Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa Học

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa Học

Môi trường là một vấn đề khoa học đa ngành, đa lĩnh vực và tác động lên mọi đối tượng thực thể đang sống. Chúng ta phải hiểu biết đầy đủ cơ sở khoa học của nó để bảo vệ và xử lý các vấn đề môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu một cách khoa học và có hiệu quả. Bởi lẽ trái đấy là cái nôi sinh thành và phát triển về mọi mặt của con người. Hiện nay sự phát triển về kinh tế kéo theo hậu quả là môi trường sống của chúng ta có rất nhiều sự ảnh hưởng tiêu cực như không khí, nguồn nước đều có nguy cơ ô nhiễm hay sự thay đổi bất thường về khí hậu. Trong đó nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đều do con người. Vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường cũng như trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ là điều cấp thiết. Bởi các lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn hóa học” trang bị cho học sinh phổ thông một số kiến thức căn bản về môi trường. Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò của môi trường đối với đời sống, những tác động của con người làm cho môi trường biến đổi xấu đi và hậu quả của nó. Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trong lành và sạch đẹp, biết loại bỏ những hành vi phá hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.

doc 23 trang thuychi01 21873
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
 TRONG MÔN HÓA HỌC
Người thực hiện: Lê Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
Trường: PT Nguyễn Mộng Tuân
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Hóa học
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2016
MỤC LỤC:
Trang
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
1
- Lý do chọn đề tài
1
- Mục đích nghiên cứu
1
- Đối tượng nghiên cứu
2
- Phương pháp nghiên cứu
2
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
4
2.4. Hiệu quả của đề tài
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
- Kết luận
19
- Kiến nghị
19
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài.
	Môi trường là một vấn đề khoa học đa ngành, đa lĩnh vực và tác động lên mọi đối tượng thực thể đang sống. Chúng ta phải hiểu biết đầy đủ cơ sở khoa học của nó để bảo vệ và xử lý các vấn đề môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậumột cách khoa học và có hiệu quả. Bởi lẽ trái đấy là cái nôi sinh thành và phát triển về mọi mặt của con người. Hiện nay sự phát triển về kinh tế kéo theo hậu quả là môi trường sống của chúng ta có rất nhiều sự ảnh hưởng tiêu cực như không khí, nguồn nước đều có nguy cơ ô nhiễm hay sự thay đổi bất thường về khí hậu. Trong đó nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đều do con người. Vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường cũng như trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ là điều cấp thiết. Bởi các lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn hóa học” trang bị cho học sinh phổ thông một số kiến thức căn bản về môi trường. Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò của môi trường đối với đời sống, những tác động của con người làm cho môi trường biến đổi xấu đi và hậu quả của nó. Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trong lành và sạch đẹp, biết loại bỏ những hành vi phá hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
	Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục môi trường thông qua giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông. Nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất tới môi trường sống như không khí, nước, đất và các biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế sự ô nhiễm. Với đặc thù của bộ môn hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, tính chất, ứng dụng và sự biến đổi giữa các chất cũng như các chất đó có ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta như thế nào. Từ đó các em có những kiến thức hiểu biết để hành động đúng với vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Mục đích nghiên cứu
Để học sinh có kiến thức và hiểu biết những tác hại của các hóa chất lên môi trường sống.
Từ việc các em có kiến thức và hiểu biết tác hại của các hóa chất đến môi trường để các em có hành động và việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
Mong muốn học sinh có ý thức bảo vệ môi trường từ việc làm nhỏ nhất ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai và xem việc giáo dục bảo môi trường là một phần trong việc giáo dục đạo đức, ý thức, lối sống của thế hệ trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu là học sinh phổ thông lớp 10, lớp 11, lớp 12 ở trường phổ thông Nguyễn Mộng Tuân.
Nghiên cứu những tác hại của hóa chất khi thoát ra môi trường gây ra một số hiện tượng biến đổi trong không khí, nước, đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên gây biến đổi khí hậu.
- Phương pháp nghiên cứu
 	Đọc và tra cứu tài liệu.
Tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn hóa.
 	Quan sát các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường trong thực tế.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
	Môi trường hiện nay đang có rất nhiều biểu hiện bất lợi cho con người đặc biệt là những yếu tố có tác động trực tiếp đến con người như không khí, nước, đất và hệ sinh thái động thực vật. Chưa bao giờ vấn đề ô nhiếm môi trường lại là vấn đề nóng hổi như bây giờ. Nó không chỉ xảy ra với một khu vực nhỏ nào mà đó là vấn đề toàn cầu ở mỗi một quốc gia. Những quốc gia nào có nên giáo dục tốt sớm có ý thức trang bị cho người dân kiến thức bảo vệ môi trường thì môi trường sống sẽ thân thiện hơn như Singapo, Thủy Sĩ, NauyCòn ở nước ta những thập kỹ gần đây nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng thời cũng kéo theo sự ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của mỗi người. Một phần chúng ta chưa định hướng tốt một phần ngay mỗi người dân chúng ta cũng chưa có ý thức và kiến thức để tự bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà ngành giáo dục hiện nay mới đưa việc giáo dục môi trường vào việc giảng dạy ở các cấp học. Tất nhiên tùy vào lứa tuổi để chúng ta giáo dục và trang bị cho các em những kiến thức về môi trường, những hành vi như thế nào là chưa đúng, là đang gây hại cho môi trường. Đối với học sinh ở bậc phổ thông các em đã có những kiến thức nhất định đã được ở các môn nên việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ làm cho các em hiểu sâu sắc hơn và có thái độ đúng đắn với môi trường sống. Trong đó môn hóa với đặc thù riêng càng làm các em hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng tới môi trường, cách hạn chế các yếu tố đó. Đó là điều tôi muồn trao đổi với các học sinh và cũng nhận được sự nhiệt tình tích cực tham gia của các em.
2.2. Thực trạng vấn đề.
- Thuận lợi
	Ở nước ta những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường đã được cả xã hội quan tâm. Đối với chính quyền đã đưa ra những bộ luật về môi trương còn ở các thôn xóm cũng có những quy ước nhằm bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp. Trong khi đó các phương tiện truyền thông luôn đưa tin và tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu rõ việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết và cấp bách. Còn đối với ngành giáo dục đã sớm nhận biết rõ việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một phần trong việc rèn luyện ý thức và đạo đức của học sinh ở tất cả các cấp học. Tất nhiên tùy vào cấp học và lứa tuổi khác nhau để chọn phương pháp giáo dục hiệu quả nhất. Đối với bậc học phổ thông thì học sinh đã có ý thức và nhận biết nhất định, được học nhiều môn nên việc giáo dục môi trường đã đưa vào lồng ghép ở các môn học với mức độ khác nhau. Trong các môn học đó thì những môn khoa học tự nhiên như hóa học, sinh họclà những môn khoa học gắn liền với môi trường tự nhiên như không khí, nước, đất, hệ sinh thái động thực vật. Chính vì vậy mà việc lồng kiến thức môi trường trong bộ môn hóa đã được các giáo viên dạy hóa luôn quan tâm và chăn trở chọn cách nào để cho học sinh dễ tiếp thu và có hứng thú.
	Việc giáo dục ý thức vảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành quan tâm. Trong đó sở giáo dục Thanh Hóa cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên hóa, sinh về việc giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông. Tại Nhà trường ban giám hiệu cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc giáo dục về môi trường cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Phần lớn học sinh cũng có kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường, có hứng thú tiếp thu kiến thức và chuyển biến thành hành động bảo vệ môi trường. Các em cũng tự nhận thức được việc bảo vệ, làm sạch môi trường là trách nhiệm, những việc đó cần thực hiện ngay và làm liên tục lâu dài.
-. Khó khăn.
	Tuy vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cũng còn gặp những khó khăn:
 Do nhu cầu của nền kinh tế nên hoạt động ở các ngành công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, du lịchngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy việc xả thải là không ngừng và không thể tránh được. Đây cũng chính là nguồn chất gây ô nhiễm môi trường.
Vì những lợi ích kinh tế riêng mà các tổ chức cá nhân đã bất chấp sự ảnh hưởng của môi trường lên cộng đồng có những hành động vi phạm để gây ô nhiễm môi trường
Ý thức của những cá nhân, một số cộng đồng chưa cao, vẫn chưa hiểu rõ hậu quả tác hại của việc ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống, đến sức khỏe.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh phổ thông còn thiếu đồng bộ về mặt thời gian, kiến thức nên hiệu quả chưa cao.
Đa số các học sinh coi trọng các kiến thức thi cử nên việc tìm hiểu nghiên cứu về môi trường còn chưa được chú trọng.
Một số bộ phận học sinh còn hời hợt, thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
- Các giải pháp thực hiện
	“Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong bộ môn hóa học” thông qua nhiều cách khác nhau. Giáo viên có thể chọn lựa tùy vào đối tượng học sinh ở lớp khác nhau mà dùng cách thức nào để có hiệu quả nhất.
Khi học bài về một chất cụ thể giáo việc có thể nêu các câu hỏi xem chất đó có tính chất gì cách điều chế hoặc các nguồn tạo ra chất đó. Chất đó có ảnh hưởng tới môi trường sống không?
Có thể cho học sinh tham gia các trò chơi hoặc tham gia tranh luận về một hiện tượng hoặc hóa chất nào đó có tác động đến môi trường. Nêu các hiện tượng thực tiến về môi trường qua các hình ảnh, đoạn băng hoặc clip. Điều đó càng làm học sinh quan sát và tự lý giải vì sao có hình ảnh làm ô nhiễm môi trường và tự mình cần phải làm gì để hạn chế sự ảnh hưởng đó.
Nêu hiện tượng thực tiến về môi trường qua các phương trình hóa học cụ thể càng làm tăng thêm tính khoa học và thực tiễn cho học sinh gây hứng thú học tập và các em cũng dễ dàng khắc sâu ý thức bảo vệ môi trường.
Trong một số bài học giáo viên có thể lồng ghép phần ứng dụng của các chất nhưng đồng thời nó có tác hại gì đến môi trường sống, đến sức khỏe con người.
Giáo viên cũng có thể hỏi học sinh về những hiện tượng thực tế của môi trường lúc đó sẽ giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở bài để giải thích các hiện tượng được nêu và từ đó học sinh đã biết vận dụng kiến thức trở lại vào thực tế cuộc sống để bảo vệ môi trường.
	Lấy ví dụ cụ thể về các hiện tượng thực tiễn trong các buổi thực hành hoặc các buổi hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh củng cố lại bài đồng thời thực hành bảo vệ môi trường ngay trong buổi thực hành hoặc ngoại khóa.
- Các biện pháp tổ chức thực hiện:
	Để thực hiện được mục đích này giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện cách thức khác nhau như: Bằng lời để giải thích, bằng tranh ảnh, hình ảnh minh họa, đoạn video, bằng những câu hỏi đáp, bằng thực tế về môi trường xung quanhthông qua giảng dạy trực tiếp hoặc dùng phương tiện máy chiếu, máu chiếu đa năngTùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nhà trường, đối tượng học sinh và khả năng truyền đạt của mỗi giáo viên mà mỗi giáo viên chọn cách vận dụng linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất về giáo dục môi trường trong bộ môn hóa học.
	Có vô vàn những hiện tượng thực tiễn, những hóa chất liên quan đến môi trường, nhưng với phạm vi của sáng kiến này tôi chỉ áp dụng cho một số vấn đề và hiện tượng điển hành.
Giáo viên đưa thông tin rồi cùng học sinh tìm hiểu tác động của các chất đến môi trường, con người.
Nội dung giáo dục
Giải thích hiện tượng
Tên bài hoặc đề mục
Những ảnh hưởng của chất đó đến môi trường và sức khỏe con người.
Học sinh cần phải làm gì
Phản ứng hạt nhân và hiện tượng phóng xạ
Là quá trình phân rã của một hạt nhân không bền vững như Poloni (Po), Uran (U)
Sinh ra do sự cố của những nhà máy điện hạt nhân nguyên tử, bom nguyên tử vũ khí hạt nhân
Cấu tạo nguyên tử ở lớp 10
Trong quá trình phóng xã kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ tác động đến môi trường và sinh vật xung quanh có thể gây đột biến gen, gây ung thư, các loại bệnh khác.
Học sinh cần nhận biết rõ nguy cơ tiềm tàng của những nhà máy điện hạt nhân nguyên tử có cách xử lý khi xảy ra
Các Halogen và hợp chất của các Halogen có ảnh hưởng như thế nào môi trường.
Các Halogen và hợp chất của chúng như Cl2, Br2, I2, HCl, HF, HCl. HF được sinh ra trong quá trình sản xuất phân bón, luyện nhôm. HCl, Cl2 sinh ra trong quá trình điện phân muối ăn, sản xuất chất tổng rữa, đốt chất dẻo,.
Lớp 10, bài 22, 23, 24, 25 của chương 5 về nhóm Halogen.
Các chất này với lượng nhỏ cũng gây độc, nhiễm độc và gây ô nhiễm môi trường. HF gây bệnh sụn xương cho động vật, làm rụng lá, lép quả, HCl, HClO phá hủy tế bào gây tổn thương đường hô hấp.
Hơi Brom rất độc và gây bỏng.
Học sinh cần nhận thức được tác động và hạn chế các tác động đó.
Các hợp chất khí của lưu huỳnh
Khí H2S được sinh ra từ công nghiệp, hoạt động của núi lửa, hầm lò khai thác than, cống rãnh, các động thực vật bị thối rữa
 Khí SO2 được sinh ra khi đốt cháy quặng pirit, S, các nhiên liệu hóa thạch và khí thải của phương tiện giao thông.
Lớp 10, bài 32: Hiđrosunfua; Lưu huỳnh đioxit, Lưu huỳnh trioxit
H2S có mùi thối, SO2 có mùi hăng cay và đều là những khí thải làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và phổ biến như mưa axit, hiện tượng quang hóa chúng đều làm tổn thương đường hô hấp, chóng mặt buồn nôn, làm giảm sự sinh trưởng của cây trồng
Học sinh hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân sinh ra CO2,
SO2
Các hợp chất của nitơ
- Khí NH3 được tạo ra trong các hệ thống thiết bị làm lạnh các nhà máy sản xuất phân đạm, axit HNO3 và quá trình phân giải chất hữu cơ ở động thực vật.
- Các oxit của nitơ như NO, N2O3, NO2có trong quá trình đốt nhiên liệu, oxy hóa nitơ trong khí quyển do tia sét, hoạt động núi lửa, quá trình phân hủy bằng vi sinh vật, quá trình sản xuất hóa chất
Lớp 11, bài 8: Amoniac và muối amoni
Bài 7, 9 Nitơ và axit nitric
NH3 có mùi khó chịu (khai) gây viêm đường hô hấp cho người, động vật, loét giác mạc.do NH3 tan tốt trong H2O nên gây nhiễm độc cho sinh vật sống trong nước. Thực vật nhiếm độc NH3 mắc các bệnh bị trắng bạch, đốm lá
- Các oxit của nitơ cũng là những chất gây nên ô nhiễm không khí, mưa axit, hiện tượng quang hóa. Các oxit đó cũng tác động không có lợi cho sức khỏe người và động vật như NO, NO2 có thể vào qua đường hô hấp, vào máu gây nguy hiểm cho tim, phổi
Học sinh có ý thức khi đi tiểu, hợp lý giữ gìn vệ sinh chung, thải các chất hữu cơ đúng chổ và nên phân loại rác thải trong gia đình nơi công cộng
Các oxit của cacbon
Khí CO, CO2 là những chất được sinh ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch như các phương tiện giao thông, nhiệt điện, đốt củi, rơm rạ, quá trình hô hấp của động vật, nung vôi
Lớp 11, 
Bài: 16
 Hợp chất của cacbon
Khí CO, có tác hại với động vật nhất là con người. CO theo đường hô hấp sẽ vào cơ thể tác dụng với hồng cầu làm giảm khả năng hấp thụ oxi và vận chuyển oxi để nuôi tế bào trong cơ thể nên dễ gây chóng mặt, buồn nôn, mất trí nhớ, nặng hơn gây tử vong, còn CO2 thì gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Học sinh biết cách sử dụng nguồn nhiên liệu sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất để ít thải những khí CO, CO2 ra môi trường.
Một số hợp chất hữu cơ
- Khí metan CH4 được sinh ra trong quá trình phân hủy động thực vật, trong quá trình khai thác các quặng than trong lòng đất, các mỏ khí thiên nhiên, khí dầu mỏ
Lớp11,
Bài 25: Ankan
Bài 37: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên.
Khí metan cùng với CO2 là những chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu.
Học sinh biết cách xử lý các nguồn thải từ động thực vật như làm hầm bioga
Vật liệu polime
- Ngành hóa học đã rất phát triển nên đã tạo ra được nhiều vật liệu polime các chất dẻo, PP, PE, PVC, PS, nhựa Bakelitcác loại tơ, cao suđược tổng hợp từ các hóa chất để phục vụ sự tiện lợi trong cuộc sống
Lớp 12
Bài 14: Vật liệu Polime
- Những vật liệu polime này chỉ dùng sau một thời gian nó sẽ bị hỏng nhưng các vật liệu này gần như không tự phân hủy được. Vậy là chúng trở thành giác thải, gây ô nhiễm . Còn nếu con người can thiệp vào sự phân hủy của chúng cũng gây ô nhiễm môi trường
Học sinh nên hạn chế dùng túi nilong, vật caosu đê giảm rác thải hoặc nếu dùng thì biết phân loại rác thải để tái xử dụng.
Các kim loại và hợp chất của chúng
Các kim loại nặng như Cr, Pb, Hg được tạo ra trong quá trình mạ kim loại, khai thác các loại quặng kim loại, từ vật liệu có chứa các kim loại đó như ắc quy, nhiệt kế bị hỏng, thuốc trừ sâu, xăng dầu
Lớp 12.
Bài 34; Crom và hợp chất của Crom
Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm chì, thiếc.
Pb rất độc, có ảnh hưởng tới động thực vật. Nhất là với con người nó ảnh hưởng tới thận, hệ thần kinh.
Hg và hợp chất của nó rất độc, là nguyên nhân gây tổn thương não, gan, vô sinh khi con người tiếp xúc với nó.
Cr+6 gây viêm ngừa da, gan, thận và ung thư phổi
Học sinh cần biết để phòng tránh và ý thức để hạn chế các chất đó ra môi trường hoặc vào cơ thể.
Giáo viên nêu một số hiện tượng tự nhiên để học sinh tự thảo luận tìm hiểu và trả lời.
Câu hỏi của giáo viên
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm câu trả lời.
* Nguyên nhân gây mưa axit là gì? Nó có tác hại gì đến môi trường? Chúng ta cần làm gì để giảm tác hại đó?
- Có rất nhiều nguồn tạo ra các khí SO2, NO2, HCl, CO2.các khí này tiếp xúc với H2O, O2 có trong không khí tạo ra các chất có môi trường axit
- Trong quá trình mưa các oxit này đã kết hợp với và làm các giọt mưa mang môi trường axit làm cho PH giảm xuống.
- Cây trồng, đồ vật, sinh vật chỉ phù hợp với giá trị PH nhất định nhưng khi mưa axit xuống làm cho giá trị PH giảm thì cây trồng, sinh vật, đồ vật sẽ không tồn tại được.
- Chúng ta cần phải hạn chế các nguồn thải ra các khí SO2, NO2, HCl, CO2.
* Ozon có lợi ích gì? Nguyên nhân làm thủng tầng ozon? Nó có tác hại đến môi trường như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tầng ozon?
- Ozon (O3) có trong khí quyển có nhiều ở tầng bình lưu. Nó được ví như tấm áo giáp (cái ô) bảo vệ loại người và hệ động thực vật tránh khỏi tai họa do bức xạ tia tử ngoại của Mặt trời gây ra, nó giữ vai trò quan trọng đối với phí hậu và hệ sinh thái của trái đất. Nó hấp thụ phần lớn các bức xạ tử ngoại trước khi xuống mặt đất.
- Nhưng gần đây do hoạt động của con người xử dụng các hóa chất phục vụ tiện ích trong cuộc sống nhưng khi các hóa chất đó bị thoát ra ngoài thì nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tầng O3 như:
+ Các chất chứa Clo, Flo như Freon CF2Cl2 có trong tủ lạnh, dung môi mỹ phẩm, HCl, Cl2
 tia tử ngoại
Chất chứa Clo Clo (gốc Clo)
+ Các phản ứng này mang tính dây chuyền nên hàng trăm ngàn phân tử O3 biến thành O2 mà chỉ cần rất ít gốc Clo. Làm giảm lượng O3 trong khí quyển và còn rất nhiều các nguyên nhân khác.
- Khi lượng O3 giảm 10% trong khí quyển thì bức xạ cực tím gây hủy hoại 20%.
- Chúng ta cần phải thay thế chất Freon và hạn chế các chất HCl, Cl2 thải ra môi trường.
* H2O có vai trò gì? H2O có phải là nguồn vô tận không? Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
- Không phải ở đâu có nước thì ở đó có sự sống sao. Mọi sinh vật sống được đều rất cần nước vì trong cơ thể động thực vật nước chiếm từ 60-95% trọng lượng, nước trong cơ thể hệ sinh vật làm cả hai nhiệm vụ lý và hóa học. Nước mang chất dinh dưỡng và oxi đến các tế bào đồng thời mang chất phải từ tế bào đi, thủy phân protein. Do có hàm lượng cao lại có tính dẫn nhiệt cao và nhiệt năng riêng lớn nước là chất điều nhiệt cho cơ thể động thực vật, nước cũng là chất bôi trơn giữa các bề mặt hoạt động như các khớp. Ở thực vật nước tham gia trong quá trình quang hợp, hô hấp, tiêu hóa.Trong các ngành và lĩnh vực khác nước càng không thể thiếu như nông nghiệp, môi trường thủy hải sản.
- Nước là chất lỏng quan trọng nhất và có nhiều nhất trên trái đất. Nó cũng là chất duy nhất tồn tại trên bề mặt trái đất ở cả ba dạng rắn, lỏng, khí. Chúng ta quen với nước và nguồn nước dồi dào nhưng nó cũng không phải là nguồn vô tận đâu nhất là nước ngọt. Do lượng nước phân bố không đồng đều và do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, ngoài ra nguồn nước còn bị ô nhiễm nên không tái sử dụng được người ta cho rằng rồi đây vấn đề “khủng hoảng nước” sẽ xảy ra nghiêm trọng như vấn đề “khủng hoảng năng lượng”.
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nông nghiệp, khai thác các khoáng sản, thủy hải sản, các vụ vận chuyển hàng bị đổ như đổ dầu hoặc tràn dầucác hoạt động tự nhiên như lũ lụt, động đất, hoạt động của núi lửađều là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
Giáo viên có thể hỏi trong bài thi hoặc làm bài tập dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm.
1/ Nhóm hóa chất dùng bảo quản thực phẩm mà ít gây hại đến sức khỏe và môi trường?
a. Dung dịch fomalin, nước đá, nước zon 
 b. Đạm ure, muối ăn, nước đá
c. Muối ăn, nước đá, nước ozon, nước đá khô 
d. Nước đá khô, ozon, chất chống thối Clorin.
2/ Trong khói thuốc lá có tới 22 chất độc có thể gây ung thư hoặc một số bệnh lý khác. Đặc biệt là chất C10H14N2 có nhiều trong thuốc lá, còn gây nghiện. Chất đó có tên là:
a. Cafein b. Cocain c. Moocphin d. Nicotin
3/ Tệ nạn uống rượu bia nhiều đang làm tiêu tốn tiền bạc, hại sức khỏe và

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_mon_h.doc