Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực học sinh yếu kém lớp 11C9, 11C10 năm học 2017 – 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực học sinh yếu kém lớp 11C9, 11C10 năm học 2017 – 2018

Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công dạy 2 lớp 11C9, 11C10 gồm 68 học sinh. Qua đợt kiểm tra giữa học kỳ I, tỉ lệ học sinh có điểm trên trung bình lần lượt là 24.2% và 45.54% thấp hơn so với điểm trung trình toàn khối là 54.95% và thấp hơn rất nhiều so với các lớp khác. Trong đó có 14 học sinh có điểm dưới 3.5 và 8 học sinh có điểm dưới 2.0.

Thông thường sau khi giảng xong bài hoặc chương, giáo viên ra đề kiểm tra 15 phút hoặc bài kiểm tra 45 phút. Sau khi ôn tập, luyện tập nội dung cả học kỳ, chúng ta mới tập hợp lại để ra đề thi học kỳ của môn học.

Bây giờ chúng ta thử làm ngược lại, trước khi soạn một bài, một chương chúng ta ra cấu trúc đề trước khi dạy, luyện tập. Việc này giúp giáo viên và học sinh có trọng tâm, mục đích luyện tập, giúp học sinh hứng thú học tập hơn khi biết trước nhiệm vụ cụ thể cho từng bài học, chương học.

 

docx 5 trang haihuy29 15/08/2023 5353
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực học sinh yếu kém lớp 11C9, 11C10 năm học 2017 – 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao năng lực học sinh yếu kém lớp 11C9, 11C10 năm học 2017 – 2018 ” 
2. Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận (số ..... ngày.... tháng .... năm .......) (Quyết định công nhận của trường (trung tâm).
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 1
 Lê Thái Toàn
 22/02/1992
 ĐHSP Toán
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: 30/09/2017 → 20/03/2018.
5. Nội dung sáng kiến
Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công dạy 2 lớp 11C9, 11C10 gồm 68 học sinh. Qua đợt kiểm tra giữa học kỳ I, tỉ lệ học sinh có điểm trên trung bình lần lượt là 24.2% và 45.54% thấp hơn so với điểm trung trình toàn khối là 54.95% và thấp hơn rất nhiều so với các lớp khác. Trong đó có 14 học sinh có điểm dưới 3.5 và 8 học sinh có điểm dưới 2.0.
Thông thường sau khi giảng xong bài hoặc chương, giáo viên ra đề kiểm tra 15 phút hoặc bài kiểm tra 45 phút. Sau khi ôn tập, luyện tập nội dung cả học kỳ, chúng ta mới tập hợp lại để ra đề thi học kỳ của môn học.
Bây giờ chúng ta thử làm ngược lại, trước khi soạn một bài, một chương chúng ta ra cấu trúc đề trước khi dạy, luyện tập. Việc này giúp giáo viên và học sinh có trọng tâm, mục đích luyện tập, giúp học sinh hứng thú học tập hơn khi biết trước nhiệm vụ cụ thể cho từng bài học, chương học.
Cấu trúc bài kiểm tra 45 phút: Gồm 10 câu trắc nghiệm (5 điểm) và 2 câu tự luận (5 điểm).
Chủ đề
Câu
Phân tích
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.Tập xác định
1
Yêu cầu học sinh nhận biết được tập xác định của hàm số lượng giác đơn giản nhất (), 100% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
2. GTLN, GTNN
2
Tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác cơ bản: giáo viên hướng dẫn học sinh cách bấm máy nhanh, 100% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
3.Phương trình lượng giác cơ bản
6
Tìm họ nghiệm của phương trình lượng giác đặc biêt, học sinh cần nhớ rõ từng trường hợp đặc biệt, 70% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
4. Phương bậc nhất đối với
7
Tìm họ nghiệm của phương trình , học sinh đã được giáo viên hướng dẫn cách bấm máy tính, 60% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
5. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác
9
Tìm số nghiệm trên đoạn cho trước, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn cách bấm máy, học phải nhìn nhận được bài toán để tìm được số nghiệm, 40% học sinh đã hoàn thành.
6. Phép tịnh tiến
3
Tìm ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến. Chỉ yêu cầu học sinh nhớ công thức và thế số, 100% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
4
Tìm ảnh của một điểm qua phép tịnh tiến. Chỉ yêu cầu học sinh nhớ công thức và thế số, 100% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
7. Phép Quay
5
Tìm ảnh của một điểm qua phép quay góc . Học sinh phải nhớ chính xác công thức theo từng trường hợp của góc , 80% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
8. Phép vị tự
8
Tìm ảnh của một điểm qua phép vị tự tỉ số , học sinh phải nhớ rõ công thức phép vị tự và áp dụng được vào bài toán, 50% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
10
Tìm bán kính đường tròn qua phép vị tự tỉ số , học sinh cần kết hợp nhiều kiến thức, 30% đã hoàn thành.
PHẦN 2: TỰ LUẬN
1. Phương trình lượng giác cơ bản
1a
Tìm học nghiệm của phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác, 100% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
2. Phương bậc nhất đối với
1b
Tìm họ nghiệm của phương trình , 100% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
3. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác
1c
Tìm họ nghiệm của phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác, 40% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
4. Phép tịnh tiến
2a
Cho ảnh tìm điểm ban đầu qua phép tịnh tiến theo , 100% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
5. Phép vị tự
2b
Tìm ảnh của một điểm qua phép vị tự tỉ số , 30% học sinh yếu kém đã hoàn thành.
Khi đã biết đối tượng dạy học của mình đa số là học sinh yếu kém, nội dung cần truyền đạt phải thật rõ ràng, nội dung kiểm tra phải đơn giản sát với ví dụ đã dạy và rèn luyện.
Ví dụ : Nếu yêu cầu các em giải một nội dung đơn giản của bài toán : Tính đạo hàm của hàm số , các em chỉ cần hoàn thành 1 đơn vị kiến thức , đa số các em sẽ làm được. Nhưng nếu chúng ta cho bài toán tính đạo hàm của hàm số cũng chỉ cần hoàn thành một đơn vị kiến thức, độ khó cả 2 bài toán cùng là thông hiểu, nhưng bài toán thứ 2 đa số học sinh yếu kém lại không làm được.
Lấy ví dụ khi dạy HÀM SỐ LIÊN TỤC mục III. Một số định lí cơ bản : Định lí 1
a) Hàm số đa thức liên tục trên toàn bộ tập xác định 
b) Hàm số phân thức (thương của hai đa thức) và các hàm số lượng giác liên tục trên từng khoảng của tập xác định của chúng.
Với học sinh trung bình thì chỉ cần cho ví dụ cụ thể thì các em có thể hiểu được. Nhưng với học sinh yếu kém, phải nhắc cho các em nhớ hàm số như thế nào là hàm đa thức, phân thức hay hàm số lượng giác. Sau đó mới kiểm tra kiến thức yêu cầu.
Kiểm tra bài tập, vở ghi bài của học sinh thường xuyên, để động viên học sinh kịp thời hoặc nhắc nhở những học sinh thiếu chăm chỉ trong ghi chép và làm bài tập. Qua thăm dò về dụng cụ, dụng cụ, thời gian học tập của học sinh, chúng ta sẽ hiểu hơn vì sao học sinh chúng ta yếu kém môn Toán nhiều như thế. Từ đó từng bước giúp các em tiếp cận kiến thức cơ bản về Toán.
Qua điều tra về việc học ở nhà, dụng cụ học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo vào thời gian tuần 9, 10 năm học 2017 – 2018 trên 2 lớp 11C9 và 11C10 với số học sinh tham gia là 63 học sinh, tôi có kết quả như sau :
Có 6 nội dung được điều tra :
1/ Sách giáo khoa Đai số & Giải tích 11 và Hình học 11 (SGK)
2/ Sách tham khảo (Giải bài tập Đai số & Giải tích 11 và Hình học 11) (STK)
3/ Vở bài tập ở nhà (VBT)
4/ Thước 
5/ Máy tính bỏ túi (MTBT) các loại FX570ES, FX570ES PLUS, VINACAL, không có máy tính.
6/ Thời gian tự học, làm bài tập Toán ở nhà : 1 giờ, 2 giờ, không đều, không học.
SGK
STK
VBT
Thước
MTBT
Thời gian tự học
Có
58
20
47
50
570ES
570ES
PLUS
VNC
Không
Có MT
1 giờ
2 giờ
Không
đều
Không
học
Không
5
43
15
13
10
25
15
13
9
7
33
14
6. Tính hiệu quả:
Qua các bài kiểm tra và các biện pháp, giải pháp đã thực hiện việc dạy và học đã giúp đa số học sinh yếu kém khắc phục tính chán học, sợ môn Toán, lười biếng khi học Toán. Tỉ lệ trên trung bình tăng dần qua từng bài kiểm tra, giúp học sinh tự tin hơn.
Kết quả cuối học kì I lớp 11C9 đạt trên trung bình 62.50% so với 24.2% đầu năm vượt 38.3% và 11C10 đạt 65.63% so với 45.54% đầu năm vượt 20.09%.
Số lượng học sinh yếu kém qua các tháng học kì II năm học 2017 – 2018
Thời điểm
Lớp 11C9
Lớp 11C10
Tổng cộng
Học kì I
15
13
28
Tháng 1
12
11
23
Tháng 3
09
08
17
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thực chất đã mang lại kết quả khả quan trên. Trong tất cả tiết luyện tập sáng hoặc chiều, tôi luôn đưa ra chỉ tiêu mỗi tiết học, cả lớp phải hoàn thành cơ bản cách giải thành thạo từ một đến hai bài toán. Giao nhiệm vụ cụ thể từng cá nhân, từng dãy bàn học. Như vậy sau mỗi bài, mỗi chương đều có kết quả tốt về dạng toán cần yêu cầu.
Với kết quả qua các bài kiểm tra, qua kết quả học kì I, qua cá tháng học kì II, kế hoạch đạt chỉ tiêu đề ra nhất định đạt được vững vàng, có chất lượng thực.
7. Phạm vi ảnh hưởng
Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt, phân công học sinh trung bình, khá kèm cặp các em học sinh yếu kém thành các đôi bạn cùng học tập tiến bộ.
Đối với tổ Bộ môn, cần có “Ngân hàng đề kiểm tra” theo chuẩn kiến thức từng bộ môn từng chương trong đó có sô cột kiểm tra 45 phút theo từng học kì. Như vậy việc dạy học sẽ có định hướng hơn. Đó là những điều kiện để thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao năng lực học sinh yếu kém lớp 11C9, 11C10 năm học 2017 – 2018 ”. Sáng kiến kinh nghiệm này bản thân sẽ tiếp tục hòa thiện và áp dụng cho tất cả các khối lớp được phân công giảng dạy trong các năm học tiếp theo.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.., ngày ... tháng... năm 
Người mô tả sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_hoc.docx