Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Trong cuộc sống con người luôn có nhu cầu giao lưu về tình cảm với nhau, nhằm truyền đạt những khái niệm, tri thức, cho nhau, chính vì vậy mà ngôn ngữ xuất hiện.

Cùng với ngôn ngữ người ta dùng cử chỉ, điệu bộ, hình vẽ, để phụ giúp cho ngôn ngữ trong việc biểu lộ cảm xúc, truyền đạt thông tin cho nhau và cuối cùng là chữ viết đã xuất hiện. Đó là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Con người không phải từ khi cắp sách đến trường đã biết viết chữ mà phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kiên trì. Từ xa xưa đã có tấm gương rèn luyện của ông Cao Bá Quát, một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt” ở ngoại thành Hà Nội. Từ một người viết xấu đến mức không ai đọc được, nhưng nhờ có lòng kiên trì luyện tập mà ông trở thành một người có tài viết đủ các loại chữ, mà chữ nào cũng đẹp, cũng rõ ràng.

Chữ viết là một phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, bên cạnh ngôn ngữ nói, muốn cho mọi người đọc được chữ viết của mình, người viết phải viết đúng, rõ ràng, đẹp. Nếu viết sai, viết ngoáy, viết chữ quá xấu sẽ gây khó khăn cho người đọc hoặc chính bản thân mình cũng không đọc được chữ mình viết.

Chính vì chữ viết quan trọng như vậy mà trong nhà trường nhất là bậc Tiểu học, học sinh phải được học tập viết, chính tả, nhằm rèn luyện kỹ năng viết chữ ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường.

 

doc 16 trang thuychi01 63495
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG TH THỊ TRẤN QUÁN LÀO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT 
CHO HỌC SINH LỚP 2
 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường TH Thị trấn Quán Lào
 SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
YÊN ĐỊNH, NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
3
B. NỘI DUNG
4
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
4
2. Thực trạng 
4
3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện 
6
3.1. Rèn chữ viết cho học sinh thông qua phân môn Tập viết, Luyện viết
6
3.2. Rèn chữ viết thông qua phân môn Chính tả
11
3.3. Rèn chữ viết thông qua các môn học khác
14
3.4. Rèn chữ viết thông qua cách chấm, chữa bài và nhận xét của giáo viên
15
3.5. Tổ chức Đôi bạn giúp nhau tiến bộ”
16
4. Kết quả
17
C. KẾT LUẬN
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
19
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống con người luôn có nhu cầu giao lưu về tình cảm với nhau, nhằm truyền đạt những khái niệm, tri thức,cho nhau, chính vì vậy mà ngôn ngữ xuất hiện.
Cùng với ngôn ngữ người ta dùng cử chỉ, điệu bộ, hình vẽ, để phụ giúp cho ngôn ngữ trong việc biểu lộ cảm xúc, truyền đạt thông tin cho nhau và cuối cùng là chữ viết đã xuất hiện. Đó là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Con người không phải từ khi cắp sách đến trường đã biết viết chữ mà phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kiên trì. Từ xa xưa đã có tấm gương rèn luyện của ông Cao Bá Quát, một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt” ở ngoại thành Hà Nội. Từ một người viết xấu đến mức không ai đọc được, nhưng nhờ có lòng kiên trì luyện tập mà ông trở thành một người có tài viết đủ các loại chữ, mà chữ nào cũng đẹp, cũng rõ ràng.
Chữ viết là một phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, bên cạnh ngôn ngữ nói, muốn cho mọi người đọc được chữ viết của mình, người viết phải viết đúng, rõ ràng, đẹp. Nếu viết sai, viết ngoáy, viết chữ quá xấu sẽ gây khó khăn cho người đọc hoặc chính bản thân mình cũng không đọc được chữ mình viết.
Chính vì chữ viết quan trọng như vậy mà trong nhà trường nhất là bậc Tiểu học, học sinh phải được học tập viết, chính tả, nhằm rèn luyện kỹ năng viết chữ ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường.
“Nét chữ nết người ”. Chữ viết là một công cụ giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Không những thế chữ viết còn thể hiện tính cách con người. Vì vậy dạy học sinh viết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.
Trong quá trình dạy tập viết sao cho đúng quy trình, đúng phương pháp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô đúng là mẫu của trò. Nhất là đối với các em học sinh lớp 2 vừa  từ lớp 1 lên, các em mới bước đầu làm quen với cách viết chữ nhỏ, kỹ năng viết chữ của các em còn nhiều hạn chế. Ở lớp 2, nếu giáo viên biết cách rèn chữ viết cho các em một cách bài bản, đúng yêu cầu đòi hỏi phải có phương pháp tốt. Chính vì vậy tôi quyết định chọn viết đề tài: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 2D Trường Tiểu học Thị trấn Quán Lào.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu.
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, đàm thoại, thu thập thông tin, sản phẩm hoạt động của GV và học sinh, ....
- Thống kê, xử lý số liệu.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 
 	Lê nin đã từng nói “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”. Luận điểm này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp mà là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất đặc trưng nhất của loài người. Không có ngôn ngữ xã hội không thể tồn tại. Ngôn ngữ đó chính là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Chữ viết chính là ngôn ngữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Từ khi ra đời chữ viết là công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá toàn bộ kho trí thức của nhân loại. Chẳng những vậy con người còn coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân thiết với mình. Từ tình cảm ấy con người muốn chữ viết cũng phải đẹp, đẹp cho chính nó, đẹp cho con người. Ngoài ra chữ viết còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh như tính cẩn thận, tính kỷ luật, khiếu thẩm mĩ. Chữ đẹp nết người giống như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người: Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”.
2. Thực trạng vấn đề
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Trường chúng tôi đã chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh. Hoạt động này đã thành nề nếp và ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, chất lượng chữ viết của trường mấy năm gần đây chưa đều còn nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, học sinh viết chữ đẹp còn rất ít nhất là khối lớp 2. Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy:
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho môn họcSong vẫn còn một số bàn ghế cũ chưa phù hợp với học sinh (Bàn thấp ghế cao)
	+ Giáo viên luôn quan tâm đến phong trào vở sạch chữ đẹp, chấm chữa bài cho học sinh thường xuyên. Song khi chấm bài cho học sinh, học sinh viết sai lỗi chính tả thì giáo viên chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh. 
	+ Tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưng điều kiện hướng dẫn các em viết bài hoặc dạy các em tư thế ngồi hoặc cách cầm bút thì hạn chế nên không sửa cho các em được hoặc có sửa thì cũng không đúngMột số em có cả bố mẹ đi làm ăn xa để mặc các em ở nhà với ông bà già, chỉ coi trọng đến việc học văn hóa không chú trọng đến chữ viết của các em.
Để xây dựng được kế hoạch nghiên cứu “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học. Tôi phát hiện ra gần ½ số học sinh chữ viết chưa đẹp, không đúng ô, đúng mẫu, đúng khoảng cáchViết tùy tiện, cẩu thả, viết chữ không đều, vở thì bôi bẩn, góc vở quăn trông rất xấu. Thông qua việc khảo sát chất lượng môn Toán, Tiếng Việt và chữ viết các em trong lớp, cho thấy chữ viết các em chưa đẹp, tỷ lệ chữ loại A còn thấp, học sinh chưa nắm vững tên gọi các dòng kẻ ngang trong vở, chưa nắm rõ điểm đặt bút, dừng bút của các chữ. Chữ viết còn rời rạc chưa liền mạch sai quy trình. Chữ viết hoa chưa đúng mẫu. Thường giờ chính tả hay tập viết các em mới có ý thức viết đẹp, còn các môn học khác thì chữ viết ẩu, tẩy xóa lem nhem. 
Một số chỉ nhìn chép, chưa nghe viết được, sai nhiều lỗi chính tả, chưa có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Cụ thể khảo sát chất lượng chữ viết đầu năm của lớp tôi như sau:
Tổng số
học sinh
Xếp loại A
Xếp loại B
Xếp loại C
SL
%
SL
%
SL
%
 36
14
38,9
15
41,7
 7
19,4
 Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp mà tôi đã rút ra được qua nhiều năm giảng dạy để giúp học sinh lớp 2D Trường tôi viết đúng, viết đẹp.
3. Các biện pháp và cách tổ chức thực hiện
 	3.1. Rèn chữ viết cho học sinh thông qua phân môn Tập viết, Luyện viết
	Tập viết là môn học rất quan trọng trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Thông qua môn Tập viết giúp học sinh nắm được tên gọi, cách viết các nét chữ, con chữ, cách viết liền mạch,...từ đó hình thành ở học sinh tính cẩn thận, khoa học và tính kỷ luật. Để thực hiện tốt việc rèn chữ cho học sinh giáo viên cần làm tốt một số việc sau:
 	3.1.1. Tìm hiểu thống kê các lỗi học sinh thường mắc
a. Lỗi viết sai các nét cơ bản
 Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ, nét chữ chưa chuẩn, viết sai nét khuyết, thường các em viết quá nhỏ hoặc quá to độ cao không chính xác thậm chí viết không thẳng nét. 
 	b. Lỗi viết sai quy trình
 Một số em chưa viết đúng quy trình: viết đến chữ cái nào đánh dấu ngay chữ cái đó chứ không viết liền mạch rồi mới quay lại đánh dấu thanh, dẫn đến các con chữ trong một tiếng rời rạc, mất thời gian nhấc bút nhiều lần
c. Lỗi về thanh điệu 
 	Hầu hết học sinh đều không phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã nên khi viết sai rất nhiều. Đây là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực tỉnh Thanh Hoá nói chung và khu vực trường chúng tôi nói riêng. 
Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, dổ dành sạch sẻ
d. Lỗi về âm đầu
 	Học sinh thường viết sai một số chữ cái ghi các âm đầu sau: 
- g/gh: Con gẹ, gê sợ
- ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc
- ch/tr : Cây che, chiến chanh
- s/x : xanh sao, nước xôi
 Trong các lỗi trên, lỗi về âm ch/tr, s/x, ng/ngh đối với lớp tôi chủ nhiệm là phổ biến hơn cả.
 đ. Lỗi về âm cuối
 Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau:
- an/ang: cây bàn, bàng bạc
- at/ac: lang bạc, rẻ mạc
- ât/âc: nổi bậc, nhất lên.
 	e. Lỗi về âm chính 
 	Học sinh thường viết sai các chữ có nguyên âm đôi như: chuyện viết thành chiện, muốn viết thành mún hoặc chuối viết thành chúiNgoài ra, học sinh còn viết sai các tiếng có âm đệm o hoặc u như: huệ viết thành hệ , 
g. Lỗi viết hoa 
 	Lỗi viết hoa thường gặp ở dạng:
 	- Lỗi về viết hoa danh từ riêng, đầu câu:
 Học sinh thường mắc lỗi này khi viết tên riêng chỉ người và tên riêng nước ngoài, học sinh lớp tôi chủ nhiệm có khoảng 1/4 số em hay mắc lỗi này nhất là những học sinh còn chậm tiến bộ (như em: Ngọc Tùng, Hữu Nhân, Tuấn Tú) nếu không được giáo viên nhắc nhở khi đang viết bài
 Qua thống kê tôi thấy hầu hết học sinh đều mắc các lỗi chinh tả, số lỗi các em mắc nhiều là lỗi thanh hỏi, thanh ngã, lỗi về âm đầu, âm chính.
 	3.1.2. Cách tổ chức thực hiện 
	Trên cơ sở thống kê được số lỗi của học sinh tôi tiến hành thực hiện rèn chữ viết cho học sinh như sau: 
a. Giúp học sinh nắm vững mẫu chữ viết theo quyết định 31 của Bộ GD&ĐT.
Ngay từ đầu năm cho học sinh xem lại bảng mẫu chữ viết thường, bảng mẫu chữ viết hoa và bộ chữ số do Bộ giáo dục ban hành theo QĐ 31:
 	- Mẫu chữ theo QĐ 31 bộ chữ viết thường gồm 29 chữ cái.Trong đó:
+ Chữ có độ cao 1 đơn vị: a, ă, â, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x.
+ Chữ có độ cao 2 đơn vị: d, đ, g, p, q, y.
+ Chữ có độ cao 1,5 đơn vị (chỉ có 1 chữ): t.
+ Chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
+ Chữ có độ cao 2,5 đơn vị: b, h, l, k.
 	- Tất cả các chữ viết hoa, các chữ số đều có độ cao giống nhau là 2,5 đơn vị. 
b. Giúp học sinh nắm vững tên gọi, cách viết các nét chữ, nhóm chữ có những nét cơ bản giống nhau.
Học sinh không thể viết đẹp nếu như chưa nắm vững tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Bởi, nếu học sinh biết và viết được các nét cơ bản, các em sẽ có khả năng phân tích cấu tạo chữ viết và viết chữ theo một quy trình hợp lý, chủ động được nét bút của mình. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn cho học sinh nắm được tên gọi, cách viết các nét chữ, nhóm chữ có những nét cơ bản giống nhau. 
 	b.1. Đối với chữ viết thường
* Nhóm chữ có những nét cơ bản giống nhau: 
- Dạy cho học sinh luyện viết chữ thường theo các nhóm chữ có nét cơ bản giống nhau gồm:
+ Nhóm chữ cái bắt đầu bằng nét cong: c, o, ô, a, ă, â, d,... 
+ Nhóm chữ cái bắt đầu bằng nét hất: i , t , u, ư, y, ...
+ Nhóm chữ cái bắt đầu bằng nét móc: m , n , ...
+ Nhóm chữ cái bắt đầu bằng nét khuyết: l, h, k, y...
+ Nhóm chữ cái có nét xoắn: r, s.
+ Nhóm chữ cái có nét thắt: b
 	b.2. Đối với chữ viết hoa.
Chữ viết hoa có nét cơ bản giống nhau là đều bắt đầu bằng nét cong; về kích thước, chữ viết hoa có chiều cao 2,5 đơn vị, riêng chữ y và g có chiều cao là 4 đơn vị với 2,5 đơn vị ở trên và 1,5 đơn vị ở dưới dòng chuẩn.
b.3. Chữ số
Dạy cho học sinh luyện viết chữ số theo các nhóm chữ có nét cơ bản giống nhau về kích thước, nét chữ. Căn cứ vào các nét giống nhau giáo có thể chia chữ số thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Nhóm chữ số bắt đầu bằng nét cong như: 0; 2; 3; 6; 8; 9
+ Nhóm 2: Nhóm chữ số bắt đầu bằng nét xiên như: 1; 4; 5
c. Hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, kĩ thuật viếttrong tất cả các giờ học.
Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh. Học sinh không thể viết đẹp và nhanh nếu như tư thế ngồi, cách cầm bút chưa đúng và không biết kỹ thuật lia bút, rê bút,... Do đó, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh về tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở, điểm đặt bút, điểm dừng bút, lia bút và viết liền mạch trong tất cả các giờ học như sau:
- Tư thế ngồi viết: Khi viết phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25- 30 cm cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, cánh tay phải cũng đặt trên mặt bàn. Khi viết bàn tay phải và cánh tay phải xê dịch từ trái sang phải.
- Cách cầm bút: Học sinh cầm và điều kiển bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở trên, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa cầm bút không được chặt quá hoặc lỏng quá dẫn đến khó điều khiển bút, ngoài ra còn có sự phối hợp cử động của cổ tay và cả cánh tay.
+ Vị trí đặt vở khi viết: Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30o nghiêng về phía bên phải.
+ Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
- Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái, điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
- Toạ độ của điểm đặt bút hay dừng bút về cơ bản toạ độ này thống nhất ở 1/3 đơn vị chiều cao của chữ có thể ở trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
Ví dụ: Điểm đặt bút của chữ “h” cao hơn đường kẻ ngang dưới 1/3 đơn vị chiều cao của chữ.
- Viết liền mạch: Là liền mạch giữa các nét trong một chữ cái, liền mạch giữa các chữ trong một chữ cái, khi viết một chữ nét bút thường đưa liền mạch từ đầu đến cuối chữ rồi sau đó mới nhấc bút lên viết tiếp các dấu (dấu chữ, dấu thanh).
Trong khi viết, một số nét trong chữ có những xê dịch cần thiết để liền mạch với nhau. 
Ví dụ: T nối liền mạch với R thì khoảng cách giữa 2 chữ cái thu gần lại hơn. Các chữ b, v nét xoắn đi xuống để gặp nét cong của chữ e. Chữ o thêm nét xoắn để nối liền với chữ n
- Kỹ thuật lia bút để đảm bảo tốc độ viết trong quá trình viết một chữ cái hay nối các chữ cái với nhau. Nét bút được thể hiện liên tục trên dụng cụ viết (bút) nhưng không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng).
- Kĩ thuật rê bút đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại của nét chữ vừa viết (dụng cụ viết chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét đứng liền sau.
d. Hướng dẫn học sinh cách đặt vị trí dấu thanh ở mỗi chữ viết.
 - Trong mỗi chữ dấu thanh bao giờ cũng phải đặt ở chữ cái ghi âm chính của vần các dấu thanh được viết trong phạm vi một ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị. (trừ thanh ngang không ghi dấu) các dấu thanh huyền ( \ ), sắc (/ ), hỏi (?) ngã ( ˜ ) đặt ở phía trên chữ cái, dấu nặng (.) đặt ở phía dưới chữ cái. 
Trong các tiếng có nguyên âm đôi nếu không có âm cuối vần thì dấu thanh đặt vào chữ cái thứ nhất của nguyên âm đôi.
Ví dụ: ca nhựa, cái thìa. 
Nếu sau nguyên âm đôi có âm cuối vần thì dấu thanh đặt vào chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi .
Ví dụ: con kiến, rượu, chuỗi cườm....
Tóm lại: Từ việc cho học sinh nắm vững tên gọi, cách viết các nét chữ cơ bản, các nhóm chữ có những nét cơ bản giống nhau giáo viên chủ nhiệm tiến hành dạy Tập viết, Luyện viết cho học sinh theo chương trình (SGK). Việc dạy Tập viết, Luyện viết được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện (hình dáng, kích cỡ chữ), thao tác viết đưa bút theo đúng quy trình viết đến biết nối các nét chữ hoa với chữ thường trong một tiếng. Kết hợp dạy kỹ thuật viết chữ với kĩ năng rèn chính tả. Nhằm tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (học sinh tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ) tự giác luyện tập và rút ra kinh nghiệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó giúp học sinh tự hình thành và trau dồi kĩ năng viết chữ bằng cách sử dụng trực quan triệt để (trực quan có thể phóng to trên bảng, chữ mẫu của giáo viên khi viết bảng, chấm bài và phê vào vở của học sinh) nhằm khắc sâu biểu tượng về chữ viết bằng nhiều cách: mắt nhìn, tai nghe, tay viết, từ đó giúp học sinh chủ động phân tích và nắm vững được hình dáng, cấu tạo của chữ mẫu để các em viết đúng, đẹp và nhanh.
 	3.2. Rèn chữ viết thông qua phân môn Chính tả 
Học sinh chỉ có thể viết đúng khi nắm được quy tắc, mẹo luật chính tả. Do đó, việc rèn chữ viết cho học sinh thông qua môn chính tả là rất cần thiết. Để giúp học sinh viết đúng, đẹp tôi thực hiện như sau:
3.2.1. Tìm ra nguyên nhân mắc lỗi 
- Học sinh viết sai lỗi chính tả chủ yếu do các em ở lớp dưới chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu nghĩa của từ, chưa chú ý khi viết chinh tả (như thiếu dấu phụ, dấu thanh)
- Do sự phức tạp của chữ quốc ngữ : các nguyên đôi ie, ươ, uô lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia.ya, uô, ua, âm đệm lại được ghi bằng hai con chữ u và o dẫn đến có nhiều vần khó viết đối với học sinh yếu (uya, uyu, uênh, oeo, uêch
- Do học sinh không hiểu nghĩa của từ, phát âm sai (iu /iêu, et/ec)
- Do học sinh không nắm được quy tắc chính tả (g chỉ được ghép với a, ă, â, o, ô, ơu, ư, còn gh, ngh đi với e, ê, i)
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương, nói như thế nào viết thế ấy (VD: ở địa bàn huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá thường nói sai các nguyên âm đôi và các tiếng có âm ch nói thành tr.
- Do các em chưa có ý thức ngồi học nghiêm túc. Chưa có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Khi viết sai các em có thói quen xóa nhiều lần. Tay cầm bút chưa đúng quy định.
 	3.2.2. Cách tổ chức thực hiện
a. Giúp các em nắm luật (nguyên tắc) viết Chính tả.
Một trong những việc làm không thể thiếu được khi luyện viết cho học sinh là giúp học sinh nắm được nguyên tắc chính tả. Vì khi viết cho dù học sinh viết đẹp và đúng mẫu chữ quy định nhưng sai lỗi chính tả dẫn đến tình trạng người đọc hiểu không đúng hoặc hiểu sai vấn đề mà mình muốn trình bày. Do đó giáo viên cần giúp cho học sinh nắm được quy tắc, meo luật chính tả.
 Ví dụ:
- Phân biệt dấu hỏi, dấu ngã: Khi một chữ của từ láy đã viết dấu huyền, dấu nặng, dấu ngã thì chữ kia phải viết dấu ngã (sẵn sàng, dữ dội, dễ dãi, đẹp đẽ ...). Khi một chữ của từ láy đã viết dấu sắc, không dấu hoặc dấu hỏi thì chữ kia phải viết dấu hỏi chứ không viết dấu ngã (như: Mát mẻ, hớn hở, vui vẻ, lẻ loi,...). 
 - Phụ âm k, (ngh, gh) đứng trước các nguyên âm : e, i, ê .
 - Phụ âm c, gh, g đứng trước các nguyên âm còn lại: o, a, u,...
 - Phân biệt r, d, gi: "gi" và "r" không kết hợp với âm đầu vần (âm đệm) trong trường hợp có âm đầu vần luôn viết "d" (như duyên nợ, doạ nạt, duy trì ...), những tiếng của từ Hán Việt mang dấu ngã, dấu nặng thì viết "d" (như: Diện tích, diệu kỳ ...) mạng dấu hỏi, dấu sắc viết "gi" (như: giả định, giáo viên, giải thích ...), trong kiểu láy âm những tiếng nào phỏng tiếng động và chỉ sự rung động đều viết "r" (rì rào, rả rích, réo rắt ...)...
 - Từ có âm đầu là m, n, nh, v, l, d, thì viết là dấu ngã:
 Ví dụ: M: mĩ mãn, mã lực, cần mẫn
 N: Nỗ lực, trí não, nữ giới
 NH: nhẫn nại, nhẵn bóng, nhõng nhẽo
 V: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trụ,võ nghệ
 L: lễ phép, lữ hành, kết liễu, lạnh lẽo
 D: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành
 b. Giúp các em hiểu nghĩa từ để viết đúng:
Học sinh khó có thể viết đúng khi không hiểu nghĩa của từ. Do đó, để học sinh viết đúng giáo viên cần lưu ý giúp cho học sinh hiểu nghĩa của từ để từ đó giúp cho học sinh viết đúng.
Ví dụ: Trung/ chung: "Trung" có nghĩa là "ở giữa, ở trong" (viết tập trung, trung tâm, không trung, trung bình) hết lòng vì người khác, hết lòng vì nước (trung thành, trung hiếu, t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc