Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 11A1 trường Trung học Phổ thông số 1 Bảo Yên sử dụng Facebook hiệu quả hơn trong học tập
1.1. Facebook là gì?
Facebook là một dịch vụ mạng xã hội truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sáng lập. Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ cũng như người dùng có thể cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Một đặc tính nổi bật nữa của Facebook chính là mọi người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính những đặc điểm trên nên Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng Mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, và Yahoo! 360 tại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu của mạng xã hội
Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.
Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng.
Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Facebook là mạng xã hội không mang tính tiêu cực nhưng khi đã tham gia rồi lại nghiện nó một cách khó hiểu, đôi khi nghiện một cách tiêu cực. Nhiều học sinh chia sẻ: “Em tham gia facebook được mấy tháng nay, lúc đầu chỉ là thấy bạn bè mời tham gia nên cũng tham gia cho có phong trào, không ngờ lại nghiện nó, mỗi khi truy cập nét không vào facebook tán gẫu lại thấy bứt rứt”. Không ít học sinh khi vào mạng để học bài là ngồi chát chít, game, facbook... mà khi đã nghiện rồi thì rất khó để từ bỏ. Facebook cũng trở thành niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập của học sinh. Nhiều học sinh viên mê facebook tới mức có thể ngồi lì trước máy tình hàng mấy tiếng đồng hồ để tán gẫu hoặc ngày nào cũng “đến hẹn lại lên”, “không lên thì thấy có gì đó thiêu thiếu”, nhiều học sinh bỏ bê học hành, không làm bài tập do lên facebook suốt ngày, nhiều hôm đang học bài mà mở facebook ra thấy bạn bè comment lại say sưa nói chuyện cho tới khuya. Kết quả là học tập giảm sút. 1.2. Quả vậy, các phương tiện truyền thông như Facebook có thể chi phối chúng ta trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Facebook gây ra sự mất tập trung cho các em học sinh không chỉ trong mà còn bên ngoài lớp học. Dẫu vậy, nó không nhất thiết phải là rào cản đối với việc học tập. Thật ra, Facebook có thể giúp ích cho việc học tập. Facebook làm giảm thời gian và không gian học tập một khi nó được coi là nguyên nhân gây xao nhãng trong việc học. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng hai yếu tố này một khi được sử dụng để thu thập thông tin hay làm việc theo nhóm. Nghiên cứu của tạp chí “Computers in Human Behaviour “ (Ảnh hưởng của máy vi tính đối với hành vi con người) chứng minh rằng việc sử dụng Facebook chủ yếu để tán gẫu hoặc cập nhật tình hình của bạn bè sẽ dẫn đến kết quả học tập kém; trong khi đó, sử dụng Facebook như công cụ khám phá hoặc thu thập thông tin lại giúp bạn đạt được kết quả học tốt. 1.3. Trước tình hình đó, là một giáo viên tôi vô cùng trăn trở. Cấm các em sử dụng facebook thì không được. Vậy làm thế nào? Chỉ còn cách hướng dẫn các em sử dụng nó một cách hợp lí và và tạo được hiệu quả trong học tập. 2. Mục đích nghiên cứu. Giúp học sinh lớp 11A1 sử dụng facebook một cách hợp lí và và tạo được hiệu quả trong học tập. 3. Đối tượng nghiên cứu. Facebook, tác hại của facebook, hiệu quả của facebook trong việc tăng kết quả học tập đối với học sinh nếu biết cách sử dụng đúng, hợp lí. 4. Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11A1 trường THPT số 1 Bảo Yên. 4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm giúp học sinh sử dụng facebook hiệu quả hơn trong lĩnh vực học tập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Lí luận về vai trò của facebook. - Khảo sát, đánh giá thực trạng trong việc của học sinh lớp 11A1 trường THPT số 1 Bảo Yên. - Đề xuất một số biện pháp, giải pháp trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng sử dụng facebook một cách hiệu quả hơn trong học tập. 6. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thống kê, khảo sát, thực nghiệm. 7. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1.1. Facebook là gì? Facebook là một dịch vụ mạng xã hội truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sáng lập. Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ cũng như người dùng có thể cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Một đặc tính nổi bật nữa của Facebook chính là mọi người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính những đặc điểm trên nên Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng Mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, và Yahoo! 360 tại Việt Nam. 1.2. Mục tiêu của mạng xã hội Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian. Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng. Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. 1.3. Đối tượng sử dụng Facebook Phù hợp với mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu dành tầng lớp trí thức (bao gồm sinh viên, các học sinh trung học và các công dân lớn tuổi khác). CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Thực trạng việc học sinh sử dụng facebook hiện nay. 2.1.1. Thực trạng. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong khoảng một thập niên trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sống, cách làm việc, giải trí của giới trẻ. Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội, phổ biến nhất hiện nay là Facebook. Có thể nói rằng, giới trẻ ngày nay “ăn Facebook, chơi Facebook, ngủ Facebook” và đáng báo động là thực trạng “sống - hướng tới tương lai qua Facebook”. Theo thống kê của trang web wearesocial.net vào năm 2012 như sau: - Số lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam là: 8.5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với năm 2009. - Trung bình cứ 3 giây có một người dân Việt Nam đăng ký tài khoản Facebook. - Cũng theo trang này, độ tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook chủ yếu là từ 13 đến 24, chiếm 71%. Đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỉ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013. Tính đến tháng 1/2014 có khoảng 20 triệu tài khoản Facebook chiếm 22% dân số. Đó là những con số ấn tượng trong kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me - 2013 vừa được công bố tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 - VIO 2013 diễn ra ở TP.HCM. Người sử dụng mạng xã hội Facebook không phân biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ, trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh THPT. Đây là điều đáng báo động, khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Tôi xin trích nguyên văn một số bài báo để chúng ta cùng nhìn nhận về thực trạng này. Bài đăng trên báo HÀ TĨNH online: "Nghiện" Facebook: Thực trạng đáng báo động ở giới trẻ! Facebook (FB) là mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới và hiện đang tăng đột biến về số người dùng tại Việt Nam. FB được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc độ lan truyền mạnh mẽ, đặc biệt là trong giới trẻ. Nhiều bạn trẻ sa sút học hành chỉ vì "nghiện"...Facebook. Ảnh: internet “Nghiện” Face book: Thói quen nguy hiểm Phải thừa nhận rằng, FB đem lại rất nhiều tiện ích, nhất là sự kết nối thông tin và những ứng dụng giải trí thú vị (chơi game, nghe nhạc, xem phim). Nếu sử dụng đúng mục đích và ở chừng mực phù hợp, mạng xã hội này sẽ là công cụ hữu hiệu cho những công dân hiện đại ưa chuộng công nghệ. Tuy nhiên, khi bước vào thế giới của FB, rất nhiều người đã không cưỡng nỗi sự lôi cuốn như mê hoặc của nó. Vào FB vì thế thành một thói quen không thể từ bỏ, một hội chứng “nghiện” Lướt FB của nhiều bạn trẻ không khó tìm gặp những status (trạng thái) - những “tuyên ngôn” bản thân gây bất ngờ như: “Một ngày không vào FB cứ thấy bứt rứt, “nhớ” FB quá!!!” hay “Ăn mì tôm sống qua ngày nhưng được vào FB là OK hết!” Rất nhiều học sinh, sinh viên nếu ngày nào không vào FB thì thấy “ngứa ngáy không chịu được”, họ có thể thức thâu đêm để cập nhật status (tình trạng), comment (bình luận), like ảnh hay các link, page thử các ứng dụng, gia nhập các hội nhóm. ; một số “nghiện” đến mức online chỉ vì một mục đích duy nhất là để vàoFacebook!!! Bạn T, lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ: “Em biết dùng FB từ khi chưa có máy tính, thấy bạn bè chơi nên cũng vào cho biết, rồi giờ nghiện hẳn, không vào là cứ bứt rứt không yên. Em mê FB tới mức chỉ muốn được ngồi lì trước máy tính để tán gẫu, xem, đọc rồi like những page mình thích”. Cũng một trường hợp tương tự, bạn T.L - Sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh cho biết: “Cứ hễ bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc gì đó thì mình lại bị cuốn vào FB, hết xem ảnh của mấy đứa bạn lại qua comment đi comment lại. Mỗi mùa thi, ngồi ôm quyển sách đọc được năm ba câu thì ghé qua FB đến cả tiếng đồng hồ. Khổ nỗi, cứ đọc sách là buồn ngủ mà vào FB cả đêm lại thấy tỉnh táo như thường (cười). " Khác với những “con nghiện” vô tư này, có nhiều bạn nhận ra những rắc rối do nghiện FB và trăn trở tìm cách “cai” bằng nhiều biện pháp khác nhau: xóa phần mềm FB trong điện thoại; cài phần mềm khác thay thế hoặc có bạn còn dán khẩu hiệu “một ngày lên FB 1 lần” khắp phòng học Đã có người cai được, nhưng không ít thì đâu vẫn vào đó. FB quả thực là thói quen dễ nghiện nhưng khó bỏ! ...Những hệ lụy Bên cạnh với những lợi ích mà facebook đem lại thì việc lạm dụng nó đã làm cho người dùng bị ảnh hưởng rất nhiều về thời gian, sức khỏe cũng như công việc. Chị H.T.T - đường Lý Tự Trọng, TP Hà Tĩnh có con đang học THPT tâm sự: “Con tôi chuẩn bị sang năm là thi đại học rồi mà cứ có thời gian là cháu lại truy cập FB để tán chuyện với bạn bè. Tôi nói thế nào cũng không chịu nghe, kiểm soát bằng máy tính bàn thì cháu vào bằng máy điện thoại. Thu máy điện thoại thì cháu ra quán net để giải tỏa nhu cầu vào FB. Tôi và nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng về vấn đề này”. Hội chứng “nghiện” FB khiến nhiều bạn trẻ tiêu tốn thời gian, sức khỏe dẫn đến chểnh mảng học hành, kết quả học tập sa sút. Mất tập trung cho việc học tập đã đành, các em học sinh, sinh viên có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu bởi các mối quan hệ trên FB vì ở độ tuổi này các em chưa có nhận thức chín chắn nên dễ bị lôi kéo và ảnh hưởng bởi những tác động xấu từ thế giới “ảo”. Không ít bạn sử dụng lời lẽ thiếu văn hóa thậm chí văng tục, chửi bậy nhau trên FB; chia sẻ những hình ảnh, thông tin thiếu lành mạnh hoặc thành lập những hội nhóm vô bổ: “Hội phát cuồng vì trai xinh, gái đẹp trường”; “Hội phát cuồng vì sự cute của couple”; “Hội những người phát tởm vì em..”; “Hội phát tởm vì sự xinh đẹp giả tạo của.”. Trên FB của nhiều bạn trẻ Hà Tĩnh, xuất hiện câu cửa miệng kỳ quặc kiểu như: “GATO” (ghen ăn tức ở), “Đậu xanh rau má”, tự kỷ “ném đá” chỗ này rồi “chém gió” chỗ kia. Vậy mới thấy, tính năng chia sẻ, kết nối thông tin của FB quả như một “con dao hai lưỡi”, thông tin bổ ích cũng có nhiều song thông tin tiêu cực thật khó để kiểm soát. Hội chứng “nghiện” FB đang trở thành thực trạng đáng báo động trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, nghiện hay không nghiện FB căn bản vẫn là ở nhận thức của người sử dụng. Điều đó đòi hỏi các bạn trẻ phải biết sắp xếp hợp lý thời gian học tập và vui chơi giải trí; biết cách chia sẻ, yêu thương và học hỏi những điều hay từ bạn bè. Bên cạnh đó, để ngăn chặn những hệ lụy đáng tiếc, gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng cần kịp thời tuyên truyền, giáo dục, tăng cường quản lý học sinh, sinh viên đồng thời đưa ra những giải pháp đẩy lùi những tư tưởng tiêu cực, độc hại đang lây lan trong giới trẻ thông qua mạng xã hội Facebook. 2.1.2. Lợi và hại của facebok. 2.1.2.1. Trước tiên là những cái lợi của facebook - Mạng xã hội giúp kết nối mọi người gần nhau hơn. Một trong những tiện ích đầu tiên của facebook mà đa số người sử dụng công nhận đó là góp phần kết nối và đưa mọi người đến gần nhau hơn. Bạn Nguyễn Thị Nhã Trúc, với nickname Mars Mars tâm sự: “Học hết phổ thông, bạn bè đi làm, đi học, mỗi người một nơi, chẳng thể liên lạc, biết tin tức gì của nhau. Nhưng nhờ “bác Phây” mà mình có thể biết được thông tin những người bạn thân đang sinh sống, làm việc như thế nào. Cũng nhờ facebook mình có thể chia sẻ những vui, buồn trong cuộc sống với họ thông qua những dòng status (đăng trạng thái), comment (bình luận) và cả những hình ảnh của họ”. Có thể nói, facebook là khu vực bạn bè của bạn vừa làm quen thể hiện đầy đủ thông tin cơ bản của một người, như: Họ tên, giới tính, địa chỉ (sinh sống, làm việc), những công việc đã từng học, từng tham gia. Do đó, nếu bạn không thiết lập quyền riêng tư (chỉ bạn bè, người thân trên facebook bạn đã đánh dấu mới thấy được những thông tin cơ bản đó, gọi là choprofile) thì bất cứ ai trên mạng cũng có thể nhìn thấy profile của bạn. Bằng cách gia nhập một mạng, cơ hội gặp những người mà bạn biết tăng lên rõ rệt, bên cạnh đó bạn còn có thể gặp được những người muốn chia sẻ cùng sở thích giống mình. Bạn Phương Huỳnh- nhóm trưởng của An Giang Group (viết tắt AGG) chia sẻ: “Đối với mình, ngoài việc facebook giúp kết nối bạn bè, mọi người với nhau thì đây cũng là nơi kết nối những người có cùng sở thích. Như AGG với hơn 9.000 thành viên là các bạn trẻ đang sinh sống, làm việc trong và ngoài tỉnh An Giang đang sử dụng facebook, mỗi người có nghề nghiệp, trình độ học vấn, chuyên môn, giới tính, tuổi tác, dân tộc khác nhau nhưng không ít bạn có cùng sở thích, nhất là làm từ thiện. Thông qua AGG, các thành viên có thể chia sẻ, thông tin về những mảnh đời bất hạnh, những người đang khó khăn cần hỗ trợ, giúp đỡ - Nơi chia sẻ thông tin Một trong những tiện ích khác không thể phủ nhận của facebook là việc chia sẻ: Thông tin, hình ảnh (cá nhân, tập thể hoặc của một nhóm người nào đó), tin tức thời sự mọi người đang quan tâm, cả những “tin” vừa phát hiện (tai nạn giao thông, hỏa hoạn,) với tốc độ tính bằng giây. Bên cạnh đó, thông qua “Phây” giúp người sử dụng nắm được những thông tin mình quan tâm, như: Thời trang, những món ăn, thức uống, những quán café, điểm tâm mới, mua sắm quần áo, trang sức giá rẻ đến cao cấp Có thể thấy, tất cả những thông tin bạn cần sẽ có trong tích tắc chỉ cần cái click chuột, một dòng status Nếu bạn muốn mua một chiếc smartphone nhưng đang băn khoăn không biết chọn của hãng nào Iphone, Samsung, HTC để vừa phù hợp túi tiền, hợp thời trang, nhiều ứng dụng, thì bạn có thể đăng một status (dòng trạng thái) trên tường facebook của bạn, chắc chắn trong phút chốc bạn đã có những lời khuyên, những bài viết liên quan đến vấn đề bạn quan tâm. Chẳng những vậy, những dòng comment của bạn bè trên facebook sẽ giúp bạn có sự so sánh thiệt- hơn về giá tiền, tiện ích, thông tin cơ bản mà bạn cần biết về chiếc điện thoại để bạn có thể đưa ra quyết định - Bạn Phạm Văn Hải, nickname Jacke Phạm cho biết. 2.1.2.2. Facebook và những tác động tiêu cực - Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập, làm việc. Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "anh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh. Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mỹ cho thấy: Những sinh viên sử dụng facebook có kết quả học tập kém hơn 20% so với sinh viên khác. Ngoài giờ học, 88% sinh viên không sử dụng facebook tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% sinh viên sử dụng facebook không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập. - Ngoài ra, hệ lụy của việc "nghiện" mạng xã hội còn khiến sức khỏe của các em không tốt: giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi - Ảnh hưởng đến cuộc sống thực. Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn. - Đối với gia đình: Gây ảnh hưởng không tốt trong quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, anh chị em - Đối với xã hội: Hại điện, gây mất trật tự, xôn xao dư luận bằng việc thường xuyên lan truyền các thông tin trên Facebook - Đối với công việc: Gây xao lãng, giảm năng suất làm việc 2.1.3. Facebook khiến chúng ta nghiện vì những hoạt động nào? Cập nhật status. Comment và Like Check-in Post ảnh 2.2. Thực trạng của việc sử dụng facebook ở học sinh lớp 11A1 trường THPT số 1 Bảo Yên (gồm 33 học sinh) 2.2.1. Đầu năm học, tôi tiến hành điều tra việc sử dụng facebook của học sinh. Kết quả như sau: 2.2.1.1. Điều tra về thói quen sử dụng facebook Em có thường xuyên sử dụng facebook không ? Thường xuyên: 19 (57,6%) Thỉnh thoảng: 12 (36,4%) Chưa bao giờ: 2 (6%) Khi vào facebook, em thường làm gì? Giao lưu với bạn bè: 31 Cập nhật thông tin: 25 Comment và like: 31 Hành động khác: 20 Học tập: 6 Thông thường mỗi lần vào fb em mất khoảng bao nhiêu thời gian? Dưới 30’: 6 (19,35%) Từ 30’đến 1h: 13 (41,9%) Từ 1 đến 2h: 8 (25,8%) Trên 3h: 3 (12,95%) Em thường vào fb vào những lúc nào? Rảnh rỗi: 25 (80,6%) Mọi lúc, mọi nơi: 6 (19,4%) Em thấy fb có tác dụng gì? Giải trí: 31 Kết bạn: 28 Tâm sự: 30 Học tập: 6 Tác dụng khác: 13 Em thấy vào fb có lãng phí thời gian học tập không? Có: 5 (15%) Không: 28 (85%) Theo em, cha mẹ có nên cấm con vào fb không? Có: 2 (6%) Không: 31 (94%) Nếu bị cấm vào fb em sẽ làm gì? Thôi không vào nữa: 5 (16%) Tìm trang mạng khác: 20 (64,5%) Cách khác: 6 (19,5%) Em có đồng tình với những câu nói tục, chửi bậy trên fb không? Có: 1(3%) Không: 32 (97%) Phân tích thói quen sử dụng facebook của học sinh lớp 11A1 - 94% học sinh lớp 11A1 sử dụng facebook. - 38,75% học sinh vào face trong thời gian từ 1-3 giờ đồng hồ, thậm chí trên 3 giờ. - 19,4% học sinh vào face mọi lúc mọi nơi có thể. Nếu xét như vậy, nhiều học sinh đã nghiện facebook. - Các em thường vào face để kết bạn, tâm sự, giao lưu, chia sẻ, like và comment (hơn 80%), còn học tập chỉ chiếm khoảng gần 20%. - Đa số các em đều cho rằng vào facebook không ảnh hưởng gì đến học tâp (85%), kể cả những em vào face đến 3 tiếng trên ngày. Gần như các em học 2 buổi trên ngày, chỉ nghỉ buổi trưa và tối ở nhà, vậy mà mỗi ngày 2-3 tiếng lướt face mà vẫn không thấy lãng phí thời gian học tập? Phải chăng các em không nhận thấy tác hại của facebook hay cố tình không thừa nhận tác hại của nó với học tập? - Khi được hỏi Cha mẹ có nên cấm con cái vào facebook hay không thì rất ít em đồng tình (6%), đa số không nhất trí việc cha mẹ cấm con vào face (94%). Nếu bị cha mẹ cấm, các em sẽ tìm trang mạng khác (64,5%). Như vậy, cấm vào facebook là một giải pháp không khả thi. Vậy là thầy cô giáo cũng cha mẹ của các em, chúng ta phải làm gì để biến cái hại thành cái lợi, biến cái tiêu cực thành tích cực? 2.2.1.2. Điều tra về nhu cầu sử dụng facebook Với những em đã, đang sử dụng fb Em thường vào fb qua Điện thoại Máy tính 100% 75% Theo em, lớp mình có nên lập trang riêng, vừa để tâm sự sẻ chia, vừa để trao đổi kiến thức học tập hay không? Có Không 100% 0% Với những em chưa sử dụng fb Lí do em không sử dụng fb là gì? Bố mẹ không cho sử dụng 1 Đi ở trọ không có máy tính 2 Điện thoại không kết nối mạng được 2 Sợ mất thời gian vô bổ 2 Lí do khác 1 Theo em, lớp mình có nên lập trang riêng, vừa để tâm sự sẻ chia, vừa để trao đổi kiến thức học tập hay không? Có Không 100% 0% Phân tích: - Qua điều tra tôi nhận thấy đa số các em học sinh lớp 11A1 không chỉ vào facebook qua điện thoại mà các em còn có máy tính (75%). Đây là một điều kiện tương đối tốt cho học tập nếu các em biết tận dụng. - Từ những học sinh có tài khoản đến những em chưa có tài khoản facebook, các em đều muốn lập một nhóm riêng để tâm sự chia sẻ và trao đổi kiến thức học tập. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 11A1 SỬ DỤNG FACEBOOK HIỆU QUẢ HƠN TRONG HỌC TẬP Việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng mạng xã hội là
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_11a.doc
- Báo cáo tóm tắt hiệu quả sáng kiến.doc