Sáng kiến kinh nghiệm Đưa kĩ năng sống vào các hoạt động giáo dục đối với học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Đưa kĩ năng sống vào các hoạt động giáo dục đối với học sinh lớp 2

“ Kĩ năng sống” là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống.

 Cùng với xu thế phát triển của thời đại giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.

 Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, việc hình thành và phát triển kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Hình thành kĩ năng sống là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống. Vì vậy có thể nói, kĩ năng sống của học sinh chỉ có thể hình thành hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước những tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động an toàn hài hòa và lành mạnh.

 

doc 17 trang thuychi01 14691
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đưa kĩ năng sống vào các hoạt động giáo dục đối với học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“ Kĩ năng sống” là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống.
	Cùng với xu thế phát triển của thời đại giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
	Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, việc hình thành và phát triển kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Hình thành kĩ năng sống là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống. Vì vậy có thể nói, kĩ năng sống của học sinh chỉ có thể hình thành hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước những tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động an toàn hài hòa và lành mạnh.
	Những năm gần đây việc giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào dạy trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt rèn luyện những kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ năm học 2010 – 2011, Bộ giáo dục đã đưa giáo dục kĩ năng sống vào một số môn học trong nhà trường nhằm giáo dục cho học sinh một cách toàn diện hơn, học sinh không chỉ vững về mặt kiến thức mà còn có khả năng ứng xử nhanh nhạy trong cuộc sống. Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi thói quen tích cực lành mạnh.
	Vậy làm thế nào để chúng ta giáo dục kĩ năng sống cho học sinh? Tôi nghĩ có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện. Trong bài viết này tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm “ Đưa kĩ năng sống vào các hoạt động giáo dục đối với học sinh lớp 2 để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường đồng thời góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về đức, trí , thể, mĩ trên cơ sở tiếp thu được kĩ năng sống đầy đủ.
2. Mục đích nghiên cứu
	Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khỏe, môi trường, tệ nạn xã hội,để các em tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẩn có thể bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng , điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện học tập phấn đấu vươn lên.
	Vì vậy có thể nói kĩ năng sống của học sinh chỉ có được hình thành thông qua hoạt động học tập và giảng dạy củng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường . Trong đó hoạt động giáo dục NGLL là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. HĐGDNGLL tạo điều kiện cho học sinh tiếp súc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu
	“ Đưa kĩ năng sống vào các hoạt động giáo dục đối với học sinh lớp 2” 4. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
	Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người, kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ con người, Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
* Phân loại kĩ năng sống: kĩ năng sống được chia làm 2 loại: Kĩ năng cơ bản và kĩ năng nâng cao.
+ Kĩ năng cơ bản gồm kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy.
+ Kĩ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kĩ năng duy tư logic, sang tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích tổng hợp so sánh, nêu khái niệm đặt câu hỏiở tiểu học, đối với các lớp đầu cấp kĩ năng cơ bản được xem trọng, còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kĩ năng nâng cao. Theo đó học sinh cần được tập chung rèn luyện 2 nhóm kĩ năng sống sau đây.
* Nhóm kĩ năng giao tiếp - hòa nhập cuộc sống
- Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp, bạn bè về thầy cô giáo.
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
- Biết nói lời cảm ơn xin lỗi . Thực tế trong nhà trường thông qua môn Đạo đức, các hoạt động tập thể học sinh được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế nhiều em thiếu kĩ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai.
- Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn . Đây là kĩ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện thường ngày.
* Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí.
- Các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết kĩ năng quan sát, kĩ năng đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm.
- kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
- Kĩ năng kiểm soát tình cảm, kĩ năng kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân có hại cho mình và cho người khác.
- Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập, vui chơi và lao động.
	Đối với học sinh tiểu học, việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
 Hiện nay chúng ta vẩn thường hay nói đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo dục kĩ năng sống tức là giáo dục toàn diện giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong tình huống.
2. Thực trạng việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống 
2.1Thực trạng xã hội hiện nay
Trong xã hội hiện đại, chúng ta phải đối diện với việc khi xã hội có gì, trong nhà trường có đó. Hệ quả là, những vụ án giết người dã man, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh không còn hiếm. Việc bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc, uống rượu, tiêm chính ma túy, quan hệ tình dục sớm,... thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống cũng khiến chúng ta phải quy nghĩ. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp rất kém. Và dường như câu chuyện kỹ năng sống theo trào lưu, a dua và đua đòi theo cái xấu, cái tiêu cực đang là thực tế nhức nhối. Bởi theo các chuyên gia giáo dục cho rằng, học sinh chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém.... Các em không được dạy để hiểu về giá trị cuộc sống. Trong khi đó, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số bộ phận giáo viện đến lớp chỉ lo mỗi việc dạy cho hết kiến thức, hết giờ thì ra khỏi lớp một cách vô cảm...
Năm bắt nhu cầu xã hội, hàng loạt các trung tâm, khóa học dạy kĩ năng sống đua nhau mọc lên. Các trung tâm này, chiêu sinh đủ mọi lứa tuổi. Mức học phí cũng đủ mức, tùy theo các chương trình, các khóa học... Hầu hết, nội dung các chương trình học vẫn nặng về lý thuyết, kết hợp hỏi - đáp, giống như sinh hoạt chuyên đề tập thể hơn là thực hành để rèn luyện hay sở hữu kĩ năng. Gần đây, có thêm một số công ty dạy kĩ năng sống nhưng nội dung vẫn chỉ loanh quanh ở các kĩ năng như giao tiếp, thuyết trình, MC...
2.2 Thực trạng kĩ năng sống của học sinh Trường Điện Biên 2 hiện nay
Qua tìm hiểu, tôi được biết học sinh tiểu học nói chung cũng như học sinh Trường Tiểu học Điện Biên 2 nói riêng hiện nay các em sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một là em được sự quan tâm chăm sóc quá sức của phụ huynh vì gia đình ít con, kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc sống mưu sinh, phụ huynh không có thời gian chăm sóc con cái. Cả hai môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy đều mang đến thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Các gia đình thường coi trọng điểm số các bộ môn, tạo thành sức ép buộc học sinh chỉ nghỉ đến chuyện phải học để có điểm số cao.
- Đối với các em được sự chăm sóc quá chu đáo thì các em thường lệ thuộc vào người khác, khi gặp những tình huống thực tế trong cuộc sống thường xử lý kém nhanh nhạy.
- Những em sống trong gia đình ít nhận được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ thường có những hành vi bột phát nhiều khi không kiểm soát được hành động của mình.
- Đặc biệt đối với học sinh lớp 2 nói riêng, tuy mới ở độ tuổi 7 - 8 trong khi những hiểu biết cũng như kĩ năng sống các em lại vô cùng non nớt, đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại.
- Vì vậy việc giáo kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua học tập, sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết.
2.3 Việc giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Ngay từ khi Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên đã thực hiện tích cực hơn việc đưa kĩ năng sống vào bài dạy, tuy nhiên cũng đang còn lúng túng, có những bài chưa thực hiện triệt để hết những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh, nhất là đối với các kĩ năng nâng cao thông qua bài học đó.
	Đôi khi giáo viên chỉ chú trọng vào kiến thức đã lãng quên nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các bài giảng. Mặc dù việc rèn kĩ năng sống cho học sinh đã được đưa vào mục tiêu ở nhiều tiết học của một số bộ môn nhưng vẫn chưa được đông đảo giáo viên chú trọng.
	Phần đông giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động tích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các môn học. Mặt khác, về kiến thức thì giáo viên có thể truyền đạt nhưng đã gọi là kĩ năng thì đòi hỏi phải thực hành thao tác. trong khi đó phần lớn giáo viên còn chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp đa dạng để rèn luyện học sinh, chưa kể bản thân họ cũng chưa sở hữu một số kĩ năng yêu cầu giảng dạy cho học sinh.
2.4 Chương trình:
Dạy kĩ năng sống trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết ở các trường phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Nội dung về rèn luyện kĩ năng sống chưa được đưa vào thành một chương trình riêng mà hiện nay Thực hành Giáo dục kĩ năng sống được dạy riêng 2 tiết/ tháng theo công văn của Sở giáo dục, còn lại chủ yếu là dạy lồng ghép trong các tiết đạo đức, Tiếng Việt, khoa học và trong tổ chức các hoạt động. Với thời lượng như vậy, nếu giáo viên không nỗ lực thì việc học sinh được trang bị đầy đủ các kí năng sống sẽ gặp khó khăn.
Trong thực tế giáo viên cũng nhận thấy rằng rất nhiều kĩ năng sống đã được hình thành và phát triển cho học ngay trong bài giảng, tuy nhiên những kí năng này chưa được đề cập một cách rõ ràng với tư cách là kĩ năng sống mà chỉ ở dạng các kĩ năng cơ bản cần thiết của bộ môn, chẳng hạn kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp cùng các kĩ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...
Mặt khác, tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, các câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện.
3.Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc đua giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy.
1. Người giáo viên cần hiểu tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
	Đối với học sinh tiểu học, việc hình thành kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp hình thành nhân cách học sinh, giúp các em tự tin, chủ động củng như khả năng phản ứng, xử lý các tình huống trong cuộc sống một cách linh hoạt và nhạy bén.
	Dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là sự chuẩn bị cho tuổi trưởng thành của các em, kĩ năng sống sẽ giúp các em có được những trải nghiệm thành công.
	Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kĩ năng tương ứng. Rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, thói quen và kĩ năng năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội khác.
	kĩ năng sống cần thiết cho mọi người trong cuộc sống, tự quản bản thân, tự lực trong cuộc sống, học tập. Các kĩ năng sống không phải tự nhiên mà có, chúng được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện hàng ngày trong cuộc sống. Quá trình hình thành diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục, các kĩ năng sống không độc lập mà có liên quan củng cố cho nhau, ví dụ kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội ( Sự phát triển của xã hội, truyền thống văn hóa của gia đình của cộng đồng dân tộc).
2. Giáo viên cần nắm vững một số kĩ năng sống cơ bản rèn luyện cho học sinh .
* Kĩ năng giao tiếp: Học sinh biết được kĩ năng cần thiết khi giao tiếp có khả năng thực hành giao tiếp có hiệu quả, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
* Kĩ năng tự nhận thức: Biết nhận thức và thể hiện bản thân mình ( tính cách, thói quen, thái độ, suy nghĩ cảm súc, nhu cầu) có thể đánh giá mặt tốt và mặt chưa tốt của bản thân ( Điểm tích cực , mặt hạn chế, sở trường.). Hiểu về nguy cơ và các yếu tố làm tăng nguy cơ ( môi trường, phim ảnh, tình huống nguy hiểm, bạn bè.) và những yếu tố mang tính bảo vệ ( bạn bè, gia đình, nhà trường).
* Kĩ năng xác định giá trị: Hiểu rõ những thái độ niềm tin, chính kiến, tình cảm suy nghĩ của bản thân, thấy rõ ý nghĩa của việc hình thành kĩ năng xác định giá trị cho bản thân và biết tôn trọng giá trị người khác.
* Kĩ Năng kiên định: Biết rõ mình muốn gì, cần gì có thể nói lên điều mình muốn và cần gì, tin rằng mình có giá trị, cố gắng quyết tâm để lo cho nhu cầu đồng thời đảm bảo sự an toàn cho mình.
3. Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
a. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
	Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
	Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
b. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
	Rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội.
	Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thong, đuối nước và các tệ nạn xã hội.
	Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thân thiện giải quyết tình huống mâu thuẩn, xung đột có thái độ lên án kiên quyết hành vi bạo lực, lạm dụng các hình thức trừng phạt học sinh.
Biện pháp 2: Thực hiện triệt để và hiệu quả việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào trong các bài học.
	Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thấy được tính cấp thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay vì thế đã có các công văn yêu cầu việc lồng ghép kĩ năng sống vào một số môn học ( bắt buộc ) như: Đạo đức, Khoa học, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt. Việc đưa kĩ năng sống vào bài học không phải hình thức như một số giáo viên nghĩ là chỉ đưa giáo dục kĩ năng sống vào phần mục tiêu bài học để nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra bài soạn của giáo viên mà đây là một loại hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bài giảng của giáo viên. Công việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết học phải được thực hiện một cách triệt để ở tất cả các khâu để đạt hiệu quả cao nhất, tránh hình thức, cụ thể:
+ Xác định tiết dạy có giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
+ Xác định các kĩ năng sống cần được giáo dục trong bài, đưa vào các mục tiêu tiết dạy.
+ Xác định các hoạt động cần đưa giáo dục kĩ năng sống vào.
+ Tổ chức các hoạt động để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
+ Học sinh được thực hành kĩ năng sống qua các hoạt động.
Việc thực hiện theo đúng các bước như trên làm hiệu quả việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được nâng lên.
- Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập.
- Thống nhất mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức nhất là hình thành các hành vi đạo đức ở lớp 2 giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh kiểm của học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học tự chăm sóc bản thân biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân.
- Qua từng tiết dạy giáo viên hướng dẫn học sinh Kĩ năng làm việc theo nhóm: Biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất. Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Ở môn kĩ thuật, giáo viên cần giáo dục kĩ năng tự phục vụ bởi ở gia đình, các em thường được cha mẹ, người giúp việc làm thay hoặc không có thời gian gần gủi để hướng dẫn. Thầy cô cần cho học sinh thấy rằng việc khâu may, nấu cơm, luộc rau, lắp ráp mạch điện đơn giảnhết sức cần thiết cho bản thân các em vì chẳng những có thể phụ giúp cha mẹ khi bận mà còn là hành trang khi các em đi học xa nhà sau này không có người chăm lo. Trong các bài học Đạo đức, chúng ta có thể hướng dẫn, tập dẫn cho các em kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiện định như nói không với thuốc lá, ma túy, rượu,... dứt khoát với những lời dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư tật xấu. Ở môn đạo đức, giáo viên rất dễ dàng nâng cao kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức như kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô, thương binh - liệt sỹ, những người lao động... bằng những thái độ, hành vi, việc làm nhỏ hàng ngày. Các em biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị; biết giúp đỡ người già, em nhỏ, bàn bè; biết xác định các giá trị hành vi đạo đức.
- Thực hiện nghiêm túc việc đưa các kĩ năng sống vào mục tiêu cụ thể từng môn học, bài học mà tập trung nhiều nhất là môn Đạo Đức, Tiếng Việt và Tự Nhiên - Xã Hội
- Sau khi đưa ra các kĩ năng sống vào mục tiêu bài học, giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy học thiết thực để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu này và quan trọng nhất là cần phải tổ chức cho học sinh được thực hành rèn luyện kỹ năng đã đặt ra
Một số ví dụ minh họa cụ thể:
Ví dụ 1:
Bài: Kho báu. Kể chuyện lớp 2
a. Xác định mục tiêu:
- Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp, biết kết hợp, lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể và hiểu nội dung câu chuyện
- Có khả năng tập trung theo dõi lời kể của các bạn, kể tiếp đư

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dua_ki_nang_song_vao_cac_hoat_dong_gia.doc