Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp mở rộng không gian, diện tích đọc sách

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp mở rộng không gian, diện tích đọc sách

Cơ sở lý luận của vấn đề

Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng loại trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới – Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.

Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ngày 6/11/1998 V/v ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông, quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của Bộ Trưởng BGD&ĐT ngày 02/01/2003 V/v ban hành quy định tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông, thông tư 30 TTLB, thông tư 05//VP. Pháp lệnh thư viện. và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.

Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; thư viện trường học đòi hỏi phải tiếp cận với những chuẩn mực mới như xây dựng thư viện cộng đồng; thư viện điện tử; thư viện trường học thân thiện,

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của thư viện là việc mở rộng không gian, diện tích đọc, lan truyền tình yêu đọc đến đông đảo độc giả. Tuy nhiên trên thực tế không ít thư viện chưa làm được điều này. Để giải quyết vấn đề trên, đã có một số đề tài nghiên cứu, tuy nhiên họ đưa ra những biện pháp chung chung, thiếu tính khả thi, đặc biệt không phù với đơn vị.

 

docx 9 trang hoathepmc36 28/02/2022 8064
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp mở rộng không gian, diện tích đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nơi tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh...góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh. 
Trong hoàn cảnh đất nước đang sôi động với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0; ngành Giáo dục đang tích cực thúc đẩy đổi mới các yếu tố căn bản tiến tới đổi mới toàn diện nền giáo dục theo yêu cầu của Nghị quyết số 29/NQTW của Trung ương Đảng. Thư viện trường học nói chung cũng như thư viện trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng cũng phải vươn mình phát triển để nhằm đáp ứng vai trò chức năng của mình. 
Trong thực tiễn, thư viện trường Tiểu học Lê Hồng Phong là thư viện có chất lượng hoạt động tốt, trường đã hợp tác với Tổ chức Room to Read ( tổ chức phi chính phủ ) để xây dựng thư viện trường học thân thiện.
Là nhân viên thư viện, trong quá trình công tác tôi luôn đề cao ý thức trách nhiệm, nâng cao năng lực, học hỏi kinh nghiệm, tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học của đồng nghiệp; và tôi đã tìm ra những biện pháp công tác thực sự có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn thư viện trường Tiểu học Lê Hồng Phong nên tôi tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm và quyết định xây dựng thành đề tài “Giải pháp Mở rộng không gian, diện tích đọc sách” này. 
II. Mục đích nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thư viện bằng các biện pháp nâng cao chất lượng bài giới thiệu sách; tổ chức luân chuyển sách giữa các điểm trường; tổ chức ngày Hội đọc sách. Nhằm mở rộng không gian, diện tích đọc sách; lan truyền, phủ sóng sự yêu thích đọc đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh của trường.
                                  PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	
         I. Cơ sở lý luận của vấn đề 
Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng loại trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới – Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.
Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đúng đắn và biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trong các trường học. Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ngày 6/11/1998 V/v ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông, quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT của Bộ Trưởng BGD&ĐT ngày 02/01/2003 V/v ban hành quy định tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông, thông tư 30 TTLB, thông tư 05//VP. Pháp lệnh thư viện... và nhiều văn bản chỉ thị khác đã được ban hành, chẳng những đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thư viện trong các trường học, mà còn là sự khẳng định vị trí quan trọng và tác dụng lớn lao của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. 
Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; thư viện trường học đòi hỏi phải tiếp cận với những chuẩn mực mới như xây dựng thư viện cộng đồng; thư viện điện tử; thư viện trường học thân thiện, 
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của thư viện là việc mở rộng không gian, diện tích đọc, lan truyền tình yêu đọc đến đông đảo độc giả. Tuy nhiên trên thực tế không ít thư viện chưa làm được điều này. Để giải quyết vấn đề trên, đã có một số đề tài nghiên cứu, tuy nhiên họ đưa ra những biện pháp chung chung, thiếu tính khả thi, đặc biệt không phù với đơn vị. 
II. Thực trạng vấn đề
Phân tích tình hình thực trạng
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong có 03 điểm trường phân bố trên địa bàn
khá rộng của xã Eana. Có 48 cán bộ viên chức và 565 học sinh, phân thành 24 lớp, học 9 buổi/ tuần. 
	Thư viện trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị gồm: 
 Một phòng đọc có kích thước 5 x 6 mét, 1 kho sách với hơn 9000 bản sách các loai gồm: có sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức, sách pháp luật, sách nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo dùng chung cho giáo viên và học sinh; truyện thiếu nhi. Ngoài ra còn có các loại báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: báo của ngành, báo giáo dục thời đại, báo phụ nữ.... 
Phương tiện thiết bị có: máy vi tính đã được kết nối internet, phục vụ riêng cho thư viện. Đủ các loại hồ sơ, sổ sách ( bản cứng) để quản lí thư viện.
Từ năm học 2016-2017 trường Tiểu học Lê Hồng Phong hợp tác với tổ chức Room to Read xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện nhằm hình thành thói quen đọc sách cho học sinh.
Với sự thỏa thuận hợp tác, nhà trường được giúp đỡ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thư viện cho cán bộ giáo viên, nhân viên thư viện. tổ chức dạy tiết đọc thư viện trong chương trình dạy học của trường. Được hộ trợ phát triển kho sách.
 Qua 2 năm thực hiện mô hình thư viện thân thiện, thư viện đã nâng cao hiệu quả và chất lượng vượt bậc. Cụ thể, vào thời điểm tháng 1 năm 2018 (kết thúc học kì I) đề tài đã khảo sát một số tiêu chí với kết quả cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát các thông số của thực trạng vấn đề (khảo sát học kì I, năm học 2017- 2018)
Về diện tích đọc: 30 mét vuông
Về không gian đọc: đọc tại phòng đọc (Room to Read); đọc ở nhà (học
sinh mượn sách về nhà đọc)
Về số lượt mượn sách: Giáo viên là 152 lượt, trung bình hơn 3 lượt/ 1
giáo viên; học sinh là 1312 lượt/571 học sinh (trong đó tại điểm chính là 1215 lượt/486 học sinh), học sinh ở 2 điểm lẻ chủ yếu là mượn sách giáo khoa vào đầu năm; Cha mẹ học sinh là 32 lượt/571 cha mẹ học sinh.
Về tần số lượt mượn sách (lượt mượn/1 độc giả/1 học kì): với giáo viên
là hơn 3 lượt; với học sinh 2,3 lượt (trong đó ở điểm chính là 2,5 lượt, học sinh có tần số mượn nhiều nhất là 22 lượt/ kì); với cha mẹ học sinh là 0,05 lượt.
Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân vấn đề cần giải quyết 
Thông số khảo sát trên cho ta thấy các tiêu chí về diện tích đọc không tăng;
không gian đọc có phát triển nhưng vẫn hạn chế và chưa phong phú; thói quen đọc và sự yêu thích việc đọc chưa phát triển. Điều đó nghĩa là chất lượng hoạt động của thư viện chưa xứng tầm với vai trò phát triển thư viện trong thời đại mới.
	Nguyên nhân của vấn đề là: 
Thứ nhất: Cơ sở thư viện chưa đảm bảo, mới chỉ xây dựng được 1 phòng đọc ở điểm trường chính. Học sinh ở các điểm lẻ khó tiếp cận được nguồn sách.
Thứ hai là: Độc giả chưa có cơ hội nắm bắt thông tin về nguồn sách trong thư viện.
Xác định được nguyên nhân của vấn đề nêu trên tôi đã đề ra giải pháp nâng cao vai trò chất lượng thư viện cụ thể như sau:
      III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Giải pháp : Mở rộng không gian, diện tích đọc sách
Để thực hiện giải pháp này, tôi thực hiện các biện pháp sau:
Biện pháp thứ nhất: Lập thêm phòng đọc ở các điểm trường lẻ
Cách thực hiện:
Lập kế hoạch, tham mưu với quản trị nhà trường
Khảo sát cơ sở vật chất ở các điểm trường lẻ, chọn những phòng học dư
không sử dụng, nếu không có thì có thể chọn cả những nơi có không gian mát, sạch, đủ ánh sáng để cải tạo thành nơi đọc sách
Lắp đặt trang thiết bị, sắp xếp nguồn sách; phối hợp với cộng tác viên thư
viện để tiến hành tổ chức hoạt động học như phòng đọc ở điểm trường chính.
	Biện pháp thứ hai : Lập các thư viện góc lớp học
	Cách thực hiện:
chủ nhiệm lớp; các học sinh trong Hội đồng tự quản của lớp, các cha mẹ học sinh trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để trao đổi kế hoạch, hướng dẫn cách xây dựng và tổ chức hoạt động cho thư viện góc lớp.
Nhân viên thư viện cung cấp sách cho thư viện góc lớp hoạt động, đồng
thời huy động nguồn sách góp từ chính học sinh trong lớp để xây dựng thư viện lớp mình. Định kì, hàng tuần nhân viên thư viện thực hiện luân chuyển đầu sách giữa các lớp, giữa các điểm trường.
	Hiệu quả của biện pháp này là không chỉ mở rộng được không gian và diện tích đọc sách mà còn giúp cho học sinh tăng thói quen đọc, nâng cao thói quen đọc sách.
	Biện pháp thứ ba: Nâng cao hiệu quả bài giới thiệu sách
	Cách làm:
Xem xét các chủ điểm trong chương trình dạy học của nhà trường, kế
hoạch sinh hoạt chủ điểm của Đội thiếu niên để ta xây dựng kế hoạch về chủ đề cuốn sách sẽ chon để giới thiệu; thời điểm kết hợp lồng ghép các hoạt động của nhà trường, của Đội thiếu niên để tổ chức giới thiệu.
Xây dựng bài giới thiệu sách đảm bảo các yêu cầu quy định.
Ví dụ:
	Bài giới thiệu sách tháng 3/2019
 Thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển thư viện thân thiện, mở rộng không gian và diện tích đọc sách, quan trọng hơn nữa là thực hiện mục tiêu lan truyền sự yêu thích việc đọc được phủ sóng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh của trường ta.
Hôm nay, nhân buổi tổ chức tọa đàm mở rộng giữa cán bộ, viên chức nhà trường với các mẹ học sinh nhằm Kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, thư viện trường TH Lê Hồng Phong đặc biệt ưu ái giành lời giới thiệu sách đến Quý các mẹ học sinh của trường ta như món quà chân thành nhất!
	Quý các mẹ học sinh kính mến. Vẫn biết chúng ta đều rất bận với bao việc mưu sinh. Tuy nhiên, dẫu sao chúng ta vẫn có những khoảng lặng trong ngày. Những khoảnh khắc đó khơi dậy trong chị, trong em bao điều tốt đẹp, những kỉ niệm thời tuổi trẻ, những ước mơ thần tiên thời thơ ấu mà bà nội(ngoại) truyền cho qua câu chuyện cổ tích. 
Vâng, những câu chuyện ấy đã giúp cho trẻ hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp. Đồng hành cùng trẻ tạo nên nhân cách làm người. Không chỉ thế, những câu chuyện cũng giúp cho trẻ học tập, rèn luyện tốt hơn để thực hiện ước mơ của mình. Như vậy nghĩa là vừa ươm cho trẻ một hạt giống hạnh phúc lại có cả một hạt giống trí tuệ. 
Quý vị thân mến! Những khoảng lặng ít ỏi trong ngày các chị, các em sẽ làm gì cho có ý nghĩa nào ?
Theo tôi, tốt nhất chúng ta hãy đọc cho bé nghe một câu chuyện. Vì như giới thiệu ở trên, khi đọc cho bé nghe một câu chuyện giúp chúng ta vừa được sống lại thời tươi đẹp của mình, nâng cao tinh thần, quên đi một ngày mệt mỏi đồng thời đã ươm cho đứa con yêu dấu của chúng ta một hạt giống. Hơn thế nữa, khoảnh khắc đó nó sẽ làm tăng thêm sự gắn bó của tình mẫu tử thiêng liêng không gì thay thế được. 
Vậy, các mẹ của những học sinh tài đức trong tương lai sẽ chọn gì để đọc cho bé nghe ? 
Thư viện xin giới thiệu đến quý vị đón đọc cuốn “ 1001 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ”. Đây là cuốn sách được chắt lọc từ rất nhiều câu chuyện kinh điển và thú vị mới mẻ, ví dụ như: Ba chú lợn con, Chú Thỏ ngoan ngoãn, Ngựa con qua sông,Mỗi một câu chuyện ngoài việc gợi cho trẻ sự thích thú bởi các nhân vật trong truyện dí dỏm, những tình tiết hài hước mà còn làm cho trẻ tự nguyện hóa thân vào nhân vật một cách chủ động để xử lí các tình huống xẩy ra trong chuyện. Như vậy, vô hình dung, ta đã cho trẻ cơ hội được hình thành và phát triển các năng lực, các phẩm chất, cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống. Thêm một lần nữa, tôi muốn khẳng định với các chị, các em rằng: đọc mỗi một câu chuyện trong “ 1001 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ” là ta ươm cho bé một mần xanh tươi đẹp.
Quý vị thân mến! Cuốn “ 1001 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ” do Kỷ Giang Hồng làm chủ biên; Hà Giang dịch, được Nhà xuất bản Thanh niên tái bản lần thứ nhất. Cuốn sách có khổ giấy nhỏ gọn, bản in rõ ràng, tranh minh họa đẹp. Cuốn sách là quà tặng của tổ chức Room to Read giành tặng cho trường ta.
Hiện nay, sách đã lên kệ với kí hiệu là RTR 2824; mã màu xanh dương. 
Quý mẹ học sinh hãy đón đọc và giới thiệu cho nhiều người khác cùng đọc nhé !
Xin chân thành cảm ơn!
Tính mới của các biện pháp 
Tính mới của giải pháp Mở rộng không gian, diện tích đọc sách nhằm nâng cao chất lượng công tác thư viện mà đề tài đưa ra là mới trong cách thực hiện, cái mới đó đã chuyển đổi mạnh mẽ cái chuẩn thư viện sang hướng thư viện thân thiện, thư viện cộng đồng- thư viện làm được tốt nhất vai trò của công việc phục vụ học tập, nghiên cứu và đời sống xã hội 
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài đã đưa ra giải pháp Mở rộng không gian, diện tích đọc sách và đã áp dụng hiệu quả tại thư viện trường Tiểu học Lê Hồng Phong, đối với đối tượng độc giả là cán bộ, giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh.
Kết quả khảo nghiệm vào cuối học kì I năm học 2018- 2019 với các tiêu chí đạt các thông số cụ thể như sau: 
Về diện tích đọc: 190 mét vuông (tăng 160 mét vuông do đã áp dụng
biện pháp lập phòng đọc ở điểm trường lẻ, lập thư viện góc lớp học )
- Về không gian đọc: đã mở rộng: đọc tại 3 phòng đọc (Room to Read ); đọc ở nhà (học sinh mượn sách về nhà đọc, cha mẹ học sinh mượn đọc); đọc tại thư viện góc lớp học, đọc ở ghế đá dưới bóng cây sân trường.
- Về số lượt mượn sách: Giáo viên là 381 lượt, trung bình đạt hơn 7,9 lượt/1 giáo viên, tăng hơn 4 lượt; học sinh là 4520 lượt/565 học sinh, trung bình đạt 8 lượt/ 1 học sinh, tăng 5,7 lượt; với cha mẹ học sinh là 215 lượt, tăng 183 lượt so với cùng kì năm học trước.
Ngoài những hiệu quả trên, do tính lô gic, mối quan hệ biện chứng của các vấn đề nên giải pháp của đề tài cũng thúc đẩy, mang lại các hiệu quả như: góp phần lan truyền, phủ sóng sự yêu thích đọc đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh của trường. Thông qua việc áp dụng giải pháp, việc phát triển kho sách cũng hiệu quả hơn.
 PHẦN III: KẾT LUẬN, NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
	Trên đây là giải pháp mà đề tài đưa ra và áp dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thư viện trường học; đặc biệt là những biện pháp của đề tài mang tính mới, giải quyết được mâu thuẩn vấn đề cho thời đại mới nên nó có ý nghĩa cao cả về mặt chuyên ngành thư viện lẫn vai trò thúc đẩy chất lượng giáo dục trong nhà trường.
	Qua nghiên cứu đề tài, quá trình áp dụng và khảo nghiệm; đặc biệt là hiệu quả đạt được, bản thân tôi cũng đã rút ra được những bài học quý, xin chia sẻ với đồng nghiệp:
	Một là: Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục, xác định lập trường tư tưởng vững vàng là tiền đề tư tưởng đem lại sự thành công.
Hai là: Tích cực Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tích cực Tự học và sáng tạo là điều kiện quan trọng giúp giáo viên vận động thích ứng, tồn tại và phát triển.
Ba là: Chủ động tiếp cận cái mới, kết hợp năng lực với lương tâm và trách nhiệm sẽ giúp chúng ta năng động và thành công.
II. Những ý kiến đề xuất:
          * Với Nhà trường: Để phong trào đọc sách được phát huy và đạt kết quả cao hơn nữa. Tôi nghĩ các đoàn thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, học sinh cần phải phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền về giới thiệu sách cùng với cán bộ thư viện.
           * Với Phòng Giáo dục nên tổ chức cho cán bộ làm công tác thư viện được tham gia các lớp tập huấn về công tác thư viện, thăm quan, học hỏi các thư viện chuẩn, có chất lượng để có nhiều kinh nghiệm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ thư viện.
 Eana, ngày 10 tháng 01 năm 2019
	 	 Người viết
 Lại Thị Thanh Hường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số văn bản về công tác thư viện
Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10
Quyết định 01/2003/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Sổ tay công tác thư viện trường học
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
	CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 (Ký tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_mo_rong_khong_gian_dien_tich.docx