Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lự học sinh trong môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lự học sinh trong môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1

Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học phải được diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, nguồn lực nhất định. Nói khác là cần phải lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện vật chất, nguồn lực của lớp, của nhà trường, của địa phương.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học không phải tốt nhất, hiệu quả nhất là được tổ chức ngoài trường, ngoài lớp hay sử dụng những phương tiện hiện đại, cầu kì mà quan trọng là lựa chọn được những phương pháp và hình thức phù hợp với điều kiện tổ chức hoạt động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Phương pháp giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm gồm: Trò chơi, sắm vai, tiểu phẩm, diễn đàn, sân khấu tương tác, hội thi/cuộc thi, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo, tham quan, dã ngoại, lao động công ích đều được thực hiện theo các định hướng chung sau đây:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực

- Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

- Giúp học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hóa những gì trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.

- Vận dụng các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.

doc 7 trang Hiền Tài 03/07/2024 3808
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát triển năng lự học sinh trong môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Trường Tiểu học Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp
1
Đinh Thị Quế
05/07/1981
Trường Tiểu học
Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
50%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “dạy học phát triển năng lự học sinh trong môn hoạt động trải nghiệm lớp 1”
Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đinh Thị Quế.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/9/2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến (loại hình sáng kiến):
Sáng kiến môn hoạt động trải nghiệm “dạy học phát triển năng lự học sinh trong môn hoạt động trải nghiệm lớp 1”
4.2. Mô tả tính mới của sáng kiến
Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học phải được diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, nguồn lực nhất định. Nói khác là cần phải lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện vật chất, nguồn lực của lớp, của nhà trường, của địa phương.
 Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học không phải tốt nhất, hiệu quả nhất là được tổ chức ngoài trường, ngoài lớp hay sử dụng những phương tiện hiện đại, cầu kì mà quan trọng là lựa chọn được những phương pháp và hình thức phù hợp với điều kiện tổ chức hoạt động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 
Phương pháp giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm gồm: Trò chơi, sắm vai, tiểu phẩm, diễn đàn, sân khấu tương tác, hội thi/cuộc thi, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo, tham quan, dã ngoại, lao động công ích đều được thực hiện theo các định hướng chung sau đây:
 - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực 
- Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
 - Giúp học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hóa những gì trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.
 - Vận dụng các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. 
Mỗi phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học để đạt được mục tiêu của hoạt động cần xem xét những phương pháp và hình thức có khả năng cao hơn các phương pháp và hình thức khác	
4.3. Mô tả các bước thực hiện sáng kiến
1. Bước 1: Xác định chủ đề và mục tiêu của chủ đề 
a. Xác định chủ đề là một việc làm cần thiết, vì tên của chủ đề tự nó đã nói lên được mục tiêu, nội dung, hình thức của chủ đề. Tên chủ đề cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Việc xác định của đề cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Rõ ràng, chính xác, ngắn ngọn.
- Phản ánh được mục tiêu chủ đề và nội dung của hoạt động. 
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh. 
b. Dựa vào yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học để xác định mục tiêu của chủ đề. Có nhiều cách diễn đạt mục tiêu của chủ đề. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì mục tiêu của chủ đề phải nêu rõ được những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đạt được sau chủ đề cũng như chủ đề đã góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực nào cho học sinh. 
2. Bước 2: Xác định các hoạt động trong chủ đề 
- Loại hoạt động thứ nhất: các hoạt động liên quan đến huy động kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến chủ đề. 
- Loại hoạt động thứ hai: Các hoạt động rèn luyện các kỹ năng thành phần để góp phần tạo nên mục tiêu về năng lực của chủ đề. 
- Loại hoạt động thứ ba: Các hoạt động vận dụng vào thực tiễn cuộc sống có liên quan đến chủ đề hoạt động. 
Chú ý: các hoạt động phải được thiết kế sao cho tất cả học sinh đều được tham gia trải nghiệm. 
3. Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện 
- Phân tích các hoạt động cụ thể theo tiết (nêu rõ đối tượng, thời gian, địa điểm). 
- Xác định phương pháp, hình thức thực hiện của các hoạt động. 
4. Bước 4: Thiết kế chi tiết hoạt động trong chủ đề 
- Đặt tên cho hoạt động: Tên hoạt động cần nói lên được mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động; phải bám sát chủ đề và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề. 
- Xác định mục tiêu của hoạt động: Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kỹ năng, thái độ, định hướng giá trị và góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau: 
+ Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?). 
+ Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? 
+ Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?
 + Góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực nào cho học sinh? 
- Xác định cách thức tổ chức hoạt động: Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ.
- Chuẩn bị cho hoạt động: Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, giáo viên cần làm tốt các công việc sau đây:
+ Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. 
+ Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể là: 
* Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động. 
* Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu overhead hay projector, các loại bảng ... 
* Phòng ốc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác. 
+ Tài chính chi phí cho việc tổ chức hoạt động, 
+ Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị. 
+ Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động. 
+ Dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động. 
- Về phía học sinh, khi được giao nhiệm vụ, tập thể lớp, cơ quan tự quản lớp hay các tổ, nhóm cần bàn bạc một cách dân chủ và chủ động phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ và nhóm; trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị. Trong quá trình đó, giáo viên cần tăng cường sự theo dõi sát sao, kiểm tra và giúp đỡ kịp thời, giải quyết những vướng mắc để hoàn thành tốt khâu chuẩn bị, tránh phó mặc hoặc qua loa, đại khái. 
5. Bước 5. Đánh giá chủ đề 
a. Tự đánh giá
Học sinh tự xem xét lại về những hoạt động mình tham gia (kết quả và thái độ của bản thân khi tham gia hoạt động). Tự đánh giá tạo cơ hội cho học sinh tự xem xét và điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa cho giáo viên về giá trị, nhu cầu và cách thức rèn luyện mong muốn của học sinh. 
b. Đánh giá đồng đẳng
Hoạt động đánh giá giữa các học sinh nhằm cung cấp thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại bản thân thông qua đánh giá của các bạn trong lớp (chú ý hướng học sinh tập trung đánh giá vào những điểm tích cực của bạn). 
c. Đánh giá của phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục
Đây làm một kênh thông tin phản hồi để giáo viên tham khảo khi tiến hành đánh giá, và cũng là điểm mới trong chương trình hoạt động trải nghiệm. Do hoạt động này diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ, nên kênh đánh giá này là cần thiết và hiệu quả (phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục có thể tham gia đánh giá tùy theo từng chủ đề hoạt động trải nghiệm). 
d. Đánh giá của giáo viên
Là nhiệm vụ thu thập, xử lí thông tin về quá trình tham gia hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của học sinh (qua quan sát học sinh tham gia hoạt động, qua các sản phẩm, qua việc trình bày, dự án nghiên cứu). 
Việc nhận xét cần bao quát cả về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia hoạt động. Sau khi thực hiện xong các bước trên, rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. 
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa bằng văn bản./.
4.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến đã được áp dụng ở Trường Tiểu học Tân Đồng với sự tham gia của học sinh lớp 1.1. Giải pháp này có thể áp dụng đại trà cho tất cả học sinh Trường Tiểu học Tân Đồng và có thể áp dụng cho học sinh các trường trên địa bàn thành phố Đồng Xoài và tỉnh Bình Phước.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên là người tâm huyết, yêu thương học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Để thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, cần có những thiết bị cơ bản sau: 
- Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn: video clip về các nội dung giáo dục; phần mềm về hướng nghiệp; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động; 
- Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: loa đài, ampli,
- Đồ dùng để thực hành: bộ tranh ảnh về quần áo, giày dép,... theo mùa, theo giới tính, theo lứa tuổi của học sinh; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc trên thế giới; bộ tranh về các nghề, làng nghề truyền thống; bộ tranh về các lễ hội; bảng trắc nghiệm nhân cách; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động; 
- Đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
	8.1. Đánh giá của cô Đinh Thị Quế giáo viên chủ nhiệm lớp 1.2
Sáng kiến của thầy Hiếu “dạy học phát triển năng lự học sinh trong môn hoạt động trải nghiệm lớp 1” chất lượng môn lịch sử lớp tôi được nâng cao, học sinh hứng thú với môn Lịch sử. 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Phạm Thị Thanh Hải
8.2. Đánh giá của cô Nguyễn Thị Anh giáo viên chủ nhiệm lớp 5.6
Sáng kiến “Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Tân Đồng” của thầy Hiếu tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ, học sinh luôn có ý thức tự giác tích cực tương tác trong giờ học Lịch sử. 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Anh
9. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Phạm Thị Thanh Hải
1968
Trường TH
Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
Áp dụng trong tiết dạy Lịch sử 5.2
2
Nguyễn Thị Anh
1980
Trường TH
Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
Áp dụng trong tiết dạy Lịch sử 5.6
10. Đề nghị cấp trên đánh giá hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Nếu giải pháp nêu trên được công nhận là sáng kiến, tôi tiếp tục đề nghị trình cấp có thẩm quyền:
þ Xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn thành phố phố Đồng Xoài.
þ Xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến địa bàn tỉnh Bình Phước.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Tân Đồng, ngày 06 tháng 12 năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Đỗ Văn Hiếu
 Điện thoại liên hệ: 0985598499
 Email:dovanhieuthtd@gmail.com

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_phat_trien_nang_lu_hoc_sinh_tr.doc