Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển ngày nay, Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quan trọng bậc nhất trên thế giới, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với mọi người, muốn nâng cao trình độ, muốn du học nước ngoài, hay đơn giản là tiếp cận và khai thác một cách tối ưu nhất những thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ, bạn cần biết Tiếng Anh. Trình độ Tiếng Anh càng cao, chúng ta càng có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của mình.

Hiện tại ở nước ta, Tiếng Anh cũng đang được khuyến khích dạy cho nhiều lứa tuổi khác nhau, là môn học bắt buộc ở các trường công lập bậc THPT. Bởi nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập quốc tế, việc nắm vững Tiếng Anh, chìa khóa ngôn ngữ trong giao tiếp với các nước trên thế giới là vô cùng quan trọng. Nó góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa. Học Tiếng Anh học sinh được tiếp cận với nền văn hóa mới, tiên tiến và hiện đại. Đồng thời, thông qua môn học ngoại ngữ giáo dục cho học sinh sự tự tin trong giao tiếp quốc tế, hội nhập với bạn bè năm châu.

 

doc 27 trang Trần Đại 28/04/2023 5293
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG THCS 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Thoại Sơn, ngày 15 tháng 11 năm 2019
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ LỆ TUYẾT	 nữ
- Ngày tháng năm sinh: 29 / 05/ 1981
- Nơi thường trú: 192, Trần Hưng Đạo, Mỹ Xuyên, TPLX, An Giang.
- Đơn vị công tác: THCS Định Mỹ.
- Chức vụ hiện nay: TTCM
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy tiếng Anh
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 
1. Thuận lợi: 
Đơn vị tôi công tác trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, nên cơ sở hạ tầng được quan tâm nâng cấp và đầu tư. Trong đó trường THCS cũng nằm trong tiêu chí chuẩn nông thôn mới. Yêu cầu phải đạt chuẩn quốc gia trong lộ trình. Chính vì vậy, các trường học trong địa bàn được quan tâm và đầu tư khang trang về cơ sở hạ tầng, cảnh quan sư phạm đẹp thoáng mát. Các phòng chức năng THCS được đầu tư trang bị hiện đại nhằm thúc đẩy phong trào giáo dục và học tập lan tỏa. Được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường phát huy các phong trào học tập bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường thông qua hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt câu lạc Tiếng Anh, hội thi Tài Năng Tiếng Anh, Rung chuông Vàng tạo sân chơi lành mạnh , thú vị cho học sinh cũng như tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bộ môn phát huy sự sáng tạo và phát triển kỉ năng của người dạy ngoại ngữ.
2. Khó khăn:
Nơi tôi công tác là một khu vực thuộc địa bàn phần lớn người dân làm nông nghiệp, còn phụ thuộc vào cây lúa. Đời sống còn bấp bênh, khó khăn, chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con em. Còn phó thác cho nhà trường, xã hội, ít quan tâm đến học sinh. Chính vì vậy, phần lớn ý thức học tập trong học sinh THCS chưa cao và dễ dàng bị lôi kéo các thói xấu trong xã hội phát triển ngày nay ở địa phương. Đặc biệt bộ môn ngoại ngữ , học sinh chỉ được học tập theo lí thuyết để đối phó với hình thức kiểm tra thi cử theo quy định nghành, không được thực hành kĩ năng nhiều. Dần dần , học sinh quên đi kĩ năng nói và không tự tin khi thể hiện ngôn ngữ của bản thân, có nhiều từ nhưng không biết thể hiện như thế nào. Đơn giản vì các em sợ sai và không có cơ hội để thực hành do thời gian trên lớp hạn hẹp. 
Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh”. 
Lĩnh vực: Tiếng Anh
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển ngày nay, Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quan trọng bậc nhất trên thế giới, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với mọi người, muốn nâng cao trình độ, muốn du học nước ngoài, hay đơn giản là tiếp cận và khai thác một cách tối ưu nhất những thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ, bạn cần biết Tiếng Anh. Trình độ Tiếng Anh càng cao, chúng ta càng có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của mình.
Hiện tại ở nước ta, Tiếng Anh cũng đang được khuyến khích dạy cho nhiều lứa tuổi khác nhau, là môn học bắt buộc ở các trường công lập bậc THPT. Bởi nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập quốc tế, việc nắm vững Tiếng Anh, chìa khóa ngôn ngữ trong giao tiếp với các nước trên thế giới là vô cùng quan trọng. Nó góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa. Học Tiếng Anh học sinh được tiếp cận với nền văn hóa mới, tiên tiến và hiện đại. Đồng thời, thông qua môn học ngoại ngữ giáo dục cho học sinh sự tự tin trong giao tiếp quốc tế, hội nhập với bạn bè năm châu.
Ngoại ngữ không phải là một môn học theo công thức nhưng trong thực tế, khi dạy và học Tiếng Anh, hầu hết chúng ta thường chú trọng ngữ pháp hơn là giao tiếp. Kết quả là nhiều học sinh có thể nắm chắc ngữ pháp Tiếng Anh nhưng khi giao tiếp thì các em lại tỏ ra lúng túng và rất kém. Trong khi đó, ở các nước khác thì ngược lại, họ thường quan tâm nhiều hơn tới việc học nghe, học nói trước, sau đó mới học ngữ pháp.
Một trong những hoạt động nhằm góp phần giúp các em cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng nghe và tạo cho các em sự tự tin, linh hoạt, năng động hơn trong việc học Tiếng Anh, đó chính là tham gia sinh hoạt ở CLB Tiếng Anh. Vì nơi đây là sân chơi bổ ích, lành mạnh mà ở đó, học sinh có thể vừa học, vừa chơi, vừa giao tiếp bằng Tiếng Anh với các kỹ năng và đặc biệt quan trọng là các em có cơ hội thực hành ngôn ngữ mà chúng được giáo dục. 
Qua thực tế hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường sau nhiều năm, bản thân rút nhiều kinh nghiệm, đồng thời cũng nhiều trăn trở, suy nghĩ và tìm giải pháp tốt hơn, hiệu quả và thực tế hơn để duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh, nâng cao kỹ năng nghe và mạnh dạn giao tiếp của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn tiếng Anh nơi công tác.
Xuất phát từ thực tế nơi công tác, là một tổ trưởng chuyên môn cũng như là giáo viên tiếng Anh THCS, trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi luôn cố gắng tìm tòi, tham khảo, trao đổi để đúc rút cho mình kinh nghiệm và phương pháp nhằm đạt hiểu quả phù hợp với từng đối tượng để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, giúp người học đạt được mục tiêu tự tin giao tiếp với ngôn ngữ mà mình học tập. Tôi đã mạnh dạn thử ứng dụng các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sinh hoạt CLB Tiếng Anh.
Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
 Theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo khuynh hướng tạo môi trường ngôn ngữ trong lớp học. Việc dạy học Tiếng Anh phải đảm bảo đúng mục tiêu bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Tăng cường áp dụng ngôn ngữ với với các hoạt động ngoại khóa, thực tế cuộc sống. Một trong những hoạt động góp phần cải thiện chất lượng bộ môn đó là thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh ở các trường THCS dành cho cả giáo viên và học sinh nhằm nâng cao khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Từ năm học 2014 -2015, được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, tổ tiếng Anh đã thành lập câu lạc bộ và hoạt động. Bước đầu hoạt động gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất với số lượng tham gia chưa cao. Sau nhiều năm cố gắng duy trì hoạt động, tổ tiếng Anh đã mạnh dạn áp dụng mô hình khuyến khích học sinh đủ tự tin thể hiện ngôn ngữ của bản thân với bạn bè ở câu lạc bộ và xa hơn có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống. Kể từ đó đến nay, câu lạc bộ đã duy trì hoạt động và có hiệu quả. Phong trào học tập ngoại ngữ trong học sinh được coi trọng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn trong nhà trường.
Nội dung sáng kiến:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm tạo cơ hội cho các em ở bậc THCS dùng kiến thức ngôn ngữ thứ hai học tập ở nhà trường áp dụng vào thực tế. Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, học sinh vừa học và chơi với các hoạt động đa dạng, phong phú và đầy tính thực tế. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để tôi thực hiện đổi mới phương pháp trong đánh giá, kiểm tra năng lực học sinh; đặc biệt là môn tiếng Anh, một môn học không phải để nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà xây dựng cho các em kĩ năng nghe, nói, đọc và viết để các em vận dụng vào thực tế của cuộc sống.
Mang tính khuyến khích và lôi kéo học sinh phát huy khả năng ngôn ngữ của bản thân thông qua các lần tham gia các buổi sinh hoạt học mà chơi ở câu lạc bộ. Nơi đây học sinh dễ dàng học tập và chia sẽ những kinh nghiệm học tập để cải thiện chất lượng bộ môn trong nhà trường. 
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu các thủ thuật giảng dạy, các trò chơi ngôn ngữ.
Thực hiện các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh.
Thảo luận, phân công, thực hiện hoạt động và rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp các hoạt động trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ.
Kiểm tra, đánh giá kết quả cải thiện kỹ năng của học sinh thông qua các bài kiểm tra định kì và các cuộc thi tài năng cấp trường, huyện (được tổ chức 1 lần / năm)
3.3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 7, 8, 9
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2015- 2016 đến 2017 – 2018 (3 năm)
3.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, trải nghiệm
Xây dựng kế hoạch hoạt động định kì câu lạc bộ hàng tháng, thiết kế các hoạt động phù hợp với học sinh trong khu vực công tác không gây áp lực tinh thần nặng nề về lí thuyết. Lấy tiêu chí học mà chơi, chơi mà học trong các buổi sinh hoạt câu lạc. Quan sát học sinh và phát triển kịp thời đối với học sinh có năng khiếu. Khuyến khích sự mê thích bộ môn, hướng dẫn cụ thể phương pháp học tập bộ môn tích cực giúp đỡ học sinh tự tin thể hiện ngôn ngữ của bản thân.
Các thành viên tổ tiếng Anh xây dựng và trải nghiệm hoạt động cùng học sinh trong các buổi sinh hoạt. Nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp và các thủ thuật để cải thiện chất lượng giảng dạy trên bục giảng. Bên cạch, thông qua hoạt động giúp người giáo dục giảm đi những áp lực sau những buổi làm việc căng thẳng. Thoải mái cùng chia sẽ những kinh nghiệm cùng học trò, cùng vui chơi, ca hát thông qua các hoạt động.
Phương pháp trao đổi, thảo luận: 
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các thành viên cần xây dựng, thảo luận đưa ra các hoạt động phù hợp với học sinh. Sau mỗi hoạt động của câu lạc bộ phải rút kinh nghiệm để hoạt sau đạt được hiểu quả và chất lượng nhất trong lần sinh hoạt sau trong câu lạc bộ.
Sau mỗi lần sinh hoạt, người giáo dục phát hiện và kịp thời phát huy năng khiếu cho học sinh lớp mình giảng dạy. Bồi dưỡng các kỹ năng nổi trội kịp thời và khắc phục các sai sót chuyên môn của học sinh. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng kịp thời của học sinh để đưa ra các giải pháp tốt nhất trong các lần hoạt động hay giảng dạy.
 Phương pháp thực nghiệm, khen thưởng: 
Khuyến khích tinh thần thông qua các phần nhỏ của người tham gia sinh hoạt câu lạc bộ bằng các “ticker” ngộ nghĩnh và đáng yêu. 
Có kế hoạch khen thưởng định kì cho học sinh, đổi “ticker” thành các đồ dùng học tập thiết thực và thực tế. Thông qua đó, mang đến niềm vui cũng như khích lệ sự mê thích của học sinh.
Tổ chức tổng kết hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh cuối học kì, mời sự tham gia của phụ huynh. Trong hoạt động, tổ chức và thiết kế trưng bày các sản phẩm “ticker” mà học sinh tích lũy được sau những lần tham gia câu lạc bộ.
 Phương pháp điều tra: 
Tổ chức tổng kết hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh cuối học kì, mời sự tham gia của phụ huynh. Trong hoạt động, tổ chức và thiết kế trưng bày các sản phẩm “ticker” mà học sinh tích lũy được sau những lần tham gia câu lạc bộ
3.2 Thực trạng việc tổ chức CLB Tiếng Anh cho học sinh THCS
	* Những việc làm được trong tổ chức CLB: 
- Về phía giáo viên:
 Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo những phương pháp giảng dạy hay, có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cố gắng vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp và thủ thuật cũng như xây dựng các hình thức khen thưởng kích thích, đam mê với bộ môn tiếng Anh. 
- Về phía học sinh:
 Phần lớn học sinh được sự quan tâm việc học tập của gia đình, nên ý thức học tập khá cao, ngoan. Khi được học tập, vui chơi cùng bạn bè và chia sẽ những khó khăn trong học tập ở một nơi là câu lạc bộ. Các em dạn hơn trong chia sẽ ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp có tiến bộ rõ rệt mặc dù khá chậm. 
Các em vui vẻ sau những hoạt động ở các lạc bộ, có thể áp dụng những bài hát ngôn ngữ, hạnh phúc hơn với những phần thưởng khích lệ tinh thần học tập thông qua các “ticker” ngộ nghĩnh dễ thương được các em lưu trữ lại trong các sổ tay. Hơn thế nữa, học sinh sẽ được đổi các ticker thành các đồ dùng học tập thiết thực, phục vụ cho học tập của bản thân như: viết, thước, tẩy chì
* Những khó khăn trong thực hện CLB: 
- Đối với giáo viên:
Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc gây hứng thú học tập cho học sinh, chưa hướng dẫn các em hoạt động một cách hiệu quả. Còn sử dụng phương pháp truyền thống, thiên dịch giảng, dạy chay, không có thiết bị và phương tiện trực quan, coi nhẹ thực hành rèn luyện kỹ năng của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên chưa có cách thức tổ chức quá trình dạy học theo quan điểm giao tiếp, chưa thiết kế những hoạt động cần thiết để động viên, kích thích nhiều học sinh tham gia vào việc giải quyết các nhiệm vụ của bài tập. Do vậy không khí học tập trong lớp thường buồn tẻ, thiếu sinh động, kém hứng thú.
- Đối với học sinh: 
Đa số các em rất ngại, một số em thậm chí cảm thấy mình không thể giao tiếp bằng tiếng Anh.
Các em phải học rất nhiều môn học và không có điều kiện thực hành nghe – nói tiếng Anh nhiều như các học sinh ở thành phố hay thị trấn. 
Các em sinh sống ở nông thôn, phải phụ giúp cha mẹ trong việc nhà, chăm sóc em nhỏ.
- Phương tiện đồ dùng dạy học:
	+ Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường chưa được trang bị đầy đủ, không đáp ứng cho các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ.
	+ Thiết bị nghe nhìn, âm thanh chưa được trang bị đầy đủ, nếu có thì còn kém chất lượng làm cho sinh hoạt không đủ cuốn hút, khó khăn cho giáo viên giao tiếp trong buổi sinh hoạt với số lượng học sinh tham gia đông.
	+ Trong năm học, các em phải tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường khá nhiều như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, hội diễn văn nghệ cấp trường, hội khỏe phù đổng, các hoạt động khác Chính vì vậy, quỹ thời gian các em bị trùng lập nên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ không đều, hay không tham gia được, dẫn đến chất lượng không đồng đều và hiểu quả chưa cao.
	3.3. Thời gian thực hiện
Bản thân tôi đảm nhận giảng dạy môn Tiếng Anh trong trường THCS. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng xây dựng cho mình kế hoạch, phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh và tiến hành thử nghiệm một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh vào giảng dạy . Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng đối tượng học sinh ở trường THCS học Tiếng Anh bằng nhiều nguồn khác nhau; hầu hết các em điều được tiếp cận Tiếng Anh từ tiểu học thông qua thầy cô, một số ít học sinh cũng đã được học Tiếng Anh qua anh chị, bố mẹ mình nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ làm quen nên hầu như các em không có những kiến thức tối thiểu về môn tiếng Anh. 
3.4. Áp dụng các các trò chơi ngôn ngữ để thiết kế các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ
	3.4.1. Các trò chơi và cách thức thực hiện:
 a. Trò chơi: “ Thing snatch” (giống như trò chơi “cướp cờ” ở Việt Nam)
- Mục đích: sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện từ vựng và rèn luyện kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu.
- Thời gian: 3 -5 phút
- Chuẩn bị đồ dùng: giáo viên chuẩn bị sẵn và mang theo một số đồ vật theo chủ đề buổi sinh hoạt.
- Các bước thực hiện:
	+ Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến chủ đề trên ghế hoặc bàn ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát)
	+ Chia thành từ 2 đến 4 nhóm chơi (tùy theo số lượng học sinh tham gia sinh hoạt)
	+ Chọn khoảng 4 -6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm đứng cách xa nhau
	+ Giao số cho các học sinh này
	+ Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng tiếng Anh còn học sinh phải lấy đồ vật có tên gọi đó.
	+ Khi giáo viên gọi số nào thì hai học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện cho hai nhóm chạy lên để lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà giáo viên gọi tên thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được 1 điểm
	+ Giáo viên tổng kết: đội nào nhiều điểm hơn thì thắng trò chơi
Ví dụ : Trong hoạt động của tháng 9 “ My new school”
- Mục đích: ôn lại các từ vựng (book/ notebook/ ruler/ sharpener/ pen/ pencil/ unform / schoolbag)
- Thời gian : 3- 5 phút
- Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như trên.
- Các bước thực hiện:
	+ Giáo viên đặt các đồ vật này lên bàn để giữ lớp
	+ Chia làm 3 đội chơi
	+ Chọn 5 học sinh ở mỗi nhóm tương ứng với 5 đồ vật có tên trên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau.
	+ Giao số cho các học sinh này (từ 1 đến 5)
	+ Giáo viên gọi tên đồ vật bằng tiếng Anh và học sinh phải lấy đúng đồ vật đó
	+ Khi giáo viên gọi số 3 và tên đồ vật là “ ruler” thì 2 học sinh mang số 3 ở hai đội sẽ chạy để lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật “ruler” thì sẽ ghi điểm cho đội mình.
	+ Cứ thể cho hết số đồ vật để trên bàn 
	+ Giáo viên tổng kết điểm
	b. Trò chơi: Sentence Arranging (có thể thay thể cho thủ thuật Jumble sentences)
- mục đích: sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở tiết language focus hay các câu giao tiếp thông dụng.
- Thời gian: 5-7 phút
- Chuẩn bị đồ dùng: giáo viên chuẩn bị các tấm bài giấy cứng( A3 hay giấy roki) hoặc các tấm thẻ được ép plastic, kích thước to hay nhỏ phụ thuộc nội dung cần kiểm tra.
- Các bước thực hiện:
	+ Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần hoạt động và viết mỗi từ của các câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ có kèm keo nam chăm để dễ dán lên bảng
	+ Chia nhóm (từ 2-3 nhóm)
	+ Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho học sinh
	+ Học sinh thảo luận và sắp xếp câu trả lời trên bảng
	+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho đội
	+ Giáo viên tổng kết: đội nào nhiều điểm hơn thì thắng trò chơi
Trò chơi : Concertration (có thể thay thể cho hoạt động học tập Pelmanism).
- Mục đích: trò chơi này được sử dụng để ôn các từ vựng hay điểm ngữ pháp...và được thực hiện ở giai đoạn đầu hoạt động
- Thời gian: 6-8 phút
- Chuẩn bị : giáo viên phải chuẩn bị một bảng phụ như sau
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
- Các bước tiến hành:
	+ Giáo viên chia lớp thành nhóm nhiều hay tùy số lượng học sinh
	+ Các nhóm oẳn tù tì hoặc bắt thăm để phân định thứ tự lượng đi
	+ Nhóm đến lượt đi sec gọi ra 2 số và giáo viên phải viết nội dung như đã chuẩn bị vào 2 ô đó và kiểm tra 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_sin.doc