Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cơ bản phương pháp dạy học môn Sinh học ở trường Trung học Phổ thông
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Những tiền đề cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT.
1.1. Cơ sở pháp lý của đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định ở những văn bản của Đảng và nhà nước về
phát triển giáo dục 2001-2010 ghi rõ Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập
1.2. Chương trình và sách giáo khoa có sự đổi mới cơ bản.
1.3. Nhận thức của giáo viên đã có sự thay đổi. Hầu hết giáo viên dạy sinh học đều hiểu được cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến việc nâng cao chất lượng dạy học Sinh học. Một khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu.
1.4. Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh thay đổi. Học sinh tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinh phổ thông.
1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học Sinh học đã được tăng cường.
2. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực.
2.1. Đổi mới phương pháp dạy học là vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là gì?
- Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
- Phương pháp tích cực là một quá trình học tập đa hướng thông qua các quan hệ thầy - trò, trò - thầy, trò - trò. Phương pháp tích cực liên quan với kinh nghiệm học tập dựa trên các hoạt động dưới nhiều hình thức như nhóm nhỏ, theo cặp hoặc cá nhân. Các dạng hoạt động có thể là nói, viết, đọc, thảo luận, tranh luận, thực hiện hành động, đóng vai, hội thảo, phỏng vấn, sáng tạo.
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài Trong thời đại CNH - HĐH đất nước mỗi chúng ta phải luôn luôn đổi mới công việc của mình. Việc dạy học là cả một quá trình nghệ thuật, kết quả của quá trình này tốt hay xấu, không chỉ xác định trong một thời gian ngắn mà nó phải trải qua một quá trình lâu dài đó là vốn hiểu biết đã được tích luỹ, sự tìm tòi sáng tạo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình dạy môn Sinh học người giáo viên phải kết hợp một cách linh hoạt, hợp lý nhiều phương pháp và hình thức tổ chức "Học một bài Sinh như thế nào?". Như vậy mới làm cho các em nghĩ nhiều hơn thảo luận nhiều hơn góp phần tạo cơ sở quan trọng cho việc đổi mới thực sự phương pháp dạy học mà Nhà nước ta đã và đang thực hiện. Quá trình này tuân theo định hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự do, tự khám phá dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Từ đó xây dựng phương pháp tự học theo hướng tích cực. Nhà trường không thể dạy cho học sinh những gì mà họ cần trong cuộc sống sau này mà chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức, phương pháp tự học để có thể tự học tập suốt đời để dễ dàng thích ứng với thời đại bùng nổ thông tin khoa học và công nghệ thường xuyên đổi mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội nghĩa là góp phần tạo ra những con người linh động, sáng tạo. Có khả năng giải quyết những vấn đề trong học tập hôm nay và lao động hôm sau. Phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ trước những vấn đề đặt ra nhằm phát triển óc tư duy sáng tạo. Phải tạo điều kiện cho học sinh được độc lập suy nghĩ. Bộc lộ những suy nghĩ của mình trong quá trình thảo luận, tranh luận với các bạn trong nhóm, trong lớp. Đây chính là dịp để các em nâng cao năng lực tự đánh giá trong lúc đối chiếu suy nghĩ của bản thân với ý kiến của các bạn và tổng kết của thầy. Từ những lý do đó mà Tôi viết đề tài “Đổi mới cơ bản phương pháp dạy học môn sinh học ở trường THPT” 2/ Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy môn sinh học lớp 10, sinh học lớp 11,sinh học lớp 12. 3/ Phạm vi nghiên cứu - Học sinh lớp 10, lớp 12 trường THPT Chuyên Lào Cai 4/ Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu. - Qua các tiết thực nghiệm trên lớp B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.Những tiền đề cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT. 1.1. Cơ sở pháp lý của đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định ở những văn bản của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục 2001-2010 ghi rõ Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhập thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập 1.2. Chương trình và sách giáo khoa có sự đổi mới cơ bản. 1.3. Nhận thức của giáo viên đã có sự thay đổi. Hầu hết giáo viên dạy sinh học đều hiểu được cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến việc nâng cao chất lượng dạy học Sinh học. Một khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu. 1.4. Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh thay đổi. Học sinh tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinh phổ thông. 1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học Sinh học đã được tăng cường. 2. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực. 2.1. Đổi mới phương pháp dạy học là vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là gì? - Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. - Phương pháp tích cực là một quá trình học tập đa hướng thông qua các quan hệ thầy - trò, trò - thầy, trò - trò. Phương pháp tích cực liên quan với kinh nghiệm học tập dựa trên các hoạt động dưới nhiều hình thức như nhóm nhỏ, theo cặp hoặc cá nhân. Các dạng hoạt động có thể là nói, viết, đọc, thảo luận, tranh luận, thực hiện hành động, đóng vai, hội thảo, phỏng vấn, sáng tạo. 2.2. Phương pháp tích cực nghĩa là tổ chức dạy học theo kiểu mới: Tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Sự tác động qua lại giữa thầy và trò trong môi trường học tập của phương pháp tích cực, cụ thể là: - Đối với thầy: Xác định và khẳng định vai trò, chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học là: + Thầy là người tổ chức chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh. + Thầy không còn là nguồn cung cấp thông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh. - Đối với học sinh: + Phải trở thành chủ thể hoạt động tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo. + Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực mạnh mẽ đó là động cơ, hứng thú, lạc quan trong quá trình học tập. + Phát hiện ở học sinh khả năng tự đánh giá kết quả học tập trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các hoạt động của mình. 2.3. Vì sao cần áp dụng phương pháp tích cực: Phát huy tính tích cực của người học được biết đến từ lâu trong phương pháp dạy học truyền thống và khả năng lưu giữ thông tin của con người thông qua các hoạt động được thể hiện như sau: -Đọc chiếm 5%. -Nghe chiếm 15%. -Nhìn chiếm 20%. -Nghe + Nhìn chiếm 25%. -Thảo luận chiếm 55% -Dạy lại cho người khác chiếm 90%. 2.4. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực - Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Nghe thì quên Nhìn thì nhớ Làm mới hiểu. - Giảng dạy theo Phương pháp tích cực giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức mà còn phải hướng dẫn học sinh hoạt động và tham gia tích cực vào các hoạt động. - Dạy và học chú trọng tới rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học ở Trường THPT. 1. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới và xu hướng hội nhập quốc tế. 1.2. Thực trạng dạy học Sinh học ở Trường THPT. - Một số giáo viên Sinh học vẫn chưa thực sự thấm nhuần tích cấp thiết, tầm quan trọng, bản chất phương hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học Sinh học, hiểu biết về cơ sở lý luận, thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học còn chưa sâu sắc. - Đa số giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ với hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. - Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, dạy theo lớp là chủ yếu. Các hình thức dạy học cá nhân, ngoài trời chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa có hiệu quả. - Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ. - Việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh và các hình thức khen thưởng, động viên người học chưa được giáo viên quan tâm một cách thích đáng. - Nhìn chung giờ học Sinh học chưa mang lại nhiều hứng thú cho học sinh. Có thể nói cách dạy và học Sinh học như trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng dạy học, đồng thời hạn chế việc phát triển trí tuệ của học sinh khi học môn Sinh học. Vì vậy tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quả các phương pháp dạy học Sinh học là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải được tiếp tục quan tâm và tìm cách giải quyết. III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1 - DẠY - HỌC TÍCH CỰC Dạy học tích cực ở đây đề cập tính tích cực của các phương pháp dạy học hướng tới hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức và hành động của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, đành rằng để dạy học tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với lối dạy học thụ động. Dạy học tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy, chúng tương tác lần nhau, có khi đồng thuận nhưng cũng có khi không đồng thuận do sự chưa tương hợp giữa cách dạy và cách học. Dạy học tích cực có các dấu hiệu đặc trưng sau : - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Bản chất của dạy học tích cực là: - Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ. - Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với nhu cầu xã hội. Dạy học tích cực có mối quan hệ mật thiết với dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nội hàm của học sinh trung tâm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, khác với tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Trong quá trình dạy học, học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự hướng đạo của thầy, học sinh phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho chính mình được. Nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp tự học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế. Cần lưu ý rằng dạy học sinh trung tâm không phải là phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học, chi phối tất cả các thành tố của quá trình học : - Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện - Tổ chức - Đánh giá Như vậy, dạy học lấy học sinh trung tâm không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học, đồng thời để có sự tiếp cận đó cần phải có dạy – học tích cực. 2. PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC TRONG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG Ở đây chủ yếu đề cập một số phương pháp dạy học truyền thống thông dụng trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. 2.1. Phương pháp thuyết trình Phương pháp thuyết trình bao gồm : - Thuyết trình thông báo - tái hiện. - Thuyết trình nêu vấn đề. Thuyết trình thông báo - tái hiện mang tính chất thông báo bằng lời giảng của thầy và tính chất tái hiện sau khi lĩnh hội của trò. Phương pháp này là sự chuyển tải các thông tin từ người học thông qua lời nói của người dạy. Phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện có những ưu điểm: - Cho phép truyền đạt những nội dung tương đối khó và chứa nhiều thông tin mà trò không dễ dàng tự tìm hiểu được. - Giúp trò mô hình mẫu của tư duy khoa học, qua đó mà phát triển trí tuệ. - Hình thành những tư tưởng và tình cảm cao đẹp, những niềm tin và hoài bão. - Có tính kinh tế cao. - Không đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị. - Chủ động về thời gian. Tuy nhiên, Phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện còn có những hạn chế : - Chỉ đòi quá trình nhận thức thụ động của trò. - Không giúp trò tích cực phát triển văn hoá của ngôn ngữ nói. - Chỉ cho phép trò đạt tới trình độ tái hiện của sự lĩnh hội. - Không có sự tham gia tích cực của người học. - Không thu được thông tin phản hồi từ người học. - Mức độ lưu giữ thông tin của người học thấp. - Có thể tạo nên sự nhàm chán. - Người học không có cơ hội áp dụng những ý tưởng đạt được. Như vậy, phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện với những hạn chế nêu trên làm cho hoạt động của người học mang tính thụ động, thiếu sự độc lập và sáng tạo. Tuy nhiên lí luận dạy học khẳng định rằng phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện vẫn sẽ tiếp tục là một phương pháp dạy học thông dụng vì những ưu điểm nêu trên của nó. Về bản chất phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện là “người dạy làm trung tâm”, không tổ chức hoạt động tích cực của người học. Nhưng nếu kế thừa những ưu điểm của nó kết hợp với sự thay đổi tính chất thông báo – tái hiện bằng tính chất nêu vấn đề thì hiệu quả dạy học sẽ tăng lên rõ rệt. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề đề cập tới cách thuyết giảng nội dung bài học của thầy theo trật tự sau: + Nêu vấn đề + Vạch ra mâu thuẫn nhận thức + Đề ra giả thuyết + Trình bày cách giải quyết + Rút ra kết luận. Với cách dạy này, trò theo dõi lôgic của con đường giải quyết vấn đề do thầy trình bày. Tuy ở đây trò lĩnh hội thụ động các tri thức, nhưng do thầy luôn luôn đề xuất các vấn đề tạo nên những mâu thuẫn nhận thức, nghĩa là đặt cho trò trong tình huống có vấn đề nên chất lượng lĩnh hội kiến thức của trò cao hơn phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện. Ví dụ, với bài 1 : Các cấp tổ chức của thế giới sống ở SGK SH 10 và SGK SH 10 nâng cao, giáo viên có thể nêu và giải quyết các vấn đề để thuyết giảng nội dung bài học theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề: Vấn đề 1 : - Vì sao nói các cấp tổ chức chính của giới sống có mối quan hệ mật thiết theo thứ bậc kế tiếp nhau? Các cấp tổ chức chính của giới sống có mối quan hệ mật thiết theo thứ bậc kế tiếp nhau vì: - Cấp tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cấp cơ thể (cá thể). Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ một tế bào, Cơ thể đa bào được cấu tạo từ số lượng lớn tế bào. Những hoạt động sống của cơ thể đều xuất phát từ các hoạt động sống của tế bào. - Các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái hữu thụ. tạo nên cấp quần thể. Sự phân bố địa lí của tất cả các cá thể thuộc các quần thể nếu có khả năng giao phối hữu thụ sẽ thuộc về một loài. - Cấp quần xã là cấp tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau. - Cấp hệ sinh thái là tổ hợp quần xã và môi trường (sinh cảnh) trong đó chúng sống tạo nên một thể thống nhất. Tập hợp tất cả hệ sinh thái trong khí quyển, địa quyển, thuỷ quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất, là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống. Vấn đề 2 : Vì sao tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống? Tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống vì: - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể. - Tế bào là đơn vị chức năng thông qua các hoạt động sông của nó. - Tế bào chỉ sinh ra từ tế bào, từ đó mới tạo ra sự sinh sản của thể đơn bào, sự sinh trưởng Vấn đề 3 : Vì sao các tổ chức như : đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan và hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức chính của thế giới sống? Các tổ chức như : đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan và hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức chinh của thế giới sống vì: - Các tổ chức này khi ở trạng thái riêng biệt không thực hiện được chức năng của chúng. - Các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic khi ở trong tế bào mới thực hiện được chức năng của chúng. - Các mô, cơ quan và các hệ cơ quan chỉ thực hiện được chức năng của chúng khi ở trong cơ thể. Một ví dụ khác, khi dạy bài 28 (SGK SH 10 nâng cao): Chu kì tế bào và các hình thức phân bào, giáo viên thông báo những điểm cơ bản của kì trung gian: - Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào bao gồm ba pha:G1, S, G2. - Pha G1 diễn ra sự gia tăng của tế bào chất nhờ các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra, là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. - Pha S diễn ra sự sao chép ADN và nhân đôi nhiễm sắc thể. Khi kết thúc pha S, nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai sợi crômatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động - Pha G2 tiếp ngay sau pha S, tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào. Nhiễm sắc thể ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như ở cuối pha S. Sau pha G2, tế bào diễn ra quá trinh nguyên phân. Thông thường sau khi thông báo giáo viên chuyển tiếp sang mục tiếp theo, còn học sinh lĩnh hội một cách thụ động các thông tin do thầy thông báo và không gợn lên một suy nghĩ hay thắc mắc gì. Nếu giáo viên nêu vấn đề : - Vì sao tế bào không lớn lên mãi mà phải phân chia? Câu hỏi này đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, buộc phải chú ý và động não. giáo viên giải thích : Sự gia tăng bề mặt và thể tích hình cầu có mối liên hệ với nhau, về mặt toán học: bề mặt hình cầu tăng theo r2 trong khi thể tích tăng theo r3. Điều đó có ảnh hưởng bất lợi đối với các quá trình trao đổi với môi trường xung quanh. Mặt khác khi kích thước của tế bào chất tăng, nhân không còn có khả năng điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào do sự phá vỡ tỉ lệ thích hợp giữa nhân và tế bào chất. Bởi vậy, sự tăng trưởng tế bào tới một giới hạn là nhân tố tạo nên trạng thái không ổn định, từ đó kích thích các cơ chế khởi động sự phân bào. Như vậy, từ phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện nếu được thầy gia cố sẽ chuyển sang phương pháp thuyết trình nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của người học, nhờ đó chất lượng học tâp được nâng cao. 2.2. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại). Phương pháp này bao gồm : - Vấn đáp tái hiện - Vấn đáp giải thích - minh hoạ - Vấn đáp ơrixtic (hay vấn đáp tìm tòi, phát hiện) Phương pháp vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ đòi hỏi học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận. Lí luận dạy học hiện đại không coi vấn đáp tái hiện là một phương pháp có giá trị sư phạm. Nhưng trong những trường hợp để giải quyết vấn đề hay tình huống, giáo viên sử dụng vấn đáp tái hiện để gợi nhớ cho học sinh làm cơ sở liên tưởng để giải quyết vấn đề. Ví dụ, để trả lời câu hỏi đã nêu trên: - Vì sao tế bào không lớn lên mãi mà phải phân chia? Nếu bằng phương pháp vấn đáp trực tiếp thì câu hỏi này khó trả lời đối với học sinh. Do đó để giải đáp về nguyên nhân phân chia tế bào, giáo viên cần gợi ý cho học sinh thông qua câu hỏi: - Diện tích xung quanh và thể tích hình cầu được xác định bằng những công thức nào? Rõ ràng đây là câu hỏi chỉ cần tới sự tái hiện kiến thức toán học của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi tìm tòi tiếp theo. Cũng tương tự như vậy, để dạy bài 1 : Các cấp tổ chức của thế giới sống ở SGK SH 10 và SGK SH 10 nâng cao bằng phương pháp vấn đáp, giáo viên có thể có thể nêu các câu hỏi chỉ yêu cầu tái hiện các kiến thức đã học ở lớp 9 : - Quần thể là gì? - Quần xã là gì? - Hệ sinh thái là gì? Sau khi học sinh trả lời và đã được chính xác hoá các khái niệm, giáo viên mới nêu các câu hỏi cần sự động não của học sinh : - Nêu điểm đặc trưng của khái niệm quần thể. - Nêu điểm đặc trưng của khái niệm quần xã. - Nêu điểm đặc trưng của khái niệm hệ sinh thái. Tất nhiên, mỗi câu hỏi được kế tiếp tương ứng với các câu hỏi về khái niệm nêu trên, ví dụ: - Quần thể là gì? - Nêu điểm đặc trưng của khái niệm quần thể. Hoặc sau khí cũng nêu các câu hỏi về các khái niệm, giáo viên có thể đề xuất vấn đề: - Nêu điểm đặc trưng của các khái niệm quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Như vậy, tuỳ theo quỹ thời gian mà giáo viên đưa ra ra một cách hợp lí về lôgic nội dung của các câu hỏi để thực hiện phương pháp vấn đáp, trong đó vấn đáp tái hiện đóng vai trò dẫn dắt. Phương pháp vấn đáp giải thích minh hoạ. Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên nêu ra một hệ thống câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để cho học sinh dễ hiểu dễ nhớ. Phương pháp này vẫn có thể áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi giáo viên biểu diễn phương tiện trực quan. Vấn đáp tìm tòi, phát hiện. Giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, thông qua đó nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi phải nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết vấn đề, buộc trò phải luôn luôn cố gắng tư duy, tự lực tìm lời giải đáp. Trong phương pháp này hệ thống câu hỏi của thầy giữ vai trò chỉ đạ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_co_ban_phuong_phap_day_hoc_mon.doc