Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên Lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên Lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm

Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài

 a. Như chúng ta đã biết gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội.

 - Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giáo dục đối với trẻ em, nhưng gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ.

 - Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp.

 b. Còn nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa, đạt độ chính xác cao và có định hướng.

 - Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường sư phạm. Họ không những có trình độ chuyên môn mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.

 Chính vì thế ngày 23 tháng 12 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT về “ Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên”.

 Riêng đối với học sinh lớp 1 đầu năm, học sinh vừa chuyển từ mẫu giáo sang Tiểu học, hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Từ hoạt động vui chơi là chủ yếu chuyển vào học ở lớp 1 có khuôn khổ, nội qui lớp, giờ giấc nghiêm túc hơn, học nội dung nhiều hơn nên các em sẽ chưa quen với môi trường học tập mới. Vì thế để việc giảng dạy đạt kết quả tốt nhất thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình với giáo viên giảng dạy trong tất cả các mặt hoạt động, học tập.

 

doc 16 trang hoathepmc36 9002
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên Lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHO GIÁO VIÊN LỚP 1 HỌP CHA MẸ HỌC SINH ĐẦU NĂM
	I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 	 " Giáo dục Tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh học tiếp tục học trung học cơ sở.”
( Trích Luật Giáo dục -2005) 
	Với những mục tiêu của Giáo dục Tiểu học nói trên thì bậc Tiểu học là bậc học nền tảng ban đầu của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó lớp Một là lớp nền tảng ban đầu của bậc Tiểu học có vai trò, vị trí quan trọng của bậc học.
	Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường học. Ngoài sự quản lý, chỉ đạo của nhà trường, việc giảng dạy giáo viên, cần có sự phối, kết hợp tốt đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội bằng nhiều yếu tố, hoạt động khác nhau, trong đó việc họp cha mẹ học sinh đầu năm đối với lớp Một rất cần thiết, nhằm làm tốt sự kết hợp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên giảng dạy lớp 1. Đây cũng là một giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy các em học tập và mang lại hiệu quả cao nhất để có kiến thức cơ bản theo học những lớp trên từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 
	Với điều kiện kinh tế, xã hội phát triển kéo theo sự phát triển về trình độ văn hóa sự hiểu biết của cha mẹ học sinh, việc quan tâm đến việc học của con em ngày càng cao. Mặc dù quan tâm rất nhiều như thế nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn cho con em học tập ở nhà, vì khả năng sư phạm không có, như hướng dẫn cách đọc, viết, cách giao tiếp, ... cho học sinh lớp 1. Đối với học sinh lớp 1 của trường tiểu học Trần Quốc Toản hiện nay đang học môn Tiếng Việt 1 chương trình Công nghệ Giáo dục ( CGD).
	Qua trao đổi, sinh hoạt chuyên môn ở trường, đồng nghiệp, với giáo viên dạy lớp 1 chưa có sự thống nhất qui trình họp CMHS. Trao đổi, giao lưu hàng ngày được nghe ý kiến từ các bậc cha mẹ học sinh có con em học lớp 1, cách hướng dẫn con em học tập ở nhà với việc giảng dạy của giáo viên ở trường trong việc dạy môn Tiếng Việt 1 - CGD chưa có sự thống nhất.
	 Từ những lý do và những thực tế trên bản thân tôi nhận thấy để buổi họp đạt được hiệu quả cao trong từng năm học thì việc tổ chức họp CMHS đối với toàn trường nói chung, với lớp Một nói riêng ngoài việc thực hiện các qui trình trong một buổi họp thì cần bồi dưỡng thêm năng lực sư phạm cho cha mẹ học sinh lớp 1 có phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Qua hai năm cho giáo viên áp dụng thực hiện thì việc hướng dẫn con ở nhà với việc dạy của giáo viên ở trường đã có có sự thống nhất làm cho các em học tập vui vẻ hơn, thỏa mái hơn trước khi đến lớp. Cho nên tôi chọn đề tài: “ Môt số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm”, để nghiên cứu, chỉ đạo áp dụng vào công tác quản lý chuyên môn của đơn vị và mong được trao đổi thêm kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 	a) Mục tiêu của đề tài: Nhằm mục đích cho giáo viên làm tốt qui trình họp cha mẹ học sinh đầu năm, có sự chuẩn bị, nắm được nội dung bồi dưỡng năng lực sư pham cho cha mẹ học sinh lớp 1 như thế nào?. Để có sự thống nhất trong việc hướng dẫn cho con học ở nhà của CMHS với việc giảng dạy của GV ở trường trong việc thực hiện nội dung, kiến thức, phương pháp dạy - học, trong chương trình lớp 1 về cách đọc, nghe, viết, cách giao tiếp, ... cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp và làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 1 và có thể tổ chức nhân rộng cho các lớp trên. 
	b) Nhiệm vụ cụ thể của đề tài: 
	- Thấy được sự cần thiết của việc họp CMHS đầu năm.
	- Hướng dẫn giáo viên qui trình, nội dung họp CMHS đầu năm cho lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Nội dung họp CMHS đầu năm cho lớp 1.
4. Giới hạn của đề tài
 	Khối lớp 1 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Krông Ana.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp kiểm tra
- Phương pháp đàm thoại, ...
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài
	a. Như chúng ta đã biết gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội.
	- Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giáo dục đối với trẻ em, nhưng gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. 
	- Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp.
	b. Còn nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa, đạt độ chính xác cao và có định hướng.
 - Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường sư phạm. Họ không những có trình độ chuyên môn mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.
 	Chính vì thế ngày 23 tháng 12 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT về “ Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên”. 
	Riêng đối với học sinh lớp 1 đầu năm, học sinh vừa chuyển từ mẫu giáo sang Tiểu học, hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Từ hoạt động vui chơi là chủ yếu chuyển vào học ở lớp 1 có khuôn khổ, nội qui lớp, giờ giấc nghiêm túc hơn, học nội dung nhiều hơn nên các em sẽ chưa quen với môi trường học tập mới. Vì thế để việc giảng dạy đạt kết quả tốt nhất thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình với giáo viên giảng dạy trong tất cả các mặt hoạt động, học tập. 
	2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 
	a. Ưu điểm
 	- Khi thực hiện qui trình họp và bồi dưỡng thêm năng lực sư phạm cho CMHS lớp có con em học chương trình Tiếng Việt 1- CGD làm cho buổi họp có phần quan trọng hơn, CMHS có sự tập trung hơn so với nội dung họp của các khối lớp khác.
	- Qua trao đổi, thảo luân trong sinh hoạt chuyên môn với nhiều giáo viên trong nhà trường, giáo viên giảng dạy lớp 1 đã có sự thống nhất các nôi dung trong hop CMHS đầu năm, ủng hộ nhiệt tình nội dung của đề tài này. 
	- Trình độ văn hóa sự hiểu biết của cha mẹ học sinh, nhiều gia đình đã quan tâm, có trách nhiệm cao về việc học tập của con em.
	- Sự giao tiếp, chất lượng học sinh lớp 1 được nâng cao hơn, giữa cha mẹ học sinh với giáo viên đã có sự thống nhất trong việc hướng dẫn con học ở nhà. 
	- Ngoài việc trao đổi, nắm bắt được các hoạt động của trường, của học sinh, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn cung cấp bồi dưỡng được cho cha mẹ học sinh năng lực sư phạm về dạy Tiếng Việt 1- CGD để hỗ trợ cho giáo viên trong dạy học và giáo dục học sinh.
	b. Tồn tại
	- Sự tiếp thu nội dung buổi họp của một số CMHS còn hạn chế, một số CMHS chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em còn giao khoán hết cho giáo viên.
	 - Còn hạn chế về thời gian, nếu tổ chức trong một buổi họp triển khai nhiều các nội dung thì hiệu quả chưa cao.
	c. Nguyên nhân
	- Bản thân tôi luôn có định hướng, nắm chắc yêu cầu, kiến thức chương trình lớp 1 , lắng nghe nắm bắt các thông tin, yêu cầu của giáo viên, cha mẹ học sinh kịp thời để có hướng chỉ đạo và ý tưởng để viết đề tài. 
 	 Nhờ có sự quyết tâm, thống nhất cao của tập thể giáo viên, sự nhiệt tình quan tâm của cha mẹ học sinh. Học sinh nắm được kiến thức một cách nhẹ nhàng, chất lượng giáo dục được nâng cao hơn.
	- Song song với sự thành công trên thì sự tiếp thu của một số CMHS còn hạn chế, chưa coi trọng nội dung họp, chỉ đi cho có mặt tại cuộc họp. Thời gian để triển khai một buổi họp còn ít.
	3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
	a. Mục tiêu của giải pháp
 	Nhằm làm cho giáo viên lớp 1 nắm được qui trình, nôi dung triển khai họp cha mẹ học sinh, chuẩn bị kĩ nội dung họp để triển khai trước cha mẹ học sinh được lưu loát, cha mẹ học sinh lớp 1 nắm được phương pháp hướng dẫn cho con học phù hợp với phương pháp dạy học mới tại trường ( khác với cách đọc, cách học trước đây).
 	Thực hiện các mục tiêu, giải pháp trên sẽ góp phần góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 	Để nội dung họp cha mẹ học sinh đầu năm có hiệu quả, trước khi họp tôi đã hướng dẫn, thống nhất với GVCN lớp 1 cần thực hiện các nội dung và các bước sau: 
	b.1. Chuẩn bị nội dung cuộc họp.
	- Bám theo kế hoạch nhà trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp trong năm học. 
	- Đối với lớp 1 qua hai tuần học giáo viên có thể nắm tình hình lớp và đánh giá về cách nắm âm, tiếng, cách học của từng em, sự chuẩn bị ĐDHT ở nhà, tác phong của từng em.
	- Nắm được kiến thức, chương trình học của lớp Một.
	b.2 Cách tiến hành họp theo qui trình sau: 
	- Giới thiệu về bản thân, chào hỏi. Tạo thân thiện cởi mở giữa GVCN và tập thể cha mẹ học sinh.
	- Thông báo kết quả hoạt động của trường trong năm qua. Kế hoạch hoạt động của trường trong năm học mới ( báo cáo này do nhà trường cung cấp cho GVCN)
	- Đánh giá tình hình lớp chủ nhiệm (qua một thời gian giảng dạy) từ đầu năm đến khi họp cha mẹ học sinh, thường thì việc họp cha mẹ học sinh diễn ra sau 2 tuần học. Giáo viên có thể đánh giá từng em nêu những điểm mạnh, tiềm năng, những thiếu sót của học sinh. Cùng kết hợp với gia đình để nắm được đặc điểm tâm lí, phương pháp giáo dục cùng cộng tác với nhà trường, GVCN (có ý nghĩa quan trọng).
	 Lưu ý: Đối với việc đánh giá từng em, giáo viên phải tế nhị, nhẹ nhàng. Trường hợp học sinh còn quá yếu chưa tiến bộ, giáo viên có thể hẹn cha mẹ học sinh gặp riêng cuối buổi họp và cũng có thể thông báo cho phụ huynh học sinh liên hệ thường xuyên với GVCN.
	- Nêu mục tiêu chương trình học lớp 1, yêu cầu kiến thức cần đạt của học sinh lớp Một. Đây là nội dung nhằm làm cho cha mẹ học sinh nắm, hiểu được phương pháp học, yêu cầu của chương trình có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến chất lượng học của học sinh cuối năm.
	- Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho cha mẹ học sinh chủ yếu môn Tiếng Việt 1- CGD ( đây là nội dung trọng tâm cần chú ý, khác với các lớp học khác). Môn Tiếng Việt 1 - CGD khác với chương trình hiện hành ở chỗ vào học ở các tuần đầu ( trừ 1 - 2 tuần 0) các em không học âm - chữ ngay mà học trên mô hình, ...
 	Tuy nhiên, việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho CMHS lớp 1 chỉ ở mức đơn giản. Nội dung hướng dẫn những điểm cơ bản dễ hiểu, không đưa nội dung quá khó, không như tiết dạy cụ thể.
	+ Các nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm môn Tiếng Việt 1 - CGD cho CMHS lớp 1 như sau: 
	Đối với môn Tiếng Việt: 
	+ Về sách Tiếng Việt - CGD cho học sinh lớp 1 có 3 tập; 
	Tập 1: Âm - Chữ; 	Tập 2: Vần	Tập 3: Tự học
	+ Hướng dẫn chung: 
	* Giới thiệu các mô hình hoc trong học môn Tiếng Việt - CGD: 
ba
	Mô hình tiếng nguyên (Mô hình 1)
	 Mô hình 1
	Mô hình tách tiếng làm hai phần ( phụ âm/ nguyên âm ( phần vần) học Mẫu /ba/ âm đầu - âm chính); đặt dấu thanh trên âm chính: bà; bé, thỏ; ... (Mô hình 2)
 b a
	Mô hình 2
	Mô hình tách tiếng làm hai phần ( phụ âm/ phần vần học Mẫu /oa/ âm đệm - âm chính; phần vần của mô hình chia hai phần) đặt dấu thanh trên âm chính: loa, huệ, duệ, quà, ... (Mô hình 3)
 l o a
	Mô hình 3
	Mô hình tách tiếng làm hai phần ( phụ âm/ phần vần học Mẫu /an/ âm chính - âm cuối, phần vần của mô hình chia ba phần) đặt dấu thanh trên âm chính: làn; thật... ( Mô hình 4)
 l a n
	Mô hình 4
	Mô hình có đầy đủ các bộ phận của vần Mẫu /oan/ ( âm đệm, âm chính, âm cuối phần vần của mô hình chia ba phần) đặt dấu thanh trên âm chính: hoàn, soàn soạt, khuyết, ... (Mô hình 5)
 l o a n
	Mô hình 5
	* Hướng dẫn cách vẽ mô hình học Tiếng Việt 1- CGD trên bảng con học sinh- đúng qui trình
	Giáo viên hướng dẫn vẽ mô hình hình chữ nhật không vẽ hình vuông để sau này dễ chia thành hai phần (3)
 (1) (5) (6) (4)
 (2)
	Bắt đầu bằng đoạn thẳng (1) -> ( 2); (3) -> (4); 
	Khi vẽ mô hình tách tiếng thành hai phần giáo viên hướng dẫn vẽ hai vạch phân biệt phần đầu và phần vần bằng cách thêm 2 đoạn 5,6.
	Mô hình chia phần vần thành 3 ô ( âm đệm, âm chính, âm cuối) vẽ thêm đoạn thẳng 7,8.
	 (7)	(8)
	* Hướng dẫn cách đọc các vần khó, một số luật chính tả
	BẢNG ÂM VẦN
 ( Phụ huynh có thể tham khảoc và hướng dẫn cho con học ở nhà)
a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y
các chữ ghép ch, th, kh, ph, nh, ng, ngh, gh, tr, gi
Riêng các âm, vần: Phu huynh nhớ cách đọc dưới đây :
 - d, gi đều đọc là dờ 
 - c, k, q đọc là cờ - ua, uô đọc là ua
 - iê, yê, ya, ia đều đọc là ia - ưa, ươ đọc là ưa
Vần
Cách đọc
Vần
Cách đọc
oan
o - an -oan
oang
o – ang – oang
oat
o – at – oat
oac
o – ac – oac
oang
o – ang – oang
oach
o – ach – oach
oanh
o – anh – oanh
oai
o – ai – oai
oay
o – ay – oay
uây
u – ây – uây
iên
ia – n – iên
iêt
ia – t – iêt
uya
u – ia – uya
uyên
u – iên – uyên
uyêt
u – iêt – uyêt
uôn
ua – n – uôn
uôt
ua – n – uôn
ươn
ưa – n – ươn
ươt
ưa – t – ươt
oăn
o – ăn – oăn
oăt
o – ăt – oăt
uân
u – ân – uân
uât
u – ât – uât
oen
o – en – oen
oet
o – et – oet
uên
u – ên – uên
uêt
u – êt – uêt
uyn
u – in – uyn
uyt
u – it – uyt
iêm
ia – m – iêm
iêp
ia – p – iêp
iêng
ia – ng – iêng
iêc
ia – c – iêc
uông
ua – ng – uông
uôc
ua – c – uôc
ương
ưa – ng – ương
ươc
ưa – c – ươc
uôi
ua – i – uôi
ươi
ưa – i – ươi
iêu
ia – u – iêu
ươu
ưa – u – ươu
oam
o – am – oam
oap
o – ap – oap
oăm
o – ăm – oăm
oăp
o – ăp – oăp
uym
u – im – uym
uyp
u – ip – uyp
oăc
o – ăc – oăc
oăng
o – ăng – oăng
uâng
u – âng – uâng
uâc
u – âc – uâc
uênh
u – ênh – uênh
uêch
u – êch – uêch
uynh
u – inh – uynh
uych
u – ich – uych
oao
o – ao – oao
oeo
o – eo – oeo
uau
u – au – uau
uêu
u – êu – uêu
uyu
u – iu – uyu
uya
u – ia - uya
 	*Lưu ý : Có cách đọc khác như : vần oan đọc oa - n -oan ; uych : uy -ch - uych ; ... nhưng giáo viên chỉ đưa một cách dạy ở lớp với tham khảo của phụ huynh để thống nhất chung.
MỘT SỐ LUẬT CHÍNH TẢ THƯỜNG DÙNG
( Chú ý khi viết chính tả)
1. c, k, q đều đọc là cờ nhưng khi viết chính tả :
- Viết bằng con chữ k khi đằng sau nó là e, ê, i
VD : kẻ, kê, ki
- Viết bằng con chữ q khi có âm đệm là u
VD : quả, quê, quân
2. g, gh đều đọc là gờ nhưng khi viết chính tả :
- Viết bằng gh ( gờ kép) khi đằng sau nó là e, ê, i
VD : ghe, ghế, ghi
3. ng, ngh đều đọc là ngờ nhưng khi viết chính tả:
- Viết bằng ngh ( ngờ kép) khi đằng sau nó là e, ê, i
VD : nghe, nghề, nghỉ
4. Luật chính ta về nguyên âm đôi iê, ia, yê, ya (đều đọc là ia)
- Viết là iê ( đọc là ia) khi không có âm đệm nhưng có âm cuối
VD : tiền, kiến
- Viết là ia ( đọc là ia) khi không có âm cuối
VD : mía, tia
- Viết là yê ( đọc là ia) khi có âm đệm và có âm cuối
VD : khuyên, tuyết, quyết
- Viết là ya ( đọc là ia) khi có âm đệm nhưng không có âm cuối
VD : Khuya, tuya
5. Luật chính tả về nguyên âm đôi ua, uô ( đều đọc là ua)
- Viết là ua ( đọc là ua) khi tiếng có âm đầu nhưng không có âm cuối
VD : chua, tủa
- Viết là uô ( đọc là ua) khi tiếng có âm đầu và âm cuối
VD : chuồn, tuốt
6. Luật chính tả về nguyên âm đôi ươ, ưa ( đều đọc là ưa )
- Viết là ưa ( đọc là ưa) khi tiếng có âm đầu nhưng không có âm cuối
VD : xưa, mưa
- Viết là ươ ( đọc là ưa) khi tiếng có âm đầu và có âm cuối
VD : lươn, vườn
	Do thời gian trong buổi họp không thể hướng dẫn hết cho CMHS, nên giáo viên chỉ hướng dẫn một số vần ( mỗi dạng 1 vần) sau đó gửi bảng hướng dẫn về nhà CMHS tham khảo, lưu giữ làm tài liệu hỗ trợ cho con học ở nhà ( khi hs học đến vần nào CMHS sử dụng bảng có vần đã học để hỗ trợ thêm cho con)	
	Hình ảnh giáo viên hướng dẫn cho cha mẹ học sinh nắm bảng âm, vần
	 * Hướng dẫn cho học sinh cách nói trả lời đầy đủ câu
	Hướng dẫn học sinh trong khi nói và trả lời qua phần “ Tự học” tập 3 môn Tiếng Việt, trong phần tìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi và trong giao tiếp hàng ngày
	* Hướng dẫn cách viết: Cỡ chữ nhở và cở chữ nhỏ.
	+ Viết trong vở ô ly
	+ Viết vở tập viết có 3 tập 
 	Giáo viên nêu độ cao các con chữ theo nhóm : (theo CV 5150/ HD chữ viết trong trường tiểu học)
. Nhóm các con chữ cao 1 đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, i, n, m, u, ư, v.
. Nhóm các con chữ cao 1,25 đơn vị: r, s.
. Nhóm các con chữ cao 2 đơn vị: d, đ, p.
. Nhóm các con chữ cao 2,5: b, g, h, k, 
	Cách viết, điểm đặt bút ( điểm đầu tiên đặt bút), điểm dừng bút ( khi kết thúc viết con chữ ),  cách sử dụng bảng con, qui định về bảng con học Tiếng Việt 1 - CGD. 
	Cách hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết, giữ vở như thế nào là vở sạch, viết chữ đẹp ( vở phải thẳng, không quăn góc, chứ viết đúng mẫu, không tẩy xóa nhiều, ...).	 
	Lưu ý: Đối với hoạt động này giáo viên lớp 1 cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, diễn giải lưu loát, thu hút được sự chú ý của CMHS thấy được yêu cầu kiến thức, nội dung học lớp 1 như thế nào? Chuẩn bị sách giáo khoa lớp 1, một số bảng con., vở tập viết để hướng dẫn cho CMHS về cách sử dụng ĐDHT cho con em ở nhà.
	- Thảo luận thống nhất các nội dung biện pháp thực hiện.
	- Bầu Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp. Theo điều 3,4,5 chương II Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ( Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
	- Lấy thông tin từ CMHS: Số điện thoại, địa chỉ liên lạc, hoàn cảnh gia đình, thành phần ưu tiên ( hộ nghèo, con gia đình chính sách, )
	 Trong mỗi cuộc họp có thể theo qui trình như trên hoặc có thể triển khai nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho cha mẹ học sinh trước rồi có thể tiến hành các nội dung còn lại. Nhằm thay đổi hình thức họp, khác với một số lớp học khác.
	c. Mối quan hệ giữa các giải pháp.	
	Mỗi giải pháp đưa ra có biện pháp để thực hiện có hiệu quả giải pháp đó cụ thể như: 
	Làm tốt được phần chào hỏi, giới thiệu bản thân tạo ra được sự thân thiện, gần gũi thì sẽ thu hút được sự chú ý của tất cả các bậc cha mẹ học sinh tù đầu buổi họp và họ sẽ chú tâm tập trung nghe giáo viên sẽ triển khai nội dung trong cuộc họp có kết quả cao và xem nội sung nào cũng quan trọng cầm phải lắng, tiếp thu ( kết quả của trường đã đạt được trong năm qua, kế hoạch của nhà trường đề ra, yêu cầu chương trình, kiến thức của lớp 1 quan trọng như thế nào cần phải nắm chắc để hướng dẫn cho con em mình được tốt). Hoặc triển khai yêu cầu kiến thức của chương trình quan trọng, bởi vì đến cuối năm lớp một các em phải đọc, viết thành thạo, lưu loát về văn bản, nhưng hiện tại đầu năm các em còn đang đánh vần ê, a thì bắt buộc cha mẹ học sinh phải nghe hướng dẫn của giáo viên, cùng giáo viên thống nhất cách hướng dẫn con đọc viết ở nhà như thế nào? để các em đạt được nhứng yêu cầu đó. 
	d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
	- Qua quá trình thực hiện chỉ đạo chuyên môn của trường, lập kế hoạch kiểm tra các hoạt động, khảo sát chất lượng từng lớp của khối lớp 1qua từng tháng, từng đợt có đánh giá, kết quả như sau: 
	+ Về kế hoạch hoạt động của lớp: Giáo viên chủ nhiệm tham gia đầy đủ các kế hoạch của trường đề ra theo kế hoạch như: có chuẩn bị hướng dẫn cho các em đầy đủ về đồ dùng, dụng cụ học tập trước khi con đến lớp, đầu tư cho công tác vở sạch viết chữ đẹp, kinh phí cho hoạt động các phong trào của lớp.
	+ Về kết quả học tập của học sinh: Có tiến bộ qua từng mảng kiến thức . Biết cách nói đầy đủ câu hơn trong phần luyện nói, trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô, bố mẹ không trả lời trống

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_huong_dan_noi_dung_cho_giao_vi.doc