Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện Lớp 2
Cơ sở lí luận
1. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, của cấp học
Tiếng Việt thể hiện mục tiêu giáo dục xuyên suốt của môn học là hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Cung cấp cho học sinh
những kiến thức sơ giản; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
Tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kĩ năng (nghe, đọc,
nói, viết); trang bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức kĩ năng khác. Học sinh
được hướng dẫn để bước đầu khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa các hình tượng văn
học, đặt nền móng cho sự phát triển năng lực cảm thụ văn học và tư tưởng, tình
cảm, nhân cách của các em. Tiếng Việt còn giúp các em tiếp thu kiến thức ở các
bộ môn khoa học khác.
Thông qua các môn học, giúp các em chủ động được ngôn ngữ trong giao
tiếp một cách mạnh dạn, tự tin. Từ đó, các em làm chủ được các kiến thức ngôn
ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội bằng chính hoạt động có ý thức của
mình. Vì lẽ đó, ở bậc Tiểu học kĩ năng nghe, nói không chỉ dạy và học ở phân
môn Kể chuyện mà còn ở tất cả các phân môn khác của môn Tiếng Việt và các
môn học khác.
2. Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm
a. Quan điểm giao tiếp:
Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, . nhằm thiết lập
quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác, giữa các thành viên trong xã hội. Người
ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, phương tiện thông thường và quan
trọng nhất là ngôn ngữ.
b. Quan điểm tích cực:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 biên soạn có nhiệm vụ thể hiện và tạo điều kiện
để thầy và trò thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong
đó thầy đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều
được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. c. Quan điểm tích hợp
Tích hợp có nghĩa là tổng hợp một tiết học hay một bài tập, nhiều mảng kiến
thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết
kiệm thời gian cho người học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2 Lĩnh vực/ Môn : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học NĂM HỌC : 2016 – 2017 MÃ SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 MỤC LỤC A- PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm ................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu .................................................................... 3 B - PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 4 I. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 4 1. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, của cấp học ......................................... 4 2. Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm .................................. 4 3. Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt........................ 5 4. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở lớp 2 ............................. 5 II. Thực trạng .................................................................................................... 6 1. Thuận lợi ...................................................................................................... 6 2. Khó khăn...................................................................................................... 6 III. Giải pháp tiến hành ................................................................................... 6 1. Nắm vững nội dung chương trình phân môn Kể chuyện: ........................... 6 2. Giáo viên phải nắm được các biện pháp dạy học chủ yếu áp dụng cho phân môn Kể chuyện................................................................................. 7 3. Thực hiện đúng quy trình giảng dạy ........................................................... 8 4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy Kể chuyện nhằm đạt hiệu quả thiết thực. ................................................................................................... 8 4.1. Kiểu bài tập 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh .......... 9 4.2. Kiểu bài tập 2: Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý................................ 12 4.3. Kiểu bài tập 3: Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện. ........ 14 4.4. Kiểu bài tập 4: Kể một đoạn truyện bằng lời của mình. .................... 14 4.5. Kiểu bài tập 5: Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng. .......... 16 4.6. Kiểu bài tập 6: Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện. ....... 17 IV. Kết quả. ..................................................................................................... 19 C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 20 1. Kết luận. ....................................................................................................... 20 2. Khuyến nghị. ................................................................................................ 20 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 1/20 - A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói, đọc, viết, tính toán có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè; yêu lao động; có kỉ luật, có nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình... Mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam. Môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt của học sinh được hình thành và phát triển thông qua các nội dung dạy học như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn...... Mỗi nội dung này đều hướng tới rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định để dần dần các em có được năng lực sử dụng Tiếng Việt tốt nhất phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và học tập trong nhà trường. Phân môn Kể chuyện là một nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học nhằm giúp cho các em biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 2/20 - được lời kể với nét mặt, điệu bộ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của chuyện. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, phân môn Kể chuyện gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc. Nội dung các tiết kể chuyện đều là kể lại các câu chuyện các em đã học trong các bài tập đọc 2 tiết mở đầu của mỗi tuần. Nhờ đã được đọc và học kĩ văn bản trong 2 tiết tập đọc, học sinh kể lại câu chuyện một cách tự tin hơn và có khả năng làm chủ ngôn ngữ của mình hơn. Không chỉ dừng ở việc rèn kĩ năng nói, nghe và đọc mà qua đó vận dụng vào trong đời sống sao cho có hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ không thật dễ dàng, đòi hỏi các em phải rèn luyện thường xuyên, đều đặn không chỉ trong các giờ học trên lớp mà cả ở các giờ ngoại khóa, giờ tự học ở nhà. Đối với học sinh lớp 2, phân môn Kể chuyện có vị trí rất quan trọng vì nó là phân môn để cho học sinh khi học các phân môn học khác như Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn,... luyện tập, thực hành. Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tích lũy của bản thân qua 24 năm công tác về phân môn Kể chuyện. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tổng hợp lại những giải pháp mình đã làm để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. - Giúp đồng nghiệp tìm ra cách thức tổ chức các tiết học nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao. - Giúp học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác,tự tin, sáng tạo trong các hoạt động học tập. 3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm - Học sinh lớp 2C. - Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát - Phương pháp hỏi đáp Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 3/20 - - Phương pháp gợi mở - Phương pháp tưởng tượng - Phương pháp thi đua - Phương pháp đối thoại - Phương pháp khen thưởng 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Lớp 2C. - Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/ 2016, kết thúc tháng 3/ 2017. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 4/20 - B - PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận 1. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, của cấp học Tiếng Việt thể hiện mục tiêu giáo dục xuyên suốt của môn học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kĩ năng (nghe, đọc, nói, viết); trang bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức kĩ năng khác. Học sinh được hướng dẫn để bước đầu khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa các hình tượng văn học, đặt nền móng cho sự phát triển năng lực cảm thụ văn học và tư tưởng, tình cảm, nhân cách của các em. Tiếng Việt còn giúp các em tiếp thu kiến thức ở các bộ môn khoa học khác. Thông qua các môn học, giúp các em chủ động được ngôn ngữ trong giao tiếp một cách mạnh dạn, tự tin. Từ đó, các em làm chủ được các kiến thức ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Vì lẽ đó, ở bậc Tiểu học kĩ năng nghe, nói không chỉ dạy và học ở phân môn Kể chuyện mà còn ở tất cả các phân môn khác của môn Tiếng Việt và các môn học khác. 2. Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm a. Quan điểm giao tiếp: Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ... nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác, giữa các thành viên trong xã hội. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. b. Quan điểm tích cực: Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 biên soạn có nhiệm vụ thể hiện và tạo điều kiện để thầy và trò thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó thầy đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 5/20 - c. Quan điểm tích hợp Tích hợp có nghĩa là tổng hợp một tiết học hay một bài tập, nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. 3. Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể hình thành và phát triển bằng con đường thụ động. Muốn phát triển những kĩ năng này học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội có thể tiếp thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế. Đây chính là phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học. 4. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở lớp 2 Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở bậc tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng là: - Giúp học sinh phát triển các kĩ năng nói và nghe: + Phát triển kĩ năng độc thoại. + Phát triển kĩ năng đối thoại. - Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô- gíc cho học sinh, nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống qua những câu chuyện có nội dung phong phú và phức tạp hơn so với lớp 1. - Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ cho học sinh trong hoạt động học tập. Tương ứng với các nhiệm vụ trên là những loại bài tập cơ bản để giúp học sinh giải quyết các nhiệm vụ này. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 6/20 - II. Thực trạng 1. Thuận lợi: - Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình công tác, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. - Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ và thường xuyên được bổ sung trang bị thêm. - Ban giám hiệu luôn quan tâm, tạo điều kiện để chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao. - Phụ huynh học sinh luôn ủng hộ và phối hợp với nhà trường, giáo viên trong các hoạt động giáo dục. - Học sinh đa số ngoan, có nề nếp. 2. Khó khăn: - Học sinh còn nhỏ, khả năng tập trung chú ý chưa cao. - Các câu chuyện trong tiết kể chuyện lớp 2 là những câu chuyện học sinh đã được học qua bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là những câu chuyện mới lạ. Chính điều này làm hạn chế sự hứng thú, hào hứng chờ đợi của học sinh. - Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em còn ngại ngùng, không dám bộc lộ hết khả năng của mình. - Một số ít phụ huynh do điều kiện gia đình, áp lực công việc nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con. - Một số học sinh ngại học môn Tiếng Việt. - Đôi lúc việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại chưa thường xuyên. III. Giải pháp tiến hành 1. Nắm vững nội dung chương trình phân môn Kể chuyện: Chuẩn bị vào năm học mới giáo viên cần nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên để nắm chắc chương trình môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện lớp 2. Mục đích của việc làm này là giúp giáo viên lại một lần nữa nhớ lại mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, của lớp 2 đặc biệt là của phân môn Kể chuyện. Nội dung phân môn Kể chuyện lớp 2 bao gồm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 7/20 - Học kì I Học kì 2 + Có công mài sắt, có ngày nên kim + Chuyện bốn mùa + Phần thưởng + Ông Mạnh thắng Thần Gió + Bạn của Nai Nhỏ + Chim sơn ca và bông cúc trắng + Bím tóc đuôi sam + Một trí khôn hơn trăm trí khôn + Chiếc bút mực + Bác sĩ Sói + Mẩu giấy vụn + Quả tim khỉ + Người thầy cũ + Sơn Tinh, Thủy Tinh + Người mẹ hiền + Tôm Càng và Cá Con + Sáng kiến của bé Hà + Kho báu + Bà cháu + Những quả đào + Sự tích cây vú sữa + Ai ngoan sẽ được thưởng + Bông hoa Niềm Vui + Chiếc rễ đa tròn + Câu chuyện bó đũa + Chuyện quả bầu + Hai anh em + Bóp nát quả cam + Con chó nhà hàng xóm + Người làm đồ chơi + Tìm ngọc ơ Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập hợp một số truyện để học sinh kể thông qua các kiểu bài tập kể chuyện từ mức độ đơn giản đến khó dần. Sau khi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn Kể chuyện, tôi đã rút ra được một số giải pháp cho bản thân về phương pháp, hình thức tổ chức và cách sử dụng đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả nhất như sau: 2. Giáo viên phải nắm được các biện pháp dạy học chủ yếu áp dụng cho phân môn Kể chuyện - Sử dụng triệt để tranh minh họa trong sách giáo khoa (hoặc tranh trong bộ TBDH Kể chuyện lớp 2) để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện. - Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý để hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 8/20 - - Sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét – cảm nghĩ, hướng dẫn học sinh tập kể bằng lời của mình. - Hướng dẫn học sinh tập phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại và dẫn truyện. 3. Thực hiện đúng quy trình giảng dạy Để hướng dẫn học sinh trong giờ kể chuyện, GV cần thực hiện 2 nội dung sau: - Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập kể chuyện trong sách giáo khoa (nếu cần thiết GV hoặc một học sinh có năng lực làm mẫu một phần bài tập) - Tổ chức học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập bằng hình thức thích hợp (kể theo cặp, kể trong nhóm, kể trước lớp, kể phân vai, dựng lại câu chuyện,....) tăng dần mức độ yêu cầu từ dễ đến khó. Quy trình giảng dạy tiết Kể chuyện: + Kiểm tra bài cũ + Dạy học bài mới: - Giới thiệu bài - Hướng dẫn học sinh kể chuyện + Củng cố, dặn dò 4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy Kể chuyện nhằm đạt hiệu quả thiết thực. - Yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt là nhớ và kể lại được một đoạn của câu chuyện đã học trong bài tập đọc đã học. Tuy nhiên tùy theo đối tượng học sinh mà có thể yêu cầu học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện, kể phân vai bằng giọng điệu, cảm xúc... của chính học sinh. - Đối với một số truyện có ít tranh minh họa hoặc có nhiều tranh nhưng không có lời thuyết minh làm chỗ dựa cho học sinh tập kể. Ví dụ: Bím tóc đuôi sam, Chuyện quả bầu... Giáo viên có thể gợi ý để học sinh đặt tên cho tranh hoặc gợi ý học sinh nêu ý chính của tranh để các em tái hiện lại nội dung. - Đối với những truyện không có tranh. Ví dụ: Chim sơn ca và bông cúc trắng, Một trí khôn hơn trăm trí khôn, ... Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 9/20 - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nêu ý chính cho từng đoạn truyện để học sinh tái hiện nội dung và tập kể chuyện được dễ dàng. - Đối với yêu cầu kể sáng tạo, phân vai giáo viên nên cho các em đọc lại văn bản truyện theo lối phân vai. Sau khi đã nhớ vai, nhớ nội dung truyện cùng lời thoại của mình, học sinh sẽ tập kể được dễ dàng, có cơ sở để sáng tạo lời diễn đạt. Mỗi một kiểu bài, tôi chọn cho mình hình thức giảng dạy khác nhau. 4.1. Kiểu bài tập 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh Trong sách giáo khoa có các dạng bài kể chuyện theo tranh như sau: a. Kể theo tranh và câu gợi ý: Đây là hình thức luyện tập dễ nhất vì học sinh có hai chỗ dựa là hình và lời để kể. Ví dụ: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 10/20 - *Cách tiến hành: - Với bài tập này trước tiên tôi cho 4 học sinh có khả năng nối tiếp nhau kể 4 đoạn theo nội dung 4 bức tranh và lời gợi ý. Việc làm này giúp cho học sinh cả lớp nhớ lại nội dung câu chuyện và bước đầu bước cách kể. - Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo nhóm. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi như sau: Tranh 1: - Cậu bé đang làm gì? - Cậu còn đang làm gì nữa? - Cậu có chăm học không? - Thế còn viết thì sao? Cậu có chăm viết bài không? Tranh 2: - Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì? - Cậu bé hỏi bà cụ điều gì? - Sau đó, cậu bé nói gì với bà cụ? Tranh 3: - Bà cụ giảng giải như thế nào? Tranh 4: - Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải? Với cách gợi mở trên, học sinh đã biết diễn đạt lời kể thành câu, biết dùng lời văn của mình, lời kể tự nhiên, biết làm điệu bộ hợp lí và một điều quan trọng đó là học sinh kể đúng nội dung, trình tự câu chuyện. Đoạn truyện (đoạn 1) Đoạn kể của học sinh Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu. Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng chóng chán. Cứ cầm đến quyển sách, đọc vài dòng là cậu đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi gục đầu ngủ lúc nào không biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch viết ngoạc cho xong chuyện. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 11/20 - b. Kể theo tranh không có câu gợi ý. Ví dụ: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực c. Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, sau đó kể lại. Ví dụ: Xếp lại thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió. Kể lại toàn bộ câu chuyện. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - 12/20 - *Cách tiến hành: Với dạng bài tập Kể theo tranh không có câu gợi ý và Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, tôi hướng dẫn học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách độc thoại hoặc phân vai dựng lại câu chuyện. - Kể độc thoại: Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối. - Phân vai dựng lại câu chuyện: Thường một câu chuyện gồm có vai người dẫn chuyện và các nhân vật. Lần 1, giáo viên làm người dẫn chuyện, học sinh có thể nhìn vào sách. Lần 2, học sinh đóng vai không nhìn sách. Với cách làm trên, học sinh đã biết t
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.pdf