Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới trong cấu trúc bài dạy ôn thi đại học môn Ngữ văn Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới trong cấu trúc bài dạy ôn thi đại học môn Ngữ văn Trung học Phổ thông

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề

Lập kế hoạch bài học hay còn gọi là soạn giáo án, soạn bài lên lớp là công việc bắt buộc cho tất cả giáo viên trước khi lên lớp.

 Đến nay, việc soạn giáo án nhiều giáo viên có quan niệm, hiểu và thực hiện rất khác nhau: Có giáo viên cho rằng soạn giáo án phải nhất thiết theo một mẫu cố định, có giáo viên lại cho rằng đó là sự tóm tắt lại nội dung sách giáo khoa, thậm chí chép lại sách giáo khoa cũng được, một số giáo viên khác lại photo hoặc chép lại bài soạn đã có sẵn để lên lớp. Nhưng chúng ta đều biết rằng giáo án chính là một trong những sản phẩm tri thức của người thầy được chắt lọc qua nhiều công đoạn mà sản phẩm tri thức ấy nó đánh giá tay nghề, trình độ cũng như năng lực sư phạm của người thầy.

 Làm thế nào để nâng cao chất lượng thiết bài học theo yêu cầu đổi mới đó là câu hỏi trăn trở đối với nghề làm thầy. Soạn một bài giảng có chất lượng không phải là dễ đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ Văn, một môn được coi là khó soạn, khó dạy bởi chúng ta hiểu rằng thiết kế giờ dạy không chỉ đơn giản là thay đổi hình thức giờ dạy. Về bản chất nó là sự thay đổi làm nên hiệu quả của giờ dạy.

2.2. Thực trạng của vấn đề

Trong các năm học qua, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn chương trình ôn thi Đại học vẫn tiến hành soạn giảng bài học với cấu trúc theo hệ thống đề. Ở mỗi đề cụ thể, giáo viên giúp học sinh lập dàn ý chi tiết.

 Ưu điểm của cách soạn theo cấu trúc bài học như vậy là: giáo viên có thể giúp học sinh rèn khả năng phân tích đề kết hợp tìm hiểu, củng cố sâu rộng kiến thức bài học

Nhược điểm của cách soạn theo cấu trúc cũ này là: nếu được định hướng theo cách thức trên, học sinh sẽ thiếu cái nhìn bao quát, toàn diện về kiến thức một bài học.

 

doc 11 trang cuonglanz2a 6970
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới trong cấu trúc bài dạy ôn thi đại học môn Ngữ văn Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1.ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................
2
2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..........................................................................
2
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề.....................................................................
2
2.2. Thực trạng của vấn đề: .....................................................................
2
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề..............................
2
2.3.1 Giải pháp mới cải tiến
2
Khái quát chung về cấu trúc bài dạy
2
2 Ví dụ cụ thể
3
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..............................................
8
3. KẾT LUẬN...........................................................................................
10
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm....................................................
10
3.2. Khả năng áp dụng..............................................................................
10
3.3. Bài học kinh nghiệm.............................................................................
10
4.Kiến nghị................................................................................................
10
Tài liệu tham khảo............................................................................
10
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
 Năm học 2013-2014, trường THPT số 2 Mường Khương tiến hành phân lớp theo khối thi đại học (Khối A,B,C) và tổ chức ôn tập buổi chiều theo nguyện vọng của học sinh.
 Để đáp ứng thực tế giảng dạy, tổ Văn-Sử đã tiến hành họp chuyên môn, thống nhất chương trình dạy học từ thời gian, tên bài dạy đến nội dung yêu cầu cần đạt cho từng bài cụ thể. Từ quá trình giảng dạy, bên cạnh việc thực hiện những yêu cầu chung, bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm riêng trong việc xây dựng cấu trúc một bài dạy ôn thi đại học và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy để nâng cao hiệu quả trong các kì thi tốt nghiệp và kì thi Đại học.
2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề
Lập kế hoạch bài học hay còn gọi là soạn giáo án, soạn bài lên lớp là công việc bắt buộc cho tất cả giáo viên trước khi lên lớp.
	Đến nay, việc soạn giáo án nhiều giáo viên có quan niệm, hiểu và thực hiện rất khác nhau: Có giáo viên cho rằng soạn giáo án phải nhất thiết theo một mẫu cố định, có giáo viên lại cho rằng đó là sự tóm tắt lại nội dung sách giáo khoa, thậm chí chép lại sách giáo khoa cũng được, một số giáo viên khác lại photo hoặc chép lại bài soạn đã có sẵn để lên lớp. Nhưng chúng ta đều biết rằng giáo án chính là một trong những sản phẩm tri thức của người thầy được chắt lọc qua nhiều công đoạn mà sản phẩm tri thức ấy nó đánh giá tay nghề, trình độ cũng như năng lực sư phạm của người thầy.
	Làm thế nào để nâng cao chất lượng thiết bài học theo yêu cầu đổi mới đó là câu hỏi trăn trở đối với nghề làm thầy. Soạn một bài giảng có chất lượng không phải là dễ đặc biệt là đối với bộ môn Ngữ Văn, một môn được coi là khó soạn, khó dạy bởi chúng ta hiểu rằng thiết kế giờ dạy không chỉ đơn giản là thay đổi hình thức giờ dạy. Về bản chất nó là sự thay đổi làm nên hiệu quả của giờ dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trong các năm học qua, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn chương trình ôn thi Đại học vẫn tiến hành soạn giảng bài học với cấu trúc theo hệ thống đề. Ở mỗi đề cụ thể, giáo viên giúp học sinh lập dàn ý chi tiết.
 Ưu điểm của cách soạn theo cấu trúc bài học như vậy là: giáo viên có thể giúp học sinh rèn khả năng phân tích đề kết hợp tìm hiểu, củng cố sâu rộng kiến thức bài học
Nhược điểm của cách soạn theo cấu trúc cũ này là: nếu được định hướng theo cách thức trên, học sinh sẽ thiếu cái nhìn bao quát, toàn diện về kiến thức một bài học.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Khái quát chung về cấu trúc bài dạy
Một bài dạy gồm 4 phần:
- Phần 1(Tìm hiểu chung): Giáo viên định hướng cho học sinh tìm hiểu những kiến thức khái quát về:
+ Tác giả: Phong cách nghệ thuật, vị trí trong nền văn học...
+ Tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh ra đời...
Đây không phải là phần kiến thức trọng tâm nhưng là kiến thức học sinh cần phải trình bày ở phần đầu mỗi bài văn. Trên thực tế, khi bắt đầu nhận lớp tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh. Qua đó, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh chưa chú ý đề cập đến những thông tin trên trong bài làm văn, cách giới thiệu về tác giả, tác phẩm nhiều khi do cảm tính nên dẫn tới tình trang thừa, thiếu thông tin hoặc là cả hai (vừa thừa vừa thiếu). Từ đó tôi đặt ra mục tiêu từng bước một phải hướng dẫn học sinh cách trình bày khoa học, đảm bảo chuẩn kiến thức trong phần đầu mỗi bài văn.
- Phần 2 (Phân tích): Giáo viên định hướng cho học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản, sâu rộng về tác phẩm. Bài học được triển khai theo các ý rõ ràng. Tuy nhiên ở mỗi đoạn văn tôi cũng giúp học sinh trình bày dưới dạng văn bản. Điều này xuất phát từ thực tế nhiều học sinh khả năng diễn đạt còn yếu.
- Phần 3 (Các dạng đề cơ bản): Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các dạng đề cơ bản liên quan đến nội dung bài học, phần gợi ý được trình bày theo các ý chính. Với phần này học sinh sẽ được rèn luyện khả năng phân tích đề.
- Phần 4: Bài tập thực hành ( Giáo viên giao bài tập, yêu cầu học sinh viết bài ở nhà vào một cuốn vở riêng, giáo viên kiểm tra đánh giá thường xuyên). Qua quá trình viết bài học sinh sẽ tiến bộ về kĩ năng và củng cố kiến thức một cách chắc chắn.
2.3.2 Ví dụ cụ thể: Bài Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Phần I: Tìm hiểu chung
- Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn (Văn đoàn lãng mạn) nhưng quan điểm nghệ thuật của ông lại có nét khác biệt. Trong bài tựa cho tập truyện Gió đầu mùa, nhà văn khẳng định: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Với quan niệm như vậy, Thạch Lam đã tạo được nét đặc biệt trong mỗi sáng tác của ông là sự hoà quyện giữa bút pháp trữ tình lãng mạn và cảm quan hiện thực sâu sắc.
- Thử sức và thành công ở nhiều thể loại nhưng sở trường của Thạch Lam vẫn là ở truyện ngắn. Mỗi câu chuyện của ông tựa như những bài thơ trữ tình đượm buồn. Truyện thường không có cốt truyện. Nhà văn chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Có thể khẳng định văn chương của Thạch Lam là kiểu văn thiên về cảm giác.
- Tiêu biểu cho nét phong cách nghệ thuật này là truyện ngắn Hai đứa trẻ (Nắng trong vườn-1938) 
Phần II: Phân tích
1. Bức tranh phố huyện khi chiều muộn và lúc đêm tối
1.1. Cảnh vật
* Khung cảnh phố huyện được mở ra với những dấu hiệu của một ngày tàn. Đó là tiếng trống thu không- âm thanh quen thuộc báo một ngày kết thúc. Từng tiếng một vang ra rời rạc, trễ nải như càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng và nhịp điệu buồn tẻ của phố huyện lúc chiều buông. Hơn nữa, qua cách miêu tả của Thạch Lam, tiếng trống ấy còn gợi cảm giác thật mơ hồ vì nó vang ra để gọi buổi chiều. Rồi, cùng với tiếng trống còn là tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên. Ngần ấy những âm thanh đã góp nhặt thêm những nét đặc trưng của vùng quê nghèo.
- Hoà điệu với âm thanh là hình ảnh phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dường như ánh nắng của một ngày sắp tắt đang dồn hết sức lực để bừng lên với một thứ ánh sáng khác lạ- ánh sáng của sự tàn lụi, ánh sáng báo hiệu cho sự trở lại của bóng tối. Và quả thực, ngay sau đó bóng tối đã hiện hữu: "Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Kì lạ hơn bóng tối như ngập đầy trong đôi mắt của cô bé Liên để rồi dần dần xâm lấn, bủa vây lấy phố huyện khi đêm về.
- Cũng như nhiều nhà văn khác, Thạch Lam thường miêu tả bóng tối. Nhưng chỉ ở trong truyện ngắn này bóng tối mới có đủ hình hài cung bậc. Từ cảnh nhá nhem tối ở đường phố và các ngõ con đến Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Rồi cả một vũ trụ thăm thẳm bao la như đầy bí mật và xa lạ với tâm hồn của hai đưa trẻ. Bóng tối còn đậm đặc đến mức cả tiếng đàn bầu của bác xẩm và tiếng trống cầm canh cũng không vang lên được: "Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa rồi chìm ngay vào bóng tối"
+ Không dừng lại ở đó, để tô đậm thêm ấn tượng về cái mênh mông thăm thẳm của bóng đêm, Thạch Lam còn hướng người đọc đến những nguồn sáng nhỏ nhoi. Đó là vệt sáng của những con đom đóm; những khe sáng lọt ra từ một vài cửa hàng; một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng trong đêm tối; một quầng sáng thân mật của ngọn đèn nơi hàng nước chị Tí; từng hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên... Ánh sáng quá yếu ớt không đủ sức xé rách màn đêm, ngược lại càng làm cho bóng đêm mịt mùng hơn. 
Bóng tối thời gian không khỏi gợi liên tưởng đến bóng tối cuộc đời và những nguồn sáng le lói không khỏi gợi nghĩ đến những kiếp người chìm nhạt nơi phố huyện. Trên cái nền là miền đất, miền trời dường như bị quên lãng ấy, Thạch Lam, bằng tất cả niềm cảm thương chân thành của mình đã hướng ngòi bút về những kiếp đời tàn tạ
1.2.Con người
- Những đứa trẻ nghèo ven chợ: Nhặt nhạnh những thứ còn xót lại sau một buổi chợ phiên như thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì có thể dùng được. Chúng khiến Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho.
- Mẹ con chị Tí: Ngày chị Tí đi mò cua bắt tép, tối lại dọn hàng nước dưới gốc cây bàng. Dù không kiếm được là bao nhưng ngày nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm khuya.
- Bác phở Siêu: không bán được nhiều hàng vì ở phố huyện này phở là một thức quà xa xỉ
- Gia đình bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát
- Cụ Thi điên: ngửa cổ uống một hơi cạn sạch cả cút rượu rồi loạng choạng lẫn vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.
- Chị em Liên:
 + Theo gia đình chuyển về phố huyện sinh sống do thầy Liên mất việc, gia cảnh sa sút
+ Họ được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ. Đó là một gian hàng ọp ẹp thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa gián giấy nhật trình.
+ Hôm nay là buổi chợ phiên nhưng hai chị em không bán được nhiều. Dẫu vậy, họ vẫn kiểm hàng như lời mẹ dặn.
=> Có cảm giác những con người nơi đây làm việc theo thói quen, không tính toán, không mong đợi. Đến những câu đối thoại của họ cũng bị bỏ lửng; câu hỏi đưa ra không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời, không nhằm hiểu biết thêm điều gì thậm chí còn phụ hoạ thêm cho nhịp sống buồn tẻ ở phố huyện. Cảnh sống ấy gợi nhắc đến câu thơ thật buồn của Huy Cận:
Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người
[...] Đời tẻ nhạt như tàu không đổi chuyến
Vậy những con người nơi đây có mơ ước điểu gì? Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Hi vọng rất mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của các nhân vật. Đến mơ ước cũng không dám mơ một cái gì định hình rõ nét.
=> Nếu các nhà văn khác day dứt trước thảm cảnh đói nghèo thì Thạch Lam lại day dứt trước cuộc sống tù đọng, quẩn quanh, mờ nhạt của con người. Đây là sự phát triển của nội dung nhân đạo mới của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945khi xuất hiện một tầng lớp các nhà văn có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân và sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trong xã hội. Qua Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã rung lên một tiếng chuông cảnh tỉnh để nhắc nhở, lay gọi: Những kiếp người nhỏ bé rất dễ bị xã hội lãng quên, bị chìm lấp trong đói nghèo, tăm tối. Họ có thể vô danh nhưng đừng để họ vô nghĩa.
2. Phố huyện lúc có chuyến tàu đêm đi qua
- Ở phố huyện này, đêm nào cũng có đoàn tàu chạy qua. Chờ đợi nó là niềm vui, niềm háo hức đối với hai đứa trẻ. Cho nên cô bé Liên dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn gượng thức. Còn An, trước khi ngủ, mi mắt đã sắp sửa rơi xuống vẫn không quên dặn chị đánh thức khi tàu đến.
 Có thể lấy điều gì để lí giải cho sự chờ đợi của hai chị em Liên? Họ chờ đợi đoàn tàu để bán thêm hàng hay do sự tò mò của trẻ nhỏ? Không, họ chờ tàu vì lí do khác. chờ tàu để có thể thoát khỏi dù chỉ trong khoảnh khắc cuộc sống quẩn quanh bế tắc của phố huyện nghèo:
+ Đoàn tàu như mang đến một thế giới mới,làm thay đổi thực tại. Đó là một thế giới sáng sủa hơn với ánh sáng rực rỡ, nhộn nhịp hơn với âm thanh của còi tàu và tiếng xe rít mạnh vào ghi.
+ Đoàn tàu còn đưa hai chị em trở về với quá khứ, về với một tuổi thơ đã mất. Tuổi thơ ấy gắn với kỉ niệm về những lần được đi chơi bờ hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, được ngắm một Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo... Tất cả đã trở thành một miền kí ức thiêng liêng trong ước vọng trở về của hai chị em Liên.
+ Đoàn tàu còn là biểu tượng cho giấc mơ về tương lai, về một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày 
=> Đợi tàu không xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất mà xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần, là nỗ lực vươn lên để không bị chìm nghỉm trong ao đời bằng phẳng.
- Với ý nghĩa đặc biệt như vậy nên khi tàu đến, hai chị em Liên đã ngắm nhìn nó với tất cả niềm say mê. Họ cùng đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, rồi còn nhìn theo mãi chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng cho đến khi khuất sau rặng tre.
- Và cũng bởi thế mà khi tàu qua đã để lại trong hai chị em nỗi buồn bâng khuâng ngậm ngùi nuối tiếc. Có lẽ tâm trạng ấy thể hiện rõ nhất ở hình ảnh Liên cầm tay em không đáp, cô lặng theo mơ tưởng để sau đó trở về với hiện tại, với bóng tối, với cái mênh mông yên lặng, với ngọn đèn chị Tí- một chiếc đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ....
=>Qua cảnh đợi tàu, Thạch Lam đã bày tỏ sự trân trọng nâng niu những khao khát đổi đời âm thầm của con người.
Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Phối hợp nhuần nhị giữa bút pháp tả cảnh và tả tình:
+ Làm cho cảnh vật thấm đượm cảm xúc và trở nên có hồn
+ Làm cho thế giới được lạ hoá qua cảm giác của hai đứa trẻ
=> Bức tranh phố huyện còn là bức tranh tâm trạng được đan dệt bằng cảm giác
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lãng mạn với hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong loại truyện không có cốt truyện tạo nên sự pha trộn, thống nhất giữa nhiều sắc thái tương phản: Những hình ảnh êm đềm thi vị hoà trộn với hình ảnh gợi sự nghèo nàn lam lũ; ánh sáng hoà với bóng tối; cái ồn ào trong chốc lát hoà với cái im lặng mênh mông....Bằng cách thức như vây, Thạch Lam đã tìm được "Cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới..., cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức".
2. Nội dung:
- Niềm cảm thương chân thành với những kiếp người sống cơ cực quẩn quanh
- Niềm trân trọng, nâng niu những nét đẹp bình dị và khát khao đổi đời âm thầm của con người
Phần III: Các dạng đề cơ bản
Đề 1. Bức tranh phố huyện ( Hoặc bức tranh nhân thế )trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Gợi ý: Sử dụng nội dung toàn bài
Đề 2. Cảnh đợi tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Gợi ý:
- Tóm tắt nội dung phần đầu để giới thiệu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm
- Phân tích cảnh đợi tàu ( Sử dụng mục II.2)
- Khái quát về nghệ thuật, nội dung ( Phần tổng kết)
Đề 3. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Gợi ý: Cần triển khai bài viết theo các luận điểm sau:
* Tâm trạng buồn man mác khi chứng kiến cảnh phố huyện nghèo lúc chiều muộn
- Cuộc sống nghèo khổ được gợi lên từ cảnh:
+ Ngày tàn
+ Chợ tàn ( Chợ vãn, trên đất chỉ còn rác rưởi => Chợ vốn là bộ mặt của một vùng quê. Nhìn vào cái chợ gầy guộc này người ta rất dễ hình dung về một cuộc sống nghèo khổ nơi phố huyện)
+ Những kiếp người tàn ( Những đứa trẻ nghèo ven chợ, mẹ con chị Tí, cụ Thi điên, chị em Liên)
+ Đồ vật tàn: Chiếc chõng tre sắp gãy, cửa hàng ọp ẹp...
* Tâm trạng buồn thấm thía trước cảnh phố huyện lúc đêm về:
- Buồn thấm thía trước cuộc sống chìm trong bóng tối ( Phần 1.1)
- Buồn thấm thía trước một cuộc sống lặp lại ( phần cuối mục 1.2)
* Tâm trạng Liên trong cảnh đợi tàu: ( Phần 2)
- Niềm khắc khoải háo hức chờ mong
- Niềm hân hoan ngây ngất nhìn ngắm
- Niềm bâng khuâng ngậm ngùi nuối tiếc
- Lí do đợi tàu
* Khái quát về nghệ thuật, nội dung
Đề 4. Giá trị nhân đạo của tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
Gợi ý:
* Khái quát: Giá trị nhân đạo của một tác phẩm là sự thể hiện của tư tưởng nhân đạo- một khuynh hướng tư tưởng tiến bộ nhằm bảo vệ phẩm giá, quyền tự do và sự phát triển toàn diện nhân cách cá nhân trong các mối quan hệ xã hội
* Luận điểm 1: Niềm cảm thương chân thành với những kiếp người sống cơ cực quẩn quanh
- Để thể hiện được điều này trước hết nhà văn đã đưa người đọc đến với không gian phố huyện nghèo ( Phần 1.1)
- Những kiếp người tàn tạ ( Phần 1.2)
* Luận điểm 2: Niềm trân trọng nâng niu những vẻ đẹp bình dị và khao khát đổi đời âm thầm của con người
- Những vẻ đẹp bình dị: + Lòng thương người của Liên ( Chi tiết Liên nhìn những đứa trẻ nghèo ven chợ)
+ Tâm hồn tinh tế nhạy cảm ( Chi tiết chị em Liên cảm nhận được mùi riêng của đất của quê hương, chi tiết 2 chị em cùng ngắm bầu trời đêm)
- Khát khao đổi đời âm thẩm: Cảnh đợi tàu ( Phần 3)
Đề 5. Giá trị hiện thực của tác phẩm Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
Gợi ý:
* Luận điểm 1: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống cơ cực quẩn quanh của những kiếp người nhỏ bé ( Phần 1)
 * Luận điểm 2: Bức tranh hiện thực đậm chất trữ tình
+ Viết bằng kí ức tuổi thơ: Thuở nhỏ Thạch Lam đã có thời gian theo gia đình về sống ở quê ngoại-Phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Đây là quãng đời để lại những ấn tượng sâu sắc, sau này đã đi vào nhiều trang viết của Thạch Lam trong đó có Hai đứa trẻ. Có thể nói ở thiên truyện ngắn này, trang đời đã hoá trang văn
+ Hiện thực được cảm nhận qua tâm trạng: Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên
Đề 6. Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam qua Hai đứa trẻ
Gợi ý:
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình 
* Về cốt truyện: Truyện dường như không có cốt truyện, toàn bộ câu chuyện được kể qua diễn biến tâm trạng của nhân vật chính
* Về nhân vật:
+ Nhà văn không miêu tả những biểu hiện bên ngoài mà đi sâu vào thế giới nội tâm
+ Trong thế giới nội tâm nhân vật, nhà văn không đi sâu vào những cảm xúc mang tính chất nhận thức lí trí mà đi sâu khám phá những rung động mong manh mơ hồ
* Về miêu tả thiên nhiên:
Bên cạnh những cảnh gợi sự nghèo nàn tàn lụi, nhà văn hướng tới những hình ảnh gợi vẻ trữ tình thơ mộng
* Về lời văn: Nhà văn chủ yếu sử dụng lối diễn đạt nhẹ nhàng, không dùng những từ ngữ tác động mạnh
PHẦN IV: BÀI TẬP THỰC HÀNH
Đề 4: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
( Học sinh viết bài ở nhà vào một cuốn vở riêng, giáo viên kiểm tra đánh giá thường xuyên)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 - Cấu trúc bài học như trên đã được tôi áp dụng trong thực tế giảng dạy tại lớp Văn 1 vào những buổi học ôn chiều. Theo những phản hồi từ phía học sinh kết hợp với kiểm tra đánh giá trực tiếp của giáo viên đứng lớp, đa số các em hiểu bài, nội dung và cấu trúc bài học phù hợp.Tôi xin dẫn ra đây ví dụ cụ thể về kết quả thi khảo sát chất lượng ôn tập đợt 1 môn văn năm học 2013-2014 
 Kết quả thi khảo sát chất lượng ôn tập đợt 1 môn Ngữ văn năm học 2013-2014
STT
Họ tên
Điểm khảo sát
Điểm thi 
1
Nguyễn T. Phương Anh
5
6,5
2
Nguyễn V. Huyền Anh
4
5
3
Hoàng Dũng
3
4
4
Vũ Khánh Duy
3
5,5
5
Phạm Thị Giang
4,5
6
6
Lồ Thị Hà
4
5
7
Lương Thị Hải
4
6
8
Trương Thị Hoài
4,5
5.5
9
Phạm Thị Huệ
5
7.5
10
Vũ Thị Hường
3
5.5
11
Lục Văn Hưởng
3
5
12
Nguyễn Tiến Hữu
4
5
13
Mà Thị Huyên
5
6
14
Pờ Thị Kiều
6
7
15
Kim Tuyết Loan
6
8
16
La Thế Lưu
3
5
17
Lương Thảo Mi 
4
6
18
Lục Diễm Phúc
4
5
19
Vàng Thị Phương
3
6.5
20
Nguyễn Tùng Sơn
3
5
21
Lý Chỉn Tấn
4
5.5
22
Vương Thị Thi
5
6.5
23
Hoàng Thị Hải Vân
6
8.0
24
Hoàng Thị Xuân
4
6
25
Tạ Thị Xuân
5
8.0
Thống kê:
Kì thi
Điểm < 5
Điểm ≥ 5
Điểm ≥ 8
Khảo sát chất lượng ôn tập đợt 1 
17
8
0
Điểm kiểm tra cuối đợt
1
21
3
 3

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_doi_moi_trong_cau_truc_bai_day.doc
  • docĐơn yêu cầu công nhận sáng kiến -Thơ-thpt số 2 Mường Khương.doc