đến hai chữ số thập phân, chu vi của tam giác ABC là:
(A) 45,36 cm.
(B) 14,46 cm.
(C) 14,98 cm.
(D) 14,50 cm.
Đây là kiểu bài trắc nghiệm “Một đáp án đúng”, chỉ có đáp án thứ 3 là đúng. Ta soạn thảo trên màn hình như sau:
Ví dụ 2: Bài tập Đúng/ Sai: Xét tính đúng - sai của mỗi khẳng định sau:
Trung điểm của một đoạn thẳng là tâm đối xứng của đoạn thẳng đó.
Giao điểm hai đường chéo của một hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.
Trọng tâm của một tam giác là tâm đối xứng của tam giác đó.
Tâm của một đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó. Ta soạn thảo trên màn hình như sau:
Tạo bài tập ô chữ:
Ví dụ 1: Tạo một bài tập ô chữ như sau Trò chơi giải ô chữ:
Kí hiệu diện tích của một hình là gì?
Đường tròn tiếp xúc với một cạnh và tiếp xúc với phần kéo dài của hai cạnh còn lại được gọi là đường tròn gì?
Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc?
Hệ số a của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) còn được gọi là gì?
Hình chữ nhật có mấy trục đối xứng? Các câu trả lời hàng ngang lần lượt là:
S	2. Bàng tiếp	3. Hệ số góc
4. Góc ở tâm	5. Bốn Câu trả lời cột dọc là: Hàm số.
Ta lần lượt nhập năm câu hỏi và năm câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu. Hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang số 3 và số 4:
Trong đó:
+ "Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi.
+ "Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, thường là giống từ trả lời, nhưng viết hoa và không có dấu cách. Nếu không nhập gì vào đây thì dữ liệu sẽ được tự động sinh ra từ “Từ trả lời”. Vì vậy, nếu không có gì đặc biệt, ta có thể bỏ qua phần này để nhập liệu cho nhanh.
+ "Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô dọc. Ví dụ với câu hỏi 3, do từ hàng dọc là “HÀMSỐ” nên ta cần có chữ “M” thuộc vào ô chữ dọc, trong khi từ hàng ngang lại là “GÓCỞTÂM” nên sẽ lấy vị trí chữ là 7.
Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như sau:
Tạo bài tập kéo thả chữ:
Đây những bài tập trong đó, trên một đoạn văn bản có các chỗ trống

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ung_dung_cua_phan_mem_tailieu_t.docx
  • pdftoan8 - Tran Le Hai - THCS Trung Phung - 2014-2015.pdf