Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học Phổ thông

1.1. Lí do chọn đề tài

1.1.1. Cơ sở lí luận

Đầu thế kỉ xx, văn học Việt Nam phân hóa thành hai xu hướng văn học chính: văn học lãng mạn, văn học hiện thực. Văn học hiện thực phê phán là một trong những trào lưu văn học nổi bật, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, có đóng góp quan trọng trong việc phản ánh tư duy, phương thức sáng tạo của người nghệ sĩ theo khuynh hướng hiện thực, làm nên sự phong phú cho nền văn học dân tộc. Đồng thời văn học HTPP cũng được coi là một trong những nghệ thuật tiền cách mạng, bám sát đời sống, có giá trị thức tỉnh nhân dân. Và thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bằng những điển hình văn học bất hủ. Nó đã khơi dậy được lòng bất bình, bồi dưỡng ý thức tự bứt phá, vươn lên đón chào cuộc sống mới đẹp tươi. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm, để giúp các em học sinh tiếp cận tác phẩm văn học HTPP một cách hiệu quả nhất. Từ đó, hiểu sâu sắc về vai trò, những đóng góp, thành tựu của dòng văn học này đối với văn chương nước nhà.

1.1.2. Cơ sở thực tiễn

 Môn văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình phổ thông. Do đặc thù riêng của bộ môn, những tác phẩm văn học HTPP khi đưa vào giang dạy trong nhà trường đều thuộc ở thế kỉ trước, có khoảng cách khá xa với thực tại. Để hiểu được những tư duy, quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của nhà văn, của thời đại là khó khăn lớn đối với người học.

 Mặt khác, dung lượng kiến thức lớn, lại bị hạn chế trong thời gian 1 đến 2 tiết học, khiến nhiều giáo viên khi giảng dạy chưa đạt tới đích những giá trị của tác phẩm văn học HTPP.

 Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển như vũ bão. Điều đó, đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi tầng lớp xã hội, trong đó có học sinh. Các em xem nhẹ môn ngữ văn, chỉ quan tâm đến các môn khoa học tự nhiên như toán, lí, hóa để dễ chọn trường, chọn nghề. Còn học các môn khoa học xã hội, trong đó có môn ngữ văn, sẽ có ít cơ hội để chọn trường.

 Từ hực tế trên, đòi hỏi giáo viên Ngữ văn phải có phương pháp hướng dẫn hiệu quả, hấp dẫn trong từng tiết đọc văn. Từ đó, định hướng, tổ chức cho học sinh thu thập thông tin, chinh phục kho tang tri thức tốt hơn.

 Trong 3 năm giảng dạy lớp 11, tôi phát hiện rất nhiều điều thú vị về những tác phẩm văn học HTPP. Vì thế, tôi quyết định chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học Phổ thông”. Tôi sẽ hướng dẫn học sinh đi từ tình huống truyện và nhân vật điển hình.

 

doc 31 trang cuonglanz2a 10140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o lµo cai
Tr­êng thpt sè 1 b¸t x¸t
§Ò TµI S¸NG KIÕN
“Mét sè ph­¬ng ph¸p h­íng dÉn häc sinh ®äc hiểu phÇn truyÖn ng¾n hiÖn thùc phª ph¸n ViÖt Nam ë cÊp Trung häc Phæ th«ng”
Hä vµ tªn: §ç ThÞ Ngäc Quyªn
Chøc vô: 	Gi¸o viªn
Tæ chuyªn m«n: V¨n - Sö - GDCD
§¬n vÞ c«ng t¸c: Tr­êng THPT sè 1 B¸t X¸t
 N¨m häc 2013 - 2014
MỤC LỤC
	 TRANG
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN	1
PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN	3
1. Mở đầu 	3
1.1. Lí do chọn đề tài	3
1.1.1. Cơ sở lí luận	3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn	3
1.2. Mục đích nghiên cứu	4
1.3. Bản chất cần được làm sáng tỏ của vấn đề nghiên cứu	4
1.4. Đối tượng nghiên cứu	2
1.5. Phương pháp nghiên cứu	2
1.6. Kế hoạch nghiên cứu	2
2. Nội dung........................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận	4
2.1.1. Khái niệm	4
2.1.2. Truyện ngắn	4
2.1.3. Chủ nghĩa hiện thực phê phán	4
2.1.4. Khái niệm và vai trò của tình huống truyện	6
2.1.5. Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật điển hình	6
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu	8
2.2.1. Việc giảng dạy truyện ngắn HTPP hiện nay	8
2.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học môn Ngữ văn	8
2.3. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc văn phần truyện ngắn HTPP Việt Nam ở cấp THPT	9
2.3.1. Hướng dẫn HS tiếp cận truyện ngắn HTPP từ tình huống truyện	9
2.3.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh đọc văn tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện	10
2.3.2.1. Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao	10
2.3.2.2. Tác phẩm “ Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan	10
2.3.2.3. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” – trích tiểu thuyết “ Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng	12
2.4. Phương pháp tiếp cận truyện ngắn HTPP từ nhân vật điển hình	13
2.4.1. Xác định nhân vật điển hình	13
2.4.2. Phân tích nhân vật điển hình	13
2.4.3. Đánh giá vai trò, ý nghĩa tư tưởng của nhân vật	14
2.4.4. Giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao từ nhân vật điển hình	14
2.5. Tổ chức thực hiện – đánh giá kết quả	16
2.5.1. Tổ chức thực hiện	16
2.5.2. Kết quả đạt được	26
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	28
3.1. Kết luận	27
3.2. Kiến nghị	27
TÀI LIỆU THAM KHẢO	28
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PPDH: phương pháp dạy học.
KHXH – NV: khoa học xã hội – nhân văn.
SGK: sách giáo khoa.
THPT: trung học phổ thông.
GD – ĐT: giáo dục – đào tạo.
HTPP: hiện thực phê phán.
GV: giáo viên.
HS: học sinh
 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
Đầu thế kỉ xx, văn học Việt Nam phân hóa thành hai xu hướng văn học chính: văn học lãng mạn, văn học hiện thực. Văn học hiện thực phê phán là một trong những trào lưu văn học nổi bật, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, có đóng góp quan trọng trong việc phản ánh tư duy, phương thức sáng tạo của người nghệ sĩ theo khuynh hướng hiện thực, làm nên sự phong phú cho nền văn học dân tộc. Đồng thời văn học HTPP cũng được coi là một trong những nghệ thuật tiền cách mạng, bám sát đời sống, có giá trị thức tỉnh nhân dân. Và thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bằng những điển hình văn học bất hủ. Nó đã khơi dậy được lòng bất bình, bồi dưỡng ý thức tự bứt phá, vươn lên đón chào cuộc sống mới đẹp tươi. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm, để giúp các em học sinh tiếp cận tác phẩm văn học HTPP một cách hiệu quả nhất. Từ đó, hiểu sâu sắc về vai trò, những đóng góp, thành tựu của dòng văn học này đối với văn chương nước nhà.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
 	Môn văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình phổ thông. Do đặc thù riêng của bộ môn, những tác phẩm văn học HTPP khi đưa vào giang dạy trong nhà trường đều thuộc ở thế kỉ trước, có khoảng cách khá xa với thực tại. Để hiểu được những tư duy, quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của nhà văn, của thời đại là khó khăn lớn đối với người học.
 	Mặt khác, dung lượng kiến thức lớn, lại bị hạn chế trong thời gian 1 đến 2 tiết học, khiến nhiều giáo viên khi giảng dạy chưa đạt tới đích những giá trị của tác phẩm văn học HTPP.
 	Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển như vũ bão. Điều đó, đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi tầng lớp xã hội, trong đó có học sinh. Các em xem nhẹ môn ngữ văn, chỉ quan tâm đến các môn khoa học tự nhiên như toán, lí, hóa để dễ chọn trường, chọn nghề. Còn học các môn khoa học xã hội, trong đó có môn ngữ văn, sẽ có ít cơ hội để chọn trường.
 	Từ hực tế trên, đòi hỏi giáo viên Ngữ văn phải có phương pháp hướng dẫn hiệu quả, hấp dẫn trong từng tiết đọc văn. Từ đó, định hướng, tổ chức cho học sinh thu thập thông tin, chinh phục kho tang tri thức tốt hơn.
 	Trong 3 năm giảng dạy lớp 11, tôi phát hiện rất nhiều điều thú vị về những tác phẩm văn học HTPP. Vì thế, tôi quyết định chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học Phổ thông”. Tôi sẽ hướng dẫn học sinh đi từ tình huống truyện và nhân vật điển hình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 	Mục đích của tôi khi chọn đề tài này, nhằm giúp học sinh nắm được số phương pháp tìm hiểu tác phẩm truyện ngắn HTPP một cách hiệu quả nhất. Từ đó, có thể hiểu thấu đáo về đặc trưng, đóng góp của văn học HTPP đối với văn học và đời sống hiện nay. Qua đó bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê của các em đối với môn học.
 	Mặt khác, qua sáng kiến này, tôi cũng coi đó là kết quả bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
1.3. Bản chất cần được làm sáng tỏ của vấn đề nghiên cứu
 	Nghiên cứu một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc văn phần văn học hiện thực phê phán Việt Nam hiệu quả, để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Cụ thể, đó là hai phương pháp: tìm hiểu tác phẩm từ góc độ tình huống truyện và xây dựng nhân vật điển hình trong truyện ngắn HTPP.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
 Tìm hiểu nội dung giảng dạy truyện ngắn HTPP, người viết chỉ giới hạn chọn phần truyện ngắn HTPP Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11-cơ bản-Học kì I làm đối tượng nghiên cứu chính. Cụ thể là tác phẩm: “Chí Phèo” (Nam Cao); đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” –Trích tiểu thuyết “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng); “Tinh thần thể dục” (Nguyễn Công Hoan).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
 	Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp chia nhỏ các chi tiết, hình ảnh, tình tiết để tìm hiểu một cách cụ thể, cặn kẽ. Từ đó, làm rõ bản chất của các hình ảnh, sự kiện đó.
 	Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp đặt hai đối tượng trong mối tương quan với nhau để làm nổi bật sự khác biệt. So sánh giúp ta thấy được nét độc đáo trong cách sáng tạo tình huống truyện của từng nhà văn.
 	Phương pháp tổng hợp- khái quát: Sau khi phân tích các hình ảnh, chi tiết, người viết sẽ tiến hành tổng hợp- khái quát để rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
1.6. Kế hoạch nghiên cứu
 	 Bước 1: Tìm hiểu thực trạng của vấn đề.
 	Bước 2: Đưa ra các giải pháp để thay đổi thực trạng.
 	Bước 3: Tiến hành soạn giảng một tác phẩm một tác phẩm truyện ngắn trong nhà trường có lồng ghép phương pháp hướng dẫn học sinh đọc văn phần truyện ngắn HTPP.
 	Bước 4: Đánh giá về hiệu quả của giải pháp.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
 	2.1.1. Khái niệm
 	2.1.1.1. Truyện ngắn
Trong lịch sử nghiên cứu văn học, có rất nhiều tác giả đã đưa ra những cách phân biệt, nhận diện khác nhau về thể loại truyện ngắn. Như W.Gớt thế kỉ XVII; Sê-Khốp, Lỗ Tấn, Mô-pat-xăng, An-tô-nốp thế kỉ XIX và XX (Văn học thế giới), đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên (văn học Việt Nam). Các khái niệm thường xoáy vào bình diện chính: dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ. để khái quát thành đặc trưng. Người cho truyện ngắn là một “khoảnh khắc”, một “trường hợp”, người nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính súc tích của chi tiết, cô đúc của ngôn từ. Về cơ bản ta có thể rút ra khái niệm: truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.
 	2.1.1.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán
Đây là khái niệm dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, xác định trên cơ sở cá nguyên tắc mĩ học: mô tả cuộc sống bằng hình tượng tương ứng với băn chất những hiện tượng của chính cuộc sống và bằng điển hình hóa các sự kiện của thực tế đời sống. Thừa nhận sự tác động qua lại giữa con người và môi trường sống, giữa tính cách và hoàn cảnh. Các hình tượng nghệ thuật của hiện thực phê phán hướng tới tái hiện chân thực các mối quan hệ khác của con người và hoàn cảnh (Từ điển thuật ngữ văn học- Trang 78).
Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX với các cây bút tiêu biểu như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng..
2.1.1.3. Khái niệm và vai trò của tình huống truyện
Theo Hê-ghen- nhà triết học, mĩ học lỗi lạc người Đức thì “tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa. Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “.những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống.. nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu- Trang giấy trước đèn, NXB KH XH, 1994,trang 258).
Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế. Nhà vaen Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ”.
Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: tình huống truyện là tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc mà trong đó sự việc diễn ra rất đậm đặc, là khoảnh khắc chứa đựng cả đời người. Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vât khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống. Qua tình huống, nhà văn bộc lộ tâm trạng, tính cách, thân phận của nhân vật Tình huống góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ một cách sâu sắc.
* Phân loại tình huống truyện
Hiện nay, có nhiều cách phân loại tình huống khác nhau. Về cơ bản có 3 loại tình huống như sau:
- Tình huống hành động: là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính( truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao la một truyện ngắn tiêu biểu).
- Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó. Nhà văn dựng lên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính.) ít được quan tâm. Vì thế, nó quyết định đến diện mạo của truyện: truyện ngắn trữ tình (truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam nghiêng về dạng này).
- Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chime nghiệm, toan tính.. Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hóa vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Đôi mắt của Nam Cao).
2.1.1.4. Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật điển hình
*Nhân vật văn học
- Theo từ điển thuật ngữ văn học: Nhân vật văn học có thể là con người (có tên hoặc không có tên), con vật trong các câu truyện ngụ ngôn, có thể là đồ vật hay một loài cây nào đó. Điểm chung là các đối tượng đó được xem như là một phương tiện để chuyển tải những quan niệm, những suy nghĩ về con người.
- Nhân vật văn học là một hình tượng có tính chất ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, dấu hiệu về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm riêng về ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ. Các yếu tố này có thể xuất hiện tập trung hoặc rải rác tùy thuộc vào mục đích của tác giả. Những điểm đó có thể có quá trình vận động. Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách nhân vật: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện; nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ; nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch.
* Nhân vật điển hình
- Trong đời sống xã hội, ta thường gặp những khái niệm điển hình: học sinh điển hình, một gia đình điển hình cho khu phố về cách giáo dục con cái. Chúng có nghĩa là những cái bình thường nhất, tiêu biểu nhất, lí tưởng nhất của một người nào đó, một điều gì hoặc một môi trường nhất định. Song điển hình nghệ thuật không hoàn toàn giống hệt điển hình xã hội. Về bản chất, điển hình không phải là cá biệt nhưng lại là cái cá biệt, là một cá tính xác định, độc đáo riêng biệt khác nhau, có ở nhân vật này mà không có ở nhân vật khác. Đó chính là “người lạ” theo cách nói của Bê-ê-lin-xki. Có thể hiểu nhân vật điển hình là nhân vật tính cách đã đạt đến độ sâu sắc, là sự thống nhất cao độ giữa cái riêng và cái chung, cái cá thể và cái cộng đồng. Nhân vật điển hình được coi là một quy định nghiêm ngặt của phương pháp sáng tác hiện thực.
- Giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn phát triển nhảy vọt của cái tôi cá nhân. Văn học phản ánh nhân vật như một tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình tạo nên nghệ thuật đặc sắc của văn học hiện thực phê phán.
* Nhân vật điển hình trong văn xuôi hiện thực phê phán
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các kiểu nhân vật, sáng kiến dựa vào thực tiễn văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX và chọn một tiêu chí được coi như một đóng góp nhỏ của mình. Đó là dựa vào hiện tượng tha hóa của con người, đem áp dụng vào trong nghiên cứu điển hình văn học, ta sẽ thấy các kiểu nhân vật đó như sau:
- Kiểu nhân vật lao động bị áp bức, bị dồn vào đường cùng tha hóa, nhưng cố vượt lên với tinh thần phản kháng: chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và anh Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan.
- Kiểu nhân vật phản diện thuộc thuộc tầng lớp thống trị tự lao vào tha hóa đến mất hết tính người: Nghị Quế trong “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), Nghị Lại trong “Bước đường cùng” (Nguyễn Công Hoan), Nghị Hách trong “Giông tố” (Vũ Trọng Phụng) và Bá Kiến trong “Chí Phèo” (Nam Cao).
- Kiểu nhân vật “hãnh tiến”- tha hóa ngược: Xuân tóc đỏ là một nhân vật tính cách, một nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực, có tính cách phong phú và đa dạng, tiêu biểu cho loại người hạ lưu, vô học, nhờ hoàn cảnh xã hội bát nháo, đã tạo điều kiện để hắn tiến thân trở thành một kẻ “nổi tiếng”. Nó là một nhân vật “tiến lên trong xã hội tư sản hoàn toàn bằng con đường gian trá, bịp bợm” (Phan Cự Đệ). Hoàn cảnh đã tạo điều kiện rất thuận lợi để Xuân bước tới vinh hoa, phú quý, rồi chính nó “từ chỗ bị động, nó tiến lên chủ động, khai thác triệt để vận đỏ của nó” (Nguyễn Đăng Mạnh).
- Kiểu nhân vật bị tha hóa nhưng quyết không chịu tha hóa đến cùng. Nhân vật Tám Bính trong tác phẩm “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng và nhân vật Chí Phèo của Nam Cao tiêu biểu cho kiểu loại nhân vật này. Trong tác phẩm của Nam Cao, kiểu con người tha hóa được khai thác một cách toàn diện và triệt để. Tha hóa và chống lại tha hóa, các nhân vật đã phải trả một cái giá rất đắt cho chính mình. Nguyên Hồng và Nam Cao đã cố gắng đi tìm những nét đẹp còn ẩn sâu trong tâm hồn của những con người bị tha hóa- một quan niệm rất tiến bộ của các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam.
- Kiểu nhân vật tiểu tư sản trí thức bị tha hóa nhân cách với những bi kịch vỡ mộng. Nhân vật Thứ trong “Sống mòn” (Nam Cao), Điền trong “Giăng sáng” (Nam Cao), Hộ trong “Đời thừa” (Nam Cao) đều là những người trí thức đầy ước mơ, hoài bão nhưng phải vật lộn trong những lo toan của đời thường, họ đều rơi vào bi kịch vỡ mộng. Chính điều này, đã tạo ra phương diện tinh tế của văn học. Nam Cao đã nói về họ với sự cảm thông sâu sắc và hiểu biết thực sự.
2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 	2.2.1. Việc giảng dạy truyện ngắn HTPP hiện nay
- Một là, tác phẩm truyện ngắn chiếm một số lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. Điều này, phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta. Theo phân phối chương trình Ngữ văn lớp 11 (Ban cơ bản), truyện ngắn HTPP dạy 6 tiết, cụ thể: Tiết 44;45: Hạnh phúc của một tang gia”- Vũ Trọng Phụng; Tiết 52,53: Chí Phèo- Nam Cao; Tiết 56,57: Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng, Vi hành, Tinh thần thể dục (trong tiết này chỉ có “Tinh thần thể dục thuộc truyện ngắn HTPP.
- Hai là, một trong những đặc trưng quan trọng của văn học HTPP là mô tả cuộc sống bằng hình tượng, xây dựng các điển hình hóa nhân vật vừa mang tính cụ thể, lại vừa đạt được tính khái quát cao trong việc phản ánh hiện thực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, truyện ngắn HTPP còn thành công ở việc xây dựng những tình huống độc đáo. Tuy nhiên việc khai thác, tìm hiểu, khám phá truyện ngắn HTPP trên thực tế của học sinh chưa được sâu sắc. Bởi vì, thời lượng số tiết học không nhiều, kiến thức lí luận của các em về trào lưu văn học này cũng còn hạn chế.
- Ba là, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dẫn của bộ Giáo dục và Đào tạo đã được triển khai, nhằm tăng cường sự hứng thú, tích cực của học sinh. Nhưng trên thực tế, việc giảng dạy văn học HTPP vẫn còn những khó khăn chưa thể khắc phục.
2.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học môn Ngữ văn
2.2.2.1. Thuận lợi
- Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau. Và thông qua hoạt động này, những học sinh yếu kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và học sinh khá, giỏi.
- Trong quá trình dạy học, đã kết hợp với các đồ dùng dạy học, khai thác triệt để các phương tiện dạy học như tranh ảnh, phim, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Theo kế hoạch và phương pháp hoạt động của nhà trường, giáo viên trong các tổ chuyên môn, mỗi tháng sinh hoạt chuyên môn định kì 2 lần, chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học theo nghiên cứu bài học để mỗi thầy, cô giáo có dịp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Học sinh được phụ huynh quan tâm, học tập trong môi trường tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, tiếp cận với công nghệ thông tin, mang Internet.phục vụ thiết thực cho việc học tập.
2.2.2.2. Khó khăn
 	- Về phía giáo viên: Việc giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn HTPP chưa được đặt tác phẩm trong một tình huống cụ thể (thời gian, không gian), để xem xét các mối quan hệ đa chiều, biện chứng với các nhân vật, nội dung và nghệ thuật. Một số giáo viên vẫn chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh, hoặc chỉ áp dụng trong các giờ thao giảng. Dẫn đến việc học sinh chưa tích cực trong quá trình học tập.
 	- Về phía học sinh: 
+ Chưa xác định được chính mình là trung tâm của quá trình Dạy-

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh.doc