Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học bài mới trên lớp phần địa lí tự nhiên - Lớp 10 Trung học Phổ thông chương trình chuẩn

Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học bài mới trên lớp phần địa lí tự nhiên - Lớp 10 Trung học Phổ thông chương trình chuẩn

Cơ sở lí luận.

 Việc đổi mới phương pháp trong chương trình địa lí ở bậc trung học phổ thông nói chung, chương trình địa lí tự nhiên 10 nói riêng là rất quan trọng. Để giảm tối đa những yêu cầu ghi nhớ máy móc, tiếp thu tri thức thụ động, đồng thời tăng tính tích cực, sáng tạo, sự hợp tác trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động, giúp đạt hiệu quả cao trong học tập .

 Trong lí luận dạy học môn địa lí đã chỉ ra rằng: Việc kiểm tra và đánh giá được hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu của bộ môn địa lí ở trường THPT là khả năng lĩnh hội và nắm được những tri thức tự nhiên, kinh tế - xã hội .cần xem sự lĩnh hội kiến thức địa lí của học sinh đạt được ở mức độ nào ? Hiểu và nắm vững được kiến thức thể hiện ở chỗ trả lời và làm được những câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Vận dụng được những kiến thức địa lí đã học để giải thích những sự vật hiện tượng địa lí xảy ra trong đời sống xã hội ở địa phương, trong nước và thế giới. Ngoài ra cũng phải chú y đến trình độ phát triển tư duy của học sinh thông qua các mức độ vận dụng, thao tác tư duy, trình độ phát hiện và giải quyết vấn đề . Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề quan trọng hàng đầu là việc truyền thụ kiến thức mới ở một tiết dạy trên lớp

II. Thực trạng của vấn đề

1. Ưu điểm và hạn chế

* Ưu điểm:

Việc sử dụng kỹ thuật sử dụng câu hỏi giúp học sinh từng bước khám phá phát hiện bản chất của các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, tạo hứng thú nhận thức và lôi cuốn sự tham gia tích cực chủ động của học sinh trong việc giải quyết vấn đề. Từ đó giúp học sinh nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài.

* Hạn chế

Trên thực tế giảng dạy giáo viên thường xuyên đặt một số câu hỏi phát vấn yêu cầu học sinh trả lời, tuy nhiên việc sử dụng câu hỏi cần phải biết lựa chọn sao cho phù hợp và hiệu quả.

 

doc 18 trang cuonglanz2a 11274
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học bài mới trên lớp phần địa lí tự nhiên - Lớp 10 Trung học Phổ thông chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .
	Trong giảng dạy địa lí ở trung học phổ thông, việc đổi mới phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực là rất cần thiết. Vấn đề quan trọng nhất là tìm ra cách vận dụng linh hoạt các phương pháp kĩ thuật dạy học như thế nào để phát huy được những mặt tích cực của từng phương pháp nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề, để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động. 
	Việc truyền thụ kiến thức mới cho học sinh qua nội dung sách giáo khoa và các phương tiện thiết bị dạy học tưởng là dễ song lại khó. Với phương pháp: “ lấy học sinh làm trung tâm ” đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ thuật sử dụng câu hỏi trong tiết học bài mới thì mới có thể phát huy được tính độc lập nhận thức của học sinh, phát triển tư duy và qua đó biết vận dụng kiến thức để giải quyết các hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh chúng ta hay trên thế giới 
 	Qua nhiều năm giảng dạy chương trình địa lí 10 ( phần địa lí tự nhiên ). Đây là chương trình gồm những nội dung mới và khó ở hầu hết các bài học, học sinh phần lớn tiếp thu kiến thức một cách thụ động “ Thầy giảng – Trò ghi ’’, chưa chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức ... Cho nên việc sử dụng kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong tiết học bài mới cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên. Thông qua các câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước khám phá, phát hiện ra bản chất của sự vật , hiện tượng nên kĩ thuật này có ‎‎y nghĩa tích cực gây hứng thú nhận thức cho học sinh, đồng thời qua các câu trả lời của học sinh giúp giáo viên đánh giá được trình độ phát triển tư duy , trình độ nhận thức của học sinh, hiểu được mức độ nắm vững kiến thức đã có ở học sinh. Xuất phát từ yêu cầu môn học, mục tiêu giảng dạy và kinh nghiệm bản thân, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài : Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học bài mới trên lớp phần địa lí tự nhiên - lớp 10 THPT chương trình chuẩn. 
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU :
 - Trong những năm học gần đây, từ năm học 2008- 2009 Sở giáo dục và đào tạo đã triển khai tới các trường THPT việc áp dụng các kỹ thuật dạy học mới trong giảng dạy, việc triển khai và thực hiện qua các lớp bồi dưỡng hè, đồng thời trường THPT số 1 Lào cai triển khai cho giáo viên thực hiện qua các năm học gần đây.
 - Qua các năm học: 2008-2009, 2009- 2010, 2011- 2012 tôi cũng đã vận dụng kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong giảng dạy chương trình địa lí 10 
 - Trên cơ sở thực tiễn giảng dạy, năm học 2013-2014, tôi đã nghiên cứu làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học bài mới trên lớp phần địa lí tự nhiên - lớp 10 THPT chương trình chuẩn. 
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 - Nghiên cứu kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong tiết học bài mới môn địa lí .
 - Tìm ra phương pháp giảng dạy sao cho có hiệu quả giúp học sinh tạo tính tích cực, chủ động trong học tập.
 - Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm .
 - Giúp cho đồng nghiệp có thể tham khảo để phục vụ trong công tác giảng dạy.
IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .
 - Nghiên cứu kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong tiết học bài mới trên lớp ở một số bài phần địa lí tự nhiên – lớp 10 
- Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu sâu vào cách thức lựa chọn câu hỏi, cách đặt câu hỏi gợi mở phù hợp với nội dung bài học, định hướng học sinh sử dụng câu hỏi đó để trả lời. Từ đó giúp học sinh chủ động sáng tạo và đạt kết quả cao trong học tập, giúp cho giáo viên hiểu được trình độ nhận thức và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh .
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .
 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 – Trường THPT số 1 TP Lào cai 
 - Phạm vi nghiên cứu : Một số bài dạy phần địa lí tự nhiên đại cương ( Lớp 10 THPT – chương trình chuẩn ) 
 PHẦN 2. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lí luận.
	Việc đổi mới phương pháp trong chương trình địa lí ở bậc trung học phổ thông nói chung, chương trình địa lí tự nhiên 10 nói riêng là rất quan trọng. Để giảm tối đa những yêu cầu ghi nhớ máy móc, tiếp thu tri thức thụ động, đồng thời tăng tính tích cực, sáng tạo, sự hợp tác trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động, giúp đạt hiệu quả cao trong học tập .
	Trong lí luận dạy học môn địa lí đã chỉ ra rằng: Việc kiểm tra và đánh giá được hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu của bộ môn địa lí ở trường THPT là khả năng lĩnh hội và nắm được những tri thức tự nhiên, kinh tế - xã hội ...cần xem sự lĩnh hội kiến thức địa lí của học sinh đạt được ở mức độ nào ? Hiểu và nắm vững được kiến thức thể hiện ở chỗ trả lời và làm được những câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Vận dụng được những kiến thức địa lí đã học để giải thích những sự vật hiện tượng địa lí xảy ra trong đời sống xã hội ở địa phương, trong nước và thế giới. Ngoài ra cũng phải chú y đến trình độ phát triển tư duy của học sinh thông qua các mức độ vận dụng, thao tác tư duy, trình độ phát hiện và giải quyết vấn đề ... Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề quan trọng hàng đầu là việc truyền thụ kiến thức mới ở một tiết dạy trên lớp 
II. Thực trạng của vấn đề 
1. Ưu điểm và hạn chế 
* Ưu điểm: 
Việc sử dụng kỹ thuật sử dụng câu hỏi giúp học sinh từng bước khám phá phát hiện bản chất của các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, tạo hứng thú nhận thức và lôi cuốn sự tham gia tích cực chủ động của học sinh trong việc giải quyết vấn đề. Từ đó giúp học sinh nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài.
* Hạn chế 
Trên thực tế giảng dạy giáo viên thường xuyên đặt một số câu hỏi phát vấn yêu cầu học sinh trả lời, tuy nhiên việc sử dụng câu hỏi cần phải biết lựa chọn sao cho phù hợp và hiệu quả.
2. Nguồn tư liệu 
Sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 10, bản đồ , biểu đồ, hình vẽ, sơ đồ tư duy ...
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
1. Các bước thực hiện : 
	Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong một tiết dạy học trên lớp, câu hỏi đòi hỏi học sinh tìm tòi một cách độc lập các câu hỏi trả lời để đi đến những kiến thức và phương thức hành động mới 
Giữa các câu hỏi phải có mối quan hệ với nhau tạo thành hệ thống câu hỏi, mỗi câu hỏi nhằm giải quyết một số vấn đề bộ phận. giải quyết được hệ thống câu hỏi đó còn có thể các câu hỏi phụ, có tính chất định hướng để đưa học sinh đi đúng hướng của vấn đề. 
Do trật tự lôgic của các câu hỏi hướng dẫn học sinh từng bước khám phá phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng, nên kĩ thuật này có ‎ y nghĩa tích cực trong việc gây hứng thú nhận thức và lôi cuốn sự tham gia tích cực, tự lực vào việc giải quyết vấn đề đặt ra, từ đó học sinh nắm bài khá vững 
 	Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong một tiết học thường vận dụng hầu như đối với tất cả các tiết học, loại bài và cũng thường được kết hợp với các phương pháp khác
Muốn thực hiện được kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong tiết học có hiệu quả, cần thực hiện các bước sau : 
1.1. Chuẩn bị câu hỏi : 
* Đối với từng bài học, tiết học, mỗi một giáo viên có thể lựa chọn câu hỏi đảm bảo: Nội dung, số lượng, dạng câu hỏi ... sao cho phù hợp với đối tượng học sinh:
- Câu hỏi phải có mục đích rứt khoát, rõ ràng, tránh những câu hỏi đặt ra tuỳ tiện, không nhằm vào mục đích cụ thể nào, có thể trả lời thế nào cũng được, tránh những câu hỏi tối nghĩa..
- Câu hỏi phải bám sát nội dung cơ bản, nhằm vào những điểm chính trong nội dung của bài học 
- Câu hỏi phải sát với trình độ học sinh, phù hợp với lứa tuổi, khả năng của các em. Tránh những câu hỏi khó quá học sinh không trả lời được gây tâm lí chán nản hoặc câu hỏi quá dễ không kích thích học sinh tìm tòi 
- Câu hỏi phải có tác dụng kích thích học sinh, tác động vào cảm xúc, thẩm mĩ của học sinh. Từ ngữ trong câu hỏi phải phù hợp với sự hiểu biết của học sinh. 
- Hệ thống câu hỏi có thể dùng cho toàn bài hay cho từng mục, từng nội dung lớn của bài. Trong hệ thống đó các câu hỏi có liên hệ chặt chẽ với nhau, câu trước là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả cảu câu hỏi trước. Mỗi câu hỏi là một cái “ nút” của từng bộ phận mà học sinh cần lần lượt tháo gỡ thì mới tìm được kết quả cuối cùng. Giải quyết được hệ thống câu hỏi đó là giải quyết được nội dung toàn bài hay của mục đó, nôi dung lớn đó. Trong trình tự lôgic của các câu hỏi, nên bố trí các câu hỏi kiểm tra sự kiện trước, tiếp đến là các câu hỏi có yêu cầu nâng cao dần năng lực nhận thức để học sinh có điểu kiện suy luận , phán đoán
	* Trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng các dạng câu hỏi khác nhau :
- Câu hỏi phân tích : Nhằm gợi ‎ học sinh từng phần của sự vật hiện tượng địa lí hoặc các thành phân của mối quan hệ 
- Câu hỏi so sánh, liên hệ : Nhằm liên hệ các sự vật hiện tượng địa lí lại với nhau trong tất cả các mối quan hệ và thiết lập sự giống và khác nhau giữa chúng 
- Câu hỏi nguyên nhân - kết quả : Là loại câu hỏi nêu lên mối quan hệ nhân quả, một trong những dạng quan hệ có tính phổ biến trong các bài địa lí 
- Câu hỏi tổng hợp : Nhằm giúp cho học sinh xác lập tính thống nhất và mối liên hệ của các thuộc tính của các sự vật. Phân tích và tổng hợp là hai thao tác tư duy liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau khi hình thành khái niệm . Những dấu hiệu bản chất của hiện tượng được phát hiện bằng cách phân tích hiện tượng. Do vậy câu hỏi phân tích và tổng hợp luôn luôn đi kèm với nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau 
- Câu hỏi khái quát hoá: Nhằm khái quát hoá các kiến thức cụ thể, nêu nên cái chính, cái căn bản, cái chung thường dùng vào cuối bài 
1.2. Cách nêu câu hỏi trước lớp :
- Câu hỏi nêu cho toàn thể học sinh trong lớp, thu hút sự tập trung chú ‎ y của tất cả học sinh trong lớp mặc dù chỉ có một vài học sinh được gọi trả lời 
- Khi học sinh trả lời giáo viên phải khéo léo lôi cuốn sự chú ‎y của các học sinh khác tránh biến đàm thoại với cả lớp thành đàm thoại tay đôi với một học sinh 
- Quan tâm đến tất cả học sinh trong việc giáo viên gọi học sinh trả lời, tránh chỉ tập trung vào 1-2 học sinh trả lời trong suốt tiết học 
- Khi đặt câu hỏi giáo viên thể hiện thái độ thân mật, tin tưởng và khích lệ học sinh trong khi đặt câu hỏi, mặt khác cần chú y khoảng thời gian sau khi đặt câu hỏi xong đến lúc gọi học sinh trả lời 
1.3. Cách đặt câu hỏi :
	Trong khi đặt câu hỏi, hoặc trong câu hỏi phải có sự định hướng nguồn kiến thức cho học sinh cần tìm hiểu, hoặc giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy những phạm vi kiến thức liên quan cần huy động để trả lời câu hỏi.
Tuỳ vào trình độ nhận thức của học sinh, có thể dựa vào 6 cấp độ nhận thức để nêu ra 6 mức câu hỏi tương ứng 
- Biết : Câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức đã biết ( tái hiện kiến thức )
- Hiểu : Câu hỏi yêu cầu học sinh diến đạt bằng ngôn từ của mình những kiến thức đã học, chứng tỏ đã hiểu 
- Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới 
- Phân tích : Câu hỏi yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân hay kết quả của một hiện tượng 
- Tổng hợp: câu hỏi yêu cầu học sinh tổng hợp các kiến thức cụ thể trong một sự thống nhất mới hoặc trong việc giải đáp một ván đề khí quát hơn. Tổng hợp đòi hỏi sự gia công thông tin một cách sáng tạo 
- Đánh giá : Câu hỏi yêu cầu học sinh nhận định , phán đoán về một vấn đề 
Dựa vào mục đích của việc dạy học có thể chia câu hỏi ra làm 2 loại : Câu hỏi sự kiện và câu hỏi nhận thức. Câu hỏi sự kiện chỉ đòi hỏi tái hiện các kiến thức , sự kiện , nhớ và trình bày một cách có hệ thống , có chọn lọc. câu hỏi nhận thức là câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức. 
1.4. Kỹ thuật ứng xử với câu trả lời của học sinh 
	Giáo viên cần chú ‎y nghe y kiến của học sinh, khích lệ sự trả lời của học sinh. Trong nhiều trường hợp học sinh chưa trả lời được ( hoặc sai ) giáo viên nên đặt thêm câu hỏi phụ để gợi ‎ y cho học sinh trả lời đúng vào câu hỏi chính 
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cần có nhận xét bổ sung sửa chữa câu trả lời của học sinh, dùng lời lẽ động viên để tránh gây mặc cảm ở học sinh trả lời sai, tạo ra được ở tất cả học sinh ( kể cả học sinh yếu) chấp nhận sự thiếu sót trong câu trả lời và có ham muốn tìm hiểu câu trả lời tốt hơn 
2. Vận dụng. 
Bài 12. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH ( Chương trình – Lớp 10 cơ bản )
- Mục tiêu của bài ( tiết ): Hiểu và trình bày được nguyên nhân sự thay đổi khí áp,đặc điểm và nguyên nhân hình thành một số loại gió chính trên Trái Đất 
- Cách tiến hành: 
* GV chuẩn bị một số câu hỏi :
	- Nêu khái niệm về khí áp, gió. Nguyên nhân sinh ra khí áp, gió 
	- Xác định các đai áp cao, áp thấp trên Trái Đất 
	- Xác định một số loại gió chính trên TĐ 
	- Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu Dịch 
	- Trình bày và giải thích về sự hình thành gió biển – gió đất 
	- Tại sao loại gió thổi gần như quanh năm từ áp cao cận nhiệt về phía áp thấp ôn dới lại có tên là gió Tây ôn đới 
	- Trình bày và giải thích về sự hình thành gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á 
	- Tại sao vào mùa đông nước ta lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc 
	- Cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với khi gió sang sườn đông như thế nào 
* Cách nêu, đặt câu hỏi trước lớp 
Để dẫn dắt học sinh trả lời các câu hỏi theo các cấp độ nhận thức, giáo viên biết kết hợp sử dụng câu hỏi với phương tiện dạy học ( sơ đồ , biểu đồ , hình ảnh ...)
Dựa vào hình 12. 1 Sự phân bố khí áp ,hãy:
- Trên Trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp 
- Xác định các đai áp cao, áp thấp trên Trái Đất 
- Xác định một số loại gió chính trên TĐ 
- Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu Dịch ( nguồn gốc, hướng gió , tính chất ..)
- Tại sao loại gió thổi gần như quanh năm từ áp cao cận nhiệt về phía áp thấp ôn dới lại có tên là gió Tây ôn đới 
Dựa vào hình 12. 4,hãy:
- Trình bày hoạt động của gió biển – đất và giải thích về sự hình thành gió biển – gió đất 
- Tại sao ngư dân thường ra khơi vào buổi chiều tối và trở về vào buổi sáng hôm sau ? 
Bài 15. THUỶ QUYỂN, MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT ( Chương trình – Lớp 10 cơ bản )
- Mục tiêu của bài ( tiết ): Biết khái niệm về thuỷ quyển . Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên trái đất. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế dộ nước của sông 
- Cách tiến hành: 
* GV chuẩn bị một số câu hỏi :
	- Nêu khái niệm về thuỷ quyển
	- Xác định vị trí của thuỷ quyển trên Trái Đất 
	- Trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn trên Trái Đất. 
- Hãy nêu ‎ y nghĩa của vòng tuần hoàn đối với sự sống trên Trái Đất
- Hãy chứng minh rằng : Nước trên Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trở thành một đường vòng khép kín. 
	- Nêu ví dụ chứng minh chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước của sông 
	- Trên các lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu ? Tại sao lại được trồng ở đó. 
	- Tại sao vào mùa mưa, lũ ở Sông cửu Long lên chậm hơn lũ ở Sông Hồng, còn mùa khô mực nước Sông Cửu Long không xuống quá thấp như Sông Hồng ? 
* Cách nêu, đặt câu hỏi trước lớp 
Để dẫn dắt học sinh trả lời các câu hỏi theo các cấp độ nhận thức, giáo viên biết kết hợp sử dụng câu hỏi với phương tiện dạy học ( sơ đồ , biểu đồ , hình ảnh ...)
 Hình 15. Sơ đồ tuần hoàn của nước 
Dựa vào hình 15. Sơ đồ tuần hoàn của nước ( SGK – địa lí 10 ) , giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi giúp học sinh chủ động sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động. 
VD : Dựa vào hình 15, em hãy cho biết:
- Thuỷ quyển là gì ? Xác định vị trí của thuỷ quyển trên Trái Đất 
- Trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn trên Trái Đất. 
- Hãy nêu ‎ y nghĩa của vòng tuần hoàn đối với sự sống trên Trái Đất
- Hãy chứng minh rằng : Nước trên Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trở thành một đường vòng khép kín. 
Bài 16 . SÓNG, THUỶ TRIỀU, DÒNG BIỂN ( Chương trình – Lớp 10 cơ bản )
- Mục tiêu cảu bài: Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thuỷ triều, sự phân bố và chuyển động của các dòng biển ( nóng, lạnh ) trong biển và đại dương 
- Cách tiến hành: 
* GV chuẩn bị một số câu hỏi :
- Hãy cho biết nguyên nhân sinh ra sóng biển, sóng thần ? Kể một số tác hại của sóng thần gây ra mà em biết. 
- Thuỷ triều là gì ? nguyên nhân sinh ra thuỷ triều 
- Tại sao khối lượng Mặt trời rất lớn, còn khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn nhiều, mà lực sinh ra thuỷ triều của Mặt Trăng lại mạnh hơn so với lực sinh thuỷ triều của Mặt Trời 
- Hãy cho biết vào các ngày các ngày có dao động thuỷ triều lớn nhất, ở Trái Đất ta sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào ?
- Hãy cho biết vào các ngày các ngày có dao động thuỷ triều nhỏ nhất, ở Trái Đất ta sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào ?
- Dựa vào hình 16.2, 16.3 - SGK, xác định vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời so với Trái Đất như thế nào . 
- Dựa vào tính chất, người ta phân dòng biển thành mấy loại ? Nguyên nhân sinh ra dòng biển 
- Dựa vào hình 16.4 - SGK. Trình bày đặc điểm phân bố của dòng biển trên Trái Đất 
* Cách nêu, đặt câu hỏi trước lớp 
Để dẫn dắt học sinh trả lời các câu hỏi theo các cấp độ nhận thức, giáo viên biết kết hợp sử dụng câu hỏi với phương tiện dạy học ( sơ đồ , biểu đồ , hình ảnh ...)
Dựa vào hình 16.2 và hình 16.3 – SGK , qua sơ đồ trực quan giúp cho học sinh khai thác kiến thức dưới sự dẫn dắt của Giáo viên thông qua một số cau hỏi gợi mở, đồng thời góp phần củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lí trong một tiết học trên lớp 
 VD : Dựa vào hình 16.2 và 16.3, giáo viên đặt ra một số câu hỏi sau :
- Tại sao khối lượng Mặt trời rất lớn, còn khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn nhiều, mà lực sinh ra thuỷ triều của Mặt Trăng lại mạnh hơn so với lực sinh thuỷ triều của Mặt Trời ( GV bổ xung câu hỏi nhỏ hơn, gợi y : Trong Hệ Mặt Trời thì Mặt Trăng hay Mặt Trời nằm gần Trái Đất hơn ) 
- Hãy cho biết vào các ngày các ngày có dao động thuỷ triều lớn nhất, ở Trái Đất ta sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào ?
- Hãy cho biết vào các ngày các ngày có dao động thuỷ triều nhỏ nhất, ở Trái Đất ta sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào ?
- Dựa vào hình 16.2, 16.3 - SGK, xác định vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời so với Trái Đất như thế nào ? Khi nào dao động thuỷ triều lớn ( nhỏ ) nhất 
VD. Dựa vào sơ đồ dòng biển trên Trái Đất , giáo viên đưa ra một số câu hỏi sau :
	- Dựa vào tính chất, người ta phân dòng biển thành mấy loại ? Nguyên nhân sinh ra dòng biển 
- Dựa vào hình 16.4 - SGK. Trình bày đặc điểm phân bố của dòng biển trên Trái Đất 
Các dòng biển trên thế giới
	- Nhận xét và giải thích về hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở vĩ độ thấp của Bắc bán cầu và Nam bán cầu 
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
 Chương trình địa lí phổ thông là chương trình đồng tâm phát triển theo hình xoáy chôn ốc ( kiến thức lớp dưới là nền tảng nhận thưc khai thác tri thức lớp trên ) đòi hỏi học sinh cần được tích luỹ. Nếu học sinh không được tích luỹ kiến thức đến một mức độ nhất định thì khó mà tư duy sáng tạo, dù học sinh đó có thông minh đến đâu đi chăng nữa. Như vậy học sinh khó có thể vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội 
 	Kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong tiết dạy học bài mới sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, tìm kiếm kiến thức mới, mà còn cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, khắc sâu trọng tâm kiến thức của bài một cách dễ nhớ, dễ tích luỹ kiến thức trên cơ sở đó mới có khả năng sáng tạo 
Trên thực tế giảng dạy ở các lớp 10 A6( dạy bình thường) 10 A7( dạy áp dụng kỹ thuật sử dụng câu hỏi ). Kết quả cho thấy dạy áp dụng kỹ thuật sử dụng câu hỏi học sinh hứng thú hơn, hiểu bài nhanh hơn, kết quả cao hơn, cụ thể : Qua một số bài kiểm tra cửa học sinh tôi thu được kết quả :
Lớp
Số học sinh
Bài kiểm tra 
 Kết quả 
K - G
TB
Yếu 
Kém 
10 A6
36
15 Phút 
9
( 25 %)
21
( 58,3 %)
5
( 13,9 %)
1
(2,8 %)
45 Phút 
10
(27,8 %)
21
( 58,3 %)
4
( 11,1 %)
1
( 2,8 %)
10 A7
36
15 phút 
14
(38,9%)
20
(55,6 %)
2
(5,5 %)
0
45 phút 
16
(44,4 %)
19
(52,8 %)
1
(2,8 %)
0
Qua n

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ki_thuat_su_dung_cau_hoi_trong_day_hoc.doc
  • docĐƠN VÀ BC SKKN 2013-2014.doc