Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

Trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có những trường học chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của học sinh, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp nên đâu đó còn cảnh xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt, cáu giận, sĩ nhục học sinh. đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện tiêu cực ở học sinh.

 Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như internet, game. đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi game, đánh bạc. là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật.

 Những học sinh cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung.

 

docx 31 trang hoathepmc36 15873
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh có hoàn cảnh đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
Tôi đã từng nghe câu nói: “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện. - Vijaya Lakshmi Pandit ”. 
Điều đó cho thấy vị trí quan trọng của việc giáo dục nhân cách học sinh trong nhà trường phổ thông. Có một nhân cách tốt ắt sẽ có một tư duy tốt. Và hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm chính là người có nhiều cơ hội nhất để hình thành và giáo dục nhân cách học sinh song song với sự định hướng giáo dục của gia đình người học.
 Quản lí lớp học là công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Trong thực tế, không phải tập thể lớp nào cũng tốt, cũng tụ hội những học sinh thuần tính, chăm ngoan, học giỏi. Việc quản lí một tập thể lớp với nhiều cá tính, nhiều hoàn cảnh đặc biệt, phức tạp đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải tích lũy cho mình một bản lĩnh chủ nhiệm. Công tác này cần sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên. Không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lí lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Bản thân tôi đã giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm được hơn 10 năm, trong quá trình làm việc tôi đã tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh học sinh khác nhau, từ đó rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ và mong muốn được đóng góp một vài ý kiến của mình về phương pháp quản lí lớp học, với hi vọng ý kiến đó sẽ phần nào trở thành tài liệu tham khảo cho nhà giáo làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
Với lý do trên tôi đã thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp: “Một số biện pháp giáo dục học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.”
Sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện. Hoàn thiện nhân cách và năng lực làm việc cho học sinh.	
	Xây dựng thói quen tích cực, lối sống lành mạnh, tư duy trong sáng trong học sinh.
	Cuốn học sinh hòa đồng vào các hoạt động tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mỗi cá nhân đối với các hoạt động của lớp.
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
Các giải pháp cũ thường làm:
	- Các giải pháp truyền thống thường sử dụng: Phê bình, kỷ luật, nêu gương.
 - Nhược điểm: Cách làm truyền thống ít phát huy được hiệu quả nếu không có sự kết hợp với các phương pháp trò chuyện, tâm lý. 
Tính mới của các giải pháp được trình bày trong sáng kiến
- Các giải pháp của sáng kiến đã phần nào thúc đẩy sự tự giác, tích cực, chủ động muốn hoàn tiện bản thân của học sinh.
- Các giải pháp tạo ra môi trường cho người học hoạt động, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách.
- Các giải pháp đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, đề cao tính nhân văn trong giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Sáng kiến đã được áp dụng lần đầu thực tiễn tại lớp 11A8 (năm học 2017 – 2018) trường THPT Hàn Thuyên. Sau khi áp dụng sáng kiến, chất lượng học sinh của lớp 11A8 có tiến bộ rõ rệt cả về đạo đức lẫn học tập.
3. Đóng góp của sáng kiến
Sáng kiến là tài liệu tham khảo cho giáo viên chủ nhiệm trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo bộ môn, phụ huynh học sinh. Sáng kiến có thể áp dụng ở nhiều lớp học và cấp học khác nhau.
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng chung.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởngvới lối sống ích kỉ, thực dụngđang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên.
Đối với lứa tuổi học sinh, phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè, cờ bạc... đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên lầm lì ít nói, có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó cũng có những hành vi cử xử không tốt với mọi người....Hình thành nên tính cách cá biệt trong học sinh.
	Trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có những trường học chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của học sinh, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp nên đâu đó còn cảnh xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt, cáu giận, sĩ nhục học sinh... đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện tiêu cực ở học sinh.
	Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như internet, game... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi game, đánh bạc... là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật.	
	Những học sinh cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung.  
          Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông học sinh Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai đang ngày càng xuống dốc. Không những vậy, có những học sinh còn tỏ thái độ vô lễ với giáo viên, làm ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, ... Do họ nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến thoải mãi. Học sinh ngày nay tiếp cận quá nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, truyền hình cáp, internet... nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Nguy hiểm hơn là các phim ảnh đồi trụy có tác động tiêu cực đến nhân cách các em. Đau lòng hơn nữa số đông trong những em đó gia đình đâu có khá giả gì... 
	Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn học sinh đã nỗ lực hết mình cho việc học tập. Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đáng xúc động hơn có những em học sinh xuất thân trong những gia đình nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học tập, các em đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ. Các em mãi là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam - Một tương lai tươi sáng đang chờ các em ở phía trước.
1.2. Thực trạng tại trường THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh.
	Học sinh trường trung học phổ thông Hàn Thuyên Bắc Ninh đa phần là con em các gia đình thuộc địa bàn thành phố Bắc Ninh. Đây là nơi tập trung phần đông dân cư có trình độ dân trí cao, có tiềm năng kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tập trung nhiều các mặt trái của xã hội so với toàn tỉnh. 
	Nằm trong địa bàn như vậy, học sinh trường Hàn Thuyên có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường học tập và xã hội tiên tiến. Có cơ hội học tập giao lưu không chỉ trong mà còn ở ngoài tỉnh. Có cơ hội tham gia các cuộc thi, các đợt giao lưu văn hóa với quy mô liên trường, liên tỉnh.
	Bên canh rất nhiều thuận lợi thì học sinh Hàn Thuyên phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Đó là đầy dãy những tệ nạn xã hội ở môi trường xung quanh (đây chính là mặt trái của cuộc sống thành thị). Nếu gia đình, học sinh và nhà trường không có sự phối hợp tốt thì các em rất dễ xa vào các hoạt động vui chơi tiêu cực, thậm chí cờ bạc, đánh nhau
	Không ít học sinh trong trường có hoàn cảnh rất đặc biệt: có em mồ côi cha mẹ, có em bố mẹ đều bị bệnh hiểm nghèo, có em bố mẹ ly hôn, có em bản thân cũng mang bệnh hiểm nghèo Trong số các em học sinh ấy, không ít em đã tự biết vươn lên trong học tập, lấy khó khăn của bản thân làm động lực cố gắng vươn lên. Nhưng cũng còn có những em mang mặc cảm tự ti, hoặc tâm lý đổ lỗi cho gia đình cho xã hội, tự cho bản thân quyền đưuọc lười biếng, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi đua đòi.
1.3 Thực trạng tại lớp 11A8 (năm học 2017 – 2018) trường THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh
           Lớp 11A8 (năm học 2017 – 2018) trường trung học phổ thông Hàn Thuyên Bắc Ninh là một tập thể có nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó, đây là tập thể lớp chứa đựng nhiều cá tính khác nhau, bước đầu không dễ tiếp cận, không dễ hòa nhập. 
	Em Nguyễn Thị Thùy Linh là một học sinh có tố chất tốt, tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng suy nghĩ của em lại rất tiêu cực. Nguyên nhân là do mối quan hệ bất hòa của bố mẹ, bố mẹ thường đổ lỗi cho nhau mỗi khi gia đình em có chuyện. Em mất niềm tin vào gia đình, thường xuyên nói dối đi chơi điện tử
	Em Lê Danh Sơn, em Trần Anh Tuấn là những học sinh trầm tính, lười học và tiếp thu bài rất chậm. Em làm sai một việc nhưng ngay lúc đó em phải cãi lại bằng được để phủ nhận việc nhận xét của người khác về hành động của em. Nguyên nhân là do sự kỳ vọng, nâng cao thành tích của bố mẹ đối với con cái mà không quan tâm thực tế năng lực của con em mình đến đâu.
	Em Nguyễn Vũ Đạt, em Nguyễn Thúy Hằng là học sinh chậm tiếp thu, còn lười học. Nguyên nhân là do em đã quá nhờn với những hình thức kỷ luật (đuổi khỏi nhà,sau đó lại xoa dịu) của bố mẹ.
	Em Nguyễn Trọng Đạt, nguyễn Hữu Hoàng, Nguyễn Trường Sơn là những học sinh thiếu may mắn trong cuộc sống (hoặc bố mất, hoặc mẹ bị tai nạn mất sưc lao động, hoặc bố nghiện mẹ bỏ đi) nên trong các em đều ẩn chứa những tâm sự.
	Từ việc nghiên cứu hoàn cảnh của từng học sinh, đặc biệt là những hoàn cảnh không bình thường, tôi tìm ra những phương pháp tối ưu để từng bước cảm hoá giáo dục các em học sinh có tính cách tiêu cực và động viên khích lệ các em học sinh biết vượt khó vươn lên trong học tập.   
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
 	Ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh họat Đoàn, 10 phút đầu buổi học, các hoạt động ngoại khoá ...để giáo dục đạo đức học sinh. Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ngoài những biện pháp giáo dục chung, giáo viên chủ nhiệm cũng cần có biện pháp giáo dục đặc thù.
	Việc giáo dục các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt không đơn thuần là nhìn nhận những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành động thiếu chuẩn xác hay những vui buồn ẩn chứa trong con người các em, khi đã xác định được nguyên nhân chúng ta mới tìm ra biện pháp giáo dục và biện pháp khích lệ động viên phù hợp. 
2.1. Biện pháp 1: Giáo dục bằng tâm lý
	Quan hệ thầy trò vốn là mối quan hệ tách biệt từ ngàn xưa. Trong nền giáo dục hiện tại, quan hệ đó đã được thay đổi, thầy trò ngày nay có tình cảm thân mật gắn bó hơn, có như vậy thì chúng ta mới thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục toàn diện được. Bởi có quan hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư nguyện vọng của các em, qua đó chúng ta mới có những biện pháp giáo dục thích hợp.
	Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt việc gần gũi với các em quả là một vần đề không đơn giản, nếu giáo viên chủ nhiệm thiếu tế nhị thì khó mà có thể gần gũi với các em được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lới xúc phạm đến các em ... đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các em thường xuyên vi phạm hoặc các em rất ngoan nhưng lại sống khép mình ít giao lưu nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
	Để thấy được hết cá tính của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần tạo được mối quan hệ gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ đễ cảm hóa được các em. Khi có được mối quan hệ tốt, các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với giáo viên chủ nhiệm mà không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em.
Giáo viên chủ nhiệm nên thay đổi cách cư xử trong lớp học dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành vi đúng.
Giáo viên cần ghi nhận những cố gắng và kết quả mà các em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ của trường. Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình, kích thích sự tích cực của mỗi cá nhân trong lớp học.
Giáo viên cần tuyên dương học sinh có tiến bộ trong mỗi tuần. Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên sẽ có sức mạnh cổ vũ sự tự ý thức của học sinh.
Giáo viên nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tích cực chủ động ở các em. Hãy để học sinh cảm nhận được sự tin tưởng của thầy cô dành cho chúng. Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của giáo viên trên lớp sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trò. Giáo viên sẽ không thuyết phục được học sinh nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân không chuẩn mực và thiếu đi sự chân thành. Cho nên, mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về nhân cách để học sinh noi theo.
Quan tâm đến những khó khăn của học sinh: Giáo viên nên tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh của từng học sinh và đặc biệt chú ý đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm do cha hoặc mẹ mất sớm, cha mẹ li hôn, gia đình bất hòa, cha mẹ thiếu sự quan tâm. Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này thường dễ có thái độ sống buông thả, bất cần; vi phạm nội quy lớp học. Giáo viên lúc này không chỉ đóng vai trò là người thầy mà còn là người bạn gần gũi, thân thiện, được học sinh tin tưởng tâm sự, sẻ chia những khó khăn, vướng mắc của mình. Giáo viên cần lắng nghe và gợi ý, định hướng cho học sinh giải quyết những khó khăn đang gặp phải.
Ví dụ: Em Nguyễn Thúy Hằng - học sinh lớp 11A8 là một học sinh học rất yếu, em thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm rất kém ở các bài kiểm tra, em chán nản và có ý định bỏ học đi bán hàng hand made. Tôi rất khó liên lạc với bố mẹ em, họp phụ huynh học sinh thì chị gái của em đến. Em hòa đồng với bạn bè trong các hoạt động ngoại khóa nhưng lại thu mình vào trong mỗi giờ học.
	Thấy vậy tôi tìm cách gần gũi em bằng cách: Trong tuần học thứ 5 em không làm bài 2 lần đều bị điểm 1 và giáo viên bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài- Lẽ ra như các tuần trước, những em không học bài thì bị phê bình trước lớp, buộc viết bản cam kết, nhưng để có thể gần gũi em tôi không phê bình việc không thuộc bài cũ mà trong tiết sinh hoạt này tôi chỉ chú ý đến việc phê bình các em còn mất trật tự trong tiết học, tôi tìm cách tuyên dương em: (bạn Hằng là một học sinh học rất yếu, tuy vậy bạn rất có tinh thần tập thể, trong các tiết học bạn đều nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài, không gây ảnh hưởng đến các bạn khác, bạn tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa của lớp...). Sau lần tuyên dương ấy em Hằng có một thái độ khác, tôi nhận thấy em có mong muốn gần gũi với mọi người hơn. Thế là trong buổi lao động tôi tìm cách tâm sự cùng em, dần dần mối quan hệ giữa tôi và em ngày thêm gần gũi, lúc đó em mới thật sự thổ lộ hết mong muốn của mình. Em tâm sự với tôi rằng: “Em học yếu, đó là điều em luôn mặc cảm, việc học đối với em như một gánh nặng, gia đình em chẳng ai giúp được gì cho em, bố mẹ em không mấy khi ở nhà, nhưng lại luôn quản thúc và trách mắng em trong mọi chuyện. Em thích những đồ vật nhỏ nhỏ xinh xinh tự làm nên em có mong muốn mở một cửa hàng bán đồ hand made...” 
	Biết được tâm tư, nguyện vọng của em, tôi động viên em học, trong các giờ học tôi thường xuyên quan tâm em nhiều hơn, trao đổi với giáo viên bộ môn tạo điều kiện tốt hơn để em tự tin trong học tập, phân công các em học sinh giỏi ở gần nhà đến giúp đỡ. Còn ở lớp - tôi xếp một em học sinh giỏi, nhiệt tình ngồi cạnh để quan tâm nhiều đến Hằng hơn. Dần dần em tự tin hơn trong các giờ học, em nỗ lực cố gắng và đã có những tiến bộ rõ nét, năm học lớp 10 em xếp loại học lực trung bình nhưng học kỳ 1 lớp 11 em đã đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
 	Trường hợp em Nguyễn Trọng Đạt là một học sinh nằm trong một hoàn cảnh đặc biệt, bố mất sớm, một mình mẹ nuôi em ăn học, vất vả vì công việc, thu nhập ít, đời sống không mấy dư dả. Trọng Đạt biết thương mẹ nhưng chưa thực sự cố gắng vươn lên trong học tập. Em ham chơi thậm chí có giai đoạn nói dối đi học để đi chơi điện tử.
	Sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích hoàn cảnh của Trọng Đạt, tôi gặp riêng em sau giờ học cuối cùng của ngày thứ bảy - cả lớp đã ra về tôi gọi em ở lại. Tôi bắt đầu từ việc hỏi thăm gia đình em, mẹ em thế nào? hiện nay còn bán hàng không? cô nghe nói vừa qua mẹ em bị ốm nặng bây giờ thế nào rồi... trước sự quan tâm chân tình của cô giáo chủ nhiệm, với bản tính lương thiện của trẻ em- Trọng Đạt nói chuyện với tôi chân tình. Khi thấy em không ngần ngại gì trong tâm sự cùng tôi, tôi bắt đầu gợi ý nhắc nhở từng vi phạm của em, chú ý trong các vi phạm của em tôi đều đưa em vào thế bị lôi kéo theo bạn mà hư. Tôi dùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em: “Em là niềm an ủi duy nhất đối với mẹ - mẹ là chỗ dựa duy nhất của em, mẹ tần tảo nuôi em ăn học là muốn em trở thành người tốt, bao vất vả nặng nhọc mẹ đều gánh chịu để em được có điều kiện tốt mà học tập bằng bạn bằng bè, thế mà vừa rồi cô nghe mẹ bị bệnh là do biết em theo các bạn trốn học đi chơi... em không thương mẹ sao?”. Nói đến đây, tôi thấy đôi mắt em chớp chớp, rưng rưng... Tôi đã cảm hoá được em, từ đó tôi thường xuyên trao đổi với em, mỗi lần trao đổi riêng, tôi đều tìm cách khen ngợi những tiến bộ của em.
	Một trường hợp khác, gia đình kinh tế khá giả, cha mẹ buôn bán, lo việc kinh doanh không quan tâm đến việc học tập của con em, như gia đình em Trần Anh Tuấn. Anh Tuấn là một học sinh lười học nhưng có khả năng tiếp thu khá. Em thường trốn học đi chơi, và khi bị phát hiện em đều đưa ra rất nhiều lý do để bao biện. Đáng buồn là chính gia đình em cũng bao che cho những sai phạm của con mình. Với Anh Tuấn tôi dùng biện pháp khác, tôi theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là tôi biết ngay và mỗi lần trao đổi với em tôi đều đưa ra những chi tiết rất chính xác, ví dụ: “sáng nay em bỏ học tiết 2, 3 đi chơi điện tử ở quán...., sáng thứ ba em xin nghỉ học với lý do đau đầu nhưng cô gọi điện về gia đình thì bố mẹ nói em đã đi học từ sángTất cả việc làm của em cô đều biết, em biết vì sao cô biết nhiều về em như vậy không? em biết vì sao cô quan tâm tới em nhiều không? Bố, mẹ bận bịu công việc cốt tạo sự nghiệp và cũng là tạo điều kiện để em ăn học, lo cho tương lai của em

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_co.docx