Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông
Cơ sở lý luận của vấn đề.
1.1. Căn cứ vào vai trò vị trí, tầm quan trọng, nhiệm vụ chức năng của GDĐT . Đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước về công tác GDĐT trong tình hình hiện nay.
- Đảng CSVN qua các kỳ Đại hội luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo, thấy rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đảng, của đất nước. Mục đích, phương trâm của giáo dục đào tạo ở mỗi thời kỳ có thể khác nhau song tựu chung lại đều thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ đó là đào tạo nguồn nhân lực vừa “hồng” vừa “chuyên”: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng”.
1.2. Trong tình hình hiện nay để xây dựng một “Nhà nước pháp quyền”, một “Xã hội công dân”. Đảng và nhà nước ta đã có hàng loạt các chủ trương, đường lối về PBGDPL cho mọi người trong đó có các đối tượng là học sinh:
+ Chỉ thị số 32 – CT TW ngày 9/12/2013 của Ban bí thư TW Đảng đã ban hành công tác PBGDPL trong đó có GDPL trong nhà trường:
+ Sở GD&ĐT Lào Cai vẫn chủ động đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học vào kế hoạch PBGDPL hàng năm và phối hợp tổ chức triển khai đến cán bộ, giáo viên và học sinh các trường: Công văn số 1448/SGD&DDT-GDTrH ngày 25/10/2013 về vệc dạy học môn GDCD trong nhà trường.vv.
Đặt vấn đề Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, chúng ta muốn xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN” và một “Xã hội công dân” đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Song hệ thống pháp luật đó có đến được với mọi tầng lớp nhân dân để họ có ý thức thực hiện và chấp hành pháp luật lại phụ thuộc vào công tác phổ biến , tuyên truyền giáo dục pháp luật của Đảng, nhà nước. Bằng nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, Bộ Giáo dục đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông những bài học nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh. Để đạt được mục tiêu giáo dục về công tác này ngày càng tốt hơn Đảng, nhà nước từ TW đến các tỉnh, các huyện, từ Bộ giáo dục đến các cơ sở giáo dục luôn chỉ đạo cho các cấp học, ngành học “Tăng cường giáo dục pháp luật” cho học sinh. Các trường THPT cũng nằm trong sự chỉ đạo tăng cường đó. Mặt khác Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi trọng “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Sự nghiệp “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề và vô cùng quan trọng cho Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, đặc biệt là các trường THPT trong thời kỳ đổi mới. Đối với các trường THPT vấn đề chất lượng giáo dục toàn diện phải được đặt lên hàng đầu đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” để đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được trong bồi dưỡng giáo dục cũng như trong giáo dục toàn diện, trong đó đạo đức là yếu tố gốc. Nhất là trong thời kỳ mở cửa, hội nhập hiện nay tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội, tình trạng bạo lực học đường đã xâm nhập rất mạnh vào giới trẻ ở các trường THPT. Vì vậy mà bên cạnh những biện pháp đẩy mạnh nâng cao về chất lượng văn hoá thì không thể xem nhẹ các biện pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh bởi nâng cao được nhận thức, ý thức chấp hành Pháp luật của học sinh lại chính là những tiêu chí của việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh. Trường THPT số 4 Văn Bàn đã và đang là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh của 5 xã phía Đông Nam huyện Văn Bàn. Sau 7 năm thành lập, nhà trường đã không ngừng phát triển cả về quy mô trường lớp( từ 4 lớp phát triển lên 15 lớp) và chất lượng giáo dục, đội ngũ CB, GV, NV ngày càng tăng và ổn định. Năm học 2013 – 2014 trường THPT số 4 Văn Bàn có 15 lớp với 532 học sinh, trong đó khối 10 có 5 lớp, khối 11 có 5 lớp, khối 12 có 5 lớp. Trong các năm học qua nhà trường đã đạt được một số thành tích: tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiềm yếu, Tb giảm rõ rệt, nhà trường được giám đốc sở khen thưởng về đứng đầu khối thi đua, trường được công nhận là trường LĐTT. Trường THPT số 4 Văn Bàn đang từng bước xây dựng nhà trường về mọi mặt và luôn hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lí, hoạt động chuyên môn và giáo dục toàn diện cho học sinh, tổ chức các phong trào thi đua. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đang được nâng lên. Vấn đề đặt ra cho thầy và trò nhà trường là phải giữ vững và phát huy thành quả ấy, phải giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy mà công tác giáo dục đạo đức học sinh, tăng cường PBGDPL là quan trọng, là không thể sao nhãng. Bản thân là một cán bộ quản lý kinh nghiệm còn ít, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT”. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 1.1. Căn cứ vào vai trò vị trí, tầm quan trọng, nhiệm vụ chức năng của GDĐT . Đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước về công tác GDĐT trong tình hình hiện nay. - Đảng CSVN qua các kỳ Đại hội luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo, thấy rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đảng, của đất nước. Mục đích, phương trâm của giáo dục đào tạo ở mỗi thời kỳ có thể khác nhau song tựu chung lại đều thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ đó là đào tạo nguồn nhân lực vừa “hồng” vừa “chuyên”: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. 1.2. Trong tình hình hiện nay để xây dựng một “Nhà nước pháp quyền”, một “Xã hội công dân”. Đảng và nhà nước ta đã có hàng loạt các chủ trương, đường lối về PBGDPL cho mọi người trong đó có các đối tượng là học sinh: + Chỉ thị số 32 – CT TW ngày 9/12/2013 của Ban bí thư TW Đảng đã ban hành công tác PBGDPL trong đó có GDPL trong nhà trường: + Sở GD&ĐT Lào Cai vẫn chủ động đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học vào kế hoạch PBGDPL hàng năm và phối hợp tổ chức triển khai đến cán bộ, giáo viên và học sinh các trường: Công văn số 1448/SGD&DDT-GDTrH ngày 25/10/2013 về vệc dạy học môn GDCD trong nhà trường....vv.. 1.3. Giáo dục pháp luật trong trường THPT giữ vai trò vị trí quan trọng trong việc hình thành đạo đức nhân cách, lối sống cho học sinh. Phổ biến GDPL góp phần đem lại cho học sinh có tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Những học sinh ngoan, học giỏi sẽ thấy mình được pháp luật tôn vinh, bảo vệ. Ngược lại những học sinh hư, “cá biệt” cũng thấy được mình đã vi phạm vào những luật nào và cần phải thay đổi nếu không gia đình, xã hội, thầy cô, bạn bè sẽ sua đuổi, xa lánh. Ở lứa tuổi vị thành niên, học sinh THPT với đặc điểm tâm sinh lý rất nhạy cảm ham thích cái mới, thích khẳng định mình, không ngại khó khăn,Khi được pháp luật chỉ rõ cái sai, cái đúng, cái lợi, cái hại thì các em sẽ có hành vi theo cái tốt đẹp, sửa chữa khắc phục cái xấu ngay. 2.2. Thực trạng của vấn đề. a. Thuận lợi. Đội ngũ cán bộ quản lý đủ, phân công 01 đồng chí phụ trách về công tác PBGDPL cho học sinh. Nhà trường xây dựng bảng tôn vinh những học sinh tiêu biểu, xuất sắc để học sinh có những tấm gương tốt về học tập để các em noi theo. Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tốt với công an xã, phòng tư pháp huyện. Môi trường sư phạm với các khẩu hiệu thực hiện pháp luật như: “Tuổi trẻ trường THPT số 4 Văn Bàn học tập và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” và “Học sinh trường THPT số 4 Văn Bàn hãy nói không với ma tuý và bạo lực học đường”, cùng 1 loạt khẩu hiệu khác như: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đã góp phần cho BGH làm tốt công tác GDPL b. Khó khăn. Cơ sở vật chất, phòng học chủ yếu là nhà tạm nắng nóng về mùa hè, giá rét về mùa đông. Đặc biệt học sinh khu vực trường tuyển sinh chủ yếu là con em nông dân, điều kiện kinh tế khó khăn dân trí thấp. Do điều kiện kinh tế khó khăn nhiều gia đình đã đi khai hoang, đi làm ăn sinh sống ở xa. Đó là những khó khăn cho trường trong việc quản lý giáo dục. Chưa có sự tổng kết, rút kinh nghiệm đánh giá công tác PBGDPL hàng năm. Tủ sách pháp luật của nhà trường chưa có ý thức đầu tư còn nghèo nàn, thiếu, thậm chí có đầu sách không có. Cán bộ giáo viên chưa thấy rõ vai trò của mình, chưa thực sự vào cuộc trong công tác này. Giáo viên đào tạo cơ bản chính quy dạy giáo dục công dân còn thiếu (01 giáo viên) Học sinh còn coi nhẹ việc học GDCD và các buổi nói chuyện về pháp luật. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn 2.3.1. Dạy nghiêm túc, có hiệu quả các tiết dạy Pháp luật được phân bố trong chương trình GDCD THPT chính khoá: Môn GDCD được dạy ở cả ba khối lớp 10 đến lớp 12 với thời lượng 35 tiết/khối lớp và trong đó kiến thức pháp luật tập trung ở lớp 12. Nội dung giáo dục Pháp luật trong chương trình giáo dục phổ thông chú trọng việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò và vị trí của Pháp luật. Trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức đúng về vai trò, vị trí của Pháp luật trong đời sống, từ đó chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo các quy định của Pháp luật. Giáo dục Pháp luật ở cấp trung học phổ thông không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức Pháp luật, giới thiệu các quy định Pháp luật mà còn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thái độ tôn trọng Pháp luật, ý thức tuân thủ Pháp luật góp phần hình thành hành vi tự giác chấp hành Pháp luật trong học sinh. Nhận xét: Việc thực hiện dạy nghiêm túc, có hiệu quả chương trình GDCD ở cả 3 khối lớp là biện pháp quan trọng hàng đầu trong công tác PBGDPL ở trường THPT Số 4 Văn Bàn. Ban giám hiệu, bộ môn GDCD đã tiến hành kiểm định đánh giá như thế nào là đạt hiệu quả của từng bài dạy, cả chương trình và đã triển khai thực hiện trong toàn bộ môn. Mặt khác giúp cho học sinh có nền tảng cơ bản nhất về kiến thức pháp luật. 2.3.2. Tích hợp GDPL trong các môn học văn hoá là một biện pháp tăng cường thứ hai: Nhà trường đã chỉ đạo cho các tổ chuyên môn căn cứ vào nội dung chương trình rút ra những vấn đề cần phải tích hợp để tiến hành GDPL trong học sinh. Có thể là không nhiều nhưng một số nội dung tích hợp được nó đã giúp học sinh hiểu biết về Pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó giúp học sinh xây dựng thái độ, trách nhiệm trước những vấn đề cuộc sống mà Pháp luật đã bảo vệ. Ví dụ như: Tệ nạn phá rừng làm ảnh hưởng môi trường sinh thái, làm biến đổi khí hậu toàn cầu đã giúp các em lên án bọn lâm tặc, tìm hiểu đến những điều luật để xử lý chúng. Nhận xét: Việc dạy học tích hợp GDPL trong các bộ môn văn hóa giúp cho tiết dạy phong phú, liên hệ thực tế được nhiều giúp cho nội dung bài học gần gũi với đời sống, học sinh dễ tiếp thu góp phần giúp cho học sinh hiểu biết thêm về pháp luật. 2.3.3. Trong giáo dục ngoài giờ lên lớp: Nhà trường đã chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Qua giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt theo chủ đề, nghe nói chuyện về pháp luật. Học tập nội quy, quy chế nhà trường, tham gia thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền chương trình “toà tuyên án” trên truyền hình Những nội dung và biện pháp trên đã có tác dụng rất lớn, đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Nhà trường còn chọn các hình thức ngoại khoá khác như: Tư vấn mùa thi, tổ chức thi sân khấu hoá cuộc thi tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.... Nhận xét: Việc lồng ghép GDPL trong HĐGDNGLL giúp học sinh có nhiều điều kiện trải nghiệm hơn về GDPL. Nội dung trong giờ GDNGLL không còn khô cứng, thu hút được nhiều học sinh tham gia. 2.3.4. Trong hoạt động ngoại khoá GDPL. Nhà trường đã thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương pháp như: Thi tìm hiểu bộ luật hình sự, luật giao thông đường bộ, luật phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, pháp lệnh phòng chống mại dâm, thi sân khấu hoá về đề tài tuổi trẻ nhà trường với Pháp luật với công tác an toàn giao thông. Các hình thức hấp dẫn phong phú trên đã làm cho công tác GDPL đi vào học sinh một cách tự nhiên, được nhiều học sinh hưởng ứng tham gia. Nhận xét: Thời gian cho hoạt động ngoại khóa còn hạn chế, tuy nhiên nhà trường đã tận dụng tối đa thời gian để tổ chức cho học sinh được trải nghiệm qua các hoạt động giúp các em có thêm kiến thức thực tế về pháp luật. 2.3.5. Thực hiện chương trình “Đối thoại với Hiệu trưởng’’. Năm học 2013-2014, nhà trường tổ chức mỗi tháng một lần chương trình “Đối thoại với Hiệu trưởng” vào giờ sinh hoạt lớp của tuần cuối tháng. Tham gia chương trình gồm BGH, công đoàn, Đoàn thanh niên, học sinh là những học sinh cá biệt của tất cả các lớp. Khi tham gia chương trình học sinh có thể hỏi, trao đổi những thắc mắc, khó khăn hay những nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực, chậm tiến của bản thân Học sinh sẽ được hướng dẫn, giải đáp, trao đổi và giúp đỡ để bản thân tiến bộ hơn. Để thu hút sự chú ý, lắng nghe của học sinh cá biệt, nhà trường thường xuyên sử dụng những video trong chương trình “Quà tặng cuộc sống” như: Mẹ lạnh lắm phải không?, Câu chuyện hai các xô..v..v..những câu chuyện đều xoay quanh mọi lĩnh vực của cuộc sống thường ngày, giản dị, cảm động và sâu sắc. Mỗi câu chuyện như một lời chân tình thủ thỉ, vừa như một bài học triết lý nhẹ nhàng, sâu sắc thấm đẫm xúc cảm nhân văn. Nhận xét: Qua chương trình “Đối thoại với Hiệu trưởng” học sinh có cơ hội được bày tỏ những tâm tư, tình cảm hay bức xúc của bản thân, từ đó học sinh được thầy cô tư vấn, giúp đỡ những khó khăn vướng mắc để cải thiện bản thân. 2.3.6. Công tác phối, kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường Phối hợp với công an các xã khu vực: Trong việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Phát hiện để ngăn chặn việc vi phạm pháp luật và các tệ nạn trong học đường, hệ thống giáo viên chủ nhiệm, ban chấp hành đoàn trường thường xuyên kiểm tra việc thay đổi sự tiến bộ của học sinh cá biệt. Khi cần phải xử lý nghiêm minh thậm chí cho nghỉ học để giáo dục sửa chữa 2.4. Hiệu quả của sáng kiến Với những biện pháp, giải pháp quản lý, chỉ đạo trên, các kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường về công tác TTPBGDPL đều hoàn thành một cách tốt đẹp, năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy mà chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường luôn luôn đi vào thế ổn định và ngày càng phát triển. Khi áp dụng đề tài này tại trường THPT số 4 Văn Bàn năm học 2013-2014, tôi đã thu được kết quả như sau: 2.4.1. Kết quả chung - Học sinh toàn trường đã có nhận thức về các bộ luật của nhà nước Việt Nam. Đặc biệt là các luật quan trọng liên quan đến học sinh. Các em thấy rõ vai trò, vị trí của phổ biến GDPL đối với việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh. - Xây dựng được ý thức chấp hành pháp luật, các nội quy, quy chế của nhà trường cho các em. - Xây dựng được môi trường sư phạm có nề nếp kỷ cương với sự phấn khởi tin tưởng của học sinh góp phần hoàn thành phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đơn vị. 2.4.2. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh Năm học Xếp loại hạnh kiểm Ghi chú Tốt Khá TB Yếu 2012-2013 69,4% 26% 4,2% 0,4% Có 03 học sinh vi phạm luật ATGT 2013-2014 77,4% 19,5% 3% 0 Không có học sinh vi phạm pháp luật 3.Kết luận Hệ thống các biện pháp, giải pháp đặt ra trong công tác PBGDPL cho học sinh phù hợp với tình hình đặc điểm nhà trường, tiết kiệm được thời gian, công sức của Lãnh đạo, giáo viên, học sinh khắc phục được tình trạng còn yếu kém, kinh phí còn hạn hẹp và tủ sách pháp luật của thư viện còn nghèo nàn. Hệ thống các biện pháp, giải pháp về PBGDPL cho học sinh đã huy động được toàn thể giáo viên trong Hội đồng giáo dục trên các cương vị công tác giảng dạy, tập trung trí tuệ, thời gian vào việc giáo dục PBPL và rèn luyện đạo đức học sinh cụ thể như: - Giáo viên dạy giáo dục công dân: Thành Ban giám khảo các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. - Giáo viên chủ nhiệm: Thành ban tổ chức, chỉ đạo học sinh lớp mình tham gia viết bài cho cuộc thi - Ban chấp hành đoàn trường: trở thành ban tổ chức các cuộc thi tìm hiều pháp luật, các buổi nói chuyện pháp luật - Ban giám hiệu, ban chấp hành Công đoàn trở thành người tổ chức, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên. Hiệu quả và đóng góp thiết thực của đề tài là học sinh trường THPT số 4 Văn Bàn không chỉ học tập tốt các môn văn hoá, GDPL mà còn tích cực thi đua trong các cuộc thi viết, tìm hiểu Pháp luật, thực hiện ngày Pháp luật Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục đạo đức của trường được giữ vững và ổn định, học sinh trường THPT số 4 Văn Bàn không có ai vi phạm Pháp luật, mắc vào các tệ nạn xã hội
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_chi_dao_tang_cuong_pho_bien_giao_duc_phap_l.doc
- Bìa.doc
- Danh mục tài liệu kham khảo.doc
- Đơn và bảng tóm tắt.doc
- Mục lục.doc