Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh trong đó Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình . Nó có ý nghĩa to lớn và trở thành yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. Khi đi học đầu tiên là “trẻ” phải “học đọc” sau đó trẻ phải “đọc” để “học”. Đọc đã giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ không thể thiếu để học tập các môn học . Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập để học sinh có khả năng tự học, tinh thần học tập cả đời. Phân môn này còn trau dồi cho học sinh khả năng kiến thức Tiếng Việt không thể thiếu được trong thời đại văn minh. Đồng thời “đọc” còn để “giải mã”các tín hiệu ngôn ngữ để cảm nhận và hiểu tác phẩm, tiếp cận với thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng. Để hiểu một tác phẩm văn học,đọc không chỉ có ý nghĩa “khởi động” cho quá trình nhận thức và phát triển tư duy nghệ thuật cho học sinh mà thông qua đọc học sinh biết bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn giúp phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực cảm thụ văn học cho các em. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giáu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh. Cả hai hình thức trên không tách rời nhau .Chính vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đọc là một yêu cầu không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh.

 

doc 18 trang thuychi01 11623
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh trong đó Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình . Nó có ý nghĩa to lớn và trở thành yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. Khi đi học đầu tiên là “trẻ” phải “học đọc” sau đó trẻ phải “đọc” để “học”. Đọc đã giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ không thể thiếu để học tập các môn học . Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập để học sinh có khả năng tự học, tinh thần học tập cả đời. Phân môn này còn trau dồi cho học sinh khả năng kiến thức Tiếng Việt không thể thiếu được trong thời đại văn minh. Đồng thời “đọc” còn để “giải mã”các tín hiệu ngôn ngữ để cảm nhận và hiểu tác phẩm, tiếp cận với thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng. Để hiểu một tác phẩm văn học,đọc không chỉ có ý nghĩa “khởi động” cho quá trình nhận thức và phát triển tư duy nghệ thuật cho học sinh mà thông qua đọc học sinh biết bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn giúp phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực cảm thụ văn học cho các em. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giáu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh. Cả hai hình thức trên không tách rời nhau .Chính vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đọc là một yêu cầu không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh.
 Nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể có một cuộc sống bình thường hoặc hạnh phúc với đúng nghĩa củả nó trong xã hội hện đại. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, tiếp cận được với thế giới bên trong của người khác. Đọc chính là học: “ Học - Học nữa-Học mãi”. Đọc để tự học - Học cả đời. Như vậy, “đọc” có ý nghĩa vô cùng to lớn.
 Kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 rất quan trọng và là nền tảng của đầu cấp Tiểu học. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 trước tiên phải rèn cho các em đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn, rèn cho học sinh kỹ năng đọc to, rõ. Khi học xong chương trình lớp 2 tốc độ đọc phải đạt 50 tiếng/phút. Có kĩ năng đọc ở lớp 2 thì lên lớp trên các em mới biết đọc diễn cảm, đọc hay. Chính vì vậy việc dạy đọc và rèn đọc cho học sinh ở lớp 2 là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi giáo viên đứng lớp. 
 Trên thực tế, học sinh lớp 2 các em vừa ở lớp 1 lên và đang ở lứa tuổi mải chơi, chưa ý thức được việc tự học nên tốc độ đọc chưa cao. Nhiều em đọc còn đánh vần, đọc ngắc ngứ, chưa nắm hết cách ngắt nghỉ ở các dấu câu, đọc chưa trôi chảy  điều này làm hạn chế nhiều trong giờ học. 
 Là giáo viên Tiểu học, tôi rất băn khoăn những vấn đề nêu trên. Vì thế, tôi xin trình bày kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giảng dạy của mình đó là đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 ”.Với mong muốn giúp học sinh của mình đọc có kỹ năng đọc tốt, làm tiền đề học các môn học khác và tiếp tục học tốt các lớp trên. 
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Tôi chọn đề tài này sở dĩ tôi muốn chính mình có cách nhìn nhận chính xác về tầm quan trọng của việc “Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2” trong phân môn Tập đọc. Từ đó trau dồi kiến thức về phân môn này cho bản thân để có được kỹ năng đọc tốt. Hơn nữa trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao tay nghề, khẳng định được vai trò của mình trong hội đồng trường.
 Tôi chọn đề tài này, bởi vì tôi muốn đồng nghiệp cũng như học sinh có cách nhìn nhận đúng đắn về vị trí của phân môn Tập đọc. Đó chỉ là thứ yếu, mà quan trọng là tôi muốn vận dụng những giải pháp trong đề tài để học sinh được đọc thật tốt, kết hợp đọc với hiểu nội dung đơn vị lời nói, cũng cố nghĩa của từ, trau dồi vốn từ, nghĩa từ góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho các em học sinh .
 Sâu xa hơn, tôi muốn nghiên cứu đề tài này vì muốn bồi dưõng cho học sinh một số đức tính kiên trì , tính chính xác, yêu thích môn Tập đọc. Giáo dục các em lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm. 
 * Nhiệm vụ của đề tài :
 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của phân môn Tập đọc. Không tách rời việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Theo tôi xác định được mục tiêu của phân môn Tập đọc phải là cụ thể, đúng hướng. Đó là điều kiện quyết định sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy môn tập đọc.
®èi t­îng nghiªn cøu.
 - Với đề tài này, tôi tập trung vào nghiên cứu những bước, những thao tác sử dụng để hoàn thành kỹ năng đọc , trong tiết Tập đọc.
 - Nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức để giúp học sinh có kỹ năng thuần thục trong tiết Tập đọc.
- Nghiên cứu tính hiệu quả của việc rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu.
 Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 * Phương pháp quan sát: Trong giờ học của phân môn tập đọc tôi quan sát 
học sinh đọc trên lớp để thu thập tài liệu thực tế về việc học phân môn này , làm cơ sở phân tích rút ra nhận xét.
 * Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi xây dựng một số câu hỏi điều tra học sinh để tìm ra nguyên nhân đọc chưa đúng, chưa nhanh, chưa chính xác của học sinh để yêu cầu các em sửa chữa kịp thời.
 * Phương pháp thống kê , xử lí số liệu: Tôi sử dụng phương pháp này để thống kê những ưu, nhược điểm của hoc sinh trong giờ Tập đọc , xử lí các số liệu thu thập được từ đó có cơ sở rút ra những kết luận phù hợp cho từng em . 
 * Phương pháp nghiên cứu: Qua các giờ Tập đọc tôi nghiên cứu những lỗi mà học sinh còn mắc phải khi đọc để sửa chữa kịp thời cho học sinh.
 * Phương pháp giảng giải, phân tích: Khi học sinh đọc chưa đạt yêu cầu, tôi đã phân tích giảng giải cho các em thấy được chỗ sai, chỗ chưa đạt để các em sửa chữa kịp thời.
 * Phương pháp luyện tập, thực hành: Khi học sinh đọc chưa tốt tôi yêu cầu học sinh luyện đọc lại các bài tập đọc của từng tuần trong các tiết học luyện Tiếng Việt, giao bài đọc thêm cho học sinh đọc ở nhà, khuyến khích các em đọc thêm sách báo vào những lúc rảnh rỗi.
 * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Cứ sau mỗi tuần tôi lại tổng kết xem có bao nhiêu em đọc đã đạt yêu cầu và bao nhiêu em đọc còn chưa đạt yêu cầu để tuần tới lên kế hoạch đọc cụ thể cho từng em.
 * Phương pháp tuyên dương: Ở mỗi tiết Tập đọc học sinh nào đọc tốt hoặc đọc có tiến bộ tôi khen ngợi động viên các em để các em có hứng thú trong học tập, thích đọc hơn.
2.néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
      Môn Tiếng Việt giúp học sinh rèn 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Trong đó phân môn Tập đọc tập trung nhiều cho kỹ năng đọc, bên cạnh đó cũng hỗ trợ tốt cho kỹ năng nghe. Đọc và nghe là hai kĩ năng sẽ giúp các em phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ, giúp học sinh phát hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng. Sau đó, bộ não có thể bắt chước và các em có thể nói ra những gì mà các em suy nghĩ một cách chính xác, về cả cách dùng từ cũng như ngữ pháp. Những hoạt động này còn mới mẻ, tư duy của các em còn ở mức độ cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Những điều này làm cho một số em trong giờ học vẫn thường rụt rè, không dám đọc to, đọc lạc cả giọng ... làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học. Vì vậy, giáo viên cần tạo ra mục đích, động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động giúp trẻ hứng thú trong học tập. Chính vậy kỹ năng đọc có vai trò hết sức quan trọng đối với học sinh Tiểu học.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : 
2.2.1. Thực trạng.
a. Về phía học sinh:
 - Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công chủ nhiệm và dạy lớp 2A. Học sinh ở độ tuổi tương đối đồng đều, các em có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Là lớp học 2 buổi/ ngày nên có nhiều thời gian rèn cho học sinh hơn. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, mát mẻ, thuận lợi cho việc dạy của Thầy và việc học của trò. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ giáo viên để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 - Lớp 2A sĩ số 26 em trong đó có 5 học sinh là con em dân tộc Mường . Có 6 em còn nhỏ so với độ tuổi, thể lực lại yếu và ở xã miền núi khác cách xa trường 4 đến 5 km nên việc đi lại khá xa và vất vả. Đa số các em đều là con em nông thôn nên cách phát âm của các em còn sai nhiều, mang nặng tiếng địa phương. Tình hình kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Có gia đình bố, mẹ đều phải vào Nam làm ăn, các em phải ở với ông bà ( đã già), ở với bác. Có em chỉ có mình mẹ. Một số gia đình đông con, nên ít được sự quan tâm của bố mẹ hơn thế nữa họ còn phó mặc cho thầy cô giáo. Trình độ học sinh không đồng đều nên khó khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức. Tất cả những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của các em. Kết quả học tập của đa số học sinh là chưa cao, nhất là phân môn Tập Đọc.
 - Chất lượng khảo sát đầu năm kết quả cho thấy: Nhiều em đọc còn yếu, viết còn thiếu, đọc ê a ngắc ngứ, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ rất lâu, chöa bieát caùch ngaét, nghæ hôi ôû caùc daáu caâu daãn ñeán caùc em khoâng ñoïc đúng,đọc còn nhiều hạn chế. Qua tìm hiểu, tôi đã nắm được một số nguyên nhân sau :
 + Học sinh mới bắt đầu từ lớp 1 lên nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, thao tác chậm.
 + Các em chưa thật sự hiểu về ý nghĩa , nội dung văn bản nên việc ngắt , nghỉ hơi ở các cụm từ, dấu câu còn hạn chế. Các em không đọc bài cũ, không đọc bài trước ở nhà. Nhiều em còn nói tiếng địa phương. Một số em nói ngọng theo thói quen. 
b. Về phía giáo viên:
 - Một số giáo viên sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nên ít nhiều có phần ảnh hưởng đến việc phát âm ( phát âm đôi chỗ chưa được chuẩn đặc biệt là giữa dấu hỏi và dấu ngã). Đôi khi giáo viên chưa linh hoạt trong các hoạt động dạy học.
 - Nhận thức rõ nhiệm vụ và chức năng của người giáo viên, đầu tiên tôi tìm hiểu đến tận gia đình học sinh còn yếu kém.
-Theo dõi sự chuyển biến trong từng tiết học hằng ngày, hàng tuần. Giáo dục học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, kết hợp tay ba: gia đình, nhà trường và xã hội. 
2.2.2.Kết quả của thực trạng:
	Từ thực tế trên, ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát, chất lượng như sau:
	Bảng khảo sát chất lượng học sinh 
Tổng số học sinh
Lỗi
Số lượng
Tỉ lể %
 26 em
- Đọc ê-a , ngắc ngứ
5em
19.24%
- Đọc còn sai âm, sai vấn nhiều
6em
23.07%
- Đọc liến thoắng .
4em
15.38%
- Đọc giọng đều đều, không phù hợp nội dung bài.
5em
19.24%
- Ngắt nghỉ đúng, phù hợp nội dung
4em
15.38%
- Ngắn lưỡi, ngọng
2em
7.69
Qua đợt khảo sát trên bản thân tôi thấy học sinh đọc còn yếu, tôi rất băn khoăn và lo lắng. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra và đưa vào vận dụng một số biện pháp sau:
2.3 . Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Tìm hiểu đặc điểm, năng lực học tập của học sinh .
 Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành kiểm tra , kháo sát, phân loại đối tượng học sinh, ghi vào sổ tay cụ thể những lỗi sai của từng học sinh để trong các giờ tập đọc tạo điều kiện cho các em thực hành sửa sai. 
 Các em đọc tiếng còn sai âm, sai vần , chưa ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . Có những em đọc còn yếu, đọc còn sai, còn đánh vần rất chậm . Trong giờ tập đọc, để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, làm cho mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển, qua đó rèn đọc cho học sinh được nhiều hơn, học sinh đọc tốt hơn bản thân tôi đã sử dụng một số biện pháp và hình thức tổ chức dạy học sau:
 2.3.2. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh .
a. Kĩ năng đọc mẫu.
 Đọc mẫu của giáo viên là bước cực kì quan trọng trong giờ Tập đọc. Tôi
nhận thấy giáo viên đọc mẫu tốt trong giờ tập đọc sẽ kích thích tính tò mò của học sinh, các em sẽ hứng thú đọc bài hơn. Để đọc mẫu tốt, tôi luôn rèn luyện về giọng đọc, tốc độ đọc, đọc thể hiện được lời nhân vật trong bài, trau dồi khả năng cảm thụ văn học, nói đúng tiếng phổ thông. Tìm hiểu kỹ bài tập đọc trước để cảm thụ sâu sắc bài văn hoặc thơ, từ đó sẽ tìm ra cách đọc thật hay.Tôi dựa vào sách giáo viên và học hỏi cách đọc của các đồng nghiệp để tự luyện đọc trước ở nhà bài tập đọc cho đúng văn bản ( văn xuôi, thơ), luyện phát âm thật chuẩn. Tùy từng bài để thể hiện nội dung ở mức độ hay, diễn cảm. Trong các giờ tập đọc, tôi thường đọc mẫu như sau:
- Đọc mẫu toàn bài :
 + Lần 1 : Sau khi giới thiệu bài.
 + Lần 2 : Đọc vào lúc học sinh đọc lại,.
 Giáo viên đọc mẫu diễn cảm nếu là bài thơ hay bài văn nghệ thuật, đọc rõ lời nhân vật và thể hiện đúng giọng của từng nhân vật ( nếu có).
Ví dụ : Bài : ''Bà cháu''. 
Giáo viên đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu trái vàng trái bạc, không thay được, buồn bã, òa khóc, móm mém, hiền từ, dang tay ôm.
 Phân biệt giọng đọc ở các nhân vật:
+ Người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi. 
+ Giọng cô tiên: trầm ấm, hiền từ, nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào, giàu sang, sung sướng''.
+ Giọng hai anh em: Cảm động, tha thiết. Nhấn giọng các từ, cụm từ: ''nhớ bà , xin bà sống lại ''.
Ví dụ : Bài thơ : '' Đàn gà mới nở''
Toàn bài thơ đọc với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi; chú ý thay đổi giọng đọc tường khổ thơ .
+ Khổ thơ 1: giọng đọc trải dài, dịu dàng, vui tươi khi tả đàn gà con đáng yêu. 
 + Khổ thơ 2: Nhịp đọc dồn dập hơn khi tả sư nguy hiểm cả đàn gà con phải núp vào đôi cánh của gà mẹ.
 + Khổ thơ 3: Trở lại nhịp đọc khoan thai vì nguy hiểm đã qua đi.
 + Khổ thơ 4 , 5: Nhịp đọc trải dài tả vẻ đẹp của đàn gà con.
b. Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh .
 Hiện nay có nhiều cách phân chia các hình thức đọc. Nếu dựa trên cơ sở âm thanh phát ra khi đọc, người ta chia ra đọc thành tiếng và đọc thầm. Nếu dựa vào số lượng HS tham gia đọc cùng lúc phát ra âm thanh, người ta chia ra đọc đồng thanh và đọc cá nhân. Luyện kĩ năng đọc cho HS, giáo viên phải quan tâm cả hai hình thức này nhằm giúp từng cá nhân HS đạt được yêu cầu đề ra trong từng giai đoạn học. Để học sinh lớp 2 đọc đúng và ham thích học phân môn Tập đọc thì mỗi giáo viên cần phải kiên trì, bền bỉ trong từng thao tác, quy trình của mỗi tiết dạy. với kinh nghiệm cảu những năm đã dạy lớp 2 bản thân tôi nhận thấy: Muốn nâng cao được chất lượng đọc cho học sinh lớp 2 thì giáo vên phải biết lồng ghép việc đọc đúng vào tất cả các bước trong một tiết Tập đọc. 
Cụ thể:
 * Trong bước kiểm tra bài cũ.
 Học sinh đọc một đoạn trong bài Tập đọc hoặc đọc thuộc lòng bài đã học ở tiết trước. Tôi nhận xét và khen ngợi những em đọc đạt yêu cầu.Với những em đọc chưa đạt thì tôi nêu những chỗ các em đọc chưa đạt và hướng dẫn ngay cách đọc đúng, nhờ bạn đọc tốt kèm cặp trong giờ ra chơi hoặc yêu cầu học sinh đó về nhà luyện đọc lại để được kết quả như mong muốn.
 * Trong bước giới thiệu bài.
 Cách giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú trong giờ Tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu. Để tránh sự đơn điệu trong giới thiệu bài, mỗi bài tôi đã có cách giới thiệu khác nhau : 
- Giới thiệu bằng lời nói hấp dẫn: 
 Ví dụ: Khi dạy bài “ Mẹ”( Tiếng Việt 2 – Tập 1) , tôi có thể giới thiệu như sau:
 Các em ạ. nhắc đến các thành viên trong gia đình thì mẹ là người vất vả nhất. Hằng ngày mẹ phải lo từng giấc ngủ bữa ăn , phải thức khuya dậy sớm mỗi nkhi con bị ốm . Để hiểu thêm về người mẹ và tình cảm bao la mẹ dành cho con. Tiết tập đọc hôm nay cô cùng các em học bài “ Mẹ”.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Bông hoa Niềm Vui”( Tiếng Việt 2- Tập 1), tôi đã sưu tầm tranh ảnh giống sgk rồi đưa lên máy chiếu cho học sinh quan sát, kết hợp lời nói của giáo viên để giúp học sinh có hứng thú khi học bài.
 * Trong bước luyện đọc thành tiếng : 
 Đây là hoạt động quan trọng trong các hoạt động lên lớp của giờ Tập đọc và đây chính là cơ sở để học sinh đọc tốt. 
 Muốn cho học sinh đọc thành tiếng tốt, trước hết phải rèn cho học sinh luyện phát âm rõ ràng, đúng , tốc độ đọc phải đảm bảo. Khi luyện đọc giáo viên phải chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh. Tôi đã tiến hành cho học sinh đọc theo các bước sau:
- Đọc từng câu: 
 Sau khi giáo viên đọc mẫu xong, yêu cầu các em nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn của bài tập đọc. Trong khi theo dõi học sinh đọc, giáo viên uốn nắn tư thế cho các em, hướng dẫn các em đọc đúng các từ khó. 
 Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: 
+ Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x , r/d/gi.
Ví dụ: 
 Khi học sinh đọc từ: “tranh bóng” học sinh thường đọc là “chanh bóng”, trước hết giáo viên phát âm thật chính xác sau đó phân tích cụ thể, tỉ mỉ từng tiếng, từ để học sinh nắm được cấu tạo của tiếng đồng thời giải thích cho học sinh hiểu thêm về ý nghĩa của từ, tìm các từ có tiếng “tranh”, các từ có tiếng “chanh” để các em phân biệt được từ đó sẽ đọc sẽ đúng hơn.
 + Sai vần ưu, vần chứa nguyên âm đôi: ươ 
Ví dụ: “ khứu giác” học sinh đọc là “ khíu giác”, “ chai rượu” học sinh đọc là 
“ chai riệu”. 
 + Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi .
Ví dụ : " hạt đỗ'' học sinh đọc là '' hạt đổ '', ''ngã ba'' học sinh đọc là ''ngả ba''.
 Để dạy cho học sinh phát âm đúng tôi không quên rèn kĩ năng nghe . Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyên kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc.
 * Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân : 
 + Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi - khó đọc do tật bẩm sinh.
Ví dụ: anh/ ăn: “quả chanh” học sinh đọc là “ quả chăn” , ... 
 + Nguyên nhân khách quan : Do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ. Ví dụ : s / x : sung / xung , sâu / xâu 
 Để chữa lỗi phát âm sai tôi cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. Dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ .
Ví dụ : phát âm s / x :
+ Khi phát âm s ( sờ ) : phải uốn lưỡi , hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi.
+ Khi phát âm x ( xờ) : hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng .
 Ví dụ : phát âm tr / ch :
+ Phát âm tr ( trờ ) : hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi với chân răng .
Mặt khác là việc sửa sai qua giảng nghĩa từ .
 Ví dụ: '' giã gạo ''phân biệt với '' giả vờ '', '' cũ mới '' phân biệt với “ rau củ '' ; '' xâu / sâu '' ; '' xâu kim '' với '' sâu trong lòng đất ''.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
 Sau khi học sinh đọc từng câu xong, yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Giáo viên theo dõi học sinh đọc , hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Trong bước này giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ đối với câu dài và phải biết ngắt nghỉ hơi đúng .
Ví dụ: Khi dạy bài” Có công mài sắt , có ngày nên kim”,hướng dẫn các em đọc ngắt, nghỉ câu dài như sau: 
 Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.//( đọc nghỉ hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi giữa các cụm từ không có dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ được in đậm). 
 Trong bước này tôi tiếp tục kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn ( gồm những từ ngữ được chú giải cuối bài và những từ ngữ khác mà học sinh chưa hiểu).
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 
 Yêu cầu lần lượt từng học sinh trong nhóm,(bàn, tổ) đọc. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. Sau đó giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm bằng cách: 
 Gọi đại diện các nhóm thi đọc (từng đoạn, cả bài). Giáo viên tạo điều kiện để cho nhiều học sinh tham gia thi đọc, Có thể gọi những em có kỹ năng đọc tương đương nhau thi đọc với nhau để đảm bảo công bằng, hết sức tránh hiện tượng chỉ gọi học s

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_doc.doc