Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm văn học tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn ở trường Trung học Phổ thông số 2 Thành phố Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm văn học tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn ở trường Trung học Phổ thông số 2 Thành phố Lào Cai

Tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản

 Trong chương trình Ngữ Văn THPT có 2 bài hướng dẫn học sinh tóm tắt để ghi nhớ tác phẩm ngắn gọn, dễ dàng hơn:

 Tóm tắt văn bản tự sự ( theo nhân vật chính)

 Tóm tắt văn bản thuyết minh.

Dù chỉ có 2 tiết nhưng việc tóm tắt là cách thức quan trong giúp học sinh nắm bắt tác phẩm nhanh và dễ hơn, có nghĩa là được áp dụng rộng và cần thiết vô cùng. Không chỉ áp dụng cho một số văn bản mà trong cả chương trình học THPT, trong học tập, trong cuộc sống của con người. Chỉ trong giờ Ngữ Văn đã thấy việc tóm tắt quan trọng

- Với giáo viên: Khi học sinh chưa nắm bắt được nội dung tác phẩm ( do nhiều nguyên nhân- chưa đọc văn bản, đọc không hiểu ) giáo viên tóm tắt sơ lược tác phẩm để học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm, có hứng thú với tác phẩm.

 + Trong quá trình dạy – học, giáo viên tóm tắt một số sự việc, chi tiết để đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu ( không có thời gian để đọc lại toàn bộ cả một đoạn trích).

 + Tóm tắt văn bản để tạo điểm nhấn cho bài giảng, nhấn mạnh nội dung, giá trị tác phẩm nhất là khi mở rộng liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác.

- Với học sinh:

 + Tóm tắt văn bản- học sinh bước đầu hiểu văn bản, từ đó mới cảm thụ, phân tích được nhân vật, các giá trị của tác phẩm. Hiểu cảm thụ được văn bản, rút ra bài học cho bản thân hoàn thiện nhân cách và rèn kĩ năng sống.

 + Tóm tắt tác phẩm là cách ghi nhớ tác phẩm nhanh và lâu dài nhất. Khi nhớ được nội dung tác phẩm, đứng trước bài thi học sinh sẽ không lúng túng vì không nhớ tác phẩm nên không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào.

 + Không phải học sinh nào cũng tóm tắt được tác phẩm, việc tóm tắt tạo cơ hội cho học sinh giúp đỡ nhau cùng tìm hiểu và ghi nhớ tác phẩm một cách nhanh nhất.

 Khi học sinh kể tác phẩm cho nhau nghe - học sinh sẽ nhớ văn bản hơn. Theo số liệu khảo sát thì học sinh trao đổi với nhau, “dạy” nhau sẽ ghi nhớ được 70% kiến thức, 70% nội dung văn bản.

 + Tóm tắt tác phẩm sẽ bớt dần những nhầm lẫn tai hại trong bài viết của học sinh như những bài văn “ kinh điển” được nhắc đến sau mỗi kì thi.

 - Trong giờ dạy - học văn, tóm tắt không nằm trong yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng phải tóm tắt được văn bản thì mới tiếp thu được những yêu cầu về kiến thức. Tóm tắt là thao tác quan trọng phục vụ cho đọc hiểu văn bản.

 - Trước kia tôi chủ quan khi nghĩ việc tóm tắt đơn giản, chỉ cần giao về nhà học sinh tự làm, không quan trọng lắm. Thế nhưng trong thời gian giảng dạy tôi thấy nhiều học sinh không đọc tác phẩm, không biết chút nào về văn bản cả. Nếu giáo viên không giúp tóm tắt, không hướng dẫn tóm tắt để hình thành cho học sinh một kĩ năng, một thói quen tóm lược văn bản, việc đọc hiểu sẽ vô cùng khó khăn. Hoặc có đọc hiểu tác phẩm thì việc cảm nhận, tìm hiểu tác phẩm cũng sẽ trôi tuột đi - không hứng khởi, không ghi nhớ, không hiểu, không cảm được điều gì.

→ Việc tóm tắt văn bản giúp người học nắm vững văn bản ( tính cách, số phận nhân vật, diễn biến cốt truyện)- góp phần đi sâu tìm hiểu và cảm nhận văn bản tác phẩm.

 

doc 20 trang cuonglanz2a 5711
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm văn học tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn ở trường Trung học Phổ thông số 2 Thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực trạng hiện nay dễ nhận thấy: học sinh không nhớ được nội dung tác phẩm văn học, không biết trong tác phẩm có những nhân vật nào, nhân vật nào là nhân vật chính, các sự việc diễn ra theo diễn biến cốt truyện như thế nào. Học sinh thường nhầm nhân vật trong tác phẩm này sang tác phẩm khác, sự kiện xảy ra với nhân vật này lắp sang nhân vật trong tác phẩm khác. Do đó các giá trị của tác phẩm không nắm bắt được, chất lượng môn Ngữ Văn giảm xuống không chỉ ở trường THPT Số 2 Lào Cai mà nhiều nơi cùng trong tình trạng tương tự. Vì vậy chức năng giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho người học giảm đi nhiều. Trước thực trạng đó, người viết thử liệt kê ra các nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tôi chọn nguyên nhân: Học sinh chưa tích cực đọc tác phẩm do tâm lý ngại văn bản dài, hoặc có đọc nhưng không nhớ hết được tác phẩm trong khi đó học nhiều văn bản khác nhau, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật. Xác định nguyên nhân như vậy người viết đưa ra một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm, ghi nhớ tác phẩm tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn:
 Một số cách thức, phương pháp người viết đưa ra cùng trao đổi không mới nhưng đôi khi chúng ta còn coi nhẹ, hoặc chủ quan bỏ qua. Để học sinh ghi nhớ được văn bản việc đầu tiên phải tóm tắt được văn bản, tóm tắt bằng những cách đơn giản, ngắn gọn càng dễ nhớ. Có nắm bắt được tác phẩm học sinh có hứng thú tìm hiểu các giá trị của văn bản đó. Người dạy và học có hiểu văn bản thì sẽ cảm thụ tốt tác phẩm. Như vậy các bài học về đạo lý, về các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, sẽ được tiếp nhận, khi đó người học rút ra được bài học cho mình, hoàn thiện nhân cách.
 Hiện nay yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đang được thực thi dần dần và bước đầu đã có những thay đổi, kết quả nhất định. Để việc đổi mới dạy và học môn ngữ văn ngày một kết quả hơn, thiết nghĩ việc hướng dẫn học sinh nắm bắt được tác phẩm, hiểu rõ nội dung cơ bản trong tác phẩm là điều cần thiết. Học sinh được tự làm việc với những kiến thức được chuẩn bị sẵn sàng về văn bản tác phẩm khi đó học sinh sẽ dần tích cực hơn trong tiếp nhận các giá trị của một văn bản khi tiếp cận với chúng. Các cách thức người viết nêu ra còn nhằm hình thành một thói quen tự học tích cực, hiệu quả cho người học. Tôi chú trọng vào hướng dẫn cho học sinh cách tóm tắt văn bản theo nhân vật chính, cách tóm tắt văn bản bằng sơ đồđể giúp học sinh ghi nhớ tác phẩm dễ hơn. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nội dung cơ bản, những vấn đề sâu sắc của tác phẩm bằng một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động tìm hiểu, một số cách thức trong ngoại khóa, hoặc vận dụng công nghệ thông tin
 Đề tài này không phải ngày một ngày hai thực hiện mà bản thân tôi từ khi nhận ra vấn đề, chắt lọc các nguyên nhân đã tiến hành áp dụng và tác động lên các đối tượng mà tôi trực tiếp giảng dạy: lớp 11A2 và 11A3,trường THPT Số 2 Lào Cai. Kết quả cho thấy khi áp dụng các cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm văn học dễ dàng hơn, cho thấy có ảnh hưởng rõ rệt. Đặc biệt sự nhầm lẫn tệ hại về nội dung cơ bản trong tác phẩm không còn.
Hướng dẫn học sinh cách thức nắm bắt tác phẩm văn học một cách dễ dàng có nhiều cách, người viết đưa ra một số cách thức thường áp dụng với đối tượng của mình và thấy có kết quả, có thay đổi để trao đổi cùng các thầy cô.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lí luận của vấn đề: 
a. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học.
b. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phươg pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động , tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998)
c.“Văn học là nhân học”; Dạy – học văn là dạy người, dạy cách hoàn thiện nhân cách, tâm hồn. Học văn là học làm người, bồi dường tâm hồn, học những kĩ năng sồng cần thiết cho bản thân.
II/ Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay môn Ngữ Văn bị xem nhẹ, kết quả học tập dường như đi xuống, chất lượng các bài văn không cao, thậm chí có những sai sót, nhầm lẫn trầm trọng. Sau mỗi đợt thi ( Tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng) những bài văn “ kinh điển” khiến giáo viên và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục không khỏi đau lòng. Không hiếm những bài văn mà học sinh nhầm lẫn một cách tai hại: Mị bị ASử trói lên cành cây; Cô Mị cởi trói cho A Phủ, hai người dắt nhau chạy từ rừng này sang núi nọ, họ nghỉ chân ở quán nhà .cụ Mết ( Bài thi tốt nghiệp học sinh năm 2008)
Hay “ Tràng đến nhà bá Kiến làm thuê” thậm chí cho nhân vật Tràng đi đòi lương thiện
Đây là tình trạng chung của nhiều nơi chứ không riêng gì của vùng nào, miền nào hay của trường cá biệt nào.Với các tác phẩm văn học nước ngoài tình trạng còn trầm trọng hơn.
Tại trường THPT Số 2 Lào Cai : học sinh ngày càng có xu hướng chọn các trường khối A, B nên môn văn chỉ học cho biết, học để thi qua được tốt nghiệp, thậm chí coi môn Ngữ Văn không cần thiết. Học sinh lười đọc tác phẩm, không nắm bắt được tác phẩm, chưa nói gì đến cảm thụ, tiếp nhận các giá trị của văn học. Việc có được sách tham khảo để sử dụng, đọc thêm là điều “ xa xỉ”. Học sinh phần lớn chỉ biết kiến thức do giáo viên truyền thụ và cung cấp.
Trong một giờ học, giáo viên không thể mang đến nhiều kiến thức mở rộng mà chủ yếu hướng dẫn học sinh nắm được chuẩn kiến thức, kĩ năng. Không phải học sinh nào cũng có thời gian và thói quen tự học hỏi. Nhiều học sinh nói và viết tiếng phổ thông còn hạn chế, việc đọc một tác phẩm văn học có dung lượng lớn sẽ mất nhiều thời gian và dễ gây tâm lý ngại, nản với học sinh.
Trong khi đó người dạy mang tâm lý: nếu cho đọc tác phẩm sẽ không có đủ thời gian hướng dẫn học sinh tìm hiểu nên chỉ dặn học sinh tự đọc ở nhà, trên lớp chỉ đọc một vài đoạn, đôi khi không có thời gian đọc.
Nhiều giáo viên còn coi nhẹ việc đọc văn bản chính vì vậy không kiểm tra được học sinh nắm bắt văn bản đến đâu, có hiểu được khái quát nội dung và hệ thống được các sự kiện theo diễn biến cốt truyện hay không.
	Đối với người học: học sinh càng ngày càng ít đọc sách hơn, kể cả những tác phẩm trong SGK. Học sinh trường THPT Số 2 Lào Cai không ngoại lệ, thậm chí còn không mấy khi đọc bởi nhiều lý do:
 . Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có thời gian dành cho việc học
 . Tâm lý ngại đọc và lười đọc
 . Nhìn thấy văn bản tác phẩm dài, đọc lâu nên lười đọc
 . Có rất nhiều lý do để học sinh không đọc dù tác phẩm đó có hay đến mấy, xuất sắc dường nào. → Khi học sinh đã nắm bắt tác phẩm sơ sài, đôi khi còn không rõ có những gì xảy ra trong tác phẩm đó, cốt truyện như thế nào thì sự nhầm lẫn trong bài viết là đương nhiên.
 	Vậy để việc dạy và học Ngữ Văn không rơi vào tình trạng như thả con diều mà không có dây để điều khiển, không có cả gió để nâng diều lên nên không điều được theo hướng đúng cần đi, không có những bài học nhân văn được tiếp thu sau mỗi giờ Ngữ Văn thì cần thiết phải có cách thức, biện pháp giúp học sinh nắm bắt được tác phẩm dễ dàng, đơn giản hơn và giúp học sinh nhớ được tác phẩm lâu nhất.
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi đã thử liệt kê ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh nắm bắt tác phẩm yếu, không nhớ được tác phẩm dẫn đến chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn thấp:
 - Chương trình dàn trải nhiều giai đoạn văn học
 - Kiến thức môn học trừu tượng, học sinh khó tìm hiểu kiến thức
 - Khả năng cảm thụ văn bản tác phẩm của học sinh hạn chế
 - Môn Văn thi khối C, ít học sinh chọn thi
 - Học sinh ngại đọc tác phẩm nên khi học không biết tác phẩm đề cập điều gì, không nắm được tác phẩm, không hiểu tác phẩm.
 - Giáo viên chưa tạo hứng thú cho học sinh:
 Trong những năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ngày càng có xu hướng lười đọc tác phẩm nên không nắm bắt được tác phẩm. Vì không nắm bắt được nội dung cơ bản thể hiện trong văn bản tác phẩm nên dù giáo viên có nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ đến mấy học sinh chỉ được hôm trước, hôm sau là quên luôn tác phẩm cũng như những gì mình được học và tìm hiểu. Tôi nhận thấy việc hướng dẫn cho học sinh cách nắm bắt được nội dung tác phẩm, hiểu cơ bản nội dung trình bày trong văn bản tác phẩm là rất quan trọng. Nếu học sinh không biết gì về tác phẩm thì giờ dạy và học văn cứ đung đưa như thả diều không dây vậy, như chăm cây mà chỉ tỉa tót phần ngọn thôi. Một số học sinh cßn tâm sự “ tác phẩm dài quá, chúng em ngại đọc nên không biết có hay hay không. Nhưng khi nghe cô hoặc các bạn tóm tắt thấy hay và thú vị về nhà chúng em mới đọc”. Khi đó dù học sinh đọc sau khi tìm hiểu tác phẩm nhưng việc tóm tắt tác phẩm đã có kết quả.
Trong các nguyên nhân tôi liệt kê ra, tôi thấy nguyên nhân học sinh không nắm bắt được tác phẩm, không nhớ nội dung văn bản để tìm ra một số phương pháp, cách thức để hướng dẫn và giúp học sinh nắm bắt, ghi nhớ và hiểu tác phẩm dễ dàng hơn. Từ thực trạng trên tôi đưa ra đề tài của mình là :
“ Một số cách thức giúp học sinh nắm bắt tác phẩm văn học tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn ở trường THPT số 2 Thành phố Lào Cai”.
III/ Các biện pháp đã tiến hành
 Với thực trạng đã nêu trên, việc hướng dẫn học sinh cách thức để nắm bắt tốt tác phẩm ( hoạt động đọc văn bản) trong giờ dạy- học Ngữ Văn cần được nhìn nhận đúng tầm quan trọng. Có nắm bắt được tác phẩm, có biết tác phẩm đó có những nhân vật nào, mối quan hệ giữa các nhân vật ra sao, diễn biến cốt truyện như thế nào, có các sự kiện, chi tiết tiêu biểu quan trọng nào thì mới cảm nhận được tác phẩm. Bằng không chỉ là học “vẹt” học nhồi nhét, sau đó không đọng lại điều gì sau giờ dạy và học Ngữ Văn cả.
Hướng dẫn cho học sinh cách thức nắm bắt tác phẩm là bước đầu hướng dẫn cách tìm hiểu, cảm nhận tác phẩm và bước đệm quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 1. Tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản
 Trong chương trình Ngữ Văn THPT có 2 bài hướng dẫn học sinh tóm tắt để ghi nhớ tác phẩm ngắn gọn, dễ dàng hơn:
 Tóm tắt văn bản tự sự ( theo nhân vật chính)
 Tóm tắt văn bản thuyết minh.
Dù chỉ có 2 tiết nhưng việc tóm tắt là cách thức quan trong giúp học sinh nắm bắt tác phẩm nhanh và dễ hơn, có nghĩa là được áp dụng rộng và cần thiết vô cùng. Không chỉ áp dụng cho một số văn bản mà trong cả chương trình học THPT, trong học tập, trong cuộc sống của con người. Chỉ trong giờ Ngữ Văn đã thấy việc tóm tắt quan trọng
- Với giáo viên: Khi học sinh chưa nắm bắt được nội dung tác phẩm ( do nhiều nguyên nhân- chưa đọc văn bản, đọc không hiểu) giáo viên tóm tắt sơ lược tác phẩm để học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm, có hứng thú với tác phẩm.
 + Trong quá trình dạy – học, giáo viên tóm tắt một số sự việc, chi tiết để đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu ( không có thời gian để đọc lại toàn bộ cả một đoạn trích).
 + Tóm tắt văn bản để tạo điểm nhấn cho bài giảng, nhấn mạnh nội dung, giá trị tác phẩm nhất là khi mở rộng liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác.
- Với học sinh: 
 + Tóm tắt văn bản- học sinh bước đầu hiểu văn bản, từ đó mới cảm thụ, phân tích được nhân vật, các giá trị của tác phẩm. Hiểu cảm thụ được văn bản, rút ra bài học cho bản thân hoàn thiện nhân cách và rèn kĩ năng sống.
 + Tóm tắt tác phẩm là cách ghi nhớ tác phẩm nhanh và lâu dài nhất. Khi nhớ được nội dung tác phẩm, đứng trước bài thi học sinh sẽ không lúng túng vì không nhớ tác phẩm nên không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào.
 + Không phải học sinh nào cũng tóm tắt được tác phẩm, việc tóm tắt tạo cơ hội cho học sinh giúp đỡ nhau cùng tìm hiểu và ghi nhớ tác phẩm một cách nhanh nhất.
 Khi học sinh kể tác phẩm cho nhau nghe - học sinh sẽ nhớ văn bản hơn. Theo số liệu khảo sát thì học sinh trao đổi với nhau, “dạy” nhau sẽ ghi nhớ được 70% kiến thức, 70% nội dung văn bản.
 + Tóm tắt tác phẩm sẽ bớt dần những nhầm lẫn tai hại trong bài viết của học sinh như những bài văn “ kinh điển” được nhắc đến sau mỗi kì thi.
 - Trong giờ dạy - học văn, tóm tắt không nằm trong yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng phải tóm tắt được văn bản thì mới tiếp thu được những yêu cầu về kiến thức. Tóm tắt là thao tác quan trọng phục vụ cho đọc hiểu văn bản.
 - Trước kia tôi chủ quan khi nghĩ việc tóm tắt đơn giản, chỉ cần giao về nhà học sinh tự làm, không quan trọng lắm. Thế nhưng trong thời gian giảng dạy tôi thấy nhiều học sinh không đọc tác phẩm, không biết chút nào về văn bản cả. Nếu giáo viên không giúp tóm tắt, không hướng dẫn tóm tắt để hình thành cho học sinh một kĩ năng, một thói quen tóm lược văn bản, việc đọc hiểu sẽ vô cùng khó khăn. Hoặc có đọc hiểu tác phẩm thì việc cảm nhận, tìm hiểu tác phẩm cũng sẽ trôi tuột đi - không hứng khởi, không ghi nhớ, không hiểu, không cảm được điều gì.
→ Việc tóm tắt văn bản giúp người học nắm vững văn bản ( tính cách, số phận nhân vật, diễn biến cốt truyện)- góp phần đi sâu tìm hiểu và cảm nhận văn bản tác phẩm.
 2. Một số lý thuyết cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản.
 2.1. Nhân vật, nhân vật chính
 - Nhân vật: Là hình tượng con người phản ánh trong tác phẩm văn học.
 - Nhân vật chính: Nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật chính xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, được khắc họa bằng nhiều loại hình chi tiết.
 - Nhân vật phụ: Giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến cốt truyện. Nhân vật phụ gắn với tình tiết, sự kiện, có tính chất phụ trợ, bổ sung.
 2.2 Sự việc, chi tiết
 - Sự việc tiêu biểu: là những sự việc quan trọng, góp phần hình thành cốt truyện.
 - Chi tiết: là tiểu tiết mang sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng ( lời nói, một hành động, một cử chỉ)
→ Sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề tác phẩm. Nắm chắc một số kiến thức này giáo viên và học sinh sẽ tóm tắt vầ nhớ văn bản chi tiết nhất.
 3. Một số cách thức hướng dẫn học sinh tóm tắt
 3.1.Cách thức tóm tắt một văn bản tác phẩm.
 Với tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tác phẩm như đã trình bày, trong giời giảng văn mà những tác phẩm tìm hiểu có dung lượng dài thì hoạt động đọc không thể thực hiện hết. Với học sinh trường THPT Số 2 Lào Cai khả năng đọc chưa hẳn tốt không thể đọc nhanh tác phẩm hoặc đoạn trích trong 5-7 phút được, còn dành nhiều thời gian đọc thì không đảm bảo cho việc hướng dẫn khai thác nội dung. Khi đó đọc bằng cách tóm tắt là hữu hiệu nhất. Những học sinh chưa tích cực đọc văn bản ở nhà sẽ có cơ hội nghe bạn tóm tắt- nắm được cơ bản tác phẩm và khi được tìm hiểu, được khơi mở sẽ thấy hứng thú, sẽ nắm bắt được tác phẩm. Từ đó hình thành ý thức chuẩn bị bài, ý thức trong đọc tác phẩm.
 	 - Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách thức tóm tắt một văn bản kĩ lưỡng, cụ thể, từ việc xác định nhân vật chính, lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu đến cách thức viết một văn bản đơn giản, ngắn gọn. 
 	 - Cách thức tóm tắt một văn bản tác phẩm:
 	 + Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.
Trong qua trình dạy và học thì việc đọc văn bản học sinh thực hiện ở nhà khi chuẩn bị bài . Khi đọc yêu cầu xác định nhân vật chính.
 	+ Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
 	 + Tóm tắt hoạt động, lời nói, tâm trạng nhân vật theo diễn biến của các sự việc.
 	 + Viết thành văn bản tóm tắt theo các sự việc tiêu biểu đã chọn. Khi viết thành văn bản có thể trích nguyên văn theo văn bản gốc những chi tiết quan trọng.
 	+ Đọc và đối chiếu với văn bản gốc để sửa đổi một số sự việc.
Trong chương trình THPT chỉ có 1 tiết học “chọn sự việc chi tiết tiêu biểu” và 1 tiết học “tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính”. Nếu chỉ cứ vào 2 tiết ( 90 phút) thì chưa hình thành cho học sinh thói quen, một kĩ năng được mà giáo viên cần thấy tầm quan trọng của việc tóm tắt mà xây dựng trong các giờ tự chọn bám sát, giờ phụ đạo, ôn tập để học sinh được thực hành, được nhận thấy tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản tác phẩm trong học Ngữ Văn.
 3.2. Hướng dẫn học sinh cách đọc sáng tạo, đọc – tóm tắt tác phẩm
 Trong giờ học văn, đọc là một hoạt động cần thiết. Đọc giúp học sinh nắm bắt tác phẩm, hiểu khái quát nội dung văn bản, khái quát chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Tuy nhiên với những văn bản dài, khó có thể đọc hết cả tác phẩm khi đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc những đoạn quan trọng, cần thiết - thể hiện phần lớn nội dung tác phẩm.
 - Đọc sáng tạo thể hiện dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Đọc để tạo cảm hứng, nhấn mạnh ấn tượng nổi bật hay sự kiện chủ yếu, đọc kiểm tra mức độ cảm thụ. Nhưng việc đầu tiên đọc để nắm bắt được tác phẩm.
 - Một số phương pháp đọc:
 + Đọc diễn cảm theo đặc trưng thể loại
 + Đọc phân vai
 + Đọc nhấn mạnh những đoạn tiêu biểu trong tác phẩm
 + Đọc - tóm tắt
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : bắt đúng giọng của nhân vật, sẽ bắt đúng cái tình của nhân vật. Khi đó học sinh sẽ nhớ lâu nội dung mình đọc, phát hiện được ra các ý lạ mà không đọc sẽ không phát hiện ra. Đọc sẽ giúp người học đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng.
 - Đọc tóm tắt văn bản: kết hợp đọc những đoạn tiêu biểu và tóm tắt nội dung tác phẩm văn bản.
 + Học sinh trình bày văn bản tóm tắt đã chuẩn bị.
 + Các học sinh khác được nghe bạn tóm tắt, nhận xét và bổ sung những sự việc, chi tiết tiêu biểu mà bạn chưa nêu được.
 + Với những học sinh chưa tích cực đọc văn bản – được nghe bạn tóm tắt- sơ lược nắm được nội dung và những vâ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_cach_thuc_giup_hoc_sinh_nam_bat.doc
  • docĐơn -TT SKKN(HÀ VĂN).doc