Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT

Mục tiêu giáo dục của bậc THPT là “ Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THPT và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học ĐẠI HỌC, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống. ”. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường THPT, hạn chế được những đối tượng HS yếu về mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường THPT hiện nay một bộ phận học sinh cá biệt dường như trường nào cũng có. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp ở nhiều năm bản thân tôi đã gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả.

 Là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm cùng với việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ để đem đến cho các em những tri thức quý báu, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: làm thế nào để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển về mọi mặt mới là một con người mới XHCN. Vì vậy, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm về “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT”. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất chất lượng giáo dục hiện nay.

 

doc 15 trang thuychi01 6441
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
1.1
1.2
1.3
1.4
 Mở đầu
 Lý do chọn đề tài:
 Mục đích nghiên cứu:
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu
1
1
1
4
4
2
2.1
2.2
2.3
 2.4
 Nội dung
Cơ sở lý luận:
 Thực trạng: 
 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
4
4
5
6
12
3
3.1
3.2
 Kết luận
Kiến nghị
 Kết quả
13
13
13
A. MỞ ĐẦU
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Mục tiêu giáo dục của bậc THPT là “  Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ  nghĩa có trình độ học vấn THPT và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học ĐẠI HỌC, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống... ”. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường THPT, hạn chế được những đối tượng HS yếu về mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường THPT hiện nay một bộ phận học sinh cá biệt dường như trường nào cũng có. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp ở nhiều năm bản thân tôi đã gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả.
	 Là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm cùng với việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ để đem đến cho các em những tri thức quý báu, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: làm thế nào để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển về mọi mặt mới là một con người mới XHCN. Vì vậy, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm về “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT”. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất chất lượng giáo dục hiện nay.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 1. Thực trạng:
 Ở bậc THPT môi trường sống và sự phát triển tâm sinh lí của các em có sự thay đổi. Tất cả sự thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của học sinh THPT có sự thay đổi về chất so với các lứa tuổi trước. Đây là lứa tuổi khủng hoảng trong sự phát triển tâm lý hết sức phức tạp và đầy mâu thuẫn mà thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của người lớn do thiếu hiểu biết đặc điểm và những khó khăn của các em mà một số em không vượt qua được giai đoạn này hình thành những thái độ, hành vi không tốt, vì vậy so với học sinh bậc THCS học lứa tuổi này dễ xuất hiện những học sinh khó giáo dục. Do đó người giáo viên cần tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để giúp đỡ một số HS có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống tập thể, không thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của người học sinh hoặc thiếu văn hóa đạo đức trong việc ứng xử với mọi người, đồng thời không có động cơ học tập nên kết quả học tập yếu, kém, 
 Trong quá trình làm công tác giáo dục chúng ta đã từng buồn phiền biết bao khi gặp phải những học sinh chưa ngoan. Biểu hiện của những học sinh này rất đa dạng, có thể xếp vào mấy nhóm hành vi sau:
 Ở trong trường: thiếu ý thức tổ chức kỹ luật như chây lười trong học tập, lao động và sinh hoạt tập thể. Học bài, làm bài không đầy đủ. Trốn giờ học, giờ sinh hoạt. Quay cóp khi thi, kiểm tra. Ăn mặc lố lăng không tuân thủ quy định chung của trường. Thiếu lễ phép, phá phách tài sản của trường, của bạn; Gây gỗ đánh nhau với bạn bè trong lớp trong trường, doạ nạt cán bộ lớp, nói tục, chửi thề .
 Ở ngoài trường: thiếu lễ phép với cha mẹ, người lớn, nói dối gia đình, đánh nhau, ăn quà, trốn học chơi điện tử,.
 Tình trạng học sinh yếu kém về mặt đạo đức đã làm cho cha mẹ thầy cô hết sức lo âu, trăn trở. Nhiều giáo viên chủ nhiệm khẳng định xoá bỏ được tình trạng yếu kém về đạo đức trong lớp là cơ sở để thành công đối với mọi công tác khác.
 Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài phức tạp, phải vận dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau.
 2. Kết quả - hiệu quả của thực trạng:
 Giáo dục đạo đức cho học sinh đã được nhiều người bàn đến bởi lẽ đạo đức là nền tảng tạo nên nhân cách tốt đẹp của mỗi con người và được coi trọng. Trước cảnh xã hội phức tạp như hiện nay, các em học sinh tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng ảnh hưởng xấu đến nhân cách. Tuy nhiên, dường như chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo đức cho con trẻ. Cha ông ta đã có câu: “ Tiên học lễ hậu học văn”, đành rằng là thế nhưng hiện nay vấn đề học sinh vi phạm đạo đức lại rất phổ biến trong các nhà trường. Xin kể ra đây một số trường hợp cho thấy những biểu hiện học sinh vi phạm đạo đức. Đã không ít học sinh vì có nhiều điểm kém nên không dám đưa sổ liên lạc cho cha mẹ biết, rồi mượn người khác phê, ký vào sổ liên lạc để nộp lại cho nhà trường. Có học sinh không muốn cho bố mẹ dự họp phụ huynh nên không đưa giấy mời của nhà trường khi có những cuộc họp cần thiết hoặc các em nhờ người khác đến để họp hộ mà không phải người thân trong gia đình. Có học sinh lấy tiền học phí, tiền học thêm đi đánh điện tử và ăn quà. Về phía gia đình, cũng có những cha mẹ thấy con ngày nào cũng đi học, đến cuối năm kết quả học tập của con bị xếp loại yếu thì mới biết là mấy tháng trời con thường bỏ giờ để đi chơi điện tử. Có không ít những cha mẹ mải mê với công chuyện làm ăn “ trăm sự nhờ thầy cô ”. Cũng có những gia đình quá nuông chiều con, khi biết con hư thì đã quá muộn, lại đổ lỗi cho nhà trường, thậm chí cư xử không đúng với thầy cô giáo. Về phía nhà trường, cũng có những giáo viên chủ nhiệm không nắm chắc tình hình học sinh, đối xử không công bằng với học sinh, nhận xét, phê học bạ chung chung thậm chí trái ngược, ít quan tâm liên lạc với gia đình học sinh. 
 Ngày nay ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới cho việc giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên phẩm chất đạo đức học sinh là kết quả tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và chúng có mối quan hệ gắn kết với nhau. Vì vậy giáo dục nhân cách cho học sinh nhất là học sinh cá biệt là rất cần thiết và cấp bách để giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi. Do đó bản thân tôi đã nảy sinh nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh cá biệt.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Lớp 11B: Gồm những học sinh cá biệt sau: 
 - Nguyễn Văn Hùng.
 -Nguyễn Đình Phúc
 - Trần Văn Thống.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
+ Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet và kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp điều tra:
+ Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
+ Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 10B trường THPT Nga Sơn năm học 2016-2017 
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái thiếu cân bằng ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá chiều chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên GVCN lớp cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp.
	Thông thường trong khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường quan tâm đến những đối tượng học sinh cá biệt nổi trội mà ai cũng nhìn thấy được, từ đó GVCN tìm hiểu tính cách cá biệt của các em do những nguyên nhân nào để có hướng giáo dục thích hợp. Có những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được phương pháp giáo dục thích hợp.
	Để giáo dục học sinh cá biệt người giáo viên chủ nhiệm phải thật nhẫn nại, tỉ mỉ, tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì và cần có một phương pháp đúng dắn thì sẽ đạt được hiệu qua cao trong việc thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Giáo viên coi việc giáo vục học sinh cá biệt như một “ thử thách” cần phải vượt qua, đừng coi đó như một tai nạn, một nỗi đau hay sự đen đủi khi được giao làm công tác chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt. Giáo viên cần hiểu rõ lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cần đến chúng ta.
 	Đối với mỗi giáo viên chúng ta vấn đề quan trọng là nắm vững tri thức khoa học để truyền thụ cho các em học sinh. Đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Giáo dục đạo đức cho học sinh cũng là một mặt trong nhà trường THPT. Trong giáo dục đạo đức thì khó khăn nhất, lo ngại nhất là giáo dục học sinh yếu kém đạo đức. Từ học sinh yếu kém, cá biệt về đạo đức đến trẻ em lang thang, phạm pháp cũng không xa lắm, vì có một số học sinh cá biệt đã có hành vi phạm pháp. Vì vậy, là một giáo viên chủ nhiệm trong quá trình hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh giáo viên cần phải có những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng cá biệt để giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình.
II. THỰC TRẠNG: 
	Các em học sinh cá biệt được nêu trong đề tài không phải tự nhiên các em có những hành vi như thế mà do nhiều nguyên nhân đem lại cụ thể: 
	1. Nguyên nhân khách quan:
	 a) Nguyên nhân về phía gia đình:
	Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và là môi trường giáo dục suốt đời đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, thời gian các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè bê bết... đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng HS trở nên lầm lì ít nói, có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó cũng có những hành vi cử xử không tốt với mọi người....Hình thành nên tính cách cá biệt trong HS
	b) Nguyên nhân về phía nhà trường :
	 Nhà trường là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, ở đây các em được học tập, được hiểu biết, được giao lưu với bạn bè ở địa phương, cộng đồng, được tham gia nhiều hoạt động mang tính xã hội, giúp cho quá tình xã hội hóa cá nhân phong phú toàn diện hơn nên các em được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp như xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt, cáu giận, xỉ nhục học sinh,... và cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với các em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy, làm mất lòng tin đối với các em nên một số em có thái độ chống đối.
	c) Nguyên nhân về phía môi trường xã hội:
	Giáo dục xã hội là hoạt động của các tổ chức, các nhóm xã hội có chức năng giáo dục theo quy định của pháp luật hoặc các chương trình giáo dục trên các phương tiện thông tin đai chúng. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi da, caraoke,... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi a, ... là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, nói dối bố mẹ xin tiền để nộp cho nhà trường.
	Nga Trung là một xã nghèo vùng quê, gần chợ gần các dịch vụ quán điện tử, vì thế một bộ phận HS dễ bị lôi cuốn bởi những thói hư, tật xấu của môi trường xã hội xung quanh .
	2. Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em:
	 Sự thay đổi về tâm lí mà các em không vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này thì dẫn đến những em HS cá biệt, ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn chống đối, nghịch ngợm. Bởi lẽ, những em này thường xuyên bị bạn bè thầy cô cười chê, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung để thể hiện sự nổi trội của mình.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Danh sách và những biểu hiện học sinh cá biệt:
STT
Họ và tên
Những biểu hiện
1
Nguyễn văn Hùng
-Lười học bài cũ, nói chuyện, không ghi bài, không chú ý trong bài học
- Bỏ tập thể dục giữa giờ, bỏ sinh hoạt tập thể, nói tục, đánh nhau, bỏ học vô lí do.
-Chơi diện tử,
2
Nguyễn Đình Phúc
-Chưa chú ý học.
-Thầy cô nhắc nhở có biểu hiện chống chế, nói dối bố mẹ,nghỉ học nhiều không có lý do.
-Thường xuyên không ghi bài, không làm bài tập, quay cóp trong giờ kiểm tra.
3
Trần Văn Thống.
-Nói leo, nói tự do trong giờ học, bỏ giờ, nghỉ học vô lý do, phá phách tài sản của nhà trường.
- Không ghi bài và không làm bài tập.
- Đánh nhau,
2. Quá trình thực hiện:
 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt là một quá trình phức tạp. Vì vậy, giáo viên cần có biên pháp pháp cụ thể.
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, sinh lý, khả năng của từng học sinh để từ đó phân loại đối tượng:
 Để giáo dục đạo đức cho các em học sinh cá biệt trước hết GVCN cần các em để nắm bắt được thông tin của các em về hoàn cảnh gia đình, năng lực của từng em, nhu cầu của em là gì? Nhóm bạn em chơi,.Nguyên nhân dẫn đến thói hư tật xấu.Từ đó chúng ta mới có hướng giải quyết cụ thể, thích hợp cho từng em. Chẳng hạn với 3 học sinh cá biệt lớp tôi, sau khi có những thông tin cần thiết về các em tôi đã xác định được việc giáo dục đạo đức cho từng em không thể giống nhau.
Ví dụ: Trường hợp em Hùng có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt bố mẹ mất sớm, em ở với ông bà nội già yếu không có sự quan tâm của gia đình em thường xuyên bỏ học chơi điện tử, đến lớp không thuộc bài, không làm bài tập và không ghi bài đầy đủ, về nhà nói dối ông bà. Sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích hoàn cảnh của Hùng, tôi gặp riêng em sau giờ học cuối cùng của ngày thứ bảy- cả lớp đã ra về tôi gọi em ở lại để khuyên nhủ em, trước mặt tôi em rất ngoan ngoãn không có biểu hiện gì. Tôi bắt đầu từ việc hỏi thăm gia đình em, mẹ em thế nào? Ông bà ra sao? ai cung cấp tiền cho em ăn học, trước sự quan tâm chân tình của cô giáo chủ nhiệm - Tùng nói chuyện với tôi chân tình. Khi thấy em không ngần ngại gì trong tâm sự cùng tôi, tôi bắt đầu gợi ý nhắc nhở từng vi phạm của em, chú ý trong các vi phạm của em tôi đều đưa em vào thế bị lôi kéo theo bạn mà hư. Tôi dùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em: Em là niềm an ủi duy nhất đối với ông, bà và ông bà là chỗ dựa duy nhất của em, ông bà già yếu nhưng vẫn tần tảo dành tiền và thời gian cho em học muốn cho em trở thành người tốt, thế mà vừa rồi cô nghe ông bị ốm nặng do biết em thường xuyên nghỉ học đi chơi điện tử,.em không thương ông bà sao? Nói đến đay tôi thấy em khóc và em hứa với tôi từ nay không bỏ học đi chơi điện tử nữa. Tôi đã cảm hóa được em. Sau mỗi lần trao đổi với em tôi thấy em có sự tiến bộ trong học tập và không còn đi bỏ học đi chơi điện tở nữa và tôi đã tìm cách khen ngợi những tiến bộ đó của em.
Hay trường hợp của em Thống gia đình em kinh tế tương đối khá giả, song bố mẹ mải đi làm từ sáng đến tối mới về nên không có ai kèm cặp sát sao đến việc học hàng ngày của em, bố mẹ em thường xuyên cho em tiền nên sẵn có tiền mà em thường xuyên ăn quà, chơi điện tử, đến lớp bài tập không làm,. Với em Thống tôi dùng biện pháp khác tôi theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là tôi biết ngay và mỗi lần trao đổi với em tôi đều đưa ra những chi tiết rất chính xác, ví dụ chiều nay em bỏ học tiết 2, 3 đi chơi điện tử ở quán.... với em..., sáng thứ ba em xin nghỉ học với lý do đau bụng nhưng cô biết em chơi điện tử với ban...lớp ....Tất cả việc làm của em cô đều biết, em biết vì sao cô biết nhiều về em như vậy không? em biết vì sao cô quan tâm tới em nhiều không? Bố, mẹ bận bịu công việc cốt tạo sự nghiệp và cũng là tạo điều kiện để em ăn học, lo cho tương lai của em, nhiều bạn gia đình vất vả mà các bạn vẫn cố gắng học tốt như bạn Đạt, bạn Huyền,... còn em có điều kiện tốt mà không lo học tập. Chơi bời với các bạn thời gian rồi sẽ chán, em có thể chơi cả đời được không? nếu bây giờ không lo học thì sau này em có thể làm được gì? rồi bố mẹ em sẽ ra sao? có xấu hổ với mọi người vì đã có một đứa con như em không? Dần dần học sinh Thống thấy được cái sai của mình và cũng đã sửa đổi.
Hoàn cảnh gia đình em Nguyễn Đình Phúc mẹ đi làm xa, bố công việc không ổn đinh nên rượu chè say khướt suốt. Khi em mắc lỗi không rõ nguyên nhân thế nào là bố em đã cho em những trận đòn đau và những câu chửi thô tục. Có lẽ vì thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình nên việc học của em ngày càng sa sút, chá nản. Không hiểu bài dẫn đến ngại học, đồng thời ảnh hưởng thói xấu của bố em thường hay nói tục với bạn bè.
 Sau nhiều lần gặp gia đình tôi cũng đã phân tích điều hay lẽ phải và tác dụng của việc giáo dục học sinh trong gia đình thì bố mẹ em đã nhận ra điều chưa làm được của chính mình. Từ đó trước mặt em Phúc bố em không còn nói tục và đã quan tâm đến việc học tập của em nhiều hơn.
 Đồng thời trong các giờ dạy tôi giành thời gian quan tâm đến em nhiều hơn nhất là qua các giờ luyện tập nhằm giúp em củng cố và nắm vững kiến thức trọng tâm bài học và em đã có tiến bộ rõ rệt. Đối với em là học sinh cá biệt, khi em có một việc làm tốt là tôi tuyên dương trước lớp ngay.
 Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, để giáo dục đạo đức cho học sinh khi cần thiết chúng ta vẫn có thể dùng phương pháp trách phạt.
 Trách phạt là phương pháp tác động đến nhân cách học sinh biểu hiện thái độ không tán thành của thấy cô giáo, buộc học sinh từ bỏ hành vi có hại cho bản thân, cho lớp , trường và điều chỉnh sự ứng xử cho đúng mực. Tuỳ theo hành vi và việc làm sai trái mà ta có hình thức trách phạt khác nhau: nhận xét của giáo viên, phê bình trước tổ, trước lớp, phê vào sổ liên lạc.Sau khi trách phạt giáo viên và tập thể lớp phải theo dõi giúp đỡ học sinh sửa chữa khuyết điểm.
 Đối với trường hợp emTrần văn Thống, Nguyễn Đình Phúc – các em đều là con một trong một gia đình khá giả. Sống trong cuộc sống đủ đầy nhưng có lẽ do công việc nên bố mẹ không có điều kiện sát sao hơn trong học tập của con. Mỗi lần các em muốn được đi đâu đó với bố mẹ nhưng đều không có điều kiện. Do chưa có ý thức tự chủ, lại chán cảnh sống như vậy nên các em rủ nhau tụ tập tìm ra những trò chơi mới. Từ chỗ ham chơi đến chán học. Các em cho việc đến trường chỉ là hình thức đối phó với cha mẹ nên việc phi phạm nội quy, quy định của trường lớp là việc thường xuyên.
 Sau khi tìm hiểu nguyên nhân tôi đã phân tích phải trái các em vẫn chưa nhận ra lỗi lầm của mình. Tôi cố gắng gặp trực tiếp gia đình để nói rõ khuyết điểm của các em. Kết hợp giữa

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.doc
  • docBia Sang kien kinh nghiem.doc