Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán

Cơ sở lý luận

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, vì vậy trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Nghị quyết số 29 – NQ/TW Hội nghị trung ương 8 khoá XI chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng. Chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Học là một quá trình trong đó dưới sự định hướng của người dạy, người học tự giác, tích cực, độc lập tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ môi trường xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và tay chân nhằm hình thành cấu trúc tâm lí mới để biến đổi nhân cách của các em theo hướng ngày càng hoàn thiện. Không ai có thể thay thế các em và chỉ có các em mới tạo ra sự thay đổi cho chính bản thân mình.

Qua đó, việc học đã là hàm chứa tự học. Và tự học không có nghĩa chỉ là việc học ngoài giờ lên lớp, mà hoạt động học còn được diễn ra trên lớp dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên để các em có thể tìm tòi, phát hiện, phân tích và chiếm lĩnh kiến thức bằng chính tư duy của mình để học có hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng mò mẫm thiếu cơ sở. Học – Tự học có mối liên quan mật thiết với nhau và kết quả đem lại còn tuỳ thuộc vào mức độ tự lực và trình độ khác nhau của mỗi em, vào kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn việc học của mỗi giáo viên.

 

doc 24 trang hoathepmc36 196213
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm làm công tác giảng dạy bộ môn toán, tôi luôn không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy để sao cho có thể giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết và cũng có thể vận dụng linh hoạt kiến thức toán học vào trong thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó tôi cũng đặt nhiệm vụ hàng đầu cho chính bản thân mình là: Làm thế nào để các em phát huy được năng lực tự học của bản thân? Phương pháp nào có thể đưa các em đến với kiến thức nhanh, chính xác và khơi dậy ở các em niềm đam mê Toán học?... Rất nhiều những yêu cầu được đặt ra, nhưng bản thân tôi nhận thấy rằng việc “ Rèn cho học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học toán là rất cần thiết. Bởi với học sinh lớp 6, các em vừa mới bước vào môi trường học mới (cấp THCS) các em bắt đầu làm quen với những môn học mới với những phương pháp giảng dạy và cách thức ghi bài mà yêu cầu ở các em thao tác nhanh nhẹn, chủ động kiến thức,Nếu không có năng lực tự học tập môn toán, các em sẽ dần mất đi kĩ năng chủ động nắm bắt kiến thức, lười học toán, phụ thuộc vào những kiến thức mà giáo viên truyền đạt, thiếu sự sáng tạo dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Vì thế việc giúp học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin, có phương pháp học tập phù hợp, tạo hứng thú, tăng đam mê đối với môn toán là những phương pháp nhằm phát huy năng lực tự học, sở trường của bản thân.
Từ xưa những câu ca dao, tục ngữ như “ Tôn sư trọng đạo”, “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” , “ Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, với ý nghĩa đề cao, coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là thầy làm hết tất cả cho trò, mà thầy nhiệt tình truyền đạt kiến thức, còn trò nỗ lực để chủ động chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng sáng tạo kiến thức đó vào thực tế cuộc sống. Một khi học sinh chỉ lĩnh hội kiến thức một cách bị động từ thầy thì các em sẽ nắm bắt kiến thức ấy rất mờ nhạt, nhanh quên, lười vận dụng vào thực tế. Nhưng khi học sinh kết hợp được những kĩ năng như: tiếp thu bài học trên lớp, chủ động tìm tòi mở rộng kiến thức trong sách tham khảo, thực tế cuộc sống, trải nghiệm và sáng tạo thì kết quả đạt được không chỉ là kiến thức mà còn là kĩ năng vận dụng, sáng tạo vào cuộc sống. 
Đặc biệt những năm gần đây được sự quan tâm của lãnh đạo PGD đã tổ chức các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy học trải nghiệm sáng tạo,  tôi như được mở rộng kiến thức và học hỏi được những phương pháp giảng dạy mới để một lần nữa khẳng định rằng “ Rèn luyện năng lực học, tự học toán ở học sinh” đặc biệt là học sinh lớp 6 là rất cần thiết. Hiệu quả sẽ được nâng cao nếu giáo viên biết linh hoạt kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau phù hợp với đối tượng học sinh. Trong đó với đối tượng học sinh lười học (không có khả năng tự học) thì các em thường không nắm chắc kiến thức, đứng trước một vấn đề cần giải quyết các em không biết tự tìm ra hướng giải quyết, không tự đánh giá được đâu là đúng, cần làm và đâu là sai, luôn bằng lòng với những gì đã có không tự bổ sung cho mình những điều cần thiết trong nhận thức. Nên theo tôi việc bồi dưỡng và phát huy năng lực học, tự học cho học sinh là rất cần thiết. Đó là lý do để tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trong những năm vừa qua Bộ giáo dục đào tạo đã nêu ra những hạn chế, yếu kém của giáo dục, trong đó có yếu tố chưa coi trọng việc thực hành, vận dụng kiến thức học được vào thực tế. Đặc biệt hiện nay hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành thói quen, rất đông học sinh không có hứng thú, có động lực với việc học Toán, cảm thấy học môn Toán khó và “khô khan”, chỉ là những con số và những phép tính (đặc biệt còn khó hơn với học sinh có lực học yếu). Vì vậy việc học Toán với các em rất nặng nề và bị động, hiệu quả học tập không cao và kéo theo đó là nhiều hệ luỵ khác. Nguyên nhân từ đâu? Có rất nhiều lí do cho việc học sinh không thích học toán, lười học và học yếu. Nhưng là người giáo viên dù với lí do nào thì trước tiên bản thân người giáo cần phải có phương pháp dạy học phù hợp và khơi dậy được ở các em niềm đam mê, chủ động, sáng tạo trong học tập, có như vậy mới giúp các em và phụ huynh có một cái nhìn khác về học tập nói chung và về học Toán nói riêng. Qua những năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng để phát huy năng lực tự học Toán của học sinh lớp 6 nói riêng và học sinh THCS nói chung, người giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo hướng chủ động tích cực. Hướng dẫn, khích lệ các em để các em tìm ra kiến thức, tư duy logic và vận dụng sáng tạo. Từ đó giúp học sinh phát huy được năng lực tự học toán của bản thân và dần đáp ứng được yêu cầu giáo dục suốt đời của xã hội phát triển và công nghệ như hiện nay. 
Để làm được điều này, giáo viên cần có cái nhìn sâu sắc hơn, quan tâm và chú ý đến việc phát huy năng lực tự học của học sinh. Với các em học sinh cần xác định rõ mục tiêu học tập, có kế hoạch học tập cụ thể, sắp xếp thời gian hợp lí, chọn lọc và ghi nhớ kiến thức, học bài cũ, chuẩn bị bài mới, làm các bài tập vận dụng kiến thức và vận dụng sáng tạo. Ngoài ra khi học sinh được rèn tốt năng lực tự học các em còn có thể giải toán Violympic đạt hiệu quả với thao tác nhanh nhẹn hơn, học sinh có thể chủ động vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các bài toán thực tiễn, linh hoạt và sáng tạo trong học tập trải nghiệm, để từ đó trang bị cho các em những nền tảng ban đầu trong việc phát triển năng lực tiềm tàng của chính mình, nhằm chuẩn bị tâm thế cho việc “học thường xuyên, học suốt đời” thì tự học chính là sợi chỉ xuyên tâm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 trường THCS Lương Thế Vinh phát huy tốt năng lực học, tự học môn Toán
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 6A1, 6A2 trường THCS Lương Thế Vinh năm học 2016 - 2017; Các bài tập vận dụng, mở rộng trong chương trình Toán 6 (SGK toán 6 và tài liệu hướng dẫn học toán 6; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Toán; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 6)
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những định hướng ban đầu, nội dung được dựa trên những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua quá trình trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 6.
- Phương pháp trực quan thông qua các hình ảnh trên sách hướng dẫn, đồ vật thực tế, sự vật hiện tượng gần gũi trong cuộc sống; Quan sát sự tiến bộ của học sinh.
- Phương pháp tham khảo sách, tài liệu: Sách giáo khoa toán 6; Sách hướng dẫn toán 6; Sách nâng cao và phát triển toán 6; Sách bồi dưỡng học sinh giỏi toán 6.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: tham khảo ý kiến, học hỏi phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, thi GVDG, dự giờ thăm lớp.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, vì vậy trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Nghị quyết số 29 – NQ/TW Hội nghị trung ương 8 khoá XI chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng. Chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Học là một quá trình trong đó dưới sự định hướng của người dạy, người học tự giác, tích cực, độc lập tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ môi trường xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và tay chân nhằm hình thành cấu trúc tâm lí mới để biến đổi nhân cách của các em theo hướng ngày càng hoàn thiện. Không ai có thể thay thế các em và chỉ có các em mới tạo ra sự thay đổi cho chính bản thân mình.
Qua đó, việc học đã là hàm chứa tự học. Và tự học không có nghĩa chỉ là việc học ngoài giờ lên lớp, mà hoạt động học còn được diễn ra trên lớp dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên để các em có thể tìm tòi, phát hiện, phân tích và chiếm lĩnh kiến thức bằng chính tư duy của mình để học có hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng mò mẫm thiếu cơ sở. Học – Tự học có mối liên quan mật thiết với nhau và kết quả đem lại còn tuỳ thuộc vào mức độ tự lực và trình độ khác nhau của mỗi em, vào kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn việc học của mỗi giáo viên.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Là giáo viên còn trẻ nên bản thân tôi nhận thấy việc giáo viên cần học hỏi trau dồi kiến thức, phương pháp để đưa kiến thức đến cho các em học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt với mô hình trường học mới thì vấn đề này càng được giáo viên đặt lên hàng đầu. Trong quá trình giảng dạy và công tác tại trường tôi được học hỏi đồng nghiệp các phương pháp giảng dạy và kĩ năng đứng lớp, được dự các tiết chuyên đề, thao giảng,giúp tôi học hỏi thêm được một số phương pháp giúp học sinh học tập tích cực hơn, bản thân cũng xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể với từng hoạt động hơn. Có những tiết dạy mà sau đó tôi băn khoăn trăn trở mãi rằng tại sao với nội dung kiến thức toán học hay như vậy mà các em không được trải nghiệm thực tế đo đạc, không được tự mình sáng tạo tìm ra kết quả một cách riêng biệt và chính xác. Đó phải chăng là do các em còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, còn đi theo lối mòn của người giáo viên dạy học theo phương pháp truyền thống là thuyết trình – vấn đáp.Trong khi đó, nếu rèn cho các em phát huy được năng lực tự học Toán thì các em sẽ ham học hơn, chủ động hơn và thích nghiên cứu tài liệu để được mở rộng kiến thức. Với lớp học theo mô hình trường học mới, các em được tiếp cận với phương pháp học tích cực từ Tiểu học nên đa số các em có năng lực tự thiết lập tiến độ và các bước đi trong quá trình tự học khá tốt và được trải nghiệm sáng tạo ngoài lớp học. Các em tự tin, mạnh dạn nói ra những suy nghĩ của mình để cùng nhau tiến bộ trong học tập.
	Tuy nhiên, trong quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy lực học của các em không đồng đều giữa các nhóm, lớp nên yều cầu giáo viên phải đa dạng phương pháp sao cho phù hợp. Một số học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu của chương trình, bằng long với những kiến thức mình đã có. Vậy thì với 45 phút giảng dạy trên lớp nhiệt tình của giáo viên có giúp được tất cả các em nắm chắc được kiến thức hay không? Và khi học lí thuyết những nội dung kiến thức Toán học ấy để vận dụng vào thực tế cuộc sống các em có hiểu được ý nghĩa của nội dung đó không? Kĩ năng vận dụng của các em có tốt không? Câu trả lời mà đa số giáo viên, học sinh và phụ huynh thực tế là “không”. Thay vào đó tại sao chúng ta không rèn cho các em năng lực tự học Toán để những giây phút học bài trên lớp trở nên nhẹ nhàng và ý nghĩa đối với các em. Khi bản thân mỗi học sinh có năng lực tự học, các em có thể nắm được kiến thức và kĩ năng giải toán thông qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giáo viên, bạn bè hay chính cả gia đình của các em. 
Xuất phát từ thực trạng nói trên nguyên nhân chủ yếu là nhằm giúp cho các em học sinh có ý thức học tập đúng đắn, phát huy năng lực học và tự học của bản thân, tạo sự ham mê học tập giúp các em có điều kiện lĩnh hội được một số kiến thức, kĩ năng để các em học tập sau này được tốt hơn. Bởi với học sinh lớp 6, các em rất cần sự quan tâm, dẫn dắt của giáo viên, chỉ ra cho các em con đường để nắm bắt kiến thức nhanh, chính xác và thích thú nhất, nếu các em không có năng lực học, tự học, bị động với những kiến thức giáo viên truyền đạt, sẽ dần hình thành trong chính con người các em cảm giác không muốn học toán, bằng lòng với bản thân, từ đó mất dần đi đam mê học toán.
Xuất phát từ sự ham học hỏi của học sinh, sự ham mê nghiên cứu và lòng yêu nghề của bản thân trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm giáo viên không thể bỏ qua phương pháp phát huy cho học sinh năng lực học, tự học bởi đó là cơ sở, là bàn đạp để các em học sinh lớp 6 chủ động, sáng tạo trong học tập toán. Những năm giảng dạy trước đây, hầu như tôi chỉ chú trọng việc học sinh phải nắm chắc được kiến thức toán cơ bản rồi từ đó mở rộng dần đến kiến thức khó hơn, nâng cao hơn, biết trình bày bài toán một cách logic. Nhưng từ khi được tiếp cận với đổi mới phương pháp dạy học, tôi hoàn toàn bị thuyết phục. Kiến thức quan trọng phải đạt được và kĩ năng cũng quan trọng không kém, tất cả đều nhằm hình thành cho các em những năng lực cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Một thực tế với đa số học sinh của tôi: giao nhiệm vụ 1 bài tập, học sinh chỉ hoàn thành một bài tập; giao 2 bài các em hoàn thành 2 bài, (có thể không hoàn thành hoặc hoàn thành không tốt). Đó là kết quả của việc học máy móc, không xây dựng kế hoạch mà làm một cách tự phát). Ở hai mô hình, kết quả đạt được trong quá trình học tập toán ở học sinh hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
Học tập theo phương pháp truyền thống
Học tập theo phương pháp đổi mới
- Học sinh thu nhận kiến thức từ giáo viên. 
- Học sinh có nhiều cơ hội rèn luyện kĩ năng trình bày bài toán.
- Bài tập vận dụng và mở rộng tìm tòi trong SGK ít. Nên học sinh thiếu kĩ năng liên hệ và giải quyết các tình huống thực tế.
- Năng lực sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh chưa được phát huy 
- Học sinh tự mình tìm đến kiến thức với sự định hướng, hỗ trợ của giáo viên
- Không chú trọng rập khuôn cách trình bày bài toán. Chú trọng phát hiện hướng giải và kết quả.
- Bài tập vận dụng và mở rộng tìm tòi trong SHD nhiều. Nên học sinh có kĩ năng liên hệ và giải quyết các tình huống thực tế.
- Năng lực sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh được phát huy
 	Vậy thì gốc lõi của vấn đề là ở đâu? Ở phương pháp của người giáo viên truyền đạt? Hay ở năng lực tự học và tìm tòi kiến thức của học sinh? Để thay đổi cách học truyền thống chỉ ngồi trên ghế nhà trường thì học tập của học sinh cần được mở rộng, được thực tế trải nghiệm như thế nào? Và bắt đầu từ đâu để quá trình học là phù hợp nhất? Kết hợp các phương pháp như thế nào để có một sản phẩm hoàn thiện nhất. Và theo tôi, phát huy tốt năng lực học, tự học của học sinh là then chốt. Trên lớp với những tiết lí thuyết, tiết luyện tập, ôn tập hay tiết thực hành người giáo viên cần phải có phương pháp gì để các em phát huy được năng lực tự học toán tốt nhất. Hay khi không trên lớp học, ở nhà các em cũng có khả năng tự mình hoàn thành những nội dung yêu cầu của giáo viên và sáng tạo vận dụng kiến thức toán học vào thực tế một cách tốt nhất. Không cần phải bắt đầu từ những khái niệm nào xa xôi để hình thành cho các em năng lực này mà chính các em phải tìm cho mình một con đường phù hợp với mình nhất, trong đó gồm các yêu cầu chính như: Nắm vững kiến thức đã học Nhiệm vụ mới Xác định mục tiêu Xây dựng kế hoạch (Số người cùng thực hiện, thời gian thực hiện,) Qúa trình hoạt động Kết quả của hoạt động Kiểm tra kết quả Liên hệ Ghi nhớ thông tin. Các giai đoạn ở mỗi học sinh có thể khác nhau về trình tự. Dù học ở trên lớp hay học tập ở nhà, ở bạn bè thì quan trọng chỉ cần học sinh làm được những điều này thì với kiến thức cơ bản, bài tập vận dụng hay nội dung yêu cầu học sinh tìm tòi liên hệ thực tế thì chắc chắn các em sẽ hoàn thành tốt yêu cầu đặt ra. Không những vậy, quá trình này còn giúp các em phát huy năng lực mạnh dạn, chủ động, sáng tạo của bản thân và tìm thấy niềm vui, đam mê khi hiểu và tự mình hoàn thiện kiến thức. Kết quả của hoạt động và khả năng liên hệ của các em là sự phản ánh những giai đoạn trên. Giống như câu nói nổi tiếng của Sidney Jourard “Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – Nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình. Hay “Không có giới hạn cho qui trình học, cách để học. Thực sự một khi con người đã có được húng thú để tìm những con đường mới để kết cấu nên tri thức, họ sẽ không bao giờ sợ bị buồn chán” của Robert Theobald.
3. Nội dung, hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chính bản thân giáo viên nếu cứ rập khuôn bài dạy cho tất cả các đối tượng học sinh, không rèn được cho học sinh kĩ năng học, tự học điều đó chỉ làm giáo viên tự làm khó giáo viên, kết quả học tập không cao, đem lại cho giáo viên sản phẩm đó là những con người rập khuôn, máy móc, thiếu chủ động trong tư duy, “ nghe – làm theo” tạo cho các em đặt niềm tin hoàn toàn vào giáo viên, không tự mình tìm kiến thức. Vì vậy việc phải làm sao để phát triển năng lực tự học của học sinh là rất cần thiết. Chỉ có phương pháp tự học tốt các em mới tự khẳng định được bản thân mình và chính nó tạo nên cho các em tính năng động, sáng tạo để phần nào đó dần hình thành nên tính cách con người các em. Từ đó giúp các em có cách nhìn khác về phương pháp học tập.
	Năng lực tự học không chỉ là tự học trên lớp thông qua các tiết lí thuyết, tiết luyện tập, ôn tập hay tiết thực hành mà còn là khả năng tự học ở nhà của học sinh. Nhưng dù học ở đâu thì một kế hoạch cụ thể với các giai đoạn: Nắm vững kiến thức đã học Nhiệm vụ mới Xác định mục tiêu Xây dựng kế hoạch (Số người cùng thực hiện; Thời gian thực hiện, nội dung cần thực hiện,) Qúa trình hoạt động Kết quả của hoạt động Kiểm tra kết quả Liên hệ Ghi nhớ thông tin là các khâu quan trọng để học sinh phát huy tốt năng lực tự học của mình. Trong đó nắm vững kiến thức đã học là nền tảng để học sinh khám phá những điều mới. Khi đó, các em cần đặt ra cho mình mục tiêu tiếp theo là cần làm gì để trong quá trình hoạt động các em bám theo mục tiêu đó và không đi nhầm hướng. Xây dựng kế hoạch là một trong những giai đoạn mà hầu như đa số cac em đều chủ quan vì mất thời gian, nhưng thật ra giai đoạn này lại càng không nên bỏ qua. Vì có xây dựng kế hoạch cụ thể các em mới biết mình cần hoạt động những gì, mất thời gian bao lâu, có cần sự hỗ trợ của ai và tánh sự sai sót nếu có. Kết quả của hoạt động và khả năng liên hệ của các em là sự phản ánh những giai đoạn trên. Giống như câu nói nổi tiếng của Sidney Jourard “Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – Nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình. Hay “Không có giới hạn cho qui trình học, cách để học. Thực sự một khi con người đã có được hứng thú để tìm những con đường mới để kết cấu nên tri thức, họ sẽ không bao giờ sợ bị buồn chán” của Robert Theobald.
	Vì vậy, nếu giải pháp thành công thì kết quả đạt được là không thể cân –đo – đong – đếm được. Các em sẽ không còn cảm thấy môn toán khô khan và chán ngắt nữa. Kết hợp cùng sự định hướng và hỗ trợ của giáo viên, tài liệu tham khảo kết quả học tập của các em sẽ được nâng cao, những năm học tiếp theo các em sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa năng lực này và dần hình thành cho các em sự năng động, sáng tạo và tri thức. Giúp các em học tốt các môn học khác, hay với những học sinh làm bài thi kiến thức liên môn thì các

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh.doc