Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai

Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung.

 Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lí luận dạy học. Tích hợp trong Tiếng Anh Integration có nguồn gốc từ tiếng Latin Integration có nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sơ những bộ phận riêng lẻ.

 Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”.

 Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

 Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối.

 Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn hoc được thực riêng rẽ.

 Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

 Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó người giáo viên có thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Ngữ văn, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,

 

docx 35 trang cucnguyen11 16213
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai 
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thơm
Mã sáng kiến: 09.52.02
Tam Dương, năm 2018
1. Lời giới thiệu: 
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được quan tâm, trong đó phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp là một phương pháp mới đem đến cho giáo dục những giá trị thực tiễn. Trong một giờ học, học sinh được tiếp cận với nhiều môn học chứ không phải một môn học khô cứng. Hơn nữa học sinh có thể vận dụng các kiến thức trong bài học để giải quyết các tình huống thực tế. 
Việc dạy học ở trường phổ thông hiện nay đa phần các em mới được học kiến thức một cách riêng rẽ, chưa được tiếp cận vấn đề trong một chỉnh thể chung, thống nhất. Các em mới chỉ được nhìn vấn đề theo phương diện từng môn, trong khi tất cả những sự kiện, những vấn đề các em gặp phải ngoài đời sống đều cần đến kiến thức đa môn để giải quyết. 
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Toán học nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. 
Việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp có ý nghĩa quan trọng, vì thông qua bài học, một lần nữa các em được ôn tập, ghi nhớ, khắc sâu những kiến thức liên môn đã được học ở môn học khác. Thông qua dự án dạỵ học tích hợp, các em biết xâu chuỗi kiến thức với nhau để giải quyết một vấn đề.
Bài học “hàm số bậc hai” có rất nhiều ứng dụng trong thực tế: trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, kĩ thuật thi đấu thể thao và đối với các nghành khoa học như: Kinh tế, Y học,  tuy nhiên trong chương trình giáo dục môn “Đại số 10” hiện nay học sinh cảm thấy bài học “hàm số bậc hai” rất khô khan và không có nhiều ý nghĩa. 
	Với mong muốn giúp các em học sinh có một cái nhìn khoa học biện chứng đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế, có phương pháp suy luận logic, khoa học và có nhiều hứng thú trong việc học tập môn toán và thấy được phần nào ý nghĩa của toán học đối với thực tế tôi chọn đề tài “ Áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp bài hàm số bậc hai” làm đề tài để nghiên cứu.
1.2. Mục đích của đề tài.
	Là một giáo viên dạy bộ môn Toán, tôi hiểu rõ vai trò to lớn của Toán học. Với khả năng giúp con người có thể tính toán, hoạch định, lập kế hoạch, chiếm lĩnh được thiên nhiên và nhận thức sâu sắc hơn về xã hội. Toán học giúp chúng ta giải quyết các vấn đề thực tế một cách khoa học. Vì vậy để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả thì dạy học theo hướng tích hợp là cách thức tối ưu. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Toán với các nội dung bộ môn cũng như những môn học khác. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Hơn nữa qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi có thời gian tiếp cận cách thức, phương pháp dạy học mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong bối cảnh hiện nay.
2. Tên sáng kiến: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai 
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ THƠM
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo- Tam Dương –Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0985794595
- Email: nguyenthithom.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thơm
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Áp dụng vào bài 3: Hàm số bậc hai – Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai. Trong chương trình Đại số 10 bậc THPT. Cụ thể như sau:
STT
Tên đề mục
Nội dung tích hợp
1
Đồ thị của hàm số bậc hai
Tích hợp trong hình học, vật lí, thể dục, các kĩ thuật khi thi đấu.
2
Chiều biến thiên của hàm số bậc hai
Tích hợp môn công nghệ, hướng nghiệp, Sinh học, Y học, bài toán thực tế.
3
Củng cố.
Tích hợp bài toán vui.
- Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 10A2, 10A6 trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2017– 2018.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 -2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
	PHẦN I. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
I.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung.
	Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lí luận dạy học. Tích hợp trong Tiếng Anh Integration có nguồn gốc từ tiếng Latin Integration có nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sơ những bộ phận riêng lẻ.	
	Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”.
	Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
	Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối.	
	Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn hoc được thực riêng rẽ.
	Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
	Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó người giáo viên có thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Ngữ văn, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,
Như vậy trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. 
I.2. Quan điểm tích hợp trong dạy học Toán.
Như chúng ta đã biết ngày nay lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy học buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời coi đó là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường.
Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp trong môn Toán là một tất yếu trong dạy học hiện đại. Chính vì thế để thiết kế bài học theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung học tập, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Toán theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn.
Tóm lại, quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, trong mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt học tập, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh. Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm đòi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ, đồng thời cần phải bồi dưỡng lòng tin để các em tự tin và tự học, khi đó hoạt động dạy học mới thật sự có ý nghĩa.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
II.1. Nhận thức về dạy học tích hợp.
Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp là một xu thế dạy học hiện đại. Bởi vậy hầu hết giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông đều nhận thức được đây là một phương pháp, cách thức dạy học mang lại hiệu quả tích cực. Hơn nữa Toán học lại là môn học có khả năng tích hợp được với nhiều nội, nhiều môn học khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã có ý thức tìm hiểu và áp dụng.
	Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến dạy học tích hợp. Vì vậy, dưới sự quán triệt, chỉ đạo của Sở giáo viên ở các trường phổ thông cũng đã được bồi dưỡng, tập huấn dạy học tích hợp với nhiều nội dung như tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống, Pháp luật cũng như tích hợp các kiến thức liên môn trong một số môn học trong đó có môn Ngữ văn.
II.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Toán- Bài: “Hàm số bậc hai” ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
	Có thể khẳng định rằng giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, vẫn còn giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về tích hợp. Chính vì chưa hiểu kĩ về khái niệm này nên trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép hoặc đưa ra một vài chỗ liên hệ trong bài học dẫn đến việc tích hợp trở nên khiên cưỡng. Cũng có khi trong quá trình dạy học giáo viên lại quá lạm dụng tích hợp dẫn đến một giờ học Toán nhưng lại ôm đồm quá nhiều nội dung hoặc kiến thức của những môn học khác làm cho bài học trở nên cồng kềnh dẫn đến phá vỡ thời lượng của bài học. Ngoài ra còn làm cho bài học không có trọng tâm, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống hoặc biến giờ học Toán thành giờ học của các môn khác. 
	Từ thực trạng trên cho thấy việc áp dụng không đúng cách thức dạy học tích hợp thì sẽ dẫn đến những hậu quả tất yếu. Cụ thể là:
	- Học sinh sẽ không nhận ra được mối liên quan, sự tác động giữa những kiến thức của các môn học.
	- Học sinh không nhận thấy được tầm quan trọng của môn Toán, ý nghĩa to lớn của việc tính xác suất đối với thực tiễn, đối với các nghành khoa học và một số môn học có liên quan.
II.3. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Toán.
II.3.1. Trước hết phải hiểu thế nào là dạy học tích hợp trong môn Toán.
Tích hợp trong quá trìnhdạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác nhau, các nội dung khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học.
	Tích hợp trong môn Toán không chỉ là sự kết nối tri thức của ba phân môn: Hình học, Đại số và Giải tích mà đó còn là sự tích hợp những kiến thức liên môn như Vật lí, Địa lí, Giáo dục công dân hay những nội dung riêng lẻ khác như các bài toán thực tế, môi trường, .vào từng bài học, từng vấn đề cụ thể. Đây chính là phương pháp dạy học tiếp cận từ việc khái thác những tri thức của nhiều nội dung, nhiều môn học khác có liên qua đến môn Toán. Từ đó để tăng thêm tính thuyết phục, tính phong phú, hấp dẫn và mối liên hệ, liên quan lẫn nhau của những môn học.
II.3.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp.
Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, nội dung dạy tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, cụ thể như sau:
* Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì?)
	Để khắc sâu kiến thức thức bài học.
	Để thấy được mối liên quan, liên hệ giữa kiến thức của môn Toán với các nội dung và các môn học khác.
	Rèn kỹ năng tiếp tính toán, phân tích, Giải quyết các bài toán thực tế cho học sinh.
* Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo hướng tích hợp?)
	Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan với các nội dung, những môn học khác.
	Các nội dung kiến thức cần đến những kiến thức liên môn của các môn học khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
* Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học tích hợp xuất phát từ những cơ sở nào?)
	Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học
	Căn cứ vào những nội dung cần kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ.
* Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?)
II.3.3. Những nội dung, chủ đề dạy học tích hợp trong chủ đề: “Hàm số bậc hai”
Toán học là một môn học khô khan nhưng có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và có liên hệ mật thiết với các môn học khác. Bài hàm số bậc hai là bài hay và rất bổ ích. Nhưng những nội dung sách giáo khoa hiện nay chưa mang lại cho học sinh hứng thú trong việc học hàm số bậc hai. Do vậy, để tạo hứng thú cho học sinh và giúp học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau như: Toán học, Vật lí, Địa lý, Thể dục, Công nghệ, các kiến thức về thực tế, để giải quyết một vấn đề gặp trong thực tiễn cuộc sống như kinh tế, y học – di truyền, chăn nuôi, thể dục thể thao 
Trong nội dung bài: “ Hàm số bậc hai”, có thể có nhiều nội dung tích hợp nhưng trong khuân khổ đề tài này, tôi chỉ chọn nghiên cứu tích hợp một số nội dung sau:
Mục 1: Đồ thị của hàm số bậc hai
Đây là nội dung đầu tiên của bài học cung cấp định nghĩa hàm số bậc hai, đồ thị hàm số bậc hai và cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai. Để học sinh hiểu được cụ thể về khái niệm, tôi đã lựa chọn tích hợp với những hình ảnh công trình kiến trúc, những đồ vật trong thực tế mang hình dạng parabol vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức về cuộc sông vừa dễ dang hình thành định nghĩa hàm số bậc hai.
Để làm cho việc lĩnh hội kiến thức bài học trở lên đơn giản, hấp dẫn, tránh đơn điệu, giáo viên tích hợp kiến thức của các môn học sau:
Đại số 9: Tiết 47, 48, 49: Hàm số : Học sinh ôn lại những đặc điểm của hàm số và thấy được nó là trường hợp đặc biệt của hàm số bậc hai.
Hình học 11- Bài 1: Phép tịnh tiến. Học sinh nắm được các đặc điểm của hàm số bậc hai
Vật lí 10 CB - Bài 15. Chuyển động ném ngang. Vật lí 10 NC - Bài 18. Chuyển động của vật bị ném. Thể dục 12 – Tiết 54: Kĩ thuật đẩy tạ lưng, hướng ném. Tích hợp môn thể dục, thể thao:
Môn ném tạ và ném lao
Ta biết chuyển động của quả tạ khi bị ném lên là một phần của Parabol.
Tại sao khi ném tạ ta phải chọn góc ném càng gần giá trị 42,30 thì càng tốt ?
Với tốc độ ném như nhau, tầm ném xa phu thuộc vào hai yếu tố : góc ném và độ cao ban đầu. Nếu ném từ mặt đất thì tầm xa cực đại khi góc ném bằng 450. Do tạ được ném ở độ cao khoảng 2m nên góc ném tối ưu lớn hơn 420 một chút. Kỷ lục thế giới về môn ném tạ là 22m ứng với góc ném 42,40, tốc độ ném cỡ 14m/s.
Tương tự chuyển động của ném lao là một phần của Parabol. 
Tại sao ném lao xa hơn ném tạ nếu như quỹ đạo độc lập với khối lượng ?
Sự khác nhau giữa tốc độ đầu của ném tạ và ném lao là do khối lượng của vật ném. Lao có khối lượng nhỏ hơn tạ khoảng 9 lần. Do đó lực của tay khi duỗi thẳng sẽ truyền cho lao một gia tốc lớn hơn 9 lần so với tạ. Vì thế mà ném lao xa hơn ném tạ. Kỷ lục thế giới về môn ném lao là 80m ứng với tốc độ ném là 30m/s.
Mục 2. Chiều biến thiên của hàm số bậc hai
Để làm cho việc lĩnh hội kiến thức nội dung 2 trở lên đơn giản, hấp dẫn, tránh đơn điệu, giáo viên tích hợp kiến thức của các môn học sau:
Công nghệ 10 - Chương 1: Trồng trọt – Lâm nghiệp đại cương. Hướng nghiệp 10 - Chủ đề : Tìm hiểu một số nghề nông, lâm, ngư nghiệp
Tích hợp bài toán trong nông nghiệp: Bằng tính toán sẽ giúp cho người nông dân biết nên thu hoạch bí đao sau bao nhiêu ngày để đạt lãi suất cao nhất.
Tích hợp bài toán trong sinh học: Bằng tính toán sẽ giúp cho người nuôi cá biết phải thả bao nhiêu con cá trên 1 diện tích để đạt sản lượng lớn nhất.
Tích hợp bài toán trong Y học: Bằng tính toán sẽ giúp cho người nhà và bác sĩ biết nhiệt độ cao nhất của người bệnh để trông nom và có cách chăm sóc tốt nhất 
PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU KHI THỰC 
HIỆN DẠY HỌC TÍCH HỢP:
Kết quả kiểm tra theo lớp.
Lớp
Sĩ số
Điểm
3
4
5
6
7
8
9
10A2
34
0
4
6
7
7
5
5
10A6
30
0
0
6
5
8
6
5
2. Kết quả kiểm tra theo nhóm và tỉ lệ:
Lớp
Số học sinh
Kết quả thực nhiệm
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A2
34
10
29,4
7
20,6
13
38,2
4
11,8
10A6
30
11
36,7
8
26,7
11
36,6
0
0
PHẦN III. PHỤ LỤC.
PHỤ LỤC I. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
BÀI 3: HÀM SỐ BẬC HAI (ĐẠI SỐ 10 – CB)
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
1.1. Môn Đại số 
- Học sinh nhớ lại kiến thức về đồ thị hàm số đã học (Bài hàm số - ĐS lớp 9).
- Nắm được đồ thị hàm số : Tọa độ đỉnh, trục đối xứng, bề lõm,.
- Nắm được cách lập bảng biến thiên vẽ đồ thị hàm số 
- Biết cách lập một hàm số bậc hai khi biết một số yếu tố cho trước. 
- Giải được một số bài toán thực tế về hàm số bậc hai.
1.2. Môn Hình học
- Nắm được khái niệm về phép tịnh tiến song song với trục tung và trục hoành.
Cụ thể:
Nếu ta dịch chuyển (tịnh tiến) điểm M(x; y) song song với trục tung một đoạn bằng (lên trên nếu y0 > 0, xuống dưới nếu y0 < 0) thì ta được điểm N(x; y+y0)
Nếu ta dịch chuyển (tịnh tiến) điểm M(x; y) song song với trục hoành một đoạn bằng (về bên trái nếu x0 > 0, sang phải nếu x0 < 0) thì ta được điểm N(x – x0; y).
- Vẽ đồ thị một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
1.3. Môn Vật Lý
- Nắm được dạng quỹ đạo, phương trình chuyển động ném ngang của một vật
Vật Lý lớp 10 - Cơ bản: Bài 15 (Bài toán về chuyển động ném ngang).
- Nắm được quỹ đạo, phương trình chuyển động, tầm bay cao của vật bị ném xiên.
Vật Lý lớp 10 - Nâng cao: Bài 18 (Chuyển động của vật bị ném).
- Hiểu thêm được tính chất phản xạ và tính chất âm học của Parabol.
1.4. Môn Thể dục – Thể thao.
- Nắm được các bước đẩy tạ, ném lao.
- Biết được cách ném để đạt thành tích cao nhất.
- Biết chuyển động của quả bóng khi đá lên
1.5. Một số kiến thức về thực tế, lịch sử, Y học
- Biết một số bài toán trong xây dựng, trong kinh doanh, quảng cáo,...
- Acsimet đã dùng gương hình Parabol để hội tụ các tia sáng và chiến thắng quân La Mã như thế nào?
- Một số ứng dụng của Parabol trong thực tế.
1.6. Môn Công nghệ - Hướng nghiệp
- Học sinh biết được cách dùng Toán học để tính lãi suất trong trồng trọt
- Biết dùng Toán học để tính số con thả trên một diện tích sao cho đạt sản lượng lớn nhất.
2. Về kỹ năng
2.1. Môn Đại số
- Vẽ được đồ thị hàm số bậc hai
- Tìm được hàm số bậc hai khi cho trước một số các yếu tố.
2.2. Môn Hình học
- Biết tịnh tiến đồ thị song song với trục Ox, Oy.
2.3. Môn Vật Lý
- Lập được phương trình chuyển động của vật bị ném ngang.
- Lập được phương trình chuyển động của vật bị ném xiên.
- Vẽ được dạng quỹ đạo của vật bị ném.
2.4. Môn Thể dục
- Vận dụng thành thạo kỹ thuật đẩy tạ và ném lao trong thực hành
- Nắm vững kỹ thuật để đạt kết quả cao nhất trong thực hành và thi đấu.
2.5. Một số kiến thức về thực tế, lịch sử, Y học
- Biết tính toán trog bài toán xây dựng
- Tính lượng vữa trong bài toán xây dựng
2.6. Môn Công nghệ - Hướng nghiệp
- Học sinh biết tính lãi suất trong trồng trọt
- Biết tính số con thả trên một diện tích sao cho đạt sản lượng lớn nhất.
3. Về tư duy - Thái độ
- Có ý thức vận dụng các tri thức kĩ năng được học vào cuộc sống, lao động và học tập
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
- Thấy mối liên hệ giữa Toán học 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_chu_de_ham_so_bac_hai.docx