Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh học tốt môn Hình học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh học tốt môn Hình học 9

-Toán học là một môn học đòi hỏi tư duy khá cao, là môn học khô khan, rất dễ chán đối với HS yếu, kém. Nhưng nó cũng là một cơ sở để các em khám phá các môn khoa học khác. Do đặc thù của bộ môn nên cần thiết là người giáo viên phải có những giải pháp hữu hiệu để giúp các em ham thích học môn Hình học nói riêng, môn Toán nói chung, góp phần hạn chế tỉ lệ HS bỏ học ở cấp THCS.

-Qua thực tế dạy HS khối 9 các lần kiểm tra học kì cũng như thi tuyển vào lớp 10 tôi thấy phần lớn HS chỉ tập trung giải quyết các bài toán đại số, còn phần Hình học bỏ hẳn hoặc làm không đầy đủ do ác em bị hỏng kiến thức ban đầu về hình học.

-Giúp HS nắm vững và hoàn thiện các khái niệm hình học phẳng làm cơ sở cho phần hình học không gian cấp THPT.

-Nhằm giúp cho HS vận dụng được các khái niệm hình học phẳng, nắm được bản chất của khái niệm, biết phân tích, tổng hợp, chứng minh chặt chẽ một bài toán hình học để HS hoàn thiện các phương pháp chứng minh hình học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cuối cấp.

 

doc 11 trang Trần Đại 27/04/2023 8361
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh học tốt môn Hình học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
Mã số: 
 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp giúp HS học tốt môn hình học 9” 
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chất lượng chuyên môn giáo dục.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
-Toán học là một môn học đòi hỏi tư duy khá cao, là môn học khô khan, rất dễ chán đối với HS yếu, kém. Nhưng nó cũng là một cơ sở để các em khám phá các môn khoa học khác. Do đặc thù của bộ môn nên cần thiết là người giáo viên phải có những giải pháp hữu hiệu để giúp các em ham thích học môn Hình học nói riêng, môn Toán nói chung, góp phần hạn chế tỉ lệ HS bỏ học ở cấp THCS.
-Qua thực tế dạy HS khối 9 các lần kiểm tra học kì cũng như thi tuyển vào lớp 10 tôi thấy phần lớn HS chỉ tập trung giải quyết các bài toán đại số, còn phần Hình học bỏ hẳn hoặc làm không đầy đủ do ác em bị hỏng kiến thức ban đầu về hình học.
-Giúp HS nắm vững và hoàn thiện các khái niệm hình học phẳng làm cơ sở cho phần hình học không gian cấp THPT.
-Nhằm giúp cho HS vận dụng được các khái niệm hình học phẳng, nắm được bản chất của khái niệm, biết phân tích, tổng hợp, chứng minh chặt chẽ một bài toán hình học để HS hoàn thiện các phương pháp chứng minh hình học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cuối cấp.
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến : 
 *Điểm mới trong kết quả nghiên cứu là :
-Dạy học thông qua mô hình trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin (ứng dụng các phần mềm vẽ hình, tạo hình động) làm nổi bật các khái niệm, từ đó HS nắm được bản chất của khái niệm và nhớ nó một cách dễ dàng (thông qua sơ đồ tư duy). Đặc biệt lưu ý quan tâm nhiều đến các đối tượng HS yếu, kém.
-Giúp cho HS biết cách trình bày một lới giải khoa học. Giúp HS biết phân tich, tổng hợp một bài tập hình học, từ đó khai thác được một bài toán.
-SKKN này không phải là phương pháp dạy môn Hình học 9 mà chỉ nêu lên môt số giải pháp giúp cho GV dạy tốt hơn môn Hình học 9 do bản thân tự tìm ra trong quá trình giảng dạy thực tế.
-Trong quá trình giảng dạy phân môn Hình học 9 tôi luôn sử dụng phương pháp trực quan, hoạt động nhóm nhỏ để tạo nền tảng cho phương pháp nêu vấn đề có hiệu quả và lưu ý “Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng và nội dung giảm tải của chương trình toán THCS hiện hành”. 
 * Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
-Giúp cho HS học tốt môn hình học 9 là một việc làm rất cần thiết. Đa số HS lớp 9 rất ngại học môn hình học. Trong quá trình làm bài thi đa số các em trung bình yếu đều không có điểm phần hình học
-Đề tài có ứng dụng thiết thực trong việc vận dụng đổi mới PPDH trong quá trình dạy học hiện nay. Dạy học theo hướng trên rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành giải toán cũng như kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Từ đó các em phát triển được các phẩm chất trí tuệ cần thiết của người học toán. Đặc biệt là tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
 * Các giải pháp tiến hành để quyết vấn đề:
 Phát hiện những HS học yếu hình học và có biện pháp khắc phục.
 Để giải quyết những vấn đề trên tôi tiến hành một số biện pháp sau đây: 
 3.2.1 Giải pháp 1: Từ trực quan đi đến kiến thức mới:
 *Dạy khái niệm: Tôi cho HS thông qua mô hình trực quan (có sẵn hoặc tự làm), tiến hành đo đạc để từ đó HS có rút ra những kết luận, củng cố khái niệm, vận dụng khái niệm để giải bài tập và giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
 Ví dụ: Khi tìm hiểu “góc ở tâm”
Bước 1: (Đối với HS yếu kém)
. GV đưa mô hình chiếc đồng hồ treo tường và hỏi:
 . Vào thời điểm 3h, kim phút và kim giờ tạo với nhau một góc bao nhiêu độ?
 . Gv giới thiệu góc tạo bởi hai kim đồng hồ gọi là góc ở tâm
 Bước 2: (Đối với HS khá giỏi) GV vẽ hình minh họa
 . Góc AOB tạo bởi những yếu tố nào của đường tròn?
 . Chính xác hóa khái niệm
 . Củng cố khái niệm: Cho ví dụ về góc ở tâm? Cho ví dụ về góc không phải là góc ở tâm?
 . Khắc sâu kiến thức cho HS: ghi nhớ những trường hợp đặc biệt( cung bị chắn,cung lớn, cung nhỏ, cung chắn nửa đường tròn,...)
 *Dạy định lý:
- Nên cho HS tiếp cận định lý một cách tự nhiên, không gượng ép thông qua hoạt động trực quan: dự đoán phát hiện ra vấn đề, trên cơ sở đó tìm cách giải quyết vấn đề thông qua hoạt động nhóm
 Ví dụ 1: Khi dạy định lý: “Tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp bằng 1800”
 Bước 1:(Đối với HS yếu kém) GV phát phiếu học tập có sẵn 3 tứ giác nội tiếp khác nhau và cho HS đo hai góc đối của tứ giác, nhận xét gì về tổng số đo hai góc đối của một tứ giác nội tiếp?
 Bước 2: Gợi ý trường hợp đặc biệt: tứ giác có một đường chéo là đường kính- dự đoán kết quả . Sử dụng CNTT có thể dời hình để xét mối quan hệ giữa góc A và góc C của tứ giác nội tiếp ABCD
 Bước 3: (Đối với HS khá giỏi) Sau khi tiếp cận định lý, tôi đặt câu hỏi để hướng cho HS biết cách chứng minh định lý và cho bài tập củng cố định lý (phát triển tư duy của HS).
 Ví dụ 2: Sau khi dạy bài “ Tứ giác nội tiếp” 
 Bước 1: Cho HS tự nêu lên dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp:
-Cách1: Tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 1800
-Cách2: Tứ giác có hai đỉnh liên tiếp cùng nhìn một cạnh dưới những góc bằng nhau
-Cách3: Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm cố định
-Cách4: Chứng minh tứ giác đó trở hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông
 Bước 2: Tôi khắc sâu kiến thưc cho HS bằng bài tập: Đúng? Sai?
Tứ giác ABCD nội tiếp được trong đường tròn khi có một trong các điều kiện sau:
1)
2) Bốn đỉnh A,B,C,D cách đều điểm I
3)
4) 
5) Góc ngoài đỉnh B bằng 
6) Góc ngoài đỉnh B bằng 
7) ABCD là hình thang cân
8) ABCD là hình vuông
9) ABCD là hình chữ nhật
10) ABCD là hình thoi
 Bước 3: Củng cố dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp tôi cho bài tập (đối với HS yếu kém):
Cho DABC, vẽ các đướng cao AH, BK, CF.
 1) Hãy tìm các tứ giác nội tiếp được trong hình và xác định tâm đường tròn ngoại tiếp các tứ giác đó.
2) Nối HF, FK, KH thì ta có thêm mấy tứ giác nội tiếp nữa? Vì sao? Xác định tâm đường tròn ngoại tiếp các tứ giác đó.(Đối với HS trung bình)
3) (Mở rộng bài toán đối với HS khá giỏi) Xác định tâm của đường tròn nội tiếp tam giác FKH 
 3.2.2.Giải pháp 2: Dùng phương pháp trực quan, nêu vấn đề và đòi hỏi HS phải tự giải quyết vấn đề trên cơ sở thảo luận nhóm.
- Sử dụng những hình ảnh thực tế để kích thích sự tìm tòi của Hs trong các bài giảng, tránh sự nhàm chán của HS
 Ví dụ1: Đặt vấn đề vào bài mới “ quan hệ đường kính và dây” tôi đưa ra tình huống:
ª Cầu thủ nào chạm bóng trước.
Hai cầu thủ ở hai vị trí như hình vẽ. Nếu cả hai cầu thủ cùng bắt đầu chạy thẳng tới bóng và chạy với vận tốc bằng nhau. Hỏi cầu thủ nào chạm bóng trước.
Bước 1: (Đối với HS yếu kém) đo đạc và trả lời cầu thủ áo đỏ 
Bước 2: (Đối với HS TB,khá, giỏi) chứng minh dựa vào bất đẳng thức tam giác 
Bước 3: Tất cả HS nắm được “trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây lớn nhất”.
 - Dạy tiết luyện tập, ôn tập chương :
 . Giáo viên cần yêu cầu HS phải học thuộc định nghĩa, các định lý trong bài và các kiến thức liên quan (phần này nên lưu ý kĩ cho HS chuẩn bị sau tiết lý thuyết).
- GV cần chú ý đến hệ thống bài tập cần luyện tập phải có mức độ nâng dần kiến thức kĩ năng cho hợp lý.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết luyện tập của bài “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” tôi dạy như sau:
 . Hoạt động 1: ôn tập lý thuyết
 . Hoạt động 2: BT1: Tìm x, y trên hình vẽ: (câu a,b dành cho HS yếu, kém, câu c dành cho HS trung bình, câu d dành cho HS khá, giỏi)
 . Hoạt động 3: BT2: Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao, I, K lần lượt là hình chiếu của H trên AB và AC, cho biết AB=9cm, AC=12cm.
 1) Tính IK?
 2) AI. AB=AK. AC
 . Hoạt động 3: Cho hình vuông ABCD. Gọi I là một điểm nằm giữa A và B. Tia DI và tia CB cắt nhau ở K. Kẻ đường thẳng qua D, vuông góc với DI. Đường thẳng này cắt đường thẳng BC tại L. Cmr:
 1)Tam giác DIL là tam giác cân.
 2) Tổng không thay đổi khi I thay đổi trên cạnh AB
- Có thể sử dụng sơ đồ tư duy dể cho HS thấy được chuỗi mắc xích giữa các kiến thức,...
 Ví dụ 2:
Việc trình bày một bài toán chứng minh hình học cần chú ý đến tính chặt chẽ, gọn, từ ngữ dễ hiểu, cô động ý chính đễ HS dễ nhớ.
 3.2.3.Giải pháp 3: Tạo cho HS thói quen tự học (ở nhà, ở lớp, học
nhóm, ...)
- Công việc hướng dẫn cho HS tưởng chừng như đơn giản nhưng muốn cho HS có được thói quen này thì chúng ta phải tạo cho các em sự tìm tòi thông qua hướng dẫn GV
- Sau mỗi tiết học tôi đều hướng dẫn cho HS công việc về nhà thật cụ thể bằng những câu hỏi vì sao? Giải thích vì sao? Bài mới có được nội dung nào? Để nắm được kiến thức mới đó ta cần biết nội dung nào có liên quan?
 Ví dụ 1:Sau khi học bài “Diện tích hình tròn, hình quạt tròn tôi hướng dẫn HS về nhà như sau:
 1) Hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích hình quạt tròn, học thuộc và vận dụng được công thức tính diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
 2) Nắm vững các mối liên hệ giữa cạnh hình vuông nội tiếp, ngoại tiếp với bán kính đường tròn; cạnh tam giác đều nội tiếp, ngoại tiếp với bán kính đường tròn; cạnh lục giác đều nội tiếp, ngoại tiếp với bán kính đường tròn; ngũ giác đều nội tiếp, ngoại tiếp với bán kính đường tròn.
 3) Hoàn thành các bài tập đã giải ; Làm BT 78, 83 SGK / 98,99
 4) Các em đã chứng minh được độ dài nữa đường tròn đường kính AC bằng tổng độ dài hai nửa đường tròn đường kính AB và BC. Vậy hãy so sánh diện tích nửa hình tròn đường kính AC với tổng diện tích hai nửa hình tròn đường kính AB và BC?
 5) Tìm cách tính diện tích phần tô màu ở các hình sau: 
Nội dung này sẽ được nghiên cứu ở tiết luyện tập
- Hướng dẫn HS luyện tập tôi thường mở rộng bài toán để các em không nhàm chán.
 Ví dụ 2: *Đưa BT 41 SGK lên bảng:Cho đường tròn (O) có đường kính BC, dây AD vuông góc với BC tại H. Gọi E, F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC. Gọi (I), (K) lần lượt là các đường tròn ngoại tiếp tam giác HBE, HCF
 a) Hãy xác định vị trí tương đối giữa các đường tròn: (I) và (O), (K) và (O), (I) và (K)
 b) Tứ giác AEHF là hình gì? Vì sao?
 c) Chứng minh đẳng thức AE. AB=AF. AC
 d) Chứng minh EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K)
 e) Dây AD vuông góc với BC tại vị trí nào thì EF có độ dài lớn nhất?
-GV hướng dẩn HS vẽ hình
-Đường tròn ngoại tiếp DHBE, DHCF có tâm nằm ở đâu?
-Hãy xác định vị trí tương đối của (I) và (O) ; 
(K) và (O) ; (I) và (K) ?
b) Hỏi : Tứ giác AEHF là hình gì ?
-Tại sao  = 900 ?
c)Ta nghĩ đến phương pháp nào để chứng minh đẳng thức AE.AB = AF.AC?
- HS: Vận dung hệ thức lượng trong tam giác vuông 
-GV gợi ý cách khác:
 AE.AB = AF.AC
 Ý
-Vậy cần có điều gì ?
-Cách nào ưu điểm hơn?
d)Muốn chứng minh EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn ta cần chứng minh điều gì?
-Ta có BÊH =900, mà cần tìm IÊF =900,vậy cần chứng minh 2 góc nàobằng nhau?
-Hỏi: Có cách nào khác ngắn hơn không ?
e) Xác định vị trí của H để EF có độ dài lớn nhất ? (Câu hỏi dành cho HS khá giỏi)
-Xem EF bằng đoạn nào?
-Vậy EF lớn nhất khi AH lớn nhất ? AH lớn nhất khi nào?
-Hỏi thêm: (Khai thác bài toán) Tìm vị trí của H để tam giác ABC có diện tích lớn nhất?
- Trình bày lời giải hoàn chỉnh: BT 41 (SGK trang 128)
a)Ta có: BI + IO = BO Þ IO = BO – BI . Nên (I) tiếp xúc trong (O)
Ta có: OK = OC – KC . Nên (K) tiếp xúc trong (O)
Ta có: IK = IH + HK . Nên (K) tiếp xúc ngoài (I)
b) Ta có: 
 = 900 ( OA = OB = OC ), Ê = 900( IE = IB = IH ), = 900( KH=KF = KC )
Þ Tứ giác AEHF là HCN
c) Tam giác vuông có: AHB có HE ^ AB
Ta có: AH2 =AE.AB
Tương tự : AH2 = AF.AC Þ AE.AB = AF.AC 
d) Ta có: (D cân)
Mà: 
Ta có: 
Hay EF ^ IE (1)
*Chứng minh tương tự ta có: EF ^ KF (2)
Từ (1) và (2) Þ EF là tiếp tuyến chung của (I) và (K)
*Cách2: 
 DGEI = DGHI (c-c-c)
Mà: IHG =900 Þ IÊF = 900
e) Ta có : EF = AH Þ EFmax khi AHmax 
Mà: AD = 2.AH Þ AHmax khi ADmax 
Ta có AD là dây của (O) nên ADmax khi AD là đường kính của (O). Lúc đó HºO thì EF có độ dài lớn nhất.
 Ví dụ 3: Khi dạy các bài toán có kẻ đường phụ tôi cố gắng đặt câu hỏi gợi mở để HS biết vì sao phải kẻ đường phụ, có mấy cách vẽ như thế. Về nhà em có thể tìm thêm một hoặc hai cách nữa tiết sau cô cho điểm tốt. Qua đó các em có thói quen sau mỗi tiết học đều phải có một công việc gì đó cụ thể mà cần phải giải quyết trong tiết học tới thì các em sẽ tự mình tìm hiểu để trả lời trong tiết sau (Giao việc theo khả năng từng đối tượng).
3.2.4.Giải pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học:
Tạo hứng thú cho HS trong tiết học cũng là một giải pháp giúp HS ham thích học
 Ví dụ 1: Khi dạy bài hình trụ, diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
 *GV:-Thiết bị quay hình chữ nhật ABCD, một số mô hình, hình trụ, mặt cắt hình trụ
	-Cốc thủy tinh đựng nước, ống nghiệm để thực hiện ?2 SGK
	-Tranh vẽ hình 73, hình 75, 77, 78 SGK
	*HS: -Mỗi bàn HS mang một vật có dạng hình trụ, băng giấy hình chữ nhật, hồ dán
	-Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi
-Sử dụng công nghệ thông tin để lồng ghép vào các tiết ôn tập tạo hứng thú cho HS
 Ví dụ 2: Khi dạy bài ‘Hình nón- hình nón cụt- diện tích xung quanh và thể tích hình nón, hình nón cụt” tôi sử dụng công nghệ thông tin, hình động khi quay tam giác vuông AOC vuông tại O một vòng quanh cạnh góc vuông OA cố định, ta được hình gì? Cho HS quan sát và trả lời. 
Hoặc hình động BT 18 SGK /117. Hỏi: Khi quay quanh BC thì tạo ra hình gì?
 3.2.5.Giải pháp 5: Rèn kĩ năng suy đoán, chứng minh thông qua hình vẽ:
 * Rèn kĩ năng vẽ hình cho HS: Trong quá trình dạy tôi cố gắng phát hiện những sai sót mà HS thường mắc phải trong khi vẽ hình, đó là các em thường vẽ hình trong trường hợp đặc biệt, trong chứng minh sẽ bị ngộ nhận ngay. 
 Ví dụ: Lấy điểm bất kỳ trên cung thì các em liền chọn ngay điểm chính giữa của cung, vẽ tam giác bất kỳ thì các em thường vẽ tam giác cân hoặc tam giác đều; vẽ đường thẳng bất kỳ qua một điểm thì các em vẽ đường vuông góc với đoạn thẳng đi qua điểm đó. Để khắc phục được lỗi này GV phải vẽ hình khác các em, phải đưa ra được phản ví dụ cho các em thấy ở trường hợp khác thì kết quả ngộ nhận của em là không đúng. Một yếu tố không thể thiếu là tôi yêu cầu mỗi HS phải có đủ dụng cụ vẽ hình trong tiết học.
 3.2.6.Giải pháp 6: Gắn liền toán học với thực tế đời sống: 
 Bài toán thực tế cũng rất quan trọng đối với môn hình học, nó giúp HS phát hiện kiến thức, và tìm hiểu cách giải khác nhau, sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề. Do đó tôi cố gắng tìm các bài toán thực tế, hoặc tìm cách biến bài toán trong SGK thành bài toán thực tế gần gũi với các em tạo hứng thú trong quá trình học.
Ví dụ khi dạy bài diện tích hình quạt tròn, cho HS quan sát những vật dụng xung quanh có dạng hình quạt tròn, tính diện tích giấy dùng để dán quạt giấy, tính diện tích vải may rèm của khăn trải bàn, diện tích hai con dê ăn cỏ ở bài tập 80 SGK. 
Từ những bài toán thực tế các em có thể vận dụng các kiến thức liên môn.
Phần này tôi nhờ các phần mềm CNTT để tạo hình ảnh thực tế gây hứng thú cho HS từ đó tìm cách giải quyết sáng tạo hơn.
 * Đối với HS: 
-Yêu cầu HS phải chú ý theo dõi bài giảng của giáo viên, tham gia thảo luận tốt những yêu cầu đặt ra của GV trên cơ sở đó tự mình phát hiện kiến thức, phân công đôi bạn học tập để thảo luận nhóm dễ dàng, các em trong nhóm phải được xếp theo trình độ xen kẽ nhau.
-Ở nhà chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp: trong quá trình dạy tôi đặc biệt chú trọng đến phần hướng dẫn về nhà, đây là khâu quan trọng nhất để các em nắm bài tập tại lớp.
3.2.7. Giải pháp 7: Lắp lỗ hỏng:
 Trong quá trình dạy tôi luôn chú ý và phát hiện để lắp lỗ hỏng kiến thức cho HS. Hệ thống lại các kiến thức hình học trong chương trình THCS: Các phương pháp chứng minh trong hình học THCS
1. Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau. 
2. Chứng minh hai góc bằng nhau. 
3. Chứng minh một đoạn thẳng bằng ½ đoạn thẳng khác. 
4. Chứng minh một góc bằng nửa góc khác. 
5. Chứng minh hai đường thẳng vuông góc. 
6. Chứng minh 3 điểm thẳng hàng. 
7. Chứng minh Oz là tia phân giác của góc xÔy. 
8. Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AB. 
9. Chứng minh hai đường thẳng song.
10. Chứng minh 3 đường thẳng đồng quy. 
11. Chứng minh đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. 
12. Chứng minh hai tam giác bằng nhau. 
13. Chứng minh hai tam giác đồng dạng. 
14. Chứng minh G là trọng tâm của tam giác ABC. 
15. Chứng minh H là trực tâm của tam giác ABC. 
16. Chứng minh O là tâm đường tròn ngoại tiếp trong . 
17. Chứng minh O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác. 
18. Chứng minh O là tâm đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC. 
19. Chứng minh các tam giác đặc biệt. 
20. Chứng minh các tứ giác đặc biệt. 
21. Chứng minh hai cung bằng nhau. 
22. Chứng minh tứ giác nội tiếp được trong đường tròn. 
23. Chứng minh đường thẳng (d) là tiếp tuyến tại A của (O). 
24. Chứng minh các quan hệ không bằng nhau 
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp : 
 Giải pháp này được áp dụng có hiệu quả cho bản thân và đồng nghiệp ở đơn vị; Trong quá trình thực hiện từng bước có bổ sung cho phù hợp với đối tượng HS trung bình, khá giỏi hay yếu kém toán các khối học khác. 
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp : 
- Trong quá trình nghiên cứu tôi đã thể nghiệm trên hai đối tượng là học sinh lớp 93 và 94. Trong quá trình giảng dạy vừa thể nghiệm vừa rút kinh đồng thời kiểm tra khảo sát đánh giá bản thân thấy được rằng kết quả ứng dụng tương đối khả quan có nhiều hiệu quả. Đại đa số các em đều có hứng thú giải hình học, hệ thống kiến thức được củng cố vững chắc, mỗi học sinh đều có phương pháp suy luận ở cấp độ nhất định.
- Phần lớn chất lượng bài kiểm tra có chiều hướng cao điểm, các em đều biết vẽ hình, biết tự mình trình bày chứng minh, thông qua các bước phân tích mà GV đã dạy. Một số HS khá giỏi còn biết kẻ thêm đường phụ để chứng minh, tính toán thuận lợi hơn.
- Các em rất thích vận dụng vào thực tế thông qua các tiết thực hành.
- Cụ thể hàng năm đều có Hs giỏi cấp huyên, Tỉnh (Năm học 2012- 2013 có 2HS giỏi huyện, 1 HS giỏi Tỉnh, HS thi tuyển sinh vào lớp 10 đạt 96.8% (30/31 HS)
- Sáng kiến này được áp dụng có hiệu quả cho bản thân và đồng nghiệp ở đơn vị cũng như một số đơn vị bạn; Trong quá trình thực hiện từng bước có bổ sung cho phù hợp với đối tượng HS. Nếu có điều kiện tôi sẽ chia sẽ đến các đồng nghiệp trong phạm vi huyện, tỉnh để bổ sung, hoàn thiện và pham vi sử dụng được rộng rãi hơn. 
- Để hoàn thành đề tài trên tôi đã đọc rất nhiều tài liệu kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, sự giúp đỡ của nhà trường, của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
3.5. Tài liệu kèm theo : Không
 Ba Tri, ngày 22 tháng 11 năm 2014

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_hi.doc