Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trong môn vật lý

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trong môn vật lý

Để phát huy hiệu quả trong trong hoạt động dạy học môn vật lý, thì mỗi GV cần phải

xác định những vấn đề sau đây:

1. Cần đổi mới trong quan niệm đổi mới phương pháp dạy học:

- Tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

- Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường, là hệ thống và trình tự các hoạt

động giữa GV và HS, được GV sử dụng để tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn HS tự lực và

tích cực đạt tới kiến thức, rèn luyện và phát triển kĩ năng và các năng lực nhận thức

cũng như góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu dạy học đề ra.

2. Cần xác định được định hướng của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý:

- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.

- Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Vận dụng dạy học theo tình huống.

- Vận dụng dạy học định hướng hành động.

- Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS - phát huy tính chủ động của HS trong

học tập (tạo ra tình huống có vấn đề).

- Hướng tới việc rèn luyện kĩ năng tự học, sự độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo

cho HS.

- Coi trọng cả việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng các kĩ năng thực hành vận

dụng.

- Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong

nhóm.

- Phối hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp học.

pdf 2 trang haihuy29 14/08/2023 5061
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học trong môn vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
TRONG MÔN VẬT LÝ 
 I. Mục đích: 
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của HS, tích cực hoá 
HS về hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của 
cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. 
Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý 
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. 
 II. Thực tiễn giảng dạy: 
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực và năng lực tư 
duy sáng tạo của học sinh có ý nghĩa quan trọng. 
Hiện nay, GV chưa tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Học sinh chỉ được luyện tập ở mức 
tối thiểu và chủ yếu là vận dụng tri thức một cách máy móc đơn giản. 
 III. Các biện pháp giải quyết vấn đề: 
 Để phát huy hiệu quả trong trong hoạt động dạy học môn vật lý, thì mỗi GV cần phải 
xác định những vấn đề sau đây: 
1. Cần đổi mới trong quan niệm đổi mới phương pháp dạy học: 
- Tích cực hoá hoạt động học tập của HS. 
- Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường, là hệ thống và trình tự các hoạt 
động giữa GV và HS, được GV sử dụng để tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn HS tự lực và 
tích cực đạt tới kiến thức, rèn luyện và phát triển kĩ năng và các năng lực nhận thức 
cũng như góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu dạy học đề ra. 
2. Cần xác định được định hướng của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý: 
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học. 
- Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 
- Vận dụng dạy học theo tình huống. 
- Vận dụng dạy học định hướng hành động. 
- Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS - phát huy tính chủ động của HS trong 
học tập (tạo ra tình huống có vấn đề). 
- Hướng tới việc rèn luyện kĩ năng tự học, sự độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo 
cho HS. 
- Coi trọng cả việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng các kĩ năng thực hành vận 
dụng. 
- Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong 
nhóm. 
- Phối hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp học. 
3. Những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý: 
- Nắm bắt mục tiêu bài học. 
- Tổ chức cho HS hoạt động: 
+ Lựa chọn nội dung để tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. 
+ Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tiếp cận và tự phát hiện kiến thức mới. 
+ Tổ chức hoạt động của HS dưới những hình thức học tập khác nhau (toàn lớp, nhóm 
hoặc cá nhân). 
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS. 
- Đổi mới việc soạn giáo án (lập kế hoạch bài học). 
- Thử nghiệm một vài hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp. 
 IV. Kết luận: 
Để giảng dạy tốt bộ môn Vật lý, mỗi người GV cần phải có sự đầu tư vào tiết dạy, 
chuẩn bị chu đáo, phải biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt. Tích cực tìm 
tòi và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp qua các buổi tập huấn chuyên đề, qua các 
sáng kiến của đồng nghiệp Thực hiện tốt các tiết dạy trên lớp, không ngừng đổi mới phương 
pháp dạy học, không ngừng sáng tạo, điều đó sẽ giúp cho GV vật lý có thể hoàn thành tốt hơn 
nhiệm vụ của mình. 
TỔ KHTN – CÔNG NGHỆ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_trong_mon.pdf