Sáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm phát triển kinh tế - Xã hội các nước châu Á (Địa lí lớp 8)
Trong những năm gần đây, vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của Việt Nam. Nguyên tắc này đã được vận dụng trong hầu hết các môn học trong các nhà trường phổ thông trong đó có môn Địa lí. Mặc dù bước đầu đã mang lại kết quả nhất định song vẫn chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, nguyên tắc vận dụng kiến thức liên môn ở nước ta hiện nay vẫn còn là vấn đề mới mẻ, thậm chí nhiều giáo viên chưa hiểu rõ được bản chất của dạy học tích hợp hay liên môn nên còn có nhiều bàn luận, tranh cãi chưa nhất quán.
Trước khi dạy chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên phải xác định được mục tiêu tích hợp, nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp, hình thức tích hợp,. Việc làm này là vô cùng cần thiết để đạt hiệu quả trong dạy học tích hợp, tuy nhiên, chưa nhiều giáo viên làm được điều này.
Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Mặt khác, trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Bên cạnh những bài thi chất lượng vẫn còn nhiều bài không được xếp loại, nội dung đơn giản, hoặc chưa hiểu biết đầy đủ về phương pháp dạy học tích hợp liên môn.
Xuất phát từ thực tiễn của giáo dục nói chung, của việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy học môn Địa lí trong nhà trường nơi tôi công tác nói riêng, trong phạm vi đề tài này, tôi xin được mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy tiết 9- bài 7: “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á” (Địa lí lớp 8).
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang MỤC LỤC 1 Mở đầu 2 Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của Dạy học tích hợp liên môn 3 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan 3 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của Dạy học tích hợp liên môn 3 2.2. Thực trạng Dạy học tích hợp liên môn hiện nay 4 2.3. Một số kinh nghiệm và giải pháp thực hiện: 5 2.3.1. Mục tiêu, nội dung bài học tích hợp 5 2.3.2. Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn 5 2.3.3. Tổ chức giờ dạy vận dụng tích hợp kiến thức liên môn 6 2.3.4. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn 6 2.3.5. Mô tả giờ dạy vận dụng tích hợp kiến thức liên môn: Tiết 9- bài 7: “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á” (Địa lí lớp 8). 6 2.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện giờ dạy vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài 7: “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á” (Địa lí lớp 8). 18 3. Kết luận và kiến nghị 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN 21 1. Mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của Việt Nam. Nguyên tắc này đã được vận dụng trong hầu hết các môn học trong các nhà trường phổ thông trong đó có môn Địa lí. Mặc dù bước đầu đã mang lại kết quả nhất định song vẫn chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, nguyên tắc vận dụng kiến thức liên môn ở nước ta hiện nay vẫn còn là vấn đề mới mẻ, thậm chí nhiều giáo viên chưa hiểu rõ được bản chất của dạy học tích hợp hay liên môn nên còn có nhiều bàn luận, tranh cãi chưa nhất quán. Trước khi dạy chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên phải xác định được mục tiêu tích hợp, nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp, hình thức tích hợp,... Việc làm này là vô cùng cần thiết để đạt hiệu quả trong dạy học tích hợp, tuy nhiên, chưa nhiều giáo viên làm được điều này. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Mặt khác, trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Bên cạnh những bài thi chất lượng vẫn còn nhiều bài không được xếp loại, nội dung đơn giản, hoặc chưa hiểu biết đầy đủ về phương pháp dạy học tích hợp liên môn. Xuất phát từ thực tiễn của giáo dục nói chung, của việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy học môn Địa lí trong nhà trường nơi tôi công tác nói riêng, trong phạm vi đề tài này, tôi xin được mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy tiết 9- bài 7: “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á” (Địa lí lớp 8). 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài này tôi nhằm tìm ra một số biện pháp vận dụng tích hợp kiến thức liên môn một cách hiệu quả vào bài dạy cụ thể trong môn Địa lí 8, để tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Với phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã lựa chọn một số nội dung kiến thức của các môn Lịch sử, Toán học, Tiếng Anh, Mĩ thuật, Giáo dục môi trường, Ứng phó biến đổi khí hậu để thiết kế một bài dạy cụ thể: Bài 7 “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á” (Địa lí lớp 8). 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với trên những những phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Trên cơ sở quan điểm triết học duy vật biện chứng và những yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp và các nguyên tắc dạy học bộ môn hiện nay. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Từ những kinh nghiệm dạy học thực tiễn, nắm bắt khả năng tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức môn học của học sinh lớp 8, tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng bộ môn một số trường trong huyện - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Kết hợp với giáo viên bộ môn có liên quan đến nội dung kiến thức lựa chọn vận dụng trong bài học, tham khảo các tài liệu và một số bài dạy vận dụng kiến thức liên môn đã được đánh giá cao trong các cuộc thi của đồng nghiệp 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của Dạy học tích hợp liên môn 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan: a. Tích hợp: Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. b. Dạy học Tích hợp liên môn: là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học (Theo Tự điển giáo dục) c. Các quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay: - Tích hợp “đơn môn”: Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ. - Tích hợp “đa môn”: Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với những kiến thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung. - Tích hợp “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của những môn học khác nhau. - Tích hợp “xuyên môn”: Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học trong việc giải quyết các tình huống khác nhau. 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của Dạy học tích hợp liên môn: - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. - Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. - Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa: Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn. Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh, có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. 2.2. Thực trạng Dạy học tích hợp liên môn hiện nay. Có thể nói, tích hợp là một xu hướng dạy học khá hiện đại trong giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy của bản thân cũng như tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thì việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học còn gặp những khó khăn đối với cả giáo viên lẫn học sinh. Từ phía đội ngũ giáo viên: Để bài dạy liên môn có hiệu quả thì người giáo viên phải nắm vững được những kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Giáo viên sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn nội dung liên môn phù hợp để vận dụng trong mỗi bài dạy. Nguyên tắc dạy học này cũng yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp lại nội dung trong mỗi bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí ngại thay đổi của giáo viên. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học trong nhiều nhà trường, đặc biệt ở vùng nông thôn còn hạn chế. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách hệ thống, nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn do vậy khi dạy học tích hợp liên môn chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của các môn “liên quan”; do chương trình giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác môn chưa thực sự nắm rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới và chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học “liên quan” nên cho dù đã xác định được kiến thức, mức độ cần liên môn ở mỗi nội dung, chủ đề thì việc lựa chọn phương pháp tổ chức đôi khi còn chưa phù hợp, thậm chí không mang lại hiệu quả. ; chưa tận dụng, phát huy được việc vận dụng kiến thức ở các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học bộ môn, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các môn “liên quan” trong dạy học tích hợp liên môn. Từ phía các em học sinh: Việc dạy học tích hợp, liên môn là một quá trình phải được tiếp cận từ bậc tiểu học. Vì vậy, do học sinh đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới còn nhiều bỡ ngỡ, khó bắt kịp. Qua thực tế giảng dạy các em học sinh ở trường chúng tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em học môn Địa lí vẫn theo xu hướng học thụ động; các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu hướng học lệch, học theo kiểu “ứng thí” hiện nay nên không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Địa lí. Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Địa lí hiện nay: Được viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không có hiệu quả cao hoặc không thực hiện được. Từ thực trạng đó, tôi đã nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp vận dụng dạy học tích hợp kiến thức liên môn có hiệu quả trong một bài dạy cụ thể: Bài 7 “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á” (Địa lí lớp 8). 2.3. Một số kinh nghiệm và giải pháp thực hiện: 2.3.1. Mục tiêu, nội dung bài học tích hợp Cần căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí để xác định mục tiêu bài học. Căn cứ đặc điểm nhận thức của học sinh để xác định mục tiêu, đảm bảo tính vừa sức cũng như đặc thù địa phương. Để xác định các nội dung tích hợp và mức độ tích hợp trong các bài học Địa lí, trước tiên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua bài học (xác định địa chỉ tích hợp); Căn cứ vào thời lượng của bài học để xác định hình thức tích hợp sao cho phù hợp (tích hợp ở mức mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, hay chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ). Sau đó, giáo viên xác định: Cần vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào của các môn học có liên quan để việc giảng dạy tích hợp có hiệu quả. Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn: Giáo án giờ dạy liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ, áp dụng cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động , thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Do đó, khi thiết kế giáo án giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn trong môn Địa lí, giáo viên cần thực hiện một số yêu cầu sau: - Nắm vững và xác định những kiến thức thật cần thiết ở các bộ môn có liên quan đến bài dạy. - Bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù môn Địa lí nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra hướng mở cho sự tìm tòi, sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm mục đích, yêu cầu chung của giờ học Địa lí. - Nội dung giáo án giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích lũy cho học sinh qua phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác. - Giáo án giờ học tích hợp liên môn trong môn Địa lí phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn khác vào xử lí các tình huống đặt ra ở kiến thức, kĩ năng Địa lí. Qua đó, học sinh phát triển được năng lực học tích hợp. -. Giáo viên cũng cấn chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học chu đáo, đầy đủ. Tổ chức giờ dạy vận dụng tích hợp kiến thức liên môn: Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực hiện kế hoạch dạy học phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lí, khoa học. Trong đó, giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể nhận thức, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Cách thức tổ chức chủ đề tích hợp liên môn đa dạng, như hình thức cả lớp, nhóm, cặp nhóm, Nhưng dưới hình thức nào cũng cần tạo cơ hội để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan đến chủ đề dạy học. Khi dạy học vận dụng kiến thức liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức, mà giáo viên chỉ thông báo chủ đề dạy học để học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan. Có như vậy mới tạo được sự chủ động lĩnh hội kiến thức và tăng hứng thú cho học sinh. 2.3.4. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn Phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Địa lí là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy Địa lí, tùy theo từng nội dung mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần. Khi tích hợp, giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa, khơi dậy kiến thức môn khác liên quan để giải quyết nội dung yêu cầu của bài học Địa lí đặt ra. Để nâng cao hiệu quả của dạy học tích hợp trong môn Địa lí, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: Dạy học theo dự án, phương pháp trực quan, phương pháp thực địa, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm 2.3.5. Mô tả giờ dạy vận dụng tích hợp kiến thức liên môn: Tiết 9- bài 7: “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á” (Địa lí lớp 8). Đối tượng dạy học: - Học sinh lớp 8 - Số lượng học sinh: 35 em. Nội dung kiến thức các môn vận dụng: Môn Lịch sử: Bằng sự hiểu biết về kiến thức Lịch sử: Giúp học sinh biết được một số nét về chiến tranh Thế giới thứ hai. Môn Toán học: Qua môn Số học lớp 6 ( bài 6: Phép trừ và phép chia): Giúp học sinh tính toán và so sánh được sự chênh lệch về thu nhập giữa nước giàu và các nhóm nước đang phát triển. Môn Tiếng Anh: Qua môn Tiếng Anh, học sinh được học từ lớp 6 đến lớp 8 giúp các em đọc được tên các quốc gia ở châu Á, đặc biệt học sinh làm quen với thuật ngữ viết tắt các nước công nghiệp mới (NIC). Môn Mĩ thuật: Qua môn Mĩ thuật giúp học sinh nhận biết được gam mầu, từ đó học sinh khai thác được thông tin trên lược đồ. Kiến thức về môi trường: Giúp học sinh thấy được sự ô nhiễm môi trường và cần phải bảo vệ môi trường. Kiến thức về Ứng phó biến đổi khí hậu: Giúp các em nhận biết được nguyên nhân làm tăng biến đổi khí hậu và từ đó biết ứng phó với thiên tai Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Thực hiện giờ dạy tích hợp kiến thức liên môn bài: “Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á” theo tiến trình sau: I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước châu Á. - Sự phát triển công nghiệp của các nước và hoạt động giao thông vận tải của một châu lục đông dân sẽ phát thải lớn khí thải vào môi trường, điều này góp phần làm biến đổi khí hậu. 2. Kỹ năng: - Phân tích bảng thống kê, - Kỹ năng xác định lược đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á theo mức thu nhập. 3.Thái độ: - Học sinh có cách nhìn tổng thể về sự phát triển thần kỳ của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á. - Thấy được Việt Nam là quốc gia đang phát triển. - Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và yêu thiên nhiên hơn. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh... II. Thiết bị dạy học, học liệu: 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu: 2. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ phân loại các quốc gia và lãnh thổ Châu Á theo mức thu nhập - Tranh ảnh về các nhóm nước ở châu Á - Phiếu học tập cho hoạt động nhóm. 3. Học liệu dạy học: Kiến thức các môn học liên quan III. Các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm... IV. Tiến trình dạy học: - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới Hoạt động 1: (Cá nhân/ cả lớp) Hoạt động khởi động: (Tích hợp kiến thức môn Lịch Sử) - GV cho học sinh quan sát hình ảnh sau và gợi cho em điều gì? - HS trả lời: Chiến tranh - GV: Vậy bằng sự hiểu biết kết hợp kiến thức Lịch sử em hãy cho biết chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ra vào thời gian nào? - HS trả lời - GV chiếu hình ảnh: Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 . Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại. Những hậu quả mà chiến tranh Thế giới thứ hai tàn phá các nước châu Á, trong số đó Nhật Bản là quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất (ngày 6/8/1945 Mỹ đã thả quả bom thứ nhất xuống thành phố Hiroshima, đến ngày 9/8/1945 Mỹ thả quả bom thứ hai xuống thành phố Nagasaki). Vậy Nhật Bản nói riêng và các nước châu Á nói chung đã nổ lực để khắc phục hậu quả chiến tranh như thế nào? Ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. - GV mở rộng: (Tích hợp môn Tiếng Anh): Học sinh làm quen tên hai thành phố của Nhật Bản là: Hiroshima và Nagasaki. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 2: Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á (cá nhân/ nhóm). * Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”: cá nhân/ nhóm. * Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; tự học ... * Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, học tập hợp tác. * Bước 1: - HS đọc mục 2 SGK. *Bước 2: - GV: Sau chiến tranh thế giới hai nền kinh tế - xã hội các nước châu Á như thế nào? - HS trả lời: + Về xã hội: Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước lần lượt giành được độc lập + Về kinh tế: Kiệt quệ, hầu hết các nước thiếu lương thực - GV kết luận: - GV: Chiếu hình ảnh về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - GV: Vậy nền kinh tế các nước châu Á bắt đầu chuyển biến khi nào? - HS trả lời: (nửa cuối thế kỷ XX) * Bước 3: (Tích hợp môn Toán) - GV: Chiếu bảng 7.2 - Dựa vào bảng 7.2 cho biết nước nào có GDP bình quân/người cao nhất? (cao bao nhiêu lần) So với nước thấp nhất? + HS áp dụng toán học tính toán và đưa ra kết quả: + Cao nhất là Nhật Bản: 33.400,0 USD/người + Thấp nhất là Lào : 317,0 USD/người (Chênh lệch nhau 104,5 lần) - GV: Vậy Việt Nam và Nhật Bản chênh lệch nhau bao nhiêu lần? - HS trả lời: 80,5 lần. - GV chiếu kết luận: - GV chiếu bảng số liệu: - GV: Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với nước có thu nhập thấp ở chỗ nào? - Học sinh trả lời: + Nước có GDP cao thì nông nghiệp thấp + Nước có GDP thấp thì nông nghiệp cao
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_dac_diem_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_cac.doc
- Mau 1(1)-Bia sang kien kinh nghiem.doc