Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài "Hình trụ" theo hướng tích hợp

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài "Hình trụ" theo hướng tích hợp

Giải pháp cũ thường làm:

Hình học nói chung, hình không gian nói riêng là một phân môn khó của toán học, vì vậy khi dạy phần này chúng tôi có suy nghĩ là các em sẽ được học kỹ lại ở bậc THPT. Chương IV hình học 9, sách giáo khoa viết các bài chỉ mang tính chất giới thiệu cách tạo ra các hình và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích chúng. Nên khi dạy chúng tôi thường chỉ: Cung cấp lí thuyết cho các em, sau đó cho bài tập áp dụng, tiếp đến là gọi học sinh lên bảng trình bày, giáo viên chữa bài và nhận xét.

*Ưu điểm của phương pháp này là học sinh nhớ được cách tạo ra hình trụ và các em nhớ được công thức tính diện tích xung quanh, diện tich toàn phần và thể tích hình trụ

  • Nhược điểm: Với phương pháp dạy học này giáo viên là chủ thể, thuyết trình, chuyển tải kiến thức cho học sinh và học sinh là khách thể: nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách hình thức và thụ động, thường học và áp dụng một cách máy móc, ít liên hệ thực tế, làm cho học sinh ít có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo, ít có cơ hội khai thác tìm tòi cái mới và kiến thức thực tế và hiểu biết xã hội của học sinh còn hạn chế và mang tính hàn lâm
doc 29 trang Hiền Tài 04/07/2024 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài "Hình trụ" theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư
Chúng tôi gồm:
Trình
Tỷ lệ (%)


Ngày


đóng góp


Nơi công
Chức
độ
TT
Họ và tên
tháng năm
vào
tác
vụ
chuyên


sinh
việc tạo ra





môn
sáng kiến













1
Lê Thị Hồng Thái
26/3/1973
THCS ĐTH
HT
Đại học
30%
2
Dương Thị Quỳnh Oanh
16/11/1973
THCS ĐTH
TT
Đại học
35%
3
Đặng Thị Tuyết
23/5/1983
THCS ĐTH
TP
Đại học
35%

I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số kinh nghiệm Dạy
bài “Hình trụ” theo hướng tích hợp.
Lĩnh vực áp dụng: Toán học và thực tế.
II.Nội dung
1. Giải pháp cũ thường làm:
Hình học nói chung, hình không gian nói riêng là một phân môn khó của toán học, vì vậy khi dạy phần này chúng tôi có suy nghĩ là các em sẽ được học kỹ lại ở bậc THPT. Chương IV hình học 9, sách giáo khoa viết các bài chỉ mang tính chất giới thiệu cách tạo ra các hình và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích chúng. Nên khi dạy chúng tôi thường chỉ: Cung cấp lí thuyết cho các em, sau đó cho bài tập áp dụng, tiếp đến là gọi học sinh lên bảng trình bày, giáo viên chữa bài và nhận xét.
*Ưu điểm của phương pháp này là học sinh nhớ được cách tạo ra hình trụ và các em nhớ được công thức tính diện tích xung quanh, diện tich toàn phần và thể tích hình trụ
Nhược điểm: Với phương pháp dạy học này giáo viên là chủ thể, thuyết trình, chuyển tải kiến thức cho học sinh và học sinh là khách thể: nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách hình thức và thụ động, thường học và áp dụng một cách máy móc, ít liên hệ thực tế, làm cho học sinh ít có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo, ít có cơ hội khai thác tìm tòi cái mới và kiến thức thực tế
và hiểu biết xã hội của học sinh còn hạn chế và mang tính hàn lâm
2. Giải pháp mới:
1
Xuất phát từ thực tế phát triển xã hội hiện nay, ngành giáo dục bắt buộc phải đổi mới thì mới theo sự chuyển biến của xã hội. Dạy học từng môn học riêng rẽ có tác dụng cung cấp kiến thức khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống của từng lĩnh vực và tạo điều kiện phân hóa theo định hướng nghề nghiệp của HS. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng lực HS và dẫn đến tâm lý giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan trọng, môn nào cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá tải đối với HS. Tích hợp và dạy học tích hợp sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên. Từ những suy nghĩ đó cùng với các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành chúng tôi đã mạnh dạn thay đổi cách dạy một số bài trong đó có bài “Hình trụ” hình học 9.
2.1. Mục tiêu của bài dạy
2.1.1. Kiến thức:
Học sinh
Hiểu được khái niệm mặt tròn xoay, mặt trụ tròn xoay, hình trụ tròn xoay, khối trụ tròn xoay.
Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ, thể tích của
khối trụ.
Nắm được lịch sử địa phương: Lịch sử một số làng nghề đá của Ninh Bình.
Biết về nghề làm ống cống, làm cột trụ đá, làm giò.
Hiểu biết về cách tạo ra các chi tiết máy, chi tiết gỗ có hình dạng mặt tròn
xoay.
Hiểu biết về các ngọn hải đăng có kết cấu hình trụ ở biển đảo Trường Sa .
* Sau khi học xong tiết học này học sinh cần:
Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình trụ (đáy của hình trụ, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy)
Nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ.
- Nắm chắc và sử dụng thành thạo công thức tính thể tích hình trụ.
* Thông qua tiết học, các em sẽ:
Biết được trục của hình trụ cũng chính là trục đối xứng của hình này (Kiến thức môn Hình học 8: Tiết 10 §6: Đối xứng trục).
Vẽ được một hình trụ (Kiến thức môn Mĩ Thuật 6: tiết 16, bài 15: Vẽ theo mẫu Vẽ dạng hình trụ).
Xác định được hình chiếu của hình trụ khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy và song song với trục.(Kiến thức môn Công nghệ 8: Tiết 6, bài 6: Bản vẽ các khối tròn và Tiết 7, bài 7: Thực hành: Bản vẽ các khối tròn).
Vận dụng các kiến thức về tính chu vi. Diện tích các hình đã học để tìm ra công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ. (Kiến thức các môn:
+ Hình học 9: tiết 53, § 10: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
2
+ Hình học 8: Tiết 27, § 2: Diện tích hình chữ nhật).
Tính được thể tích của chi tiết máy hình trụ (đai ốc) (Kiến thức môn Công
nghệ 8: Tiết 22, bài 24: Khái niệm chi tiết máy và lắp ghép).
Vận dụng được kiến thức về khối lượng riêng để giải các bài toán liên quan đến hình trụ (Kiến thức môn Vật lý 6: Tiết 12, bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng).
Các em tìm được những hình ảnh trong thực tế về hình trụ.Học sinh đã sử dụng kiến thức các môn: địa lý, sinh học, vật lý, lịch sử, văn học
+ Công nghệ 8: Tiết 37, bài 39: Đèn ống huỳnh quang.
+ Sinh học 8: Tiết 8, bài 8: Câu tạo của xương.
2.1.2. Kĩ năng:
Rèn luyện khả năng thuyết trình trước nhóm/tổ/lớp.
Rèn luyện khả năng ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng trong thực tiễn(VD: Tại sao thân cây lại thường là hình trụ, tại sao nồi nấu ăn lại có hình trụ chứ không phải hình cầu, hình vuông.)
2.1.3. Thái độ:
Học sinh chủ động, tích cực xây dựng bài, chiếm lĩnh tri thức dưới sự dẫn dắt của giáo viên, năng động, sáng tạo trong suy nghĩ cũng như làm toán.
Đoàn kết, hợp tác tương trợ nhau trong quá trình học tập và làm việc.
Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước.
2.2. Đối tượng dạy học của dự án
- Học sinh khối 9 trường THCS Đinh Tiên Hoàng- Hoa Lư.
2.3. Ý nghĩa của dự án
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Không những thông tin ngày càng nhiều mà với sự phát triển của phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để học sinh dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lý thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế.
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo, cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, nếu tổ chức tốt quá trình dạy học tích hợp thì sẽ hình thành và phát triển được năng lực cho học sinh đặc biệt là
3
năng lực tổng hợp để chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào cuộc sống lao động - năng lực vận dụng kiến thức nhất là vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, dạy học tích hợp còn giúp người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
Với mục đích giúp học sinh thấy được Toán học không khô khan, không rời rạc đơn lẻ mà liên quan chặt chẽ đến rất nhiều môn học khác và có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn cuộc sống; giúp học sinh được tham gia các hoạt động, được tìm hiểu, được trải nghiệm, tự mình nghiên cứu, biết hợp tác trong các hoạt động nhóm, đặc biệt là được tham gia vận dụng các kiến thức trong sách vở để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, giúp học sinh hứng thú, yêu thích việc học. Chính vì các lí do đó, chúng tôi đưa ra chương trình dạy học dự án bài “ HÌNH TRỤ”. Dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Học sinh biết tự đánh giá và biết tham gia đánh giá người khác trong các hoạt động học tập.
2.3. Thiết bị dạy học, học liệu
2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên.
Tranh ảnh, thông tin, video clip liên quan hình trụ.
Phiếu câu hỏi các loại.
Máy vi tính, máy chiếu.
Sách giáo khoa Hình học 9
Sách giáo viên hình học 9.
Tuyển tập toán học và tuổi trẻ
Tài liệu từ Internet: math.vn.
Thư viện giáo án điện tử
Baigiang.violet.vn
Google.com.vn
Dantri.com
vnexpress
2.3.2. Chuẩn bị của học sinh.
Bút dạ bảng, bảng phụ học tập, giấy A0.
Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến nội dung của dự án.
2.4. Phương pháp dạy học và tiến trình dạy học
2.4.1. Định hướng năng lực hình thành.
Các năng lực chung
Năng lực tự học (là năng lực quan trọng nhất) - HS xác định được mục tiêu học tập dự án là:
+ Biết cách tính diện tích xung quanh, thể tích của hình trụ.
+ Vai trò của nghề làm giò, sản xuất ống cống, cột trụ đá ở Ninh Vân.
Tìm hiểu các kiến trúc hình trụ trong cuộc sống như các ngọn hải đăng ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ đó giúp học sinh tự tìm tòi về biển đảo quê
4
hương.
- Học sinh lập và thực hiện được kế hoạch học tập của dự án.
Năng lực giải quyết vấn đề
HS vận dụng kiến thức bài học để giải quyết các tình huống thực tiễn: Biết cách tính diện tích xung quanh của hình trụ.
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ Phòng Văn Hóa - ủy ban nhân dân Huyện Hoa Lư-Ninh Bình, từ người nông dân, sách báo, internet
HS phân tích được ưu điểm và nhược điểm của các đồ hộp sản xuất sữa hình trụ chứ không làm bằng hình cầu.
HS tìm hiểu các nghề làm cột trụ đá, làm giò ở địa phương.
Tuyên truyền việc bảo vệ và phát triển các làng nghề thủ công như làm cột trụ đá, làm giò ở địa phương.
Học sinh biết cách giải thích các hiện tượng tự nhiên tại sao thân cây thường có hình trụ chứ không phải hình vuông, hình chữ nhật
Học sinh biết giải thích tại sao xấu tạo xương ống của con người lại có kết cấu hình trụ.
Thông qua việc tìm hiểu các ngọn hải đăng hình trụ sẽ giáo dục thêm cho học sinh về lòng yêu nước, gìn giữ đọc lập chủ quyền biển đảo quê hương.
Năng lực tư duy sáng tạo
HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.
Năng lực tự quản
Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân (trước khi đi thực tế để tìm hiểu về ứng dụng của hình trụ các em biết chuẩn bị tư trang, trong nhóm các em có nhiệm vụ cụ thể )
Xác định đúng mục tiêu học tập của chủ đề.
Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
Năng lực giao tiếp
Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ cơ thể: Giao tiếp trong nhóm, giao tiếp với cán bộ Ủy ban nhân dân xã, giao tiếp với bà con nông dân tại địa phương để ghiểu them quy trình làm ống cống, làm giò bằng phương pháp thủ công.biết đặt câu hỏi đối với nhóm khác, đối với giáo viên
đặt ra tình huống trong quá trình học tập và giải quyết các tình huống do giáo viên và các nhóm khác đưa ra.
* Năng lực hợp tác
Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm thống nhất được kết quả làm việc và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
* Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
Học sinh sử dụng được internet, và các phần mềm có tính ứng dụng trong xử lý số liệu, trình bày báo cáo ví dụ các phần mềm đã học ở trường như Exel, Powerpoint.
* Năng lực sử dụng ngôn ngữ
5
Các em biết trình bày vở thực hành (ngôn ngữ viết), làm báo cáo (ngôn ngữ viết) và trình báy báo cáo (ngôn ngữ nói) các em được rèn luyện các viết báo cáo, trình bày trước tập thể tập thể.
Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của môn Toán)
Quan sát: Quan sát các hình trụ có trong cuộc sống quanh ta.
Thủy cung hình trụ lớn nhất thế giới
Năng lực tính toán: Biết cách tính diện tích, thể tích, diện tích các khối có dạng hình trụ.
Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: vẽ hình, lập bảng, trình bày biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp)
Xử dụng máy tính: Biết cách sử dụng máy tính để tính toán.
2.4.2. Tổ chức hoạt động dạy - học
Phương pháp “ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN” và “BÀN TAY NẶN BỘT”.
Thời lượng chủ đề: 3 tiết.
Hoạt động dạy - học:
Bước 1:Lập kế hoạch dạy học ( thực hiện trên lớp 1 tiết)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh



Tìm hiểu tên
-Đưa ra hình ảnh :
-Xác định tên của dự án
của chủ đề bài
+ Các vật dụng và kiến
-Thảo luận nhóm và đưa ra câu
học
trúc trong thực tế có
trả lời

dạng hình trụ.
-Nhận biết mục tiêu của dự án.



Xác định các
Tổ chức cho học sinh tìm
-Học sinh thảo luận nhóm tìm
tiểu chủ đề
hiểu các tiểu chủ đề
hiểu các chủ đề nhỏ:

thông qua các hình ảnh
1. Tìm hiểu về hình trụ.


2. Tìm hiểu hình trụ khi bị cắt bởi

6
và vi deo:
một mặt phẳng.

+ Hình ảnh về thuỷ cung
3. Tìm hiểu công thức tính diện

tích xung quanh của hình trụ và

hình trụ lớn nhất trên thế

vận dụng công thức để giải quyết

giới, vở hộp sữa
bài toán thực tế sản xuất.

4. Tìm hiểu về công thức tính thể



+Hình ảnh thực hiện cắt
tích hình trụ và vận dụng công

thực tế trên khúc mía cho
thức để giải quyết bài toán thực tế

HS quan sát. Khi cắt hình
trong sinh hoạt.

trụ bởi một mặt phẳng


song song với đáy


+Hình ảnh về ống xương


hình trụ.




Xây dựng các
Chia lớp thành 4 nhóm tổ
-Học sinh thảo luận nhóm, chia sẻ
tiểu chủ đề, ý
chức cho học sinh nghiên
ý tưởng.
tưởng
cứu SGK cho biết mục
-Học sinh liệt kê các tiểu chủ đề

tiêu kiến thức cần đạt ở
có trong dự án

mỗi tiểu chủ đề


1. Tìm hiểu về hình trụ.
1: Hình trụ và các khái niệm liên


quan:


+Hình trụ:


Từ đó tìm hiểu các vấn đề liên


quan tới ứng dụng của hình trụ


trong các môn học và trong thực


tiễn

2. Tìm hiểu hình trụ khi
2. Tìm hiểu hình trụ khi bị cắt bởi

một mặt phẳng.

bị cắt bởi một mặt phẳng.


3. Tìm hiểu công thức
3. Tìm hiểu công thức tính diện

tính diện tích xung quanh

của hình trụ và vận dụng
tích xung quanh của hình trụ -

công thức để giải quyết
Công thức

bài toán thực tế sản xuất.


-Ứng dụng của công thức


Trong các môn học và tính toán


các kiến trúc vật dụng trong đời


sống




7
4. Tìm hiểu về công thức
4. Tìm hiểu về công thức tính thể

tính thể tích hình trụ và
tích hình trụ

vận dụng công thức để
-Công thức

giải quyết bài toán thực

tế trong sinh hoạt.
-Ứng dụng của công thức




Trong các môn học và tính toán


các kiến trúc vật dụng trong đời


sống



Lập kế hoạch
Yêu cầu học sinh nêu các
-Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi

nhiệm vụ cần thực hiện
ý của giáo viên để nêu các nhiệm

của từng tiểu chủ đề đã
vụ.

nêu
-Thảo luận và lên kế hoạch thực

-GV: Gợi ý các nguồn tư
hiện nhiệm vụ ( nhiệm vụ, người

liệu trên mạng tại địa
thực hiện, phương hướng, phương

phương mà học sinh có
tiện, sản phẩm)

thể tham khảo,cách phân


công để thực hiện các


tiểu chủ đề.


GV:Đua ra khung đề


cương báo cáo chung cho


các tiểu chủ đề




Bước 2 : Thực hiện dự án và xây dựng dự án( thực hiện ngoài giờ lên lớp 1 tuần)
Thời

Nhiệm vụ
Phương
Sản phẩm
lượng


pháp,




phương tiện




tiến hành





1 Buổi
* Nhóm Sáng Tạo: chuẩn bị các sản phẩm
-Đọc SGK
-Nội dung

về hình trụ được ứng dụng trong đời sống
-Truy cập
kiến thức,

và sản xuất
trên PowerPoint để báo cáo.
internet/máy
hình ảnh vi

-Sưu tầm các hình ảnh kiến trúc vât dụng
tính
deo có liên

có dạng hình trụ , trong thực tế.
-Đi thực địa
quan đến

-Ứng dụng thực tế của hình trụ.
-Máy ảnh,
các tiểu






8
*Nhóm Khoa học đời sống: chuẩn bị các
máy quay
chủ đề

sản phẩm về hình trụ được ứng
dụng
phim


trong đời sống và sản xuất
trên



PowerPoint để báo cáo.




*,Nhóm Làng nghề truyền thống : chuẩn



bị các sản phẩm về hình trụ được
ứng



dụng trong đời sống và sản xuất
trên



PowerPoint để báo cáo.




-Thăm quan các làng nghề truyền thống



làm giò, sản xuất ống cống.




- Nhóm Hải Đăng:




+ Giải bài toán: Năm 2015 một ngọn hải



đăng Ba Bình được xây dựng tại quần đảo



Trường Xa của Việt Nam.Ngọn hải đăng



cao 12,7m có đường kính đáy là 14m.



Tính diện tích xung quanh, thể tích của



ngọn hải đăng này.




+ Tìm hiểu các ngọn hải đăng thuộc quần



đảo Trường Sa của Việt Nam.








1 buổi
Thống nhất nội dung báo cáo

Hoạt động
Đề cương



nhóm
sơ bộ về




nội dung




của các




tiểu chủ đề





2 buổi
-Xây dựng nội dung báo cáo

Máy tính
-Bản báo

-Hoàn tất sản phẩm bằng powerpoint


cáo chính




thức bằng




word




-Bản trình




chiếu bằng




powerpoint





BƯỚC 3: Báo cáo trải nghiệm và sáng tạo (tiến trình giờ dạy) (phụ lục 1):
Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được.
Hiệu quả kinh tế:
Đây là một sáng kiến trong lĩnh vực giáo dục, việc áp dụng các biện pháp trong
sáng kiến này giáo viên phải biết phân tích nội dung môn học để thiết kế các hoạt
9
động, sao cho khi thực hiện học sinh phải vận dụng kiến thức kỹ năng ở các phạm vi rộng khác nhau, ứng với các mức độ tích hợp trong bài học, tương thích với kế hoạch dạy học. Giáo viên thực hiện vai trò người dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung bài học và ứng dụng của nó thông qua tích hợp các nội dung trong bài học Hình Trụ, đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong bài. Từ đó đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học, liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới mang tính chất thời sự của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Sau một thời gian nghiên cứu hệ thống lý luận đã nêu trong sáng kiến, đưa ra trình bày và thảo luận ở tổ, nhóm chuyên môn của trường cho thấy có thể đem lại hiệu quả kinh tế mang tính bền vững lâu dài vì tất cả các đồng chí GV dạy toán trong nhà trường đã hiểu, đã nắm vững cách làm và biết cách áp dụng thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả.
Sáng kiến áp dụng trong thực tiễn sẽ giúp HS phát triển năng lực tự làm việc tức là năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu, SGK, tìm kiến thức trên các nguồn tài liệu khác nhau nên có thể chủ động tự học mọi lúc mọi nơi, không phụ thuộc vào GV, bên cạnh đó các em được đi thực tế, trải nghiệm giúp các em thấy được sự gắn bó mật thiết giữa toán học và đời sống. Thông qua việc trải nghiệm đó các em biết cách thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách hợp lý,tiết kiệm thời gian học trên lớp mà kiến thức thu được nhiều hơn, hiệu quả hơn.
3.2. Hiệu quả xã hội:
Nội dung sáng kiến đã giúp làm sáng tỏ các vấn đề: hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học tích hợp môn Toán phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Sáng kiến giúp chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho cán bộ quản lý, GV và HS, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tế cao, việc đưa vào giảng dạy đem lại hiệu quả cao. HS thích học hơn, ghi nhớ nhanh hơn và nhớ lâu hơn, kết quả học tập cao.
Sau khi được nghiên cứu, tất cả các đồng chí GV trong nhóm chuyên môn toán của trường THCS Đinh Tiên Hoàng đã nắm chắc phương pháp giảng dạy bài Hình Trụ, từ đó biết cách vận dụng dạy bài Hình Trụ phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp mình dạy và biết cách áp dụng để thiết kế các dự án dạy học tích hợp khác đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
100% GV dạy toán ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng đều có trình độ chuyên và nghiệp vụ sư phạm môn Toán vượt chuẩn (Đại học sư phạm Toán) nên đủ trình độ vận dụng các phương pháp mới cải tiến ở trên để khi giảng dạy đạt hiệu quả cao
100% GV dạy toán ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng đều có chứng nhận Tin học B trở lên (trong đó có 02 ĐH, 01 CĐ), có chứng chỉ Tiếng Anh A (trong đó 90% có chứng chỉ B) nên có thể sử dụng tốt các thiết bị dạy học hiện đại, biết cách khai thác tài liệu trên mạng và ứng dụng CNTT, có thể tìm kiếm thêm các tài liệu trên mạng, các đề thi của các tỉnh bạn để phù hợp với học sinh lớp mình giảng dạy.
10
Tất cả các lớp trong trường đều học môn tự chọn là Tin học, HS được sử dụng và biết cách sử dụng máy vi tính ở phòng máy của nhà trường có kết nối Internet để khai thác nguồn thông tin trên mạng phục vụ cho việc học tập của bản thân.
Nội dung sáng kiến là động lực quan trọng để thúc đẩy GV tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề thực tiễn.
Nội dung của sáng kiến đi theo đúng hướng chỉ đạo của ngành giáo dục, đúng hướng đổi mới hiện nay và có tính thời sự nên kh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_bai_hinh_tru_theo_huong_tich_hop.doc