Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lồng ghép văn hóa địa phương vào phân môn Mĩ thuật Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lồng ghép văn hóa địa phương vào phân môn Mĩ thuật Tiểu học

Mục đích của giải pháp:

Lồng ghép văn hóa địa phương vào môn mĩ thuật sao cho phù hợp có hiệu

quả, hướng cho học sinh phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc. Góp phần giúp

học sinh nhận thấy bổn phận của mình phải gìn giữ, chăm sóc và bảo vệ các di

tích lịch sử địa phương thông qua học môn mĩ thuật và một số bộ môn khác,3

đồng thời các môn bổ trợ cho nhau. Để từ đó các em có cảm thụ, nói được, làm

được, hiểu được, vẽ được và các em giới thiệu được tác phẩm của mình, trong

quá trình giảng dạy, giáo viên giúp học sinh biết quan sát, trải nghiệm có mục

đích, biết liên hệ thực tế, có khả năng hợp tác, tìm tòi sáng tạo, chia sẻ, hướng

các em tới cái đẹp, có vốn sống tự tin, độc lập, tự chủ trong học tập.

Đặc biệt hơn khi lồng ghép văn hóa địa phương, các em rất chủ động, biết

về các nét văn hóa như chữ thái, khắp thái, các họa tiết trang trí, trang phục các

dân tộc, trò chơi mang đậm nét đặc trưng của địa phương. Do vậy để học tốt,

làm đẹp, sáng tạo các em có thể tự sưu tầm các sản phẩm, sáng tác các tác phẩm

gần gũi với đời sống sinh hoạt tại địa phương. Trong mỗi tiết học, môn học, dù

là cá nhân hay nhóm, các em đều phát huy tư duy, khả năng sáng tạo với tinh

thần học ở trường, ở lớp, ở nhà và có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Rèn kỹ năng

quan sát, các em sẽ được trải nghiệm thông qua các việc làm tình nguyện, tạo

hình kết hợp kiến thức của bản thân và chiến lược học tập, xây dựng môi trường

học tập thân thiện, phát huy văn hóa địa phương hơn nữa mà ông cha đã lưu

truyền.

pdf 21 trang hoathepmc36 26/02/2022 26454
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp lồng ghép văn hóa địa phương vào phân môn Mĩ thuật Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp lồng ghép văn hóa địa phương vào 
phân môn Mĩ thuật tiểu học”. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tất cả các chủ đề từ lớp 1 đến lớp 5 và 
(THCS) trong tiết học trên lớp mà các em được học theo các chủ đề lồng ghép 
văn hóa địa phương. 
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho 14 lớp tại Trường TH&THCS 
Hoàng Văn Thụ và các trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ. 
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2018 đến nay. 
5. Tác giả: 
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền. 
Năm sinh: 28/02/1985 
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mỹ Thuật. 
Chức vụ công tác: Giáo viên dạy môn mĩ thuật. 
Nơi làm việc: Trường TH &THCS Hoàng Văn Thụ,Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh 
Yên Bái. 
Điện thoại: 0386189008 
6. Đồng tác giả ( nếu có) 
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN 
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
Chương trình Đan Mạch Hỗ trợ giáo dục Mỹ thuật cấp tiểu học đã xây 
dựng 7 quy trình mới, các quy trình đều được xây dựng chung một cấu trúc và 
đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư 
duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp học sinh có được các khả năng: 
Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh, khám phá và hiểu được văn hóa 
thông qua nghệ thuật thị giác, hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực mỹ 
thuật, yêu thích cái đẹp, sáng tạo và biết tạo hình, vận dụng vào cuộc sống 
sinh hoạt, duy trì và phát huy nền văn hóa cộng đồng, hỗ trợ học tập hàng 
ngày. Giáo dục và giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các 
em học Mĩ thuật qua các hoạt động vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài, vẽ trang trí, 
thưỡng thức mĩ thuật hay các bài tìm hiểu văn hóa địa phương, trò chơi dân 
gian, xây dựng cốt truyện...Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và 
phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở học sinh, gây hứng thú cho các em 
2 
trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống, 
phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp 
phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho học 
sinh, học ở trường, ở nhà, mọi lúc, mọi nơi. Biểu đạt và giao tiếp thông qua 
hình ảnh, khám phá và trải nghiệm, hiểu được văn hóa của dân tộc, của địa 
phương thông qua nghệ thuật thị giác, thính giác,....hình thành, kỹ năng sống 
trong lĩnh vực mỹ thuật, yêu thích cái đẹp, sáng tạo và biết giữ gìn, phát huy 
nét đẹp, văn hóa của dân tộc. 
Xã Nghĩa Lợi là một xã luôn được sự quan tâm của các cấp cùng với sự 
nỗ lực cố gắng của toàn thể đảng bộ, nhân dân và các nhà trường đóng trên 
địa bàn. Tỉ lệ học sinh dân tộc Thái có tới 99% vì vậy việc lĩnh hội nét văn 
hóa địa phương rất được chú trọng, đặc biệt là lễ hội xòe được diễn ra hàng 
năm tại Thị xã Nghĩa Lộ, điều đó làm cho đời sống văn hóa, nét đẹp vùng 
miền được cải thiện và phong phú. Làm thế nào để thực hiện mục tiêu trên 
với đặc thù trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ luôn có trên 90% là học sinh 
là người dân tộc thiểu số? Đồng thời thực hiện tốt hướng dẫn số 01/HD-
SGDĐT ngày 13/01/2020 về việc thực hiện tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy 
về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, truyền thống cách mạng, bản 
sắc văn hóa dân tộc tỉnh Yên Bái trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo 
dục thường xuyên và dạy nghề. 
 Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ đã thực hiện dạy học Mĩ thuật theo 
chương trình lồng ghép văn hóa địa phương trong những năm qua do vậy việc 
lồng ghép không tránh khỏi khó khăn. Xuất phát từ quá trình giảng dạy các em 
tại nhà trường, dựa trên điều kiện thực tế một số gia đình các em học sinh còn 
nằm trong diện nghèo, cận nghèo, một số gia đình đi làm ăn xa do vậy quan tâm 
tới các em còn hạn chế, trong giao tiếp các em còn hạn chế, chưa mạnh dạn, nói 
ngọng. Với những trăn trở đó, là một giáo viên giảng dạy Mỹ thuật nhiều năm 
bằng những kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra (Một số giải pháp lồng ghép 
văn hóa địa phương vào phân môn Mĩ thuật tiểu học) tại trường TH&THCS 
Hoàng Văn Thụ có hiệu quả. Giúp các em sẽ được học, được thực hiện, tự tin, 
giới thiệu về sản phẩm của chính các em, được biểu diễn, được vẽ nên những 
ước mơ của mình, được trải nghiệm thực tế, các em phát huy khả năng hơn nữa, 
hiểu được giá trị nghệ thuật dân tộc, cội nguồn, chia sẻ nội dung đến với các bạn 
được nhiều hơn. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu của môn mỹ thuật nâng cao 
chất lượng có hiệu quả. 
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
*Mục đích của giải pháp: 
Lồng ghép văn hóa địa phương vào môn mĩ thuật sao cho phù hợp có hiệu 
quả, hướng cho học sinh phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc. Góp phần giúp 
học sinh nhận thấy bổn phận của mình phải gìn giữ, chăm sóc và bảo vệ các di 
tích lịch sử địa phương thông qua học môn mĩ thuật và một số bộ môn khác, 
3 
đồng thời các môn bổ trợ cho nhau. Để từ đó các em có cảm thụ, nói được, làm 
được, hiểu được, vẽ được và các em giới thiệu được tác phẩm của mình, trong 
quá trình giảng dạy, giáo viên giúp học sinh biết quan sát, trải nghiệm có mục 
đích, biết liên hệ thực tế, có khả năng hợp tác, tìm tòi sáng tạo, chia sẻ, hướng 
các em tới cái đẹp, có vốn sống tự tin, độc lập, tự chủ trong học tập. 
 Đặc biệt hơn khi lồng ghép văn hóa địa phương, các em rất chủ động, biết 
về các nét văn hóa như chữ thái, khắp thái, các họa tiết trang trí, trang phục các 
dân tộc, trò chơi mang đậm nét đặc trưng của địa phương. Do vậy để học tốt, 
làm đẹp, sáng tạo các em có thể tự sưu tầm các sản phẩm, sáng tác các tác phẩm 
gần gũi với đời sống sinh hoạt tại địa phương. Trong mỗi tiết học, môn học, dù 
là cá nhân hay nhóm, các em đều phát huy tư duy, khả năng sáng tạo với tinh 
thần học ở trường, ở lớp, ở nhà và có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Rèn kỹ năng 
quan sát, các em sẽ được trải nghiệm thông qua các việc làm tình nguyện, tạo 
hình kết hợp kiến thức của bản thân và chiến lược học tập, xây dựng môi trường 
học tập thân thiện, phát huy văn hóa địa phương hơn nữa mà ông cha đã lưu 
truyền. 
*Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, 
đang được áp dụng: 
 Học mỹ thuật là phần thu hút được nhiều sự hứng khởi, khơi dậy sự sáng 
tạo nghệ thuật, tình yêu quê hương đất nước, đoàn kết đồng bào các dân tộc, 
phát huy truyền thống văn hóa địa phương, năng khiếu mỹ thuật, thông qua sự 
sáng tạo nghệ thuật từ chính các em học sinh trong nhà trường. 
 Đối với em học sinh trong giờ học mỹ thuật nào cũng thế, các em hồ hởi, 
mong ngóng được thực hành, các em cảm thấy tự do, thoải mái sáng tạo trong 
việc thể hiện sản phẩm cá nhân, cùng chung tay tạo nên thành sản phẩm hoàn 
chỉnh, sáng tạo với chất liệu khác nhau, không gian khác nhau, để đưa ra những 
phương pháp giúp học sinh tạo hình với những ý tưởng. Do vậy việc lồng gép 
văn hóa địa phương vào bộ môn mỹ thuật rất phù hợp, các em cảm nhận cái đẹp 
của nghệ thuật trang trí, sáng tác tranh tự do, vẽ tranh theo chủ đề, tìm hiểu về 
quê hương. Tạo cho các em có lối học đi sâu vào tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, 
nét văn hóa độc đáo của các dân tộc. 
Đặc điểm phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng 
nội dung tiết dạy mà các em thể hiện bài vẽ theo cá nhân, theo nhóm, áp dụng 
theo quy trình trong một bài dạy, vẽ cùng nhau, tạo hình ba chiều, tiếp cận theo 
chủ đề, điêu khắc và nghệ thuật biểu diễn. Để từ đó các em lựa chọn các trò chơi 
dân gian, hình ảnh đặc trưng của dân tộc mình, tạo hình với mọi chất liệu, vật 
tìm được, hòa mình vào thiên nhiên. Để cùng nhau xây dựng lên cốt truyện gần 
gũi với gia đình các em, về địa phương, thiên nhiên, đất nước, về anh hùng cách 
mạng Việt Nam. 
4 
3. Nội dung giải pháp: 
Giải pháp 1: Tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm thực tế tại địa 
phương: 
- Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập, kết hợp lao động ngoại khóa 
tại 2 điểm: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu di tích lịch sử – văn 
hóa Căng - Đồn Nghĩa Lộ. Các bộ môn trong đó có môn Mĩ thuật đã định hướng 
và yêu cầu HS khi tham quan cần quan sát kĩ ngoài việc lắng nghe về nội dung 
từ các hướng dẫn viên, HS còn phải quan sát khung cảnh, cảm nhận vẻ đẹp thiên 
nhiên để đưa vào tranh vẽ của mình. 
 Để từ đó các em sẽ quan sát, lĩnh hội được kiến thức nội dung đi trải 
nghiệm từ thực tế và các em sẽ sáng tác thành tranh phù hợp với nội dung bài 
học trên lớp: Ví dục: Mỹ thuật lớp 4, chủ đề 6, Ngày tết, lễ hội và mùa xuân, 
mỹ thuật lớp 3: Lễ hội quê em, chú bộ đội của chúng em mỹ thuật lớp 5. Các em 
đã vẽ nên những hình ảnh từ những hoạt động, trò chơi đặc trưng nhất của lễ hội 
dân tộc mình. 
Múa vui bên tượng đài- Mỹ thuật lớp 4 Nhà bia Căng Đồn-Mỹ thuật lớp 5 
- Câu lạc bộ Mĩ thuật cùng các thầy cô tham gia chuẩn bị các sản phẩm để 
trang trí, được giới thiệu những làn điệu khắp, các em được tham gia lớp học 
chữ Thái cổ với du khách và bạn bè, đồng thời được tham quan, trải nghiệm các 
hoạt động khác của các trường bạn tại không gian trải nghiệm Mường lò năm 
2020 của Thị xã Nghĩa Lộ tổ chức. Điều đó rèn cho các em tính mạnh dạn, giao 
lưu, học hỏi đồng thời chia sẻ, quảng bá văn hóa của dân, phát huy khiếu thẩm 
mỹ và nét đẹp về nghệ thuật dân tộc trong bộ môn mỹ thuật. 
5 
 Nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương, cho học 
sinh xem triển lãm, xem băng hình tư liệu, đọc sách báo, tuyên truyền giới thiệu 
sách vào các ngày thứ 2 đầu tuần...Qua đó các em được thể hiện sáng tác theo 
chủ đề gần gũi với quê hương đất nước. 
Khi học sinh được trải nghiệm, hợp tác, bày tỏ và giao tiếp với nhau qua 
các hoạt động mĩ thuật thực tế thì mới có sự tiếp thu thẩm mĩ và hình thành phát 
triển năng lực như: Năng lực trải nghiệm, kinh nghiệm thông qua hình ảnh, sản 
phẩm; Năng lực sáng tạo thể hiện qua tác phẩm; Năng lực ý tưởng thông qua 
cảm xúc. 
Giải pháp 2: Xây dựng lồng ghép các chủ đề học tập phù hợp, gần gũi 
với lứa tuổi học sinh : 
Để các em thực hiện tốt nội dung này thức nhất giáo viên xác nhận các 
chủ đề phù hợp để khi vẽ bài các em không bị sai chủ đề và gần gũi, dễ vẽ, vẽ 
được bài thể hiện được nội dung phong phú, để từ đó các em chia sẻ bài một 
cách dễ ràng, có thể vẽ cá nhân hoặc vẽ theo nhóm như : 
- Chủ đề vẽ tranh : Đưa các hoạt động văn hóa, phong tục, cảnh sinh hoạt 
của địa phương, cảnh làng quê,các em có thể đưa vào tranh như mỹ thuật lớp , 
bài cuộc sống quanh em ; mỹ thuật lớp 2, bài môi trường quanh em ; mỹ thuật 
lớp 3, vẻ đẹp cuộc sống, lễ hội quê em, ngày tết lễ hội... trên cơ sở tiết 1vẽ cá 
nhân, tiết 2 các em vẽ theo nhóm tạo thành bức tranh chung cho cả nhóm. 
Vẽ theo nhóm tạo nên bức tranh chung 
6 
 Suối Thia - Mỹ thuật lớp 5 (Mầu nước) Chăn trâu-Mỹ thuật lớp 5 
 Nhà em ở- Mỹ thuật lớp 2 (sáp mầu) Nhà Bác Hồ- Mỹ thuật lớp 2 
 Nhà sàn Bác Hồ- mỹ thuật lớp 1 (xé dán) 
Mỗi chủ đề các em được thể hiện vẽ lê những tác phẩm với những chất 
liệu khác nhau, tạo nên sự phong phú đa dạng từ những vật liệu kiếm được hay 
tái chế thành những tác phẩm đẹp, độc và lạ. 
7 
- Chủ đề vẽ trang trí : Lúc này các em sẽ được trang trí các đồ vật, trang 
trí trang phục dân tộc, trang trí chữ của dân tộc mình,....vận dụng, ứng dụng 
trong cuộc sống bằng cách sử dụng các họa tiết dân tộc mà em biết để trang trí 
vào bài học, tiết học sao cho phù hợp với nội dung bài vẽ, để các họa tiết trang 
trí sao cho hiệu quả thứ nhất: 
 + Đồ vật dùng, vật dụng để trang trí. 
 + Họa tiết sử dụng để trang trí. 
 + Mầu sắc sử dụng để trang trí. 
 Ví dụ thuật lớp 4, « Sáng tạo học tiết tạo dáng và trang trí đồ vật » ; bài 
« Tĩnh vật » ; Mỹ thuật lớp 3 » ;« Cửa hàng gốm sứ » ; « Vẽ biểu cảm các đồ 
vật »... từ đó các em sẽ sáng tạo thỏa thích các đồ vật mà em lựa chọn, sử dụng 
các họa tiết từ các con vật cách điệu, hình khối, ví dụ ứng dụng từ những họa tiết 
trên khăn xòe thái, của dân tộc thái tại Mường, Lò Nghĩa Lộ. Các em đã trang trí 
vào chiếc quạt tạo nên họa tiết chặt chẽ, mầu sắc hài hòa rất đặc trưng văn hóa 
thái, mang tính chất gần gũi và các em trang trí một cách dễ ràng 
 Trang trí quạt- Mỹ thuật lớp 5 (mầu nước) 
 Ví dụ : Trang trí chữ thái cổ của dân tộc mình các em sẽ được lồng ghép 
vào nội dung tìm hiểu và thực hành trong bài « Em sáng tạo cùng những con 
chữ » Mỹ thuật lớp 4. Các em trang trí chữ tên, khẩu hiệu, sáng tạo con chữ của 
dân tộc mình, điều đó giúp các em phát huy được giá trị văn hóa của chính địa 
phương mình, nét đặc trưng của dân tộc không bị mai một. 
 Chữ thái cổ (chăm học) mỹ thuật lớp 4 
8 
 Ngoài ra các em sáng tác thành tranh, ứng dụng vào các dạng bài phù hợp 
như trang trí đồ vật, cuộc sống quanh em, trang phục yêu thích....Ví dụ: Mỹ 
thuật lớp 4, chủ đề 9, tạo dáng và trang trí đồ vật; mỹ thuật lớp 3, của hàng gốm 
sứ, các em biết tạo dáng và trang trí với những đồ vật quen thuộc từ các họa tiết 
của dân tộc mình, như thái, tày, mông 
Trang trí các bộ trang phục dân tộc, tạo nên sự mềm mại uyển chuyển 
cùng với sự kết hợp mầu sắc tươi sáng tạo cho bộ trang phục toát lên vẻ đẹp 
riêng của các dân tộc như dân tộc thái, mường, mông, tày.... 
 Trang phục dân tộc- mỹ thuật lớp 5 (màu nước) 
Từ những chủ đề phù hợp với tiến trình bài học phù hợp giúp các em liên 
tưởng và đưa hình ảnh của chính dân tộc mình, điều đó giúp các em tự tin hơn 
trong quá trình giới thiệu sản phẩm, quảng bá được nét đặc trưng của dân tộc, 
nâng cao tinh thần thi đua học tập giữ cá nhân, các nhóm ngày càng đoàn kết và 
phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc địa phương. 
Giải pháp 3: Tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian vào nội dung 
tiết học. 
Trò chơi dân gian mang lại cho HS nhiều điều bổ ích, các em được em 
học mà chơi, chơi mà học, các em được chơi các trò chơi dân gian góp phần 
việc phát huy, bảo tồn được nét văn hóa địa phương. 
9 
Thông qua trò chơi, các em được rèn luyện, được học tập với các chủ đề 
gần gũi, các em phát huy được khả năng vận dụng, sáng tạo linh hoạt, ứng dụng 
các trò chơi vào chủ đề phù hợp, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc 
mình thông qua môn học, bài học, tiết học. Thúc đẩy học sinh ham học hơn, 
thích học môn mỹ thuật và thông qua môn mỹ thuật cũng có thể học bổ trợ cho 
môn học khác, tác động qua lại lẫn nhau, bổ trợ cho nhau. 
- Tiêu trí khi tham gia trò chơi dân gian trong tiết học: 
+ Ham thích trò chơi dân gian. 
+ Hiểu biết về trò chơi dân gian. 
+ Biết tự tổ chức trò chơi. 
+ Mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động Thể hiện tinh thần đoàn kết. 
+ Sáng tạo trong khi chơi trò chơi. 
- Tổ chức cho các em chơi trong tiết giới thiệu bài, mở bài, tìm hiểu bài, 
trưng bày giới thiệu sản phẩm, hoạt động ngoại khóa...., tìm hiểu về nội dung bài 
và kể tên các trò chơi dân gian đại đị phương như một số trò chơi: ( Đẩy gậy, 
Chơi ô ăn quan, ném còn, num num tảu tảu, Tham ngũ, Mák nuối (Tẻm mắc). 
 Ném còn- Lễ hội quê em- MT lớp 3 
10 
 Nhảy sạp (Màu nước) Ném còn (sáp màu) 
 Từ việc học mà chơi, chơi mà học làm cho các em luôn giảm sự căng 
thẳng, gò bó do học quá tải, hay những môn kiến thức khó, bắt buộc các em phải 
tư duy. Do vậy khí được chuyển sang môn tạo hình với hình thức chơi mà học, 
giúp các em lấy lại tinh thần, thư giãn, phấn trấn, rèn tư duy logic và phát triển 
khả năng sáng tạo. Từ những kiến thức ở lớp, sẽ được các em áp dụng thực tế, 
từ những hoạt động thực tế các em sẽ khéo léo ứng dụng vào bài học, sáng tạo , 
sao cho cả quá trình học tập. 
Từ những tiêu trí trên các em làm chủ được trò chơi và đặc biệt hơn nữa 
các em có thể từ chơi và chuyển sang vẽ hình ảnh các trò chơi trực tiếp vào bài, 
điều đó chứng tỏ các em rất yêu thích. Từ đó giúp cho tiết học có hiệu quả mà 
các em đã chơi trò chơi, thể hiện trong bài, các em còn giới thiệu bài được một 
cách tự tin, linh hoạt. 
 Các bạn chơi truyền (sáp màu) Ra ra vào vào (xé dán) 
11 
 Trò chơi sân trường em- MT lớp 5(sáp màu) 
 Trường TH và THCS Hoàng Văn Thụ luân thực hiện tốt việc lồng ghép 
văn hóa địa phương vào phân môn được giảng dạy. do đó việc giáo dục học sinh 
luôn được các thầy cô chú trọng và thực hiện rất tốt. Các em thể hiện được bài 
vẽ thông qua hoạt động trò chơi, từ trò chơi các em vẽ vào bài, thể hiện mầu sắc 
yêu thích, giới thiệu được sản phẩm thông qua hoạt động trò chơi. 
Giải pháp 4: Tổ chức cho học sinh giới thiệu sản phẩm thông qua hình 
thức sắm vai, đóng tiểu phẩm, biểu diễn thời trang. 
Trên cơ sở nội dung câu chuyện đã sáng tác, xây dựng, có thể dựa vào 
chuyện về các anh hùng lịch sử, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện hài, phim hoạt 
hình, truyện lịch sử, các tác phẩm văn học hoặc câu chuyện do chính học sinh tự 
sáng tác, các em vào vai, biểu diễn theo cách của mình. HS sẽ lựa chọn các cách 
giới thiệu sản phẩm như: 
a. Học sinh lựa chọn cách giới thiệu biểu diễn sân khấu, sắm vai cho nhân vật. 
 Nhóm trưởng phân vai và phân việc cho cả nhóm cùng tham gia giới 
thiệu sản phẩm có thể là sân khấu biểu diễn điệu nhảy, múa, bài hát dựa trên câu 
chuyện và giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi mở trước khi các em biểu diễn 
như: Địa phương em thể hiện sự kiện, chương trình gì? Sân khấu của nhóm em 
có những hình ảnh nào? Thể hiện như thế nào? Nhóm em có chia sẻ thông điệp 
gì không?...Hoạt động này sẽ giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong các 
bài học tiếp theo, phát triển hình thành kỹ năng biểu diễn, mạnh dạn hơn trên 
lớp, sân khấu và tự tin hơn trong cuộc sống. Ví dụ, một số hình ảnh các em giới 
thiểu sản phẩm trong các tiết trưng bày sản phẩm. 
12 
 Ngoài hình thức giới thiệu, nhận xét hàng ngày thì các em đã tự tìm cho 
mình một cách giới thiệu mới, sáng tạo và gần gũi đề tài như: Diễn kịch, đóng 
vai cho nhóm nhân vật của nhóm, sắm vai anh hùng Hoàng Văn Thụ, anh Kim 
Đồng, Lê Văn Tám.hay những nhân vật truyện dân gian 
13 
 Tiểu phẩm (đi học xa) mỹ thuật lớp 4 
b. Học sinh lựa chọn cách trình diễn thời trang. 
Thông qua quá trình tìm hiểu, cách thực hiện, thực hành đa số là các em 
đều nắm được mục tiêu chung do đó đến phần trưng bày và giới thiệu sản phẩm 
hầu như các em có sự lựa chọn rất phù hợp bởi các em có thời gian chuẩn bị 
thoải mái, các em phát huy được khả năng sáng tạo của chính mình. Phần này 
các em kết hợp phân nhau thuyết trình trong quá trình các bạn đang trình diễn 
trên sân khấu, trước lớp. 
Ngoài các tiết các em cung rát sáng tạo phù hợp với hình thức giới thiệu 
sản phẩm bàng gian hàng như chủ đề 9. “Trang phục yêu thích”. Đây là bài mà 
các em được áp dụng chuyên đề cấp thị năm 2018. Đồng thời kết hợp nền nhạc 
phù hợp cho không khí sôi nổi. 
 Học sinh tự giới thiệu sản phẩm của hàng thời trang – Mĩ thuật lớp 5 
14 
Các em kết hợp giới thiệu từng sản phẩm và còn tìm hiểu về nét đặc trưng 
riêng, đại diện dân tộc nào để giới thiệu cho đúng đặc trưng dân tộc đó phong 
phú, thông qua: 
+ Chất liệu 
+ Hình dáng 
+ Đường nét 
+ Mầu sắc. 
- Kết hợp với các câu hỏi gội mở của giáo viên. 
- Các em tổ chức đóng vai , xây dựng tình huống cho sản phẩm thêm đa 
dạng, thu hút sự chú ý của các nhóm. 
- Cuối tiết học học sinh đánh giá theo năng lực của mình và các em đánh 
giá cho nhau, ý kiến. 
Học sinh thực hiện trình diễn các trang phục dân tộc, kết hợp cùng âm 
nhạc để tạo không khí sôi nổi cho phần giới thiệu và trưng bày sản phẩm mà các 
em đã tạo ra các trang phục từ vật tìm được. 
 Trang phục của em-MT lớp 5 (các chất liệu tái chế) 
 Các em được tạo sản phẩm từ trên lớp và đưa vào hoạt động tại các câu 
lạc bộ và hoạt động ngoại khóa tại nhà trường.Từ hoạt động này HS được rèn kĩ 
năng làm việc nhóm, biết đoàn kết cùng nhau xây dựng cách thể hiện, cách biểu 
diễn, giúp GV phát hiện được HS có khả năng, có năng khiếu và bồi dưỡng kịp 
thời. 
c. Học sinh lựa chọn cách thể hiện qua hình thức múa. 
 Chủ đề này các em thể hiện động tác múa, kết hợp cùng âm nhạc để tạo 
cho nhóm mình có cách giới thiệu vừa độc, lạ và rất thiết thực. Không những thế 
các em còn bổ trợ cho môn học khác như môn âm nhạc, các em

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_long_ghep_van_hoa_dia.pdf