Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Tự nhiên xã hội Lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Tự nhiên xã hội Lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Bậc tiểu học được coi là nền tảng trong việc hình thành và phát triển của các em học sinh. Tại thời điểm này, các em học sinh cần được học tập và tiếp thu kiến thức 1 cách toàn diện nhất. Bên cạnh môn học Toán, Tiếng việt là những môn chính thì môn học Tự nhiên và Xã hội cũng là môn cực kì quan trọng xây dựng những kiến thức nền tảng thực tế góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho các em học sinh. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học từ năm 1995 – 1996 và được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các môn học trước nó như “Khoa học thường thức”, “Tìm hiểu khoa học”, “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”. Tự nhiên và xã hội là môn học cung cấp cho các em học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. 

Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên xã hội cho các em học sinh lớp 2, bản thân tôi thấy mặc dù môn học này đem đến cho các em rất nhiều kiến thức bổ ích và gần gũi với cuộc sống nhưng chất lượng dạy và học của môn học này còn chưa cao, phương pháp truyền đạt kiến thức truyền thống còn nhiều thiếu sót cần phải đổi mới. Ở lứa tuổi tiểu học hầu hết các em học sinh thích chơi hơn là thích học nên việc truyền đạt kiến thức bằng cách đọc chép sẽ không tạo hứng thú cho các em trong quá trình học tập.

docx 17 trang Phúc Hảo 01/04/2024 117615
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Tự nhiên xã hội Lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO .
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
--- – ² ˜ ---
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
Lĩnh vực:  
Họ và tên tác giả: .
 Đơn vị: . 
Năm học: 20.- 20
MỤC LỤC 
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bậc tiểu học được coi là nền tảng trong việc hình thành và phát triển của các em học sinh. Tại thời điểm này, các em học sinh cần được học tập và tiếp thu kiến thức 1 cách toàn diện nhất. Bên cạnh môn học Toán, Tiếng việt là những môn chính thì môn học Tự nhiên và Xã hội cũng là môn cực kì quan trọng xây dựng những kiến thức nền tảng thực tế góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách cho các em học sinh. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học từ năm 1995 – 1996 và được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các môn học trước nó như “Khoa học thường thức”, “Tìm hiểu khoa học”, “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”. Tự nhiên và xã hội là môn học cung cấp cho các em học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. 
Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên xã hội cho các em học sinh lớp 2, bản thân tôi thấy mặc dù môn học này đem đến cho các em rất nhiều kiến thức bổ ích và gần gũi với cuộc sống nhưng chất lượng dạy và học của môn học này còn chưa cao, phương pháp truyền đạt kiến thức truyền thống còn nhiều thiếu sót cần phải đổi mới. Ở lứa tuổi tiểu học hầu hết các em học sinh thích chơi hơn là thích học nên việc truyền đạt kiến thức bằng cách đọc chép sẽ không tạo hứng thú cho các em trong quá trình học tập.
Thời điểm hiện tại tôi thấy các đồng nghiệp của mình luôn tìm tòi những sáng kiến để đổi mới phương pháp dạy và học nhưng hầu hết các thầy cô chỉ tập trung vào các môn học Toán, Văn, mà rất ít thầy cô quan tâm đến môn học Tự nhiên và xã hội này. Cảm nhận được sự bất cập trong việc dạy và học môn Tự nhiên và xã hội bản thân tôi đã nghiên cứu “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 2” dựa theo bộ sách Chân trời sáng tạo với mong muốn cải thiện chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2. 
2. Mục đích nghiên cứu
+ Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2
+ Tạo cho các em học sinh niềm yêu thích môn học Tự nhiên và xã hội , giúp các em tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả nhất 
+ Cải thiện chất lượng giảng dạy đối với môn học Tự nhiên và xã hội lớp 2
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các phương pháp tạo hứng thú cho các em học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 dựa theo sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội (bộ sách Chân trời sáng tạo).
4. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và xã hội của các em học sinh lớp 2.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
Tại hội nghị trung ương lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rằng : “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, Giáo dục Tiểu học đang tạo ra những bước chuyển dịch định hướng có giá trị. Việc đổi mới phương pháp dạy học là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới, nhằm thay đổi cách dạy học truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép”. Dựa trên tinh thần luôn luôn tìm tòi đổi mới các phương pháp để cải thiện chất lượng dạy và học, theo tôi nhận thấy việc học của các em học sinh phải phối kết hợp cùng với các hoạt động thiết thực gần gũi với bài học để các em được tự do sáng tạo, phát triển tư duy và tiếp thu bài giảng 1 cách hiệu quả nhất trong các môn học nói chung và với môn Tự nhiên và xã hội nói riêng. 
Môn Tự nhiên và xã hội là sự khám phá Tự nhiên – con người – xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và xã hội lớp 2 là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số. Môn học này đem đến cho các em học sinh những kiến thức bổ ích về đời sống, giúp các em phát triển bản thân 1 cách toàn diện, không chỉ là việc học để đối phó với những kì thi những con số mà học môn Tự nhiên xã hội sẽ trang bị cho các em những kĩ năng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy có thể nói Tự nhiên và xã hội là môn học đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của các em học sinh. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp 2. Bắt đầu bước sang lớp 2, khối lượng kiến thức nhiều hơn, phức tạp hơn đòi hỏi các em phải thực sự tập trung mới có thể lĩnh hội hết được lượng kiến thức đó. Nên việc đổi mới phương pháp giáo dục là rất cần thiết để tạo hứng thú cho các em học tập hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu, đối với các em học sinh tiểu học trí nhớ không chủ định đang chiếm ưu thế. Các em ghi nhớ rất kĩ những gì mà chúng thích, những điều được diễn tả cụ thể bằng hình ảnh một cách sống động. Hiểu một cách khái quát, ở tuổi của các em trí nhớ hình ảnh chiến thắng trí nhớ ngôn ngữ. Chính vì thế với các dạy truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép” chưa thực sự phù hợp khi áp dụng với các em học sinh lớp 2. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Qua một thời gian giảng dạy tại trường và có cơ hội được dự giờ nhiều tiết dạy môn Tự nhiên và xã hội, tôi thấy hầu hết các tiết dạy chỉ có sự giảng bài, đọc bài của các thầy cô và sự ghi chép máy móc của các em học sinh. Với cách thức đó, các thầy cô đang “áp đặt” kiến thức cho các em học sinh chứ chưa thực sự truyền đạt để các em hiểu sâu nhớ lâu 1 cách tự nhiên. Với sự giảng dạy nhiệt tình nhưng lại áp dụng phương pháp chưa phù hợp khiến cho việc học trở nên khô khan và nhàm chán, tiết học đầy căng thẳng và áp lực. Có lẽ các thầy cô đã quên mất một điều rằng học sinh mới là người cần chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức cho bản thân các em. Mặc dù môn học Tự nhiên và xã hội đào tạo kỹ năng sống cho các em học sinh nhưng trên thực tế tại trường học các thầy cô chỉ coi đó là môn học phụ nên không quá chuyên tâm chú trọng đến môn học này. Các giờ học của môn Tự nhiên và xã hội chưa có sự chuẩn bị chu đáo về công cụ giảng dạy, các hình thức tổ chức hoạt động trong giờ học còn đơn điệu, nghèo nàn. Ngay cả những nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học của các thầy cô hầu hết đều ưu tiên các môn Toán, Tiếng Việt mà ít ai quan tâm đến sự đổi mới của môn Tự nhiên và xã hội.
Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, nhu cầu vui chơi của các em là rất lớn. Những trò chơi sôi động náo nhiệt thường sẽ thu hút các em hơn là các bài học khô khan trên lớp. Vậy nên , khi các thầy cô giảng bài theo phương pháp truyền thống sẽ không tạo cho các em sự hứng thú trong học tập, các em thường mất tập trung trong các giờ học không chú ý đến bài giảng, dẫn đến việc không hiểu cũng như không ghi nhớ được các kiến thức mà thầy cô muốn truyền đạt. Tình trạng chung trong trường chúng ta, tư duy của các em học sinh cũng xem nhẹ môn học Tự nhiên và xã hội. Mặc dù tinh thần giáo dục là giúp các em phát triển toàn hiện nhưng trên thực tế các em dành sự ưu tiên cho môn Văn, Toán còn đối với môn Tự nhiên và xã hội các em chỉ học một cách đối phó, chính vì thế những kiến thức về đời sống của các em rất hạn hẹp. 
Điển hình như khi tôi nhận giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 thay cho một cô giáo khác, tôi đã cho các em làm một bài kiểm tra để khảo sát chất lượng học tập của các em với môn học này và thu lại kết quả đáng buồn. 
ĐỀ KIỂM TRA
A. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1. Để cột sống không bị cong vẹo, em phải tập mang vác vật nặng đúng hay sai? (1 điểm)
a. Đúng	b. Sai
Câu 2: Bị muỗi đốt sẽ: (1 điểm)
a, Đau đầu
b, Không sao
c, Có thể bị đau bụng
d, Có thể bị bệnh sốt xuất huyết
Câu 3. Ăn sạch, uống sạch để đề phòng bệnh giun đúng hay sai? (1 điểm)
a. Đúng	b. Sai
Câu 4. Khi mình hoặc người khác bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết đúng hay sai? (1 điểm)
a. Đúng	b. Sai
Câu 5. Vì sao một số người bị ngộ độc? (1 điểm)
a, Ăn uống hợp vệ sinh.
b, Ăn thức ăn sống và Ăn thức ăn ôi thiu.
c, Ăn thức ăn đã được làm chín
d, Ăn hoa quả tươi
B. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: Bạn nên làm gì để giữ sạch môi trường? (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Trong giờ ra chơi, chúng ta nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã?
a) Nên: (1 điểm)
b) Không nên: (1 điểm)
Câu 3: 2 điểm
Chọn từ ngữ trong khung để điền vào chỗ ... cho phù hợp.
Mật, nước bọt, dịch tụy
Cơ quan tiêu hóa gồm có: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa. Các tuyến tiêu hóa tiết ra các dịch tiêu hóa. Ví dụ: Tuyến nước bọt tiết ra ........., gan tiết ra .........., tụy tiết ra ............
Kết quả điểm bài kiểm tra khảo sát môn Tự nhiên và xã hội của các em như sau: 
Tổng số
học sinh
Điểm  9 - 10
Điểm  7 - 8
                    Điểm 5 - 6
 Điểm dưới 5
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
25
4
16
8
32
7
28
6
24 
Từ những bất cập trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của các em học sinh, tôi xin đề xuất “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo” để từ đó giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ nhất. 
3. Giải pháp thực hiện
Khi nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, tôi hiểu được cốt lõi của vấn đề sở dĩ chất lượng học chưa cao là do không khí lớp học quá căng thẳng và áp lực khiến cho học sinh nhàm chán với môn học. Chính vì vậy để tạo hứng thú cho các em, tôi đã nghiên cứu và xin đề xuất 5 biện pháp giúp các em học tốt hơn môn học Tự nhiên và xã hội.
3.1 Biện pháp 1 : Thiết kế bài giảng sinh động và chuẩn bị đồ dùng dạy học mang tính trực quan để khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh
Nội dung: Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân dẫn đến việc các em học sinh chưa tập trung vào bài học môn tự nhiên xã hội, ghi nhớ bài 1 cách máy móc nên nhớ không lâu và hiểu không sâu là do sự chuẩn bị chưa chu đáo từ phía các thầy cô. Ở lứa tuổi của các em học sinh lớp 2 những màu sắc, hình ảnh sinh động thường sẽ thu hút sự chú ý của các em. Chính vì vậy mục tiêu tôi đề xuất phương pháp này nhằm thu hút sự quan tâm của các em học sinh và khơi gợi hứng thú cũng như niềm yêu thích môn học. Biện pháp này sẽ giúp các em học sinh chủ động trong việc học tập. đẩy mạnh tinh thần học của các em, không khí lớp học sẽ trở nên sôi nổi hơn và thu hút các em hơn. Từ đó các em học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất mà không bị nhàm chán hay ép buộc.
Ví dụ minh hoạ : Tôi xin đưa ra ví dụ về bài 2 “Nghề nghiệp của người thân trong gia đình” trang 12 sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội bộ sách Chân trời sáng tạo để các thầy cô hình dung rõ hơn về phương pháp mà tôi đề xuất bên trên. 
Cách thức triển khai : Với chủ đề này các thầy cô có thể chuẩn bị những thẻ hình ảnh như trên và lần lượt từng em sẽ chọn những thẻ bài tương ứng với nghề nghiệp của bố mẹ mình. Các em sẽ có thời gian suy nghĩ và đứng trước lớp kể cho các bạn nghe về nghề nghiệp đó của bố mẹ và ý nghĩa của nó như thế nào. Cả lớp sẽ lắng nghe và bầu chọn cho phần trình bày mà các em cho là hay và sâu sắc nhất. Cuối cùng các thầy cô trao phần thưởng cho bạn chiến thắng và giảng dạy 1 lần nữa để các em hiểu được đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa của từng công việc.
Minh chứng : Bản thân tôi đã và đang sử dụng phương pháp này trong việc giảng dạy các em học sinh của mình. Khi tôi chuẩn bị những hình ảnh thực tế sinh động có cả những video để thu hút các em thì các em rất tập trung vào bài học và đặc biệt còn sôi nổi thảo luận, giơ tay để phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
3.2 Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động quan sát thực tế trong quá trình dạy học để nâng cao hứng thú cho học sinh
Nội dung : Từ trước đến nay các thầy cô vẫn thường nghe “ Học đi đôi với hành ” nghĩa là các em học sinh không chỉ học lý thuyết mà còn cần phải thực hành để hiểu rõ hiểu sâu vấn đề. Mặt khác với môn Tự nhiên và xã hội bản chất là những kiến thức gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Nếu như các thầy cô chỉ giảng dạy và đọc cho các em chép thì các em không thể hình dung ý nghĩa trọn vẹn của bài giảng. Thay vì thế bên cạnh việc giảng dạy, các thầy cô tổ chức cho các em những hoạt động quan sát thực tế để các em thích thú hơn với bài giảng của thầy cô. với phương pháp này sẽ giúp cho các em học sinh ngoài việc nghe giảng còn được quan sát thực tế để nâng cao sự hứng thú cho các em. Qua đó giúp các em mở rộng tầm hiểu biết, ghi nhớ kiến thức môn học lâu hơn và áp dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày của mình. 
Ví dụ minh hoạ 1 : Bài 4 “Giữ gìn vệ sinh nhà ở” trang 20 sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội theo bộ sách Chân trời sáng tạo. 
Cách thức triển khai : Với bài học này các thầy cô có thể cho lớp vứt những mảnh giấy không dùng nữa xuống dưới sàn và cho các em quan sát thực tế. Sau đó các thầy cô cho các em thu dọn lại những mảnh giấy đã vứt xuống sàn và dọn dẹp lại bàn học của mình thật sạch sẽ. Từ việc được hoạt động và quan sát thực tế các em sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa. Tôi tin rằng biện pháp này sẽ giúp các em ghi nhớ bài học lâu hơn và còn có thể áp dụng trong đời sống một các hiệu quả hơn so với việc các thầy cô chỉ giảng cho các em nghe và đọc cho các em chép. 
Ví dụ minh hoạ 2 : 
Cách thức triển khai : Đây là chủ đề rất thiết thực và gần gũi với các em học sinh. Chính vì vậy bên cạnh việc giảng dạy trên lớp các thầy cô có thể cho các em xuống sân trường để giới thiệu về những loại cây được trồng ở trường giúp các em được quan sát thực tế và nắm rõ hơn về kiến thức bài giảng. 
Minh chứng : Khi áp dụng biện pháp này với học sinh lớp mình , tôi thấy các em rất thích thú vì được học ngoài trời. Các em mang theo vở và chăm chú ghi chép những gì mình quan sát được. Tới buổi học sau, khi nhắc lại bài cũ các em học sinh vẫn ghi nhớ kiến thức và ấn tượng với những sự vật, sự việc mà các em quan sát được.
3.3 Biện pháp 3 : Tăng cường hoạt động thảo luận để nâng cao hứng thú và rèn luyện kỹ năng cho học sinh
Nội dung : Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi luôn dạy cho các em học sinh của mình ngoài việc tiếp thu kiến thức của thầy cô các em có thể học hỏi từ chính những người bạn của mình. Bản thân tôi trước giờ luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học nhóm, các em sẽ có sự liên kết với nhau có sự trao đổi học hỏi lẫn nhau. Qua đó tạo cho các em không khí sôi nổi trong các tiết học, giúp các em học tập vui vẻ và rèn thêm cho các em học sinh kĩ năng làm việc nhóm. Việc thảo luận nhóm sẽ thúc đẩy tinh thần thi đua học tập, giúp các em học sinh chủ động tư duy suy nghĩ từ đó các em hiểu bài và ghi nhớ bài lâu hơn.
Ví dụ minh hoạ 1 : Bài 15 “Động vật sống ở đâu” trang 62 Tự nhiên và xã hội 2 bộ sách Chân trời sáng tạo
Cách thức triển khai : Để việc thảo luận nhóm đạt hiệu quả tốt nhất, các thầy cô có thể tổ chức trò chơi để các em học sinh có sự thi đua với nhau. Với bài trên các thầy cô có thể in những tấm thẻ có hình những con vật khác nhau. Các thầy cô chia lớp thành 2 nhóm, mỗi dãy là 1 nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng thảo luận và cử ra 1 bạn lên bảng dán hình các con vật tương ứng với nơi chúng sống : sống trên cạn, vừa trên cạn vừa dưới nước và sống dưới nước. Nhóm nào dán nhanh nhất và đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng và nhận được phần thưởng của thầy cô. 
Minh chứng : Mỗi tiết học khi tôi dành thời gian cho các em thảo luận nhóm, không khí lớp học đều rất sôi nổi và các em học sinh gắn kết với nhau hơn.Với cảm xúc vui vẻ như thế các em học sinh của tôi hiểu bài rất nhanh và không còn thấy sự mệt mỏi hay chán nản của các em trong những buổi học nữa. 
ZALO: 0985598499 ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU PHÍ 100K
C. KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Trải qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế đã cho tôi thấy việc tạo hứng thú cho các em học sinh trong các tiết học đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy của giáo viên và tiếp thu kiến thức của các em. Đối với các em luôn có suy nghĩ môn học Tự nhiên và xã hội là môn học phụ nên các em rất thờ ơ và hợi hợt trong các tiết học của môn này. Chính vì vậy bản thân tôi mong muốn tìm ra cách thức tạo cho các em niềm yêu thích với môn học. Giúp các em hiểu được môn Tự nhiên và xã hội đóng vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình học tập và trong cả cuộc sống của các em. Những biện pháp tôi đề xuất bên trên đều nhằm mục đích giúp tạo không khí sôi nổi vui vẻ giảm bớt áp lực căng thẳng trong những tiết học môn Tự nhiên và xã hội của các em học sinh lớp 2. Tôi tin rằng việc tạo hứng thú cho các em sẽ giúp các em học tập tốt hơn và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không gò bó ép buộc, giúp các em mở mang tầm hiểu biết và thế giới xung quanh. Ngoài ra các em có thể linh hoạt vận dụng các kiến thức trong bài học để áp dụng vào cuộc sống của chính mình. 
 Môn học Tự nhiên và xã hội là một môn học cực kì quan trọng giúp các em phát triển toàn diện, nâng cao vốn hiểu biết về sự vật sự việc trong đời sống. Nhưng chính vì quan niệm môn học này là môn học phụ nên các thầy cô gần như không quá chú trọng trong việc tìm tòi phương thức giảng dạy mới mà luôn áp dụng phương thức thầy giảng trò nghe - thầy đọc trò chép. Đó là lý do tại sao tôi nghiên cứu đề xuất các biện pháp để đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội. Tôi hy vọng các thầy cô không vì quá chú trọng các môn Toán, Tiếng Việt mà xem nhẹ việc học môn Tự nhiên và xã hội. Rất mong các thầy cô xem xét đưa các biện pháp trên vào bài giảng để cải thiện chất lượng dạy và học của môn học này.
2. Bài học kinh nghiệm
Sau thời gian giảng dạy bằng phương pháp mới tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau :
Để giờ học diễn ra sôi nổi các thầy cô nên chuẩn bị thật kĩ lưỡng về hình ảnh, video sinh động thu hút được các em học sinh
Các thầy cô nên giao cho các em học sinh xem trước phần kiến thức mới ở nhà để các em chủ động tìm hiểu bài học
Các thầy cô thường xuyên cho các em làm bài kiểm tra 15-30 phút để kiểm tra kiến thức của các em và điều chỉnh phương pháp giảng dạy một cách phù hợp nhất.
Các thầy cô nên lựa chọn sử dụng linh hoạt các biện pháp sao cho phù hợp với nội dung mỗi bài học. Mục đích tạo sự hứng thú cho các em tiếp thu bài tốt hơn nhưng không nên quá lạm dụng làm cho các em bị phân tâm mà không tập trung vào bài giảng.
Các thầy cô tích cực tặng phần thưởng và tặng điểm tốt cho các em học sinh có biểu hiệu tốt trong học tập để khích lệ tinh thần học tập của các em 
Với biện pháp tổ chức trò chơi học tập đóng vai trò quan trọng trong công tác giảng dạy nhưng không nhất thiết tất cả các tiết học đều sẽ tổ chức. Các thầy cô nên cân nhắc lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức trò chơi cho các em
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hội, Đ. X. (2022). Tự nhiên và xã hội lớp 2 : Sách giáo viên Retrieved from Chân trời sáng tạo 
2. Hội, Đ. X. (2022). Sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 : sách học sinh Retrieved from Chân trời sáng tạo
3. Hoàng, T. K. C. (2019). Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 (Doctoral dissertation, Trường Đại học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng).
4. Viên, D. Á. P. T. G. (2008). Giáo Trình Dạy Học Lớp 2 Theo Chương Trình Tiểu Học Học Mới.
5. Lộc, N., & Linh, Đ. T. M. Thiết kế bài học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo mô hình học tập trải nghiệm của Norman & Jordan.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.docx