Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Trung học Phổ thông bằng việc đổi mới giờ sinh hoạt lớp
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1/ Giáo dục giá trị sống:
Giá trị sống là gì?
Có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị sống:
* Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của cá nhân trong cuộc sống.
* Giá trị sống là những thứ được nhận thức là quan trọng, rất cần thiết và rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của cá nhân trong đời sống hàng ngày.
* Không chỉ tài sản.mà cả tri thức, sức khỏe, tình yêu thương, sự trung thực, danh dự.cũng được coi là giá trị sống của cá nhân.
Giá trị sống của mỗi cá nhân không tự nhiên mà có. Giá trị sống được hình thành nhờ quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗi người.
Cách sống của mỗi người phản ánh giá trị sống mà người đó theo đuổi.
Giáo dục giá trị sống cần được thực hiện rất sớm gắn liền với gieo trồng những hành vi tích cực và thói quen tốt.
Các giá trị sống cần thiết ở lứa tuổi học sinh:
- Giàu tình yêu thương.
- Trung thực.
- Trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác.
- Siêng năng, ham học hỏi.
- Sống tôn trọng pháp luật.
- Yêu hòa bình.
- Chấp nhận thử thách và luôn vượt khó.
- Biết nhận lỗi và biết tha thứ.
Mỗi học sinh, tùy theo mức độ sở hữu các giá trị này ở mức độ nào, mà nhân cách của người đó được đánh giá cao hay thấp. Một học sinh càng giàu các giá trị sống càng có thiên hướng trở thành người hoàn thiện, một công dân tốt, một nhà lãnh đạo, quản lí giỏi trong tương lai. Ngược lại càng thiếu hụt nhiều những giá trị nào đó, càng có ít cơ hội thành công học đường, thành công trong cuộc sống.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 4 THÀNH PHỐ LÀO CAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT BẰNG VIỆC ĐỔI MỚI GIỜ SINH HOẠT LỚP Họ và tên tác giả: Đào Thị Thắm Chức vụ: Giáo viên Tổ chuyên môn: Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, GDCD Trường THPT số 4 Thành phố Lào Cai Lào Cai, tháng 05 năm 2014 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Một trong những nguyên lí cơ bản của Giáo dục Việt Nam là giáo dục con người toàn diện. Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục Việt Nam là đào tạo, bồi dưỡng học sinh cả đức lẫn tài. Nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho học sinh giúp các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội, cho đất nước. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và triển khai trong toàn ngành trong nhiều năm qua. Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, gắn kết thầy với trò, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giáo dục. Một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Thiết nghĩ, đây là một nội dung quan trọng, gắn liền với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cùng với xu thế, thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu du nhập từ thế giới bên ngoài, thế giới trên mạng internet. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc THPT cần phải được giáo dục một số giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống. Bởi vì đây là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THPT là rất cần thiết. Để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh cần có sự phối hợp hiệu quả giữa Giáo dục nhà trường với gia đình và ngoài xã hội. Trong đó Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo và vai trò của giáo viên chủ nhiệm được coi là một khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công của việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường. Thầy cô chủ nhiệm lớp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ này, vì thầy cô là người hiểu và gần gũi các em nhất. Các em dễ tâm tình, chia sẻ về những khó khăn mà các em gặp phải. Từ đó GVCN sẽ có những tác động tích cực đến các em, điều chỉnh hành vi các em theo hướng tích cực. Bên cạnh đó GVCN còn được nhà trường giao trách nhiệm trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt theo chuyên đề, sinh hoạt tập thể, trong đó thường xuyên nhất là sinh hoạt lớp. Nếu giờ sinh hoạt lớp được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo theo hướng đổi mới về hình thức và nội dung, chú trọng việc giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống thì sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Giờ sinh hoạt như thế giúp học sinh tự hoàn thiện đạo đức nhân cách, tự ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, có trách nhiệm trong việc rèn đức, luyện tài. Như vậy, giờ sinh hoạt lớp cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp”. II/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lí luận. Thực nghiệm. Khảo sát thực tế. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU; Đối tượng áp dụng: Lớp 10A1. Mục đích của sáng kiến: + Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài: phân tích, đối chiếu với thực trạng của nhà trường, của lớp học trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp, giải pháp mới hiệu quả hơn cho giờ học. + Xây dựng mô hình để giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng và hoài bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Hơn nữa việc này còn giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm tệ nạn xã hội. + Đạt hiệu quả cao trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” + Đạt được các mục tiêu của Giáo dục mà UNESCO đã quy định: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. PHẦN II: PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1/ Giáo dục giá trị sống: Giá trị sống là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị sống: * Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt, được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của cá nhân trong cuộc sống. * Giá trị sống là những thứ được nhận thức là quan trọng, rất cần thiết và rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của cá nhân trong đời sống hàng ngày. * Không chỉ tài sản...mà cả tri thức, sức khỏe, tình yêu thương, sự trung thực, danh dự...cũng được coi là giá trị sống của cá nhân. Giá trị sống của mỗi cá nhân không tự nhiên mà có. Giá trị sống được hình thành nhờ quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗi người. Cách sống của mỗi người phản ánh giá trị sống mà người đó theo đuổi. Giáo dục giá trị sống cần được thực hiện rất sớm gắn liền với gieo trồng những hành vi tích cực và thói quen tốt. Các giá trị sống cần thiết ở lứa tuổi học sinh: Giàu tình yêu thương. Trung thực. Trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác. Siêng năng, ham học hỏi. Sống tôn trọng pháp luật. Yêu hòa bình. Chấp nhận thử thách và luôn vượt khó. Biết nhận lỗi và biết tha thứ... Mỗi học sinh, tùy theo mức độ sở hữu các giá trị này ở mức độ nào, mà nhân cách của người đó được đánh giá cao hay thấp. Một học sinh càng giàu các giá trị sống càng có thiên hướng trở thành người hoàn thiện, một công dân tốt, một nhà lãnh đạo, quản lí giỏi trong tương lai. Ngược lại càng thiếu hụt nhiều những giá trị nào đó, càng có ít cơ hội thành công học đường, thành công trong cuộc sống. Sự thiếu hụt giá trị sống ở học sinh: Nhiều học sinh hiện nay có biểu hiện suy thoái về mặt đạo đức, sống buông thả, bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa...có nguyên nhân chính là sự thiếu hụt giá trị sống. Gia đình và nhà trường đã xem nhẹ hoặc chưa coi trọng đúng mức giáo dục giá trị sống. HS không được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục giàu cảm xúc tích cực, thiếu sự trải nghiệm thực tế...Nên rất cần được nhà trường và gia đình bù đắp. Phương pháp giáo dục giá trị sống: Giá trị sống được hình thành như thế nào? Giá trị sống không phải là tri thức được chuyển tải theo cách thông thường. Giáo dục giá trị sống bằng lời khuyên, sự thuyết giảng đạo đức...thường không mang lại hiệu quả. Giáo dục giá trị sống chỉ thực sự hiệu quả khi học sinh được trải nghiệm thực tế, trải nghiệm cảm xúc...dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi. Giáo dục giá trị sống cho học sinh bằng cánh nào? Giáo dục giá trị sống thông qua những câu chuyện cảm động. Giáo dục giá trị sống thông qua những câu hỏi tự vấn chính mình. Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và sự tranh luận. Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm thực tế. Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm xúc. 2. Rèn luyện kĩ năng sống: Kĩ năng là gì? Kĩ năng là khả năng thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kĩ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho. Người có kĩ năng về một loại hoạt động nào đó cần phải: Có tri thức về loại hoạt động đó. Biết cách tiến hành hoạt động đó có hiệu quả và có kết quả phù hợp với mục đích. Biết hành động có kết quả trong những điều kiện mới không quen thuộc. Kĩ năng sống là gì? Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO): Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Kĩ năng sống là những cách hành xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào môi trường xung quanh, giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống thường ngày, giúp họ hình thành các mối quan hệ, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống. Nói tóm lại, kĩ năng sống là những khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích ứng hay thích nghi tích cực để giúp cá nhân ứng xử một cách hiệu quả trước các nhu cầu, đòi hỏi, thách thức của cuộc sống hàng ngày. Những kĩ năng sống quan trọng cần rèn luyện ở học sinh: Kĩ năng tự nhận thức. Kĩ năng xác định giá trị. Kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng kiên định. Kĩ năng đặt mục tiêu. Kĩ năng tự bảo vệ. Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ. Kĩ năng suy nghĩ tích cực và duy trì thái độ lạc quan. Kĩ năng thuyết trình. Kĩ năng điều chỉnh nhận thức và hành vi.... Hình thành kĩ năng sống bằng cách nào? Đặc điểm của quá trình hình thành kĩ năng sống là một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống, học hỏi lâu dài, có sự chấp nhận, tham gia tích cực của cá nhân và đòi hỏi phải có sự trải nghiệm thực tế. Yếu tố xúc cảm luôn là chất xúc tát quan trọng nhất giúp cho quá trình định hình kĩ năng sống, giá trị sống nhanh hơn, hiệu quả hơn. Có nhiều hình thức giáo dục rèn luyện kĩ năng sống nhưng đều phải thông qua các tương tác dưới dạng: Câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, thảo luận... Để giáo dục kĩ năng sống hiệu quả cần tạo xúc cảm tích cực, thông qua trò chơi đóng vai...dẫn các em đến một danh sách các hành vi được làm/ nên và không nên được làm/ không nên làm...thực hành rèn luyện thường xuyên, đặc biệt qua trải nghiệm thực tiễn. 3/ Tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp: - Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể HS đoàn kết. Thông qua giờ SHL, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. HS được mở rộng mối liên hệ và tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời ôống tập thể của lớp học. - Đây là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khỏe, thể chất của HS. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP Ở TRƯỜNG: - Mặc dù GVCN và tiết sinh hoạt lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhưng trên thực tế trong nhiều năm về trước hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho các em trong giờ sinh hoạt lớp thường chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Phần lớn các tiết sinh hoạt lớp được thực hiện theo hình thức là tổng kết, đánh giá rồi đề ra phương hướng tuần tới. Hình thức này dễ gây cho học sinh nhàm chán, gây áp lực về các lỗi mà các em mắc phải trong tuần qua. Vì vậy, một số học sinh không thích mà còn cảm thấy sợ hãi. GVCN thường chủ quan xem việc vi phạm lỗi của học sinh là do các em không cố gắng, là biểu hiện của đạo đức không tốt, các em chịu xử lí kỉ luật thậm chí hạ hạnh kiểm. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp: + HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ SHL. + Nội dung giờ SHL khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của HS. + Hình thức tổ chức giờ SHL đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với HS. + GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em. - Trước những yêu cầu đổi mới giờ sinh hoạt lớp hướng đến giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh của Ngành giáo dục, của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, Ban giám hiệu Trường THPT số 4 Thành phố Lào Cai đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Trường đã có rất nhiều thầy cô sáng tạo trong đổi mới, có nhiều giờ sinh hoạt lớp thực sự bổ ích cho các em học sinh. - Phát huy hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp là vấn đề luôn được những thầy giáo, cô giáo làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT số 4 TP Lào Cai trăn trở và đưa ra thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ. Bản thân tôi cũng đã thực hiện đổi mới giờ sinh hoạt lớp hướng tới giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG Ở LỚP 10A1 1/ Xây dựng kế hoạch GVCN lập kế hoạch sinh hoạt theo từng tháng, từng tuần. Kế hoạch thể hiện rõ thời gian tiến hành, giáo dục giá trị sống nào, bằng hình thức tổ chức nào để nào để luyện kĩ năng sống cho học sinh. 2/Chuẩn bị giờ sinh hoạt lớp: Đây là thao tác vô cùng quan trọng, cần phải thực hiện từ trước, nếu không giờ sinh hoạt lớp không thể thành công. GVCN chuẩn bị nội dung, xây dựng kịch bản. GVCN để học sinh nhận nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mình để chuẩn bị các nội dung: Kể chuyện, đóng tiểu phẩm, hát, luyện dẫn chương trình. GVCN duyệt phần chuẩn bị của học sinh. 3. Tiến hành giờ sinh hoạt lớp: - Giờ sinh hoạt lớp không dập khuôn máy móc mà cần tổ chức một cách sinh động. GVCN không áp đặt mà cần lắng nghe các em học sinh, cảm thông và tin tưởng các em khi các em phạm lỗi. Khi hiểu các em GVCN dễ hướng dẫn các em sửa chữa lỗi lầm, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Các em cần có sự hiểu biết về những điều nên và không nên làm, cách giải quyết khó khăn theo hướng hiệu quả và tích cực. Những hiểu biết này, GVCN giúp các em nhận thức qua các tiết sinh hoạt chuyên đề sinh động và vui nhộn. Sự sinh động và hứng thú được tham gia vào các hoạt động giúp học sinh nâng cao ý thức một cách dễ dàng. Và cũng nhờ vào những hoạt động này cùng với sự tin tưởng và sẻ chia của các thầy cô HS có được niềm tin, định hướng và nghị lực để phát triển nhân cách. - Để có các giờ sinh hoạt lớp hiệu quả thì quan trọng nhất là người giáo viên chủ nhiệm cần linh động, sáng tạo tìm những giải pháp phù hợp với yêu cầu giáo dục. Giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh, không làm cho giờ sinh hoạt bị căng thẳng hoặc nhàm chán, biết lôi cuốn học sinh vào những hoạt động tích cực trong giờ sinh hoạt lớp như diễn kịch, kể chuyện, hát, múa, thảo luận nhóm, chia sẻ với bạn, tổ chức sinh nhật. Những hoạt động này sẽ giúp các em giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập, là sợi dây gắn kết tình cảm của lứa tuổi học trò. Các thầy giáo, cô giáo nên dành thời gian cho học sinh tự nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm với công việc của mình. Cùng với đó, các thầy, cô nên tham gia vào các hoạt động tập thể của học sinh để thầy trò hiểu nhau hơn. Sinh hoạt lớp cũng có thể là khoảng thời gian quý giá để cho các em đọc những câu chuyện hay, những tấm gương người tốt việc tốt, có ý nghĩa trên sách, báo phù hợp với lứa tuổi học trò. Các em cũng có thể bình luận, chia sẻ suy nghĩ về các vấn đề xã hội, thời sự hoặc những vấn đề có liên quan đến chính các em. Sinh hoạt lớp theo chủ đề: GIÁ TRỊ SỐNG TRÁCH NHIỆM. * Hoạt động 1: Sơ kết tuần học (7 phút) - Tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ, lớp trưởng sơ kết chung. - GVCN nhận xét những ưu, nhược điểm của học sinh, tuyên dương những học sinh tiến bộ. * Hoạt động 2: GVCN triển khai kế hoạch tuần sau (3 phút) * Hoạt động 3: Lớp tổ chức hoạt động tập thể (35 phút) - Buổi sinh hoạt tập thể bắt đầu bằng câu chuyện tình huống: Một người bác yêu thương quan tâm con cháu, chăm chút gia đình; một người chị (Linh) chăm học, chăm làm, hiếu thảo và nhân hậu, yêu từ thiện; một người em họ (Dương) lêu lổng, ham chơi, nhiều thói hư tật xấu, do cha mẹ mải làm ăn nên gửi bác chăm sóc. Ba bác cháu chung sống dưới một mái nhà đã tạo nên những tình huống éo le, dở khóc dở cười... Câu chuyện trở nên rất hấp dẫn khi được các diễn viên nghiệp dư tài ba của lớp thể hiện. - Kết thúc câu chuyện HS thảo luận về vấn đề trách nhiệm. Một loạt các câu hỏi lần lượt được đặt ra “Chỉ ra sự khác biệt giữa hai bạn Linh và Dương và giữa gia đình của hai bạn? Từ đó cho thấy các bạn là những người như thế nào”. Từ việc trả lời các câu hỏi theo sự dẫn dắt của bạn lớp trưởng giúp HS đã bước đầu nhận ra sự khác biệt giữa có trách nhiệm và không có trách nhiệm.. - Hoạt động tiếp theo, HS đến với câu chuyện cảm động có thật “Vì có một người cha đã hứa” qua giọng đọc truyền cảm của lớp trưởng. Câu chuyện kể về việc giữ lời hứa của một người cha bình thường mà phi thường – người cha không màng đến những lời can ngăn bi quan, tuyệt vọng của những người xung quanh, gắng sức bới từng chút đất đá suốt mười hai giờ, tìm kiếm suốt một ngày, và kiên trì đến ba mươi sáu giờ để vỡ òa trong nước mắt khi thấy những đứa con ông vẫn an toàn. Chỉ người cha khóc, còn đứa con không. Em ấy may mắn vì có người cha trách nhiệm, người cha với bờ vai vững chắc để em tin tưởng dựa vào. Sau câu chuyện HS nhận ra trách nhiệm không hẳn chỉ là cách thức chúng ta làm “thế này ”, “thế kia ”. Qua câu chuyện giúp HS hiểu - trách nhiệm đôi khi đơn giản chỉ là việc giữ lời hứa. Có những lời hứa để làm được ta cần quyết tâm, kiên trì, thậm chí hi sinh, nhưng cũng có những lời hứa ta dễ dàng thực hiện; hoàn thành lời hứa, đó là hoàn thành trách nhiệm, là làm lớn lên con người trách nhiệm trong mỗi người. - GVCN đưa vấn đề: “Trách nhiệm chính là một biểu hiện, một cách thể hiện của tình yêu thương”. GVCN chia lớp ra thành các nhóm hoạt động. Đồ dùng cho mỗi tổ là 1 tờ giấy A0 và màu vẽ, các nhóm cụ thể hóa quan điểm của nhóm mình về các mặt của Trách nhiệm bằng hình ảnh và khẩu hiệu. Thời gian thực hiện: 5 phút - HS thuyết trình về sản phẩm của mình: Sau khi lắng nghe đại diện các nhóm thuyết trình về biểu hiện của trách nhiệm được truyền tải qua những bức tranh, HS đã nhận ra rất nhiều điều xung quanh giá trị sống Trách Nhiệm mà trước đây có thể chưa bao giờ để tâm đến. Mỗi nhóm có một ý tưởng: Trách nhiệm với bản thân; Trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với nhân loại... Những hình ảnh và khẩu hiệu của các em thật ngộ nghĩnh, nó chứa đựng những suy nghĩ tích cực của các em. Kết quả hoạt động nhóm của học sinh - Tiếp theo GVCN chiếu các clip về các hiện tượng sống có trách nhiệm và vô trách nhiệm đang diễn ra trong đời sống xã hội để HS suy nghĩ. - GVCN đưa ra vấn đề để học sinh chia sẻ với GV và các bạn trong lớp 1. Em cảm thấy thế nào khi người ta không làm những điều họ đã nói? 2.Em cảm thấy thế nào khi em làm tròn trách nhiệm của mình? 3. Em cảm thấy thế nào và kết quả ra sao nếu em không thực hiện trách nhiệm của mình? 4. Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi cá nhân thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và toàn cầu? Kết thúc buổi sinh hoạt lớp học sinh hát bài hát: “Khát vọng” có thể nói giai điệu bài hát “Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội/ Hãy sống như đồi núi để vươn tới những tầm cao” lắng đọng trong cảm xúc mỗi học sinh. Sau giờ sinh hoạt lớp chắc chắn mỗi học sinh sẽ có những trải nghiệm thực tế, những kĩ năng sống cần thiết và quan trọng có thái độ sống đúng đắn. Con người trách nhiệm trong mỗi học sinh được đánh thức. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN a/ Kết quả khảo sát thực tế: * Mức độ hứng thú với giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới Số liệu được tổng hợp qua phiếu thăm dò ý kiến Đối tượng thăm dò Mức độ Lí do Rất thích Thích vừa phải Khôn
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_gia_tri_song_ren_luyen_ky_nan.doc
- ĐƠN- BẢN TÓM TẮT SKKN-THẮM VĂN-THPT SỐ 4TPLC.doc