Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện si ma cai trong công tác bảo vệ môi trường thông qua môn Địa lí

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện si ma cai trong công tác bảo vệ môi trường thông qua môn Địa lí

1. Cơ sở lí luận

 - Nhận thức được tầm quan trọng của việcbảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có công tác giáo dục BVMT

 - Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11 năm 2005, được Chủ tịch nước kí lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thay thế luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật quy định về giáo dục BVMT và đào tạo nguồn lực BVMT

 + Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức BVMT

 + Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông ( Trích điều 107, Luật bảo vệ môi trường)

 - Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “ Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm “ BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Với phương châm “ lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường là chính”, nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “ Đưa nội dung giáo dục BVMT và chương trình SGK của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông” (Trích nghị quyết 41/NQ/TƯ)

 

doc 30 trang cuonglanz2a 10280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện si ma cai trong công tác bảo vệ môi trường thông qua môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LÀO CAI
TRUNG TÂM GDTX HUYỆN SI MA CAI
Năm học 2013 - 2014
Tên đề tài
“ GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG TÂM GDTX HUYỆN SI MA CAI TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN ĐỊA LÍ”
Họ và tên: Đặng Thị Hoài Thu
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Bổ túc văn hóa
Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX huyện Si Ma Cai
Si Ma Cai, tháng 2 năm 2014
MỤC LỤC
Nội dung.	Trang
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................... 1	
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................	. 1	
2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 2	
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 3	
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
7. Thời gian nghiên cứu............................................................................ 4 	
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................. 5	
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu .................. 5	
1. Cơ sở lí luận.......................................................................................... 5 
2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................... 7 
Chương 2: Nội dung nghiên cứu............................................................. 8
I.Giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí ở bậc THPT........................ 8
II. Kết quả khảo sát học viên.....................................................................17	 
Chương 3: Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài	 .............................. 20 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Chữ cái viết tắt
Nội dung
1
BVMT
Bảo vệ môi trường
2
HV
Học viên
3
KHKT
Khoa học kĩ thuật
4
THPT
Trung học phổ thông
5
GDTX
Giáo dục thường xuyên
6
SGK
Sách giáo khoa
7
KT – XH
Kinh tế - xã hội
8
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
8
GDMT
Giáo dục môi trường
9
THCS
Trung học cơ sở
10
XH
Xã hội
11
MTTN
Môi trường tự nhiên
12
MTNT
Môi trường nhân tạo
13
MT
Môi trường
14
CN
Công nghiệp
15
SX
Sản xuất
PHẦN MỘT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, do đó Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, con người đang ngày càng tác động nhiều hơn và môi trường khiến nó bị biến đổi theo những chiều hướng tiêu cực. Vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất giống nòi. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định, một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. 
Trong số những biện pháp mà Liên hợp quốc đề ra trong chiến lược bảo vệ môi trường thì việc giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường.
	Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, nhà nước ta có nhiều biện pháp tuyên truyền về việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, trên các phương tiện truyền thông, trong giáo dục tại nhà trường.Đối với giáo dục trong các trường phổ thông hiện nay, việc đổi mới giáo dục đang tạo điều kiện hiệu quả cho việc tích hợp các nội dung về môi trường trong các môn học, trong đó có môn Địa lí. 
Bản thân là một giáo viên dạy Địa lí, tôi tự nhận thức được vai trò của mình trong việc giáo dục học viên bảo vệ môi trường thông qua việc học, tìm hiểu và nghiên cứu môn Địa lí. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Giáo dục học viên Trung tâm GDTX Si Ma Cai trong công tác bảo vệ môi trường thông qua môn Địa lí”. Thông qua đề tài này tôi muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giáo dục học viên vùng cao bảo vệ mội trường thông qua môn Địa lí ở cấp học phổ thông
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có không ít những tác giả đã đưa ra vấn đề này ở nhiều tác phẩm với nhiều góc độ khác nhau:
- Tác giả Nguyễn Đình Khoa trong cuốn “Môi trường sống và con người”, Nhà xuất bản Hà Nội – 1987
- Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “Dân số môi trường và tài nguyên”, Nhà xuất bản giáo dục – 2000.
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Văn Đức trong cuốn “ Giáo dục môi trường qua môn Địa Lí ở trường phổ thông”, Nhà xuất bản Hà Nội – 2003.
- Tác giả Nguyễn Trọng Đức, Nguyễn Việt Hùng, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Phạm Thu Phương, Phạm Thị Sen trong cuốn “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí THPT” – Nhà xuất bản Giáo dục – 2008
- Nhiều bài viết trên các tập chí, sách báo, phương tiện truyền thông phân tích về sự biến đổi của môi trường sống, những tác hại và các biện pháp bảo vệ môi trường
Kết quả nghiên cứu của các tác giả là hết sức to lớn. Tuy nhiên những vấn đề đó lại được đề cập ở phạm vi rộng lớn và mang tính bao quát.
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, đối tượng lựa chọn của tôi là học viên tại Trung tâm GDTX huyện Si Ma Cai – Lào Cai. Với đối tượng hẹp, hi vọng rằng việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học viên ỏ vùng cao sẽ phần nào phát huy được hiệu quả trong thực tế. 
3. Mục đích nghiên cứu
 Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh 
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Học viên các khối lớp 10, 11, 12 trung tâm GDTX huyện Si Ma Cai. Tìm hiểu thực trạng, giải pháp giáo dục môi trường trong môn Địa lý ở trường THPT
- Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình sách giáo khoa và các hoạt động ngoại khóa có nội dụng giáo dục bảo vệ môi trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu	
 Thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về: yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động ngược lại con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ  môi trường nơi học sinh đang học tập và sinh sống tại gia đình. 
6. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp đàm thoại:
Đây là phương pháp truyền thống tuy nhiên rất có hiệu quả, giáo viên có thể áp dụng trong nhiều tiết học.
Phương pháp này giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt chỉ đạo học viên tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
Trong việc học địa lý việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn bởi vì học viên chỉ có thể quan sát được các vấn đề môi trường tại địa phương, còn phần lớn các vấn đề môi trường tại Việt Nam và thế giới các em không có điều kiện để quan sát. Chính vì thế phương tiện trực quan giúp học viên lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Phương tiện trực quan rất phong phú và đa dạng song loại phương tiện có nhiều khả năng giáo dục môi trường cho học viên là các tranh ảnh, băng đĩa có nội dung về các vấn đề môi trường.
* Phương pháp nêu gương:
Giáo viên có thể tìm hiểu một số gương điển hình tại địa phương hoặc thông qua các hình ảnh minh họa đã sưu tầm từ các địa phương khác để vấn đáp các em, định hướng cho các em xác định hành vi của mình đã đúng hoặc chưa. Nêu gương các bạn trong lớp trong trường để các em học tập và noi theo.
	7. Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2013- 2014. So sánh đối chứng với năm học 2012 - 2013
PHẦN HAI
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
	- Nhận thức được tầm quan trọng của việcbảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có công tác giáo dục BVMT
	- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11 năm 2005, được Chủ tịch nước kí lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thay thế luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật quy định về giáo dục BVMT và đào tạo nguồn lực BVMT
	+ Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức BVMT
	+ Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông ( Trích điều 107, Luật bảo vệ môi trường)
	- Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “ Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm “ BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Với phương châm “ lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường là chính”, nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “ Đưa nội dung giáo dục BVMT và chương trình SGK của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông” (Trích nghị quyết 41/NQ/TƯ)
	- Ngày 17/10/2011, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê chuẩn đề án “ Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học viên, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về BVMT; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”
	- Ngày 2/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 256/2003/QĐ- TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược KT – XH, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là “ tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT”
	- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, ngày 31/1/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị “ Về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010 là trang bị cho học viên phổ thông kiến thức kĩ năng về môi trường và BVMT bằng hình thức phù hợp trong các môn học thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình các nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng miền”
- Thực hiện công văn số 7120/ BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ GD&ĐT về tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) vào các môn học ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 - 2009.
- Nhằm định hướng cho việc triển khai nhiệm vụ trên, Bộ GD&ĐT xây dựng bộ tài liệu tích hợp bảo vệ môi trường trong các môn học trong đó có môn địa lí cấp THPT.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Thuận lợi
Đặc thù của môn địa lí có hai phần: Phần đại cương nghiên cứu về các thành phần tự nhiên của Trái Đất, đặc điểm tự nhiên các châu lục các khu vực và tự nhiên Việt Nam; Phần kinh tế xã hội nghiên cứu các đặc điểm về dân cư, lao động và các ngành kinh tế tất cả đều có liên quan đến vấn đề môi trường nên giáo viên dễ tích hợp GDMT thông qua bộ môn.
Được Bộ GD&ĐT ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện việc tích hợp GDMT thông qua bộ môn địa lí.
Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin đại chúng, nhất là Internet, giúp cho giáo viên và học viên dễ dàng tìm kiếm hình ảnh, tra cứu văn bản pháp luật và thông tin có liên quan đến vấn đề môi trường.
b. Khó khăn
Do nhiều lí do mà Nhà trường chưa có điều kiện cho học viên đi thực tế các miền địa hình khác nhau, các cơ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ đó làm cho việc giáo dục môi trường đạt hiệu quả chưa cao
  	 Đối với việc giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình chính khóa, chỉ có một phần rất nhỏ trong một số bài có nội dung dung tích hợp để giáo dục bảo vệ môi trường nên giáo viên không có nhiều thời gian để phân tích sâu, cũng chưa có nhiều bài tập dành cho chuyên đề giáo dục môi trường.
   	Từ những kiến thức trong các bài học có liên  quan đến vấn đề giáo dục môi trường , các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng  những kiến thức đó mà các em chỉ mới hiểu và nắm được  kiến  thức sách giáo khoa, còn phần mở rộng thì hạn chế rất nhiều. Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy môn Địa lí nói riêng và các bộ môn có liên quan đến môi trường nói chung vì vậy quá trình lĩnh hội kiến thức của các em còn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày càng cao.
CHƯƠNG II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí ở bậc THPT.
1. Giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình lớp 10
Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Sau khi học xong nội dung bài, học viên nhận thức được các tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất. Để học viên hiểu thêm rằng, con người cũng có các tác động gây biến đổi địa hình bề mặt trái đất như san gạt mặt bằng, phá hủy đá.để xây dựng các công trình. Việc làm biến đổi địa hình bề mặt đất không hợp lí sẽ dẫn đến xói mòn, sạt lở.
Bài 15: THỦY QUYỂN, MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
Học viên hiểu được nước trên trái đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, vì thế dù tồn tại ở thể nào, ở nơi nào thì chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 
Giáo viên có thế đặt câu hỏi: Nếu nguồn nước tại huyện Si Ma Cai bị ô nhiễm thì có ảnh hưởng đến nguồn nước của các nơi khác không? HV dễ dàng rút ra được, vì nước thực hiện vòng tuần hoàn khép kín nên nếu ở một nơi bị ô nhiễm thì chắc chăn các nơi khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Từ đó học viên biết cách sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước nơi mình đang sinh sống, biết trồng rừng để bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, giảm lũ lụt.
Bài 17:THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
Giáo viên lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường đất khi giảng dạy phần II – Các nhân tố hình thành đất. Câu hỏi đặt ra là “ Em hãy nêu những tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp làm biến đổi tính chất đất?”. Học viên sẽ rút ra được những tác động mang tính tích cực như bón phân sinh học, giữ ẩm, trồng cây . hay những tác động tiêu cực bao gồm bón phâm hóa học không đúng cách, phá rừng, đốt nương Vì vậy muốn bảo vệ môi trường đất cần có những tác động mang tích tích cực, tránh làm biến đổi theo những chiều hướng xấu gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Bài 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
Hệ bao phủ của sinh vật là rất lớn, vì đây là địa bàn sinh sống của toàn bộ giới sinh vật. song trong quá trình phát triển kinh tế con người đã tác động làm sinh quyển bị thay đổi nhiều. Giáo viên có thể hỏi “ Em hãy nêu tác động của con người đến sự phân bố của sinh vật? 
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 I. Môi trường 
- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh trái Đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.
- Môi trường sống của con người gồm:
+ Môi trường tự nhiên: Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người, có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và tồn tại của con người
+ Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp.
- Môi trường nhân tạo: Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.
- Sự khác nhau giữa MTTN và MTNT:
+ MTTN: Xuất hiện trên bề mặt TĐ không phụ thuộc vào con người, con người tác động vào MTTN thay đổi, nhưng các thành phần TN vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên
+MTNT: Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người, con người không tác động vào thì các thành phần của MTNT sẽ bị hủy hoại.
II. Chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người
1. Chức năng
- Là không gian sống của con người
- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
2. Vai trò.
Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người (vai trò quyết định sự phát triển XH là phương thức SX bao gồm sức SX và quan hệ SX).
III. Tài nguyên thiên nhiên.
*Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
*Phân loại:
- Theo thuộc tính tự nhiên: Đất, nước, khí hậu, Sinh vật, khoáng sản.
- Theo công dụng kinh tế:Tài nguyên nông nghiệp, Công nghiệp, du lịch.
- Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:
+ Tài nguyên không khôi phục được: Khoáng sản
+ Tài nguyên khôi phục được: Động thực vật, đất trồng
+ Tài nguyên không bị hao kiệt: Năng lượng mặt trời, không khí, nước 
Bài 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
*Hiện trạng của tài nguyên và môi trường
- Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật)
- Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, suy thoái, sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính.
*Sự phát triển bền vững
- Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
- Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh
- Cơ sở của sự phát triển bền vững:
+ Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt TNMT. Đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới thay thế.
+ Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng
+ Bảo vệ,duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái.
*Hướng giải quyết các vấn đề môi trường
- Phải có sự phối hợp, nỗ lực chung của các quốc gia, mọi tầng lớp trong xã hội.
- Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh.
- Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.
- Áp dụng các tiến bộ KH-KT để kiểm soát tình trạng môi trường,sử dụng hợp tài nguyên
- Phải thực hiện các công tác quốc tế về MT, luật MT
II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển
 - Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (mưa axit,..) chủ yếu ở Hoa Kì
- Nhiều nước CN phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình, lại chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển
1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_trung_tam_giao_duc_t.doc
  • docBáo cáo tóm tắt hiệu quả sáng kiến.doc.doc