Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

 Nghe, nói, đọc, viết là bốn dạng hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp. Trong đó nói và viết là hoạt động phát tin, nghe và đọc là hoạt động nhận tin. Khi hoạt động đọc diễn ra, thông tin được truyền theo một chiều, tác giả văn bản viết là người phát tin và người đọc là người nhận tin. Thông qua hoạt động đọc mà mỗi con người được tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người. Ở cấp Tiểu học, khi dạy môn Tiếng Việt chủ yếu tập trung rèn cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng đó được thực hiện bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 5 và nâng dần từ thấp đến cao.

 Cùng với các phân môn khác của Tiếng Việt, phân môn Tập đọc ở lớp Hai có nhiệm vụ rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học như (đề tài, cốt truyện, nhân vật.) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Riêng kĩ năng đọc gồm có nhiều phương diện như: đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm.

 Đối với học sinh lớp hai, để thực hiện được nhiệm vụ trên thì quả không ít khó khăn. Làm thế nào để giúp các em ở đầu cấp tiểu học có hứng thú với phân môn tập đọc? Các em có thể đọc đúng , lưu loát, trôi chảy bài đọc đúng tốc độ? Và cũng là giúp các em học tốt các môn học khác trong chương trình lớp 2. Không có cách nào khác là người giáo viên phải tìm ra các biện pháp rèn kỹ năng đọc thành tiếng sao cho các em đọc đúng tiếng, từ có vần khó, đọc đúng các tiếng, từ có âm, vần dễ đọc sai do phát âm của địa phương đọc trơn được toàn bài; biết ngắt nghỉ sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời của nhân vật trong các bài đọc là truyện kể; biết ngắt nghỉ đung nhịp, nhấn giọng các từ ngữ đối với các bài đọc là thơ. Đồng thời giáo viên cũng cần tìm ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh. Từ chỗ giúp các em hiểu nghĩa các từ mới, những từ quan trọng trong bài đọc đến việc hiểu nội dung của đoạn, của cả bài.

 Là giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở Tiểu học và đặc biêt là năm học 2017 - 2018, tôi được trực tiếp giảng dạy ở lớp 2A trường Tiểu học Đông Vệ 1. Tôi đã thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh của mình đạt hiệu quả cao.

 Xuất phát từ nhiều lí do như trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, năm học này tôi xin được trình bày “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”

 

doc 19 trang thuychi01 8833
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
 Nghe, nói, đọc, viết là bốn dạng hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp. Trong đó nói và viết là hoạt động phát tin, nghe và đọc là hoạt động nhận tin. Khi hoạt động đọc diễn ra, thông tin được truyền theo một chiều, tác giả văn bản viết là người phát tin và người đọc là người nhận tin. Thông qua hoạt động đọc mà mỗi con người được tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người. Ở cấp Tiểu học, khi dạy môn Tiếng Việt chủ yếu tập trung rèn cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng đó được thực hiện bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 5 và nâng dần từ thấp đến cao.
 Cùng với các phân môn khác của Tiếng Việt, phân môn Tập đọc ở lớp Hai có nhiệm vụ rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học như (đề tài, cốt truyện, nhân vật...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Riêng kĩ năng đọc gồm có nhiều phương diện như: đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
 Đối với học sinh lớp hai, để thực hiện được nhiệm vụ trên thì quả không ít khó khăn. Làm thế nào để giúp các em ở đầu cấp tiểu học có hứng thú với phân môn tập đọc? Các em có thể đọc đúng , lưu loát, trôi chảy bài đọc đúng tốc độ? Và cũng là giúp các em học tốt các môn học khác trong chương trình lớp 2. Không có cách nào khác là người giáo viên phải tìm ra các biện pháp rèn kỹ năng đọc thành tiếng sao cho các em đọc đúng tiếng, từ có vần khó, đọc đúng các tiếng, từ có âm, vần dễ đọc sai do phát âm của địa phương đọc trơn được toàn bài; biết ngắt nghỉ sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời của nhân vật trong các bài đọc là truyện kể; biết ngắt nghỉ đung nhịp, nhấn giọng các từ ngữ đối với các bài đọc là thơ. Đồng thời giáo viên cũng cần tìm ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh. Từ chỗ giúp các em hiểu nghĩa các từ mới, những từ quan trọng trong bài đọc đến việc hiểu nội dung của đoạn, của cả bài..
 Là giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở Tiểu học và đặc biêt là năm học 2017 - 2018, tôi được trực tiếp giảng dạy ở lớp 2A trường Tiểu học Đông Vệ 1. Tôi đã thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh của mình đạt hiệu quả cao.
 Xuất phát từ nhiều lí do như trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, năm học này tôi xin được trình bày “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”
 1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dạy học môn tập đọc lớp 2; phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2. 
- Từ đó vận dụng một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho các em với mong muốn giúp các em đọc đúng, lưu loát bài đọc.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
- Các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin về thực trạng dạy học đọc cho học sinh lớp 2.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu về quá trình thực hiện trong năm học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	
 Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phân môn Tập đọc là rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Tập đọc là môn thực hành tiếng Việt. Dạy tập đọc chúng ta cần quan tâm cả hai hình thức đọc chủ yếu cho học sinh tiểu học: đọc thành tiếng và đọc thầm.
	* Đọc thành tiếng: là hình thức đọc phát ra âm thanh. Đọc thành tiếng bao gồm các mức độ: 
- Đọc đúng: Phát âm chính xác các tiếng, sửa lỗi phát âm sai do tiếng địa phương.
- Đọc rõ ràng, rành mạch: Đọc rõ tiếng, từ, cụm từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng dấu câu. Cường độ vừa phải( không đọc quá to, hoặc quá nhỏ); tốc độ đọc vừa phải( không ê a ngắc ngứ cũng không đọc liến thoắng).
- Đọc lưu loát: đọc với tốc độ nhanh. Phát âm rõ ràng, rành mạch không bị vấp. Biết ngừng nghỉ đúng dấu câu. Đối với học sinh lớp 2 cần luyện tập dần dần từ đọc đúng đến đọc nhanh.
- Đọc diễn cảm là kĩ năng dùng ngữ điệu, giọng đọc phù hợp để thể hiện nội dung, nghệ thuật bài đọc một cách đầy đủ nhất. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh.
	 Như vậy đọc thành tiếng chính là biện pháp để cá nhân rèn đọc từ đọc đúng đến diễn cảm.
* Đọc thầm là nhìn bằng mắt đọc văn bản, không phát ra âm thanh. Hình thức đọc này có lợi cho việc tìm hiểu nội dung bài đọc. Vì vậy cần định hướng cho học sinh trước khi đưa ra yêu cầu đọc thầm bằng các câu hỏi gợi ý hướng vào nội dung, từ ngữ cần tìm hiểu trong bài.
 Mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp hai theo chương trình mới là:
* Phát triển các kỹ năng đọc, nghe và nói cho học sinh, cụ thể là:
+ Đọc thành tiếng:
– Phát âm đúng.
– Ngắt nghỉ hợp lý.
– Cường độ đọc vừa phải( không đọc to quá hay đọc lí nhí)
– Tốc độ đọc vừa phải, đạt khoảng 35 đến 50 tiếng/ phút.
+ Đọc thầm và hiểu nội dung:
- Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn bản, nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc.
+ Nghe:
- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Nghe – hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô.
- Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
+ Nói: 
- Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc.
- Biết cách trả lời câu hỏi về bài đọc.
* Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:
- Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kỹ năng phục vụ cuộc sống và học tập của bản thân.
* Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt.
 Nắm được nhiệm vụ và mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 2 như vậy từ đó giúp tôi tìm ra biện pháp tốt để rèn kỹ năng đọc cho học sinh của mình.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
2.2. 1 Về phía giáo viên:
 Trước đây, phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt ở chương trình cũ vẫn còn đề cao quá mức về cảm thụ văn học nên một số giáo viên đã biến tiết Tập đọc thành giờ giảng văn. Trong tiết học, giáo viên quá lạm dụng phần tìm hiểu bài, giảng giải là chính còn học sinh chỉ nghe, ít có thời gian để luyện đọc; hậu quả là có một số em học hết chương trình Tiểu học mà vẫn chưa đọc thông thạo. Song ở chương trình tiếng Việt Tiểu học mới hiện nay, nội dung các bài đọc trong sách giáo khoa tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh, các bài đọc được sắp xếp khá lôgic, chặt chẽ theo từng chủ điểm, đa dạng các thể loại và nội dung phong phú; hơn nữa giáo viên đã nắm được Chuẩn cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu của học sinh. Vì thế, trong quá trình dạy phân môn Tập đọc thì người giáo viên đã hướng dẫn các em thực hiện khá nhịp nhàng giữa các hoạt động.
 Bên cạnh một số ưu điểm nói trên, vẫn còn không ít những hạn chế, đó là: Giọng đọc mẫu của giáo viên chưa tốt do chất giọng địa phương, thói quen phát âm. Vì vậy giáo viên chưa thu hút được sự chú ý của học sinh. Nhiều giáo viên còn giảng dạy một cách thụ động chưa chú ý đến học sinh. Đặc biệt trong giờ tập đọc giáo viên thường chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh đã đọc được mà ít quan tâm đến đối tượng học sinh đọc chậm, đọc sai. Việc rèn kĩ năng đọc thầm cho học sinh còn ít. Chưa đổi mới được các hình thức dạy học khiến giờ học bị nhàm chán.
2.2.2 Về phía học sinh:
- Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc.
- Do thói quen phát âm địa phương các em đọc sai mà không thể nhận ra. Lỗi phát âm sai chủ yếu là phân biệt sai thanh ( hỏi) và thanh ( ngã). Phát âm sai ( tr/ch; r/d/gi ; s/x )...
 - Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ.
- Giọng đọc của học sinh còn nhỏ; Nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác nhau nên các em đọc còn sai các từ ngữ, sai nội dung ý nghĩa của văn bản.
- Thực tế, trong nhiều năm giảng dạy các lớp khối 2, tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh giữa các lớp chưa đồng đều. Tốc độ đọc của học sinh còn châm. Số học sinh đọc chưa lưu loát và sai lỗi vẫn còn nhiều. 
Kết quả khảo sát đầu năm học 2017 – 2018 ở lớp 2A là :
Sĩ số
Đọc sai, chưa lưu loát
Đọc rõ ràng, rành mạch
 Đọc lưu loát
 40
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
25%
20
50%
10
25%
 Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, tôi thấy cần phải nâng cao chất lượng đọc cho học sinh bằng cách áp dụng “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”. 	 	
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Tìm hiểu nội dung và phương pháp, chuẩn kiến thức - kĩ năng Tập đọc lớp 2.
 Để truyền thụ đến học sinh đầy đủ nội dung kiến thức của môn học , giáo viên cần phải nghiên cứu, nắm vững nội dung chương trình; các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn và chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học mà lớp mình giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 2. Qua đó tôi đã nắm được nội dung, phương pháp dạy học và mức độ kiến thức, kỹ năng cần đạt của học sinh lớp 2 về phân môn tập đọc.
2.3.1 Tìm hiểu Nội dung chương trình môn Tập đọc lớp 2.
 Nội dung các bài tập đọc được thể hiện trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2(tập1, tập 2). Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần).
Mỗi tuần các em được học 2 bài tập đọc. Bài thứ nhất chủ yếu là truyện kể được dạy trong 2 tiết; bài thứ hai là các bài văn xuôi, thơ hoặc các văn bản khoa học, hành chính (tự thuât, thời khóa biểu, thời gian biểu, mục lục sách...) được dạy trong 1 tiết. Ngoài ra còn 1 bài đọc thêm dành cho các em luyện đọc vào buổi chiều hoặc đọc ở nhà. 
2.3.2 Tìm hiểu các phương pháp dạy học chủ yếu phân môn tập đọc lớp 2:
* Phương pháp trực quan:
- Phương pháp này phù hợp với tư duy và tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học.
- Các hình thức trực quan bao gồm: Giọng đọc mẫu của giáo viên; bảng phụ ghi các từ ngữ khó đọc; các câu văn dài khó ngắt nghỉ hơi; tranh, ảnh hoặc vật thật nhằm giới thiệu bài hoặc giảng từ ngữ khó hiểu cho học sinh.
* Phương pháp đàm thoại:
- Là phương pháp nêu câu hỏi để học sinh cùng trao đổi trả lời và đi đến thống nhất kết quả.
- Phương pháp này thường sử dụng trong phần hướng dẫn tìm hiểu cách đọc bài; tìm hiểu bài.
* Phương pháp luyện tập:
- Đây là phương pháp dùng chủ yếu để học sinh luyện đọc. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh được rèn luyện kĩ năng đọc từ dễ đến khó: luyện phát âm tiếng, từ khó đọc, hay đọc sai; luyện phát âm các cụm từ, các câu văn dài; luyện đọc đúng tiến tới luyện đọc hay.
* Phương pháp đọc theo thể loại:
 Dạy đọc thơ: Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh và thời đại một cách cao đẹp. Thơ rất giàu chất trữ tình, vì vậy khi đọc thơ cần thể hện được tình cảm mà tình cảm mà tác giả gứi gắm trong từng từ, từng dòng thơ để truyền cảm xúc đến người nghe.
 Khi đọc thơ, người đọc phải chú ý đến giọng đọc bao gồm: sắc thái giọng đọc; cách ngắt nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi cảm. Đồng thời chú ý đến nét mặt, cử chỉ để thể hiện đến người nghe cái hay, cái đẹp của bài thơ.
 Dạy đọc bài đọc là truyện kể: Cần giúp học sinh phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng điệu của từng nhân vật. Hướng dẫn học sinh cách thể hiện giọng điệu của từng nhân vật thông qua hình thức đọc phân vai.
2.3.3 Tìm hiểu chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn tập đọc lớp 2
 Sau khi tìm hiểu chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi được biết mức độ cần đạt theo từng giai đoạn được quy định như sau:
 - Giữa học kì 1: Tốc độ đọc cần đạt khoảng 35 tiếng/phút.
 - Cuối học kì 1: Tốc độ đọc cần đạt khoảng 40 tiếng/phút	 
 - Giữa học kì 2: Tốc độ đọc cần đạt khoảng 45 tiếng/phút.
 - Cuối học kì 2: Tốc độ đọc cần đạt khoảng 50 tiếng/phút.
 Bên cạnh đó tôi còn tìm hiểu, nắm vững yêu câu chuẩn kiến thức cơ bản của từng bài học, từng đối tượng học sinh. Từ đó áp dụng lên kế hoạch bài học sát với đối tượng học sinh của mình.
2.3.4 Phân loại đối tượng học sinh theo mức độ đọc; tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh 
 Để giờ dạy có hiệu quả cao, giáo viên cần nắm vững đối tượng học sinh của mình. Vì vậy việc phân loại đối tượng học sinh theo mức độ đọc ngay từ đầu năm học là rất cần thiết. Đồng thời cần tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của học sinh để tìm ra biện pháp khắc phục.
 * Phân loại đối tượng học sinh theo mức độ đọc
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên không chỉ nắm bắt hoàn cảnh, đặc điểm của học sinh lớp mình mà còn cần nắm vững khá năng, mức độ về kiến thức , kỹ năng từng môn học của học sinh. Vì thế tôi luôn đề ra giải pháp đầu tiên là khảo sát chất lượng từng môn học từ đó phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học từng đối tượng cho thích hợp.
 Xuất phát từ các nguyên nhân trên, hàng năm trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã thực hiện tìm hiểu mức độ đọc của học sinh lớp 2A. Cụ thể :cứ vào đầu mỗi năm học, sau khi nhận lớp và ổn định tổ chức lớp xong, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng hai môn Toán, Tiếng Việt để nắm được chất lượng đại trà từng môn của lớp; sau đó tôi tiếp tục đưa ra một đoạn văn ngắn yêu cầu các em đọc để khảo sát kĩ năng đọc của từng học sinh. 
	 Dựa vào kết quả khảo sát đầu năm trên, tôi đã phân loại các đối tượng học sinh theo mức độ đọc như sau:
- Đối tượng 1: Những học sinh đọc lưu loát; diễn cảm.
(Gồm các em: Thùy Linh, Bảo Ngọc, Hoàng Nguyên, Băng San, Huy Anh) 
- Đối tượng 2: Những học sinh đọc rõ ràng, rành mạch.
(Khánh Linh, Minh Châu, Bảo My, Hồng Anh ..) 
- Đối tượng 3: Những học sinh đọc sai, chưa lưu loát và còn chậm.
(Đức Thắng, MaiTrang, Thanh Thư, Đức Anh, Đức Đạt ) 
Sau khi phân loại học sinh, tôi đã có kế hoạch rèn kĩ năng đọc cho các em trong các tiết học, đặc biệt trong giờ Tập đọc. 
* Tìm hiểu nguyên nhân học sinh đọc sai và cách khắc phục.
 Từ kết quả khảo sát chất lượng đầu năm nói trên cho thấy số lượng học sinh đọc sai, đọc chậm còn nhiều; Nhiều em chưa biết đọc - hiểu để nắm nội dung bài đọc. Vì vậy tôi đã theo dõi và tìm ra một số nguyên nhân sau:
*Theo dõi các em đọc thành tiếng và thấy các em có những lỗi sau:
- Học sinh đọc sai do phát âm các tiếng, từ có vần khó:
 Khi mới từ lớp một lên lớp hai, nhiều em đọc sai các tiếng từ có vần khó như: uyên, uêch, oạc...; các tiếng, từ có vần dễ nhầm lẫn như: ai/ ay: oa/ ao... 
 Vì vậy trong mỗi giờ tập đọc bao giờ tôi cũng chú ý tìm ra những tiếng, từ khó, giúp các em đọc đúng. Hướng dẫn các em phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn rèn cho các em có thói quen nhận nhanh ra chúng và đọc đúng.
- Học sinh đọc sai do tiếng địa phương:
 Học sinh lớp tôi ở chủ yếu là phường Đông Vệ và một số ít là học sinh ở phường Quảng Thắng. Mỗi phường có một đặc điểm phát âm khác nhau và có những lỗi sai phát âm khác nhau. Cụ thể là:
 Các em ở phường Đông Vệ (Đức Anh, Mai Trang, Ngọc Hân, ) thường phát âm sai các tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã ,r/d/gi.
 Các em ở Quảng Thắng ( Đức Đạt,Thanh Khôi,Thanh Thư, Đức Thắng ) phát âm sai các tiếng có âm đầu ch/ tr; x/ s.
 Để khắc phục lỗi đọc sai này, tôi đã tìm ra các tiếng mà từng nhóm học sinh hay đọc sai, phân tích cấu tạo tiếng giúp các em sửa lỗi phát âm này. và thường xuyên trò chuyện với các em một cách tự nhiên, khi các em phạm lỗi phát âm địa phương tôi nhắc nhở các em sửa ngay. Hằng ngày, ngoài giờ học tôi phân công các bạn trong nhóm theo dõi giúp đỡ bạn sửa lỗi phát âm sai do tiếng địa phương. 
 Học sinh đọc sai, đọc chậm do chưa chú ý đọc bài:
 Một số em còn rất mải chơi, sự chú ý chưa cao như em Đức Thắng, Mai Trang, Thanh Thư ,nên các em đọc sai và đọc rất chậm. Đối với những em này, tôi đã dành thời gian quan tâm đến các em nhiều hơn trong các giờ tập đọc. Tôi thường xuyên nhắc nhở các em chú ý theo dõi bạn đọc và cho các em đọc những từ, tiếng khó đọc; những câu ngắn. Từ đó động viên các em ham thích môn học, chú ý đọc bài.
* Theo dõi đọc hiểu của học sinh tôi thấy:
- Học sinh chưa biết cách đọc thầm bài để tìm hiểu nội dung:
 Khi giao nhiệm vụ cho các em đọc thầm câu, đoạn, bài đọc để trả lời câu hỏi một số học sinh có thói quen đọc thành tiếng gây tiếng ồn trong lớp. Để rèn được kĩ năng đọc thầm cho các em, tôi đã hướng dẫn các em cách đọc thầm: chỉ dùng mắt đọc bài, môi không mấp máy, không phát ra âm thanh. Đây là hình thức đọc mới đối với các em mới từ lớp 1 lên. Vì vậy, ngay từ những tiết tập đọc đầu tiên, tôi đã kiên trì làm mẫu, hướng dẫn các em đọc. Bắt đầu từ đọc thầm tên bài đọc, đưa ra câu hỏi định hướng nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.
* Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, kỹ năng đọc hiểu; đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc cho học sinh.
 Sau khi đã tìm hiểu nắm vững đối tượng học sinh, những lỗi sai và nguyên nhân mắc lỗi của học sinh trong khi đọc, tôi đã tiến hành rèn kỹ năng đọc cho các em trong giờ tập đọc bằng các biện pháp sau:
* Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đọc, các yêu cầu trong giờ tập đọc:
 + Hướng dẫn tư thế ngồi đọc, cách cầm sách khi đứng lên đọc bài cho học sinh:
 Tư thế ngồi học nói chung, tư thế ngồi đọc sách nói riêng rất quan trọng chất lượng học, đến sức khỏe và vẻ đẹp của các em. Vì vậy, tôi hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi đọc sách là: ngồi thẳng lưng, cổ và đầu phải thẳng, mắt cách sách khoảng 25 - 30cm. Khi đọc cần thở sâu và chậm để lấy hơi. Khi cô giáo gọi đứng lên đọc bài các em phải bình tĩnh cầm sách đúng khoảng cách với mắt rồi mới đọc bài.
+ Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu trong giờ tập đọc:
- Phải chú ý theo dõi cô giáo cùng các bạn đọc bài để đọc đúng, trôi chảy bài đọc; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Khi đọc thành tiếng các em không nên đọc quá to, cũng không đọc quá nhỏ lí nhí trong miệng mà cần đọc đủ để cô giáo và các bạn nghe được.
- Khi bạn đọc to, những bạn còn lại phải chú ý đọc thầm bằng mắt, phát hiện lỗi đọc sai của bạn để giúp bạn sửa lỗi.
- Khi tham gia đọc trong nhóm các em đọc vừ đủ để bạn bên cạnh cùng nghe không đọc quá to hoặc ngồi chơi không đọc bài.
 Nhờ hướng dẫn các quy định chung như vậy mà các em có nền nếp ngồi học ngay ngắn và chú ý học bài.
* Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
+ Coi trọng các hình thức trực quan:
 Trước hết tôi coi trọng gây sự chú ý của học sinh ngay từ đầu tiết học bằng cách giới thiệu bài bằng tranh, ảnh đẹp, sinh động. Phần này tôi thường sử dụng máy chiếu để đưa các hình ảnh, tranh minh họa giới thiệu bài. Tiếp theo là giọng đọc mẫu của giáo viên phải thực sự cuốn hút học sinh. Trước khi dạy bài tập đọc, tôi thường đọc bài nhiều lần, tìm ra giọng đọc phù hợp để gây sự chú ý cho học sinh. Đối với những từ, tiếng khó đọc; những câu văn dài cần hướng dẫn đọc hoặc ngắt, nghỉ đúng chỗ, tôi thường chuẩn bị trước lên bảng phụ thật rõ ràng ngay ngắn, gúp học sinh dễ quan sát.
+ Quan tâm đến các đối tượng trong khâu luyện đọc:
 Từ các bước luyện đọc câu, đoạn, bài, tôi thường chú ý đến từng đối tượng học sinh; phát hiện ra lỗi sai và sửa ngay cho các em. Chẳng hạn: Khi dạy bài 
“ Có công mài sắt, có ngày nên kim”, tôi cho đối tượng học sinh hay đọc sai do chưa chú ý đọc phát âm các tiếng khó đọc: quyển, nguệch ngoạc, hí hoáy.
Gọi nhóm học sinh đọc chậm nhận xét và đọc lại. Khi các em đã đọc đúng các từ khó, dễ sai, tôi quan tâm đến đối tượng phát âm sai do tiếng địa phương. Phần đọc đoạn, tôi gọi những em đọc rõ ràng, trôi chảy đọc trước, tiếp đến là những em đọc còn chậm để các em có thời gian luyện đọc. Đối với những em đọc đúng, đọc trôi chảy, tôi thường cho các em đọc câu văn dài để tìm ra cách ngắt, nghỉ hơi hợp lí giữa các cụm từ, sau các dấu câu. Chẳng hạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho.doc