Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết Thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết Thuật

Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc,… Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động, nữ doanh nhân tiêu biểu đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Phụ nữ là một nửa không thể thiếu của thế giới, là hiện thân của những bông hoa hồng, rất đẹp, rất quyến rũ nhưng cũng gai góc và đầy bản lĩnh. Nếu như trước kia, công việc chính của phụ nữ chỉ là nội trợ, là hậu phương phía sau sự thành công của những người đàn ông thì hiện nay, phụ nữ đang dần có được quyền bình đẳng với phái mạnh, có sự mạnh mẽ, độc lập và cũng thành công không kém những người đàn ông. Với phụ nữ hiện đại, không ngại thay đổi, không ngại phát triển và tự khẳng định sức mạnh của bản thân.

Nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành Giáo dục chiếm tỷ lệ gần 80% trong tổng số CBNGNLĐ toàn ngành giáo dục, chị em có mặt ở mọi lĩnh vực công tác: quản lý, giảng dạy và hành chính. Điều đó cho thấy vai trò của phụ nữ hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngành nói riêng và của xã hội nói chung, đây là lực lượng góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu giáo dục, giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo của toàn ngành. Nữ CBNGNLĐ phát huy phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” đã vượt qua tất cả mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành những tấm gương tiêu biểu, góp phần không nhỏ vào việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đội ngữ nữ ngành giáo dục có nhiều cơ hội được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, được chăm lo về sức khỏe cũng như được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công việc nhằm phát huy sở trường của bản thân. Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nữ CBNGNLĐ, không ngừng học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thực tế công việc và sự phát triển của xã hội, rất nhiều nữ CBNGNLĐ đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhiều chị em đã có sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng, mang lại lợi ích cao, nhiều chị em được nhận những phần thưởng cao quý của nhà nước, của các cấp, các ngành.

Bên cạnh giỏi việc trường, nữ CBNGNLĐ trong ngành giáo dục còn rất đảm đang trong công việc gia đình. Với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát huy lợi thế của phụ nữ ngành giáo dục, có năng lực sư phạm, tâm lý và biết vận dụng hiểu biết để tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Các chị đã và làm tốt vai trò là "người thầy đầu tiên" của các con; tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, chăm lo cuộc sống gia đình, nuôi dưỡng bố mẹ, dạy các con chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo, mặc dầu vẫn còn nhiều chị có hoàn cảnh rất khó khăn, song các chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của “người xây tổ ấm”. Nhiều gia đình nữ nhà giáo giữ được nét đẹp truyền thống nhiều thế hệ cùng chung sống hạnh phúc, yêu thương, tôn trọng nhau.

docx 61 trang Thu Kiều 03/10/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết Thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
 HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG Ở TRƯỜNG THPT 
 LÊ VIẾT THUẬT
 LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN
 Năm học 2022 - 2023 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
6. Tính mới của đề tài................................................................................................3
7. Kết cấu của đề tài...................................................................................................4
PHẦN HAI: NỘI DUNG.........................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................5
1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................5
1.1. Khái niệm Ban nữ công........................................................................................5
1.2. Vai trò của Ban nữ công.....................................................................................5
1.3. Nguyên tắc hoạt động của Ban nữ công trong trường học .................................6
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................6
2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với nữ CBNGNLĐ........................................6
2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với học sinh nữ .............................................7
2.3. Thực trạng hoạt động nữ công ở trường THPT Lê Viết Thuật ...........................8
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG Ở 
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT...................................................................10
1. Lựa chọn và phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực sở trường của từng người 
trong Ban nữ công....................................................................................................10
1.1. Lựa chọn và phân công nhiệm vụ phù hợp.......................................................10
1.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động ..........................................................................12
1.3. Triển khai kế hoạch hoạt động ...........................................................................13
2. Xây dựng khối đoàn kết trong nữ CBNGNLĐ và HS.........................................18
2.1. Xây dựng khối đoàn kết trong nữ CBNGNLĐ.................................................18
2.1.1. Phối hợp với công tác chuyên môn ...............................................................18
2.1.2 Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ....................................................................20
2.1.3. Công tác thi đua và khen thưởng...................................................................21
2.2. Xây dựng khối đoàn kết trong nữ học sinh.......................................................24
2.2.1. Xây dựng khối đoàn kết nữ HS trong toàn trường ........................................24
2.2.2. Xây dựng khối đoàn kết nữ HS trong từng lớp .............................................26
3. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ cho CBNGNLĐ và HS nữ........27
3.1. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho nữ CBNGNLĐ và HS......27
3.2. Tổ chức tư vấn, khám sức khoẻ cho CBNGNLĐ và học sinh nữ ....................28
3.3. Xây dựng nét đẹp trong nữ CBNGNLĐ và học sinh........................................29 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1 CB Cán bộ
2 GV Giáo viên
3 HS Học sinh
4 NV Nhân viên
5 THPT Trung học phổ thông
6 CBNGNLĐ Cán bộ, nhà giáo, người lao động
7 BCHCĐ Ban chấp hành Công đoàn
8 BGH Ban giám hiệu
9 LĐLĐ Liên đoàn lao động
10 BNC Ban nữ công
11 BCH Ban chấp hành
12 BCHCĐ Ban chấp hành Công đoàn
13 CĐV Công đoàn viên
14 NG Nhà giáo
15 NLĐ Người lao động
16 NGƯT Nhà giáo ưu tú Bên cạnh giỏi việc trường, nữ CBNGNLĐ trong ngành giáo dục còn rất đảm 
đang trong công việc gia đình. Với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát huy lợi 
thế của phụ nữ ngành giáo dục, có năng lực sư phạm, tâm lý và biết vận dụng hiểu 
biết để tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Các chị đã và làm tốt vai trò là "người thầy 
đầu tiên" của các con; tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, chăm lo cuộc sống 
gia đình, nuôi dưỡng bố mẹ, dạy các con chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo, mặc dầu 
vẫn còn nhiều chị có hoàn cảnh rất khó khăn, song các chị đã hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ của “người xây tổ ấm”. Nhiều gia đình nữ nhà giáo giữ được nét đẹp 
truyền thống nhiều thế hệ cùng chung sống hạnh phúc, yêu thương, tôn trọng nhau.
 Không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, với tinh thần tương thân, 
tương ái, với những nghĩa cử cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng sẻ chia và 
giúp đỡ mọi người, phụ nữ ngành Giáo dục đã tích cực hưởng ứng tham gia các 
hoạt động của cộng đồng, quan tâm chăm lo cho CBNGNLĐ có hoàn cảnh khó 
khăn, ủng hộ giáo dục ở miền núi, vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn
 Trường THPT Lê Viết Thuật trải qua 45 năm thành lập đến nay đã không 
ngừng lớn mạnh và phát triển. Trong sự cống hiến, nỗ lực của tập thể hội đồng sư 
phạm nhiều thế hệ để có một ngôi trường vươn mình lớn mạnh như ngày hôm nay, 
phải kể đến đóng góp lớn của đội ngũ nữ CBNGNLĐ, các em nữ sinh và vai trò 
của Ban nữ công nhà trường. Tại trường THPT Lê Viết Thuật, tỉ lệ đoàn viên nữ 
rất cao trong tổng số CĐV của nhà trường: 91 CĐV nữ /tổng số 109 cán bộ, nhà 
giáo, người lao động - CĐV nữ chiếm tỉ lệ 83 %. Toàn trường có 1970 em học 
sinh, trong đó nữ là 1025 em chiếm tỉ lệ 52 %. BNC đã xác định, đây là lực lượng 
đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường.
 Với các giải pháp đã áp dụng trong việc tổ chức các hoạt động nữ công trong 
những năm gần đây, ban nữ công của chúng tôi đã góp phần phát triển nhà trường, 
thay đổi, nâng cao nhận thức, thúc đẩy hoạt động, nâng cao vị thế của đội ngũ nữ 
CBNGNLĐ và các em nữ sinh trường THPT Lê Viết Thuật và khắc phục những 
tồn tại, hạn chế của hoạt động nữ công trong nhà trường. Với mong muốn chia sẻ, 
trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau với đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công 
trong trường học và góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động của 
Ban nữ công, chúng tôi mạnh dạn trình bày: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả 
hoạt động nữ công ở trường Trung học phổ thông Lê Viết Thuật”. Hi vọng rằng, 
các giải pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích thiết thực đối với đội ngũ cán bộ làm 
công tác nữ công ở trường học. Qua đó, ban nữ công các trường căn cứ vào tình 
hình, đặc điểm và yêu cầu thực tiễn của trường mình có thể vận dụng một cách linh 
hoạt và đem lại hiệu quả trong công tác hoạt động nữ công.
2. Mục đích nghiên cứu
 Đổi mới cách thức tổ chức, hình thức hoạt động của công tác nữ công trong 
nhà trường, đưa ra những giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nữ 
cán bộ, nhà giáo, người lao động và các em nữ sinh; góp phần xây dựng và phát 
triển trường THPT Lê Viết Thuật đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại.
 2 trong tình hình hiện nay, chúng tôi có thêm mục khảo sát và thang đánh giá, hình 
 thức trao đổi bằng bảng hỏi với thang đánh giá trên 04 mức độ câu hỏi và câu trả 
 lời: Không cấp thiết; Ít cấp thiết; Cấp thiết và Rất cấp thiết. Không khả thi; Ít khả 
 thi; Khả thi và Rất khả thi. Chúng tôi thu nhận cách đánh giá khảo sát bằng cách 
 tính điểm khách quan trên phần mềm theo Google Form. Mẫu và minh chứng khảo 
 sát có ở phần (Phụ lục). Kết quả tính điểm trung bình X theo phần mềm Average. 
 Ngoài ra còn có các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu.
 7. Kết cấu của đề tài
 Gồm 3 phần:
- Phần I: Đặt vấn đề
- Phần II: Nội dung nghiên cứu
- Phần III: Kết luận
 4 1.3. Nguyên tắc hoạt động của Ban nữ công trong trường học
 Hoạt động nữ công trong giai đoạn hiện nay được triển khai theo tinh thần 
Nghị quyết số: 06b/QĐ - TLĐ, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên đoàn 3 
Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH - 
HĐH đất nước; Chương trình hành động số 190 của tổng LĐLĐ Việt Nam về thực 
hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị. Chỉ thị số 03 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về 
việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước- đảm việc nhà”. Nghị 
quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XV CĐGD Việt Nam, 
Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn Nghệ An, Chỉ thị 21- CT/TW ngày 
20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình 
mới. Nghị quyết Đại hội XIX Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An. Ban nữ công 
công đoàn có nhiệm vụ tham mưu giúp ban chấp hành công đoàn cùng cấp về công 
tác xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, về giới, 
bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ, công tác cán bộ nữ, dân số, sức khỏe 
sinh sản, gia đình, trẻ em; đại diện tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực 
tiếp đến lao động nữ và trẻ em.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với nữ CBNGNLĐ
 2.1.1. Thuận lợi
 Trường THPT Lê Viết Thuật hiện nay có 109 cán bộ giáo viên và nhân viên, 
trong đó có 91 nữ ; có 73 đảng viên trong đó đảng viên nữ là 60 đồng chí; Có 99 
giáo viên đứng lớp; trong BGH có 02 CBQL nữ ; 06 nhân viên; có 55 Thạc sỹ là 
nữ. GV dạy giỏi và GV chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh có 56 đồng chí. 01 Nhà giáo ưu 
tú. 01 Tài năng sư phạm. Trình độ chuyên môn 106/109 có trình độ chuyên môn từ 
Đại học trở lên. BCH công đoàn có 05 đồng chí. Có 05 tổ công đoàn: Toán- Tin; 
Văn; Ngoại Ngữ; KHTN; KHXH. 100% CBNGNLĐ được bố trí việc làm phù hợp. 
Điều kiện làm việc ngày càng được đảm bảo, nhà trường luôn nâng cấp, trang bị cơ 
sở vật chất , trường lớp ngày càng khang trang, hiện đại. Hệ thống wifi toàn 
trường, cập nhật thông tin qua báo điện tử, mạng Internet, chú trọng đảm bảo an 
toàn trong giảng dạy, học tập; môi trường làm việc ngày càng được cải thiện giúp 
cho CBNGNLĐ nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác.
 Đội ngũ CBNGNLĐ nhà trường có nhận thức chính trị tốt, gương mẫu chấp 
hành chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế 
của cơ quan; đa số yên tâm công tác, có tinh thần đoàn kết, vượt khó, thi đua hoàn 
thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; tích cực trong học tập chuyên môn nghiệp 
vụ để thích ứng với yêu cầu công tác, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ 
nhau trong công tác và cuộc sống; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trung thực, 
lành mạnh; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia xây dựng nếp 
sống văn hoá nơi cư trú. Nhiều công đoàn viên trẻ, năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết 
với nghề giáo nên đang từng bước xây dựng được một tập thể sư phạm mạnh, một 
môi trường làm việc hoà đồng, đoàn kết, thân thiện.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.docx
  • pdfPhan Thị Mai, Nguyễn Phi Hải, Lê Thị Việt Hà - trường THPT Lê Viết Thuật.pdf