Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Trung học Phổ thông số 1 Bảo Thắng

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Trung học Phổ thông số 1 Bảo Thắng

Cơ sở lí thuyết của đề tài

Quản lí về mặt khái niệm thì nó được hiểu theo một số nghĩa sau :

+ Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó; điêu tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận.

 + Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển.

+ Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực.

Với trường THPT thì quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của ban giám hiệu bao gồm công tác tổ chức lớp bồi dưỡng, xây chương trình học, kế hoạch về thời gian, công tác chỉ đạo chuyên môn, duy trì ổn định nền nếp.

 - Thứ nhất: Quản lí trước hết là quản lí con người : Giáo viên và học sinh

Quản lí hồ sơ kế hoạch và nội dung chương trình thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở từng bộ môn. Quản lí về thời gian học, quản lí về chế độ chi trả tiền bồi dưỡng, kinh phí dạy học sinh giỏi, công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên học sinh có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi.

 - Thứ hai là xây dựng

 + Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

 + Xây dựng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng

 + Xây dựng đội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp.

 + Xây dựng nội dung, chuyên đề bồi dưỡng

 - Thứ ba là tổ chức: Tổ chức lớp bồi dưỡng

 

doc 7 trang cuonglanz2a 5670
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Trung học Phổ thông số 1 Bảo Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề 2
II. Nội dung. 2
	1. Cơ sở lí thuyết của đề tài. 2
	2. Thực trạng của vấn đề. 3
	3. Biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi. 3
	4. Hiệu quả của đề tài 6
III. Kết luận.. 6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Những năm gần đây công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT số 1 Bảo Thắng đã đạt được những kết quả nhất định, xong kết quả đó vẫn chưa xứng tầm với một trường chuẩn quốc gia và một trường có bề dày thành tích, điều đó cũng chưa xứng với đội ngũ giáo viên và học sinh của nhà trường hiện có. Hạn chế đó được thể hiện qua số lượng giải học sinh giỏi và chất lượng giải của các giải đó. 
	Nguyên nhân dẫn tới kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều nguyên nhân từ nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan. Cụ thể như:
	+ Từ nguồn học sinh bậc THCS, một số em có tố chất và năng lực thì đã đi thi và học ở trường chuyên hoặc ở trường tại thành phố. 
	+ Về đội ngũ giáo viên có nhiều sự biến động những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác cũng thuyên chuyển lên thành phố. 
	+ Nguyên nhân khác có thể nói là ảnh hưởng rất lớn tới kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác quản lí của ban giám hiệu nhà trường.
	Là một trong các thành viên của ban giám hiệu được giao phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường trong đó có cong tác bồi dưỡng học sinh giỏi, để nâng dần được chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường nên tôi chọn đề tài "Đổi mới quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT số 1 Bảo Thắng"
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí thuyết của đề tài
Quản lí về mặt khái niệm thì nó được hiểu theo một số nghĩa sau :
+ Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó; điêu tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận. 
 + Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển. 
+ Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực. 
Với trường THPT thì quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của ban giám hiệu bao gồm công tác tổ chức lớp bồi dưỡng, xây chương trình học, kế hoạch về thời gian, công tác chỉ đạo chuyên môn, duy trì ổn định nền nếp...
	- Thứ nhất: Quản lí trước hết là quản lí con người : Giáo viên và học sinh
Quản lí hồ sơ kế hoạch và nội dung chương trình thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở từng bộ môn. Quản lí về thời gian học, quản lí về chế độ chi trả tiền bồi dưỡng, kinh phí dạy học sinh giỏi, công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên học sinh có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi.
	- Thứ hai là xây dựng
	+ Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
	+ Xây dựng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng
	+ Xây dựng đội tuyển học sinh giỏi ở các khối lớp.
	+ Xây dựng nội dung, chuyên đề bồi dưỡng
	- Thứ ba là tổ chức: Tổ chức lớp bồi dưỡng
2. Thực trạng của vấn đề
	Trong những năm học gần đây trường THPT số 1 Bảo Thắng thực hiện quản lí công tác bồi học sinh giỏi thực hiện qua các tổ chuyên môn và giáo viên. Được thực hiện theo các giai đoạn: Giai đoạn 1: bồi dưỡng các đội tuyển ở các khối lớp cấp trường; Giai đoạn 2 bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, bên cạnh đó lồng ghép các đội tuyển thi máy tính cầm tay các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
	Trong quản lí: Ban giám hiệu thường chỉ làm công tác tổ chức lớp học, xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện, quản lí hồ sơ bồi dưỡng như sổ đầu bài, chi trả chế độ, khen thưởng cho giáo viên học sinh... Phần về chuyên môn, nội dung, các chuyên đề bồi dưỡng được giao hoàn toàn cho tổ trưởng tổ chuyên môn cho nên chưa quản lí chặt chẽ được phần nội dung và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của giáo viên do đó nó có ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
	Về mặt chuyên môn chuyên sâu ở các bộ môn Ban giám hiệu chưa quản lí được và do đó khó kiểm soát được chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, những biện pháp thường được thực hiện là kiểm tra giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi, sổ đầu bài, kiểm tra trên lớp học.
	Về số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi còn ít. Năm học 2012-2013 có ..em đạt học sinh giỏi cấp trường, có..em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, có 1 em đạt giải khuyên khích môn máy tính cầm tay Sinh. Đây là những con số còn thấp so với nguồn lực của nhà trường.
3. Biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Thứ nhất: Lựa chọn và xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là khâu hết sức cần thiết và quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, muốn có thay đổi và nhất là nâng dần được chất lượng công tác bồi dưỡng thì đội ngũ giáo viên giảng dạy mang tính chất quyết định. 
Việc lựa chọn giáo viên giảng dạy học sinh giỏi được thực hiện từ các tổ chuyên môn rồi tới ban giám hiệu. Đầu năm học ban giám hiệu yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn họp tổ chuyên môn đề xuất đội ngũ giáo viên giảng dạy các đội tuyển học sinh giỏi (bao gồm cả các dội tuyển thi máy tính cầm tay), nộp danh sách này cho ban giám hiệu. Ban giám hiệu họp và đưa ra ý kiến về đội ngũ giảng dạy học sinh giỏi của tất cả các bộ môn sau đó ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn họp để trao đổi bàn bạc về đội ngũ này cuối cùng đưa ra đội ngũ chính thức giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thời chọn cử một giáo viên cốt cán của bộ môn.
Với trường THPT số 1 Bảo Thắng mỗi một khối lớp đều có một lớp chọn A1, đây là lớp mũi nhọn của nhà trường tập trung các học sinh có học lực đứng đầu của khối do đó việc chọn lựa giáo viên giảng dạy lớp này, nhất là các môn thi học sinh giỏi cũng chính là một biện pháp nhằm bồi dưỡng học sinh các đội tuyển ngay trong các giờ học trên lớp, thực sự đây là một trong những yếu tố dẫn tới sự thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Thứ hai: Xây dựng tài liệu giảng dạy và ôn tập của giáo viên và học sinh. Năm học này trường THPT số 1 Bảo Thắng quyết tâm và đã thực hiện quyết liệt việc xây dựng tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp và các bộ môn. 
Khi xây dựng chương trình, kế hoạch theo các chuyên đề mảng kiến thức thì ban giám hiệu dành thời gian nhất định và đã yêu cầu các tổ chuyên môn họp tổ chuyên môn bàn bạc, xây dựng bộ tài liệu ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi cho bộ môn. Tài liệu này chính là nội dung cơ bản trong việc giảng dạy của giáo viên, bên cạnh đó nó được phô tô chuyển tới các em học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi để các em có thời gian chuẩn bị và nghiên cứu trước do đó việc học sẽ giảm thời gian “Truyền thụ” kiến thức mà chuyển sang mở rộng đào sâu và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
Tài liệu của các tổ chuyên môn và giáo án bồi dưỡng phải được duyệt của ban giám hiệu(phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn) rồi mới được giảng dạy. 
Các tài liệu này sẽ dược chỉnh sửa bổ sung trong các năm học tiếp theo và ngoài tác dụng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi thì nó cũng là nguồn để cho các nhà giáo tự bồi dưỡng chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm.
 Thứ ba: Công tác kiểm tra giám sát. Trong quá trình bồi dưỡng các đội tuyển sẽ không tránh khỏi những sai chệnh hướng bồi dưỡng do đó việc kiểm tra giám sát và xử lí của ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho các nhà giáo và các em học sinh có ý thức trách nhiệm cao hơn, làm việc tích cực hơn tập trung hơn. Bên cạnh đó nó giúp cho cán bộ quản lí có điều chỉnh hợp lý về kế hoạch thực hiện chương trình, thời gian thậm chí cả nội dung chuyên đề. 
Trong quá trình kiểm tra giám sát giúp cho tôi nhận được những thông tin phản hồi từ người dạy cho tới người học, do đó sẽ có biện pháp chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế như tính chuyên cần của học sinh, sự nhiệt tình của giáo viên các đội tuyển
Thứ tư: Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác này có ý nghĩa khá lớn trong việc nâng dần chất lượng học sinh giỏi. Việc xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng có tính kế thừa và lâu dài nó kéo dài trong nhiều kỳ học, năm học. Điều đó dẫn tới tính liên tục trong quá trình bồi dưỡng, tạo nguồn qua các năm các khối lớp.
Việc xây dựng kế hoạch nhất là kế hoạch thời gian hợp lý có tác dụng to lớn đến tính ổn định và vững bền của công tác bồi dưỡng, thừa hay thiếu thời gian bồi dưỡng đều dẫn tới sự xáo trộn, thay đổi nội dung kế hoạch bồi dưỡng do đó không đảm bảo được sự đầy đủ và cân đối giữa các mảng, chuyên đề bồi dưỡng. Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động tính toán chi tiết và phân phối thời gian cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác này được chia thành hai giai đoạn: 
+ Giai đoạn 1: Từ đầu năm học tới khi thi cấp tỉnh. 
+ Giai đoạn 2: Từ học kỳ II năm học, là giai đoạn ôn tập đội tuyển cấp trường và chuẩn bị thi chọn đội tuyển cấp tỉnh.
Với mỗi giai đoạn được tính toán cụ thể có bao nhiêu tiết cho mỗi môn, bồi dưỡng cụ thể từu tuần nào tới tuần nào?(theo thời gian năm học)
Thứ năm: Xây dựng và tổ chức lớp học sinh giỏi, tạo nguồn. 
Ngay từ đầu năm học tôi chủ động ổn định đội tuyển học sinh giỏi khối 11, 12 đây chính là đội tuyển học sinh giỏi của trường thi câp tỉnh. Đội tuyển này đã được bồi dưỡng từ học kỳ II của năm học trước, trong học ký đó nhà trường tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển cấp trường nhằm ổn định sĩ số và thành viên các đội tuyển học sinh giỏi.
Đối với khối 10 tôi chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm dùng phiếu điều tra để tìm ra các học sinh đã tham gia thi học sinh giỏi và các cuộc thi khác ở bậc THCS. Cũng qua phiếu điều tra này tôi thu được thông tin có bao nhiêu em đạt giải từ cấp quốc gia tới cấp huyện trong các kỳ thi đó đây chính là nguồn học sinh cho các đội tuyển học sinh giỏi của trường trong các năm học tới. Cuối học kỳ I tôi chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm khối 10 và giáo viên bộ môn dạy các môn của khối 10 cho học sinh đăng kí vào các đội tuyển học sinh giỏi hoàn toán tự nguyện theo ý của các em. Rà soát vói bảng điều tra đã làm trước đó tôi thu được thông tin quan trọng về khả năng và nguyện vọng của các em. Với những em có sự thay đổi lớn(có giải ở môn này nhưng lại chọn môn khác) tôi đã gặp gỡ trao đổi với các em đó tìm hiểu lí do của việc thay đổi đó và do đó có lời khuyên hữu ích cho các em như tính kế thừa những kiến thức đã được bồi dưỡng từ THCS, định hướng tương lai thi đại học của các em
Các lớp học sinh giỏi được tổ chức theo môn và học khá tách biệt với các hoạt động khác tránh bị ảnh hưởng từ các hoạt động khác của nhà trường.
Như vậy có thể nói khâu tổ chức lớp và tạo nguồn là việc có ý nghĩa vaftacs dụng khá lớn tới chất lượng chung của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Thứ sáu: làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc nặng nề tốn nhiều công sức và thời gian mà kết quả chưa chắc đã đạt được như mong muốn, chưa được nhà trường quan tâm chú ý tới do đó tại trường số 1 Bảo Thắng vẫn còn nhiều thầy cô giáo không mặn mà với công tác này. Để có thể kích thích và động viên các thầy cô giáo nhiệt tình và “thích” tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng có nhiều ưu tiên cho đội ngũ bồi dươngc hoc sinh giỏi như đưa hiệu quả công tác này vào quy chế thi đua của nhà trường. Tăng khen thưởng cho các thầy cô giáo, học sinh có giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Mặc dù chưa thực hiện được nhiều năm và vẫn còn những hạn chế xong tôi thầy việc đưa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vào thi đua khen thưởng cũng đã phần nào tạo ra sự nhiệt tình tham gia của các nhà giáo.
4. Hiệu quả của đề tài
	Qua gần một năm thực hiện các biện pháp nêu ở trên tôi thấy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT số 1 Bảo Thắng đã nâng dần về mặt chất lượng và tính ổn định. Nó được thể hiện qua nền nếp các lớp học sinh giỏi ở các khối lớp, chất lượng các buổi bồi dưỡng và thể hiện ở cả số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
	Năm học 2013-2014 có 54 em đạt giải học sinh giỏi cấp trường (năm 2012-2013 là 34 em); có 15 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh ở tất cả các bộ môn (năm trước là 12 em ở 6 môn); Có 18 em đạt giải máy tính cầm tay cấp tỉnh các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh (năm trước có 01 em giải khuyên khích môn Sinh). Có 03 em dự thi máy tính cầm tay khu vực và có 01 em đạt giải khuyến khích môn máy tính cầm tay Toán.
	Những con số trên cũng chỉ là thống kê tuy nhiên nó cũng cho thấy làm tốt công tác quản lí thì chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng và công tác khác nói chung sẽ được nâng lên, do đó có thể khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện học sinh cũng được nâng lên.
III. KẾT LUẬN
	Muốn đem lại kết quả tốt trong công việc của một trường học thì công tác quản lí cần phải được quan tâm chú trọng và đây được xem là yếu tố quyết định tới hiệu quả của công việc. Do đó để nâng được chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì khâu quản lí cũng cần có sự đổi mới và mang tính sát thực.
	Là người phụ trách chuyên môn và quản lí tôi thấy việc đổi mới quản lí có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực, qua một thời gian gần một năm học thực hiện các biện pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã mang lại kết quả nhất định đã nâng dần chất lượng của công tác này. 
Qua việc thực hiện đổi mới quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT số 1 Bảo Thắng tôi thấy chất lượng của công tác này được nâng dần lên. Những biện pháp đã nêu trong đề tài thực ra cũng là nhũng biện pháp đã được thực hiện ở nhiều trường, nhiều đơn vị giáo dục khác, thậm chí những biện pháp này cũng đã được thực hiện xong chưa đồng bộ thiếu triệt để nên còn chưa mang lại hiệu quả. Năm học 2013-2014 với sự cố gắng và thực hiện khá tốt các biện pháp đã mang lại kết quả nhất định trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT số 1 Bảo Thắng. 
Thiết nghĩ với sự cố gắng và đồng sức, đồng lòng của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu và các thầy cô giáo là tổ trưởng chuyên môn cộng với các thầy cô giáo trong nhà trường thì mọi công việc của nhà trường nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng sẽ mang lại hiệu quả cao. 
Tôi chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban giám hiệu, các thầy cô giáo tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và nhiều thầy cô giáo khác đã giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các thầy cô đã có nhiều ý kiến hay, sáng tạo trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn.
	Bảo Thắng ngày 10 tháng 2 năm 2014
	Người viết
	 Lê Quang Hưng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_quan_li_cong_tac_boi_duong_hoc.doc
  • docBC tom tắt.doc
  • docĐơn SKKN.doc