Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác số liệu thống kê ở chương trình Địa lí 10
Tri thức địa lí nói chung trong khoa học Địa lí và tri thức Địa lí trong trường nói riêng rất đa dạng, phong phú, nó có dạng kênh chữ, kênh hình (bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, ...) và ở dạng các con số (số liệu, bảng số liệu thống kê). Để khai thác tri thức Địa lí có hiệu quả phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lí kinh tế - xã hội ở trường phổ thông, đây là một điểm khó đối với giáo viên Địa lí.
Các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê về kinh tế - xã hội nói riêng có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế - xã hội.
Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế nước ta nói riêng và khu vực, thế giới nói chung có những biến động thường xuyên, thay đổi hàng ngày, hàng tháng và hàng năm nên việc cập nhật bổ sung đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông cần phải có sự lựa chọn phù hợp, đảm bảo thông tin tin cậy, thể hiện được sự thay đổi với số liệu cũ là điều quan trọng. Thêm vào đó và các số liệu kinh tế - xã hội được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng góp phần ảnh hưởng nhất định đến việc thu thập thông tin của giáo viên lẫn học sinh.
Bên cạnh đó, kiến thức Địa lí đa dạng, việc "Đi tìm phương pháp khai thác kiến thức Địa lí từ các dạng số liệu" trong chương trình Địa lí phổ thông nói chung và Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội ở chương trình 10 nói riêng là rất khó, đã qua nhiều phương pháp, cách thức sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các dạng số liệu của các thế hệ đi trước đã được đưa ra, áp dụng vào thực tiễn đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó còn có một số giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu ở SGK, vẫn sử dựng các số liệu quá cũ, dẫn đến kiến thức bỗ trợ cho kênh chữ chưa có hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cũng ảnh hưởng đến việc giảng dạy, trong đó có bộ môn Địa lí trong trường phổ thông được xem là "môn phụ", khô cứng nên tâm lý người dạy (giáo viên) và người học (học sinh) ít để tâm, mang tính chất đối phó (học sinh học thuộc lòng - "học vẹt" phần kênh chữ và một số số liệu đơn giản) nên cũng góp phần làm cho việc giảng dạy - học tập bộ môn theo hướng tích cực, chưa phát huy được cái hay, tính thực tiễn của khoa học Địalí.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ Ở CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10 THUỘC MÔN: ĐỊA LÝ Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổ: Xã hội Năm học 2022 – 2023 Số điện thoại: 0914437420 hoặc 0984941575 2.2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp.......................23 3. Thực nghiệm........................................................................................................24 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...................................................................34 4.1. Hiệu quả về mặt định lượng .............................................................................35 4.1.1. Năm học 2021 - 2022 ....................................................................................35 4.1.2. Năm học 2022 - 2023 ....................................................................................36 4.2. Hiệu quả về mặt định tính.................................................................................37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.............................................39 1. Về phía nhà trường. .............................................................................................39 2. Về phía sở GD&ĐT.............................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................41 PHỤ LỤC 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lý do chọn đề tài: Tri thức địa lí nói chung trong khoa học Địa lí và tri thức Địa lí trong trường nói riêng rất đa dạng, phong phú, nó có dạng kênh chữ, kênh hình (bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, ...) và ở dạng các con số (số liệu, bảng số liệu thống kê). Để khai thác tri thức Địa lí có hiệu quả phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lí kinh tế - xã hội ở trường phổ thông, đây là một điểm khó đối với giáo viên Địa lí. Các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê về kinh tế - xã hội nói riêng có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế - xã hội. Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế nước ta nói riêng và khu vực, thế giới nói chung có những biến động thường xuyên, thay đổi hàng ngày, hàng tháng và hàng năm nên việc cập nhật bổ sung đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông cần phải có sự lựa chọn phù hợp, đảm bảo thông tin tin cậy, thể hiện được sự thay đổi với số liệu cũ là điều quan trọng. Thêm vào đó và các số liệu kinh tế - xã hội được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng góp phần ảnh hưởng nhất định đến việc thu thập thông tin của giáo viên lẫn học sinh. Bên cạnh đó, kiến thức Địa lí đa dạng, việc "Đi tìm phương pháp khai thác kiến thức Địa lí từ các dạng số liệu" trong chương trình Địa lí phổ thông nói chung và Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội ở chương trình 10 nói riêng là rất khó, đã qua nhiều phương pháp, cách thức sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các dạng số liệu của các thế hệ đi trước đã được đưa ra, áp dụng vào thực tiễn đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó còn có một số giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu ở SGK, vẫn sử dựng các số liệu quá cũ, dẫn đến kiến thức bỗ trợ cho kênh chữ chưa có hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cũng ảnh hưởng đến việc giảng dạy, trong đó có bộ môn Địa lí trong trường phổ thông được xem là "môn phụ", khô cứng nên tâm lý người dạy (giáo viên) và người học (học sinh) ít để tâm, mang tính chất đối phó (học sinh học thuộc lòng - "học vẹt" phần kênh chữ và một số số liệu đơn giản) nên cũng góp phần làm cho việc giảng dạy - học tập bộ môn theo hướng tích cực, chưa phát huy được cái hay, tính thực tiễn của khoa học Địa lí. Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm hiện nay thì việc khai thác bảng số liệu là một trong những phần góp nên thành công trong việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu thống kê về KTXH của chương trình địa lí 10 4.2. Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các biện pháp ở các lớp giảng dạy . 4.3. Phương pháp phỏng vấn và điều tra khảo sát: phỏng vấn và khảo sát giáo viên và học sinh về các biện pháp và phương pháp thực hiện. 4.4. Phương pháp xử lí số liệu: sau khi đã thu thập được những số liệu về thống kê thì cần có bước xử lí số liệu để rút ra những nhận xét khoa học. 4.5. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp mọi vấn đề có liên quan đến việc khai thác và sử dụng số liệu thống kê và rút ra những kết luận cần thiết. 5. Đóng góp mới của đề tài. Đồng nghiệp có thể sử dụng nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng và cả giải pháp để áp dụng cho việc sử dụng bảng số liệu thống kê ở chương trình các khối, lớp khác. bảng). vị trí của phần này thường để ở bên trái phía trên của bảng (tên của những cột- tiêu đề cột). 1.1.2. Vai trò của bảng số liệu thống kê trong dạy học Địa Lí. Các số liệu thống kê trước hết dùng để "minh hoạ" nhằm làm rõ các nội dung kiến thức Địa lí. Có các số liệu, những kiến thức được trình bày sẽ có sức thuyết phục cao trong bài giảng. Trong sự phát triển của khoa học Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng, các quan điểm về Địa lí kinh tế - xã hội không ngừng được nêu ra và hoàn thiện, các mô hình kinh tế thế giới ngày càng đa dạng, các số liệu thống kê sẽ giúp cho người nghiên cứu, học tập sẽ "lượng hoá" được các dữ liệu và có cách nhìn đúng đắn về mô hình nêu ra. Thông qua phân tích, so sách, đối chiếu các số liệu, còn có khả năng "cụ thể hoá” các khái niệm, các quy luật địa lí. Việc phân tích nội dung các số liệu, bảng số liệu và hình thức biểu hiện trực quan của số liệu (biểu đồ, bản đồ, ) góp phần làm sáng tỏ các mối quan hệ địa lí để qua đó học sinh tự tìm ra và giải thích được chúng. Việc lựa chọn, xác định đúng đắn các số liệu điển hình còn có tác dụng xác định được các quy luật và mối liên hệ trong sự phát triển về kinh tế - xã hội. Các số liệu và bảng số liệu thống kê là cơ sở của các nhận xét hoặc của các tri thức địa lí khái quát, đồng thời có thể là sự cụ thể hoá hoặc minh hoạ để làm rõ các kiến thức địa lí. Chúng không phải là những kiến thức địa lí cần phải nhớ kỹ mà chỉ đóng vai trò làm phương tiện của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Bằng việc phân tích các số liệu, bảng số liệu, học sinh có thể tự mình nhận được các kiến thức địa lí cần thiết. Từ đó, hoặc nhớ vào việc xem xét các mối liên quan của số liệu, bảng số liệu, học sinh sẽ nắm được chắc chắn và chứng minh được vấn đề cần nắm. 1.1.3. Các bước phân tích bảng số liệu thống kê trong môn Địa Lí. Để khai thác số liệu thống kê có hiệu quả cần tiến hành theo các bước sau: a) Xác định mục đích phân tích số liệu: Để tiến hành phân tích số liệu thống kê thì người giáo viên cần phải xác định rõ mục đích phân tích, thống kê nhằm đạt được những nội dung gì. Khi phân tích số liệu thống kê ta có thể phân tích một hiện tượng nào đó từ mọi mặt hoặc có thể một khía cạnh nào đó của hiện tượng, điều này hoàn toàn do mục đích phân tích quyết định. Trong thực tiễn của công tác phân tích số liệu, nếu không xác định được mục đích phân tích thì về căn bản sẽ không sử dụng hết giá trị của số liệu. Nên khi phân tích số liệu, số liệu thống kê phần quan trọng nhất là phải xác định được mục đích, Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1.2.1.2. Khái quát các bảng số liệu thống kê ở chương trình Địa Lí 10. STT Nội dung Bảng số liệu thống kê Địa Lí tự nhiên Bảng 9. Nhiệt độ trung bình năm và biên Khí quyển, các yếu tố khí độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu bắc. 1 hậu Bảng 13. Lưu lượng nước trung bình của Thực hành: Phân tích chế độ sông Hồng tại trạm Hà Nội nước của sông Hồng Quy mô giần số, gia tăng dân Bảng 19. Quy mô dân số thế giới, giai 2 số và cơ cấu dân số thế giới đoạn 1950 - 2050 Phân bố dân cư và đô thị hóa Bảng 20.2. Tỉ lệ dân thành thị và nông 3 trên thế giới thôn của thế giới, gia đoạn 1950 - 2020 Cơ cấu kinh tế, tổng sản Bảng 22.2. Cơ cấu GDP phân theo thành 4 phẩm trong nước và tổng thu ngành của Việt Nam, năm 2019 nhập quốc gia Địa lí ngành lâm nghiệp và Bảng 25. Sản lượng gỗ tròn của thế giới, 5 thủy sản giai đoạn 1980 -2019 Thực hành: Vẽ và nhận xét Bảng 27. Sản lượng lương thực của thế 6 biểu đồ về sản lượng lương giới năm 2000 và năm 2019 thực của thế giới Địa lí một số ngành công Bảng 29. Sản lượng dầu mỏ và điện của 7 nghiệp thế giới giai đoạn 2000 - 2019
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_so_lieu_t.docx
- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN - THPT TÂY HIẾU - ĐỊA LÍ.pdf