Sáng kiến kinh nghiệm Cân đối nguồn kinh phí trong đơn vị

Sáng kiến kinh nghiệm Cân đối nguồn kinh phí trong đơn vị

Lý do chọn đề tài :

Công tác tài chính là một trong những công việc rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nớc đòi hỏi những ngời làm công tác tài chính nói chung và mỗi kế toán của đơn vị nói riêng, trong điều kiện tình hình thực tế kinh phí chi cho ngân sách còn rất hạn hẹp, phải biết xây dựng kế hoạch cho phù hợp, biết tính toán chi tiêu tiết kiệm để có đủ kinh phí chi cho đơn vị, tránh chi tiêu lãng phí, chi sai nguyên tắc, chi sai chế độ để ảnh hởng đến quyền lợi của từng cá nhân.Cho nên ngời kế toán phải chi đúng, chi đủ theo quy định đảm bảo quyền lợi cho ngời lao động . Thực tế ngành giáo dục là một ngành rất đông cán bộ giáo viên và có nhiều chế độ chính sách . Kế toán phải thờng xuyên liên tục nghiêm cứu và thực hiên các chế độ chính sách sao cho kịp thời và chính xác, bởi vì có những chế độ chỉ chi trả có hiệu lực trong năm học nh chi phí cho thi tốt nghiệp, hoặc chế độ phụ cấp bán trú dân nuôi.Mục đích quản lý tốt công tác tài chính là nhiệm vụ của ngời kế toán. Muốn làm tốt điều này thì ngời kế toán phải biết hạch toán, lên cân đối tài khoản của đơn vị. Để chứng minh điều này, tôi một kế toán viên quản lý công tác tài chính của trờng với 66 CBGV và 850 học sinh, chế độ chính sách chi trả nhiều, bằng mọi biện pháp bắt buộc ngời kế toán phải quản lý tốt, tính toán cân đối sao cho hợp lý mà phải đảm bảo chế độ theo quy định cho nên tôi quyết định chọn chuyên đề “ Cân đối nguồn kinh phí trong đơn vị ”.

Mục đích của đề tài là “ cân đối nguồn kinh phí trong đơn vị ”. Muốn quản lý tốt công tác tài chính về mọi mặt bắt buộc ngời kế toán phải nắm vững nguyên tắc tài chính, làm theo đúng luật ngân sách quy định, giải quyết các chế độ chính sách cũng nh mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất của đơn vị phải phù hợp, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và kế hoạch ngân sách tài chính giao cho, để từ đó mà chi tiêu cho hợp lý, đạt hiệu quả .

 

doc 7 trang cuonglanz2a 11384
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cân đối nguồn kinh phí trong đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-đặt vấn đề
I/Lý do chọn đề tài :
Công tác tài chính là một trong những công việc rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước đòi hỏi những người làm công tác tài chính nói chung và mỗi kế toán của đơn vị nói riêng, trong điều kiện tình hình thực tế kinh phí chi cho ngân sách còn rất hạn hẹp, phải biết xây dựng kế hoạch cho phù hợp, biết tính toán chi tiêu tiết kiệm để có đủ kinh phí chi cho đơn vị, tránh chi tiêu lãng phí, chi sai nguyên tắc, chi sai chế độ để ảnh hưởng đến quyền lợi của từng cá nhân.Cho nên người kế toán phải chi đúng, chi đủ theo quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động . Thực tế ngành giáo dục là một ngành rất đông cán bộ giáo viên và có nhiều chế độ chính sách . Kế toán phải thường xuyên liên tục nghiêm cứu và thực hiên các chế độ chính sách sao cho kịp thời và chính xác, bởi vì có những chế độ chỉ chi trả có hiệu lực trong năm học như chi phí cho thi tốt nghiệp, hoặc chế độ phụ cấp bán trú dân nuôi......Mục đích quản lý tốt công tác tài chính là nhiệm vụ của người kế toán. Muốn làm tốt điều này thì người kế toán phải biết hạch toán, lên cân đối tài khoản của đơn vị. Để chứng minh điều này, tôi một kế toán viên quản lý công tác tài chính của trường với 66 CBGV và 850 học sinh, chế độ chính sách chi trả nhiều, bằng mọi biện pháp bắt buộc người kế toán phải quản lý tốt, tính toán cân đối sao cho hợp lý mà phải đảm bảo chế độ theo quy định cho nên tôi quyết định chọn chuyên đề “ Cân đối nguồn kinh phí trong đơn vị ”.
Mục đích của đề tài là “ cân đối nguồn kinh phí trong đơn vị ”. Muốn quản lý tốt công tác tài chính về mọi mặt bắt buộc người kế toán phải nắm vững nguyên tắc tài chính, làm theo đúng luật ngân sách quy định, giải quyết các chế độ chính sách cũng như mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất của đơn vị phải phù hợp, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và kế hoạch ngân sách tài chính giao cho, để từ đó mà chi tiêu cho hợp lý, đạt hiệu quả .
III/ Đối tượng nghiên cứu :
1-Đối tượng nghiên cứu :
Tìm hiểu các loại văn bản, thông tư, nghị định, chế độ chính sách của nhà nước quy định, luật ngân sách.
B-Giải quyết vấn đề
Bước đầu tiên của công tác tài chính là người kế toán phải xây dựng được kế hoạch ngân sách . Căn cứ vào kế hoạch giao biên chế của năm học về con người, số giáo viên, số học sinh , số lớp, cơ sở vật chất được giao cho để từ đó người kế toán phải tính toán xây dựng kế hoạch tài chính theo từng bước , từng giai đoạn của hoạt động chuyên môn cho phù hợp với điều kiện thực tế của ngành nhằm phục vụ tốt nhất công tác chuyên môn.
Buớc 1: Cơ sở xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào kế hoạch tổ chức giao trong 2 năm học bởi vì năm học bắt đầu tính từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau. Mà năm hành chính thì thời điểm tính bắt đầu từ tháng 1 đầu năm, cho nên bắt buộc phải lấy biên chế của hai năm học.
- Căn cứ vào nhu cầu cần thiết, thực tế của đơn vị .
Bước 2-Tính toán biên chế con người, học sinh, số lớp, định mức lao động của cán bộ giáo viên, để xây dựng cụ thể chi tiết trong công tác tài chính , xây dựng được dự toán ngân sách tới từng mục, nhóm mục của phụ lục ngân sách đã quy định .
Bước 3-Duyệt kế hoạch ngân sách với cơ quan tài chính và bảo vệ giải trình dự toán ngân sách để được chấp nhận dự toán chi tiêu trong năm . Sau đó cơ quan tài chính trình Hội đồng nhân dân , UBND thành phố duyệt dự toán xây dựng trong năm của đơn vị xem xét và giải quyết phê duyệt dự toán, ra quyết địng giao kế hoạch cho đơn vị.
Buớc 4-Đơn vị nhận kế hoạch huyên giao, phòng tài chính cấp phát kinh phí trong năm theo kế hoạch phê duyệt của huyện, cấp kinh phí vào chương 622 loại 490 khoản 494 kinh phí THPT .
Bước 5 : Mở hồ sơ sổ sách kế toán trong năm theo quy định . Khi ta nhận kinh phí vào sổ theo dõi nguồn kinh phí , sổ tổng hợp nguồn kinh phí , và khi chi ta vào sổ chi ngân sách , nếu là tài sản ta vào sổ tài sản để theo dõi và khâu hao hao mòn tài sản theo quy định, nếu chi tạm ứng phải mở sổ thu chi tạm ứng, khi cấp phát lương thì phải vào sổ lương, khi hạch toán các tài khoản thì phải vào sổ cái để theo dõi quản lý . Muốn nhận biết được chi tiêu của đơn vị chỉ cần nhìn trong bảng cân đối là ta thấy rất rõ việc của kế toán đơn vị làm được hay không , số liệu phải khớp đúng không sai lệch. Nguyên tắc tài chính khi hạch toán bắt buộc số phát sinh , số dư đầu kỳ só dư cuối kỳ số tiền bên nợ phải bằng số tiền bên có .Ví dụ như sau : 
Bảng cân đối tài khoản năm 2012 mang sang có số dư các tài khoản chuyển sang năm 2013.
Dư nợ : Tài khoản 211 tài sản cố định : 2.000.000đ
 66121 chi hoạt động năm trước :1.000.000đ
Dư có: Tài khoản 214 Hao mòn tài sản : 500.000đ
 466 nguồn hình thành TSCĐ : 1.500.000đ
 4611 nguồn kinh phí hoạt động : 1.000.000đ
Sau khi nhận được quyết định giao ngân sách trong năm 2013 ví dụ 6.200.000đ : Gồm chi cho con người, chi phí chuyên môn cho trường.
Bứơc 6 : Quản lý sử dụng, hạch toán và quyết toán.
+Nhận kinh phí cấp :
Hạch toán tài khoản (HTTK) :Nợ 0081 : Dự toán chi : 6.200.000đ
đồng thời HTTK : Có 4612 : kinh phí năm sau : 6.200.000đ.
Sau khi trong tài khoản của mình được cấp kinh phí ta bắt đầu thực hiện chi tiêu kinh phí theo kế hoạch đã xây dựng đầu năm. 
-Tính lương cho cán bộ giáo viên theo hàng tháng :
 Ví dụ tính cả năm . Khi nhận được bảng chấm công thì kế toán tính lương trên cơ sở bảng chấm công để chi lương cho CBGV, đồng thời tính 7% bảo hiểm xã hội (BHXH). 1,5% bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động đóng nộp để hưởng quyền lợi chính sách của BHXH. Khi tính lương ta hạch toán như sau :
HTTK : Nợ 66122 chi hoạt động trong năm nay : 6.200.000đ.
HTTK : Có 3341 Lương công nhân viên chức : 2.600.000đ.
-Tính bảo hiểm xã hội :
Khấu trừ 8% BHXH : Nợ 3341 lương viên chức : 500.000đ
 Có : 3321 các khoản phải nộp : 500.000đ
Khấu trừ 1,5% BHYT:
 Nợ 3341 lương viên chức : 100.000đ
 Có 3322 các khoản phải nộp : 100.000đ.
Các khoản đóng nộp :
 BHXH 17% : Nợ 66122 : 1.500.000đ
 Có :3321 : 1.500.000đ
BHYT 3% : Nợ 66122 : 200.000đ
 Có :3322 : 200.000đ
KPCĐ 2% : Nợ 66122 : 200.000đ 
 Có 3323 : 200.000đ.
Sau khi tính được lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn thì ta làm thủ tục rút tiền về quỹ .
Rút lương năm 2013:
 Nợ 1111 Tiền mặt : 2.000.000đ 
 Có 46122 : 2.000.000đ.
Đồng thời ghi có tài khoản 0081 : 2.000.000đ .
Khi rút tiền về đơn vị kế toán viết phiếu thu và nhập tiền vào quỹ .
 	Căn cứ vào số liệu đã tính và rút lương tại kho bạc, Kế toán lập phiếu chi kèm theo chứng từ gốc là bảng lương và bảng chấm công, sau đó trình lãnh đạo ký phê duyệt chuyển xuống thủ quỹ chi lương cho mọi người .
Hạch toán : Nợ : 3341 : 2.000.000đ .
 Có 1111: 2.000.000đ.
- Căn cứ vào số liệu đã tính toán như trên, kế toán lập phiếu chuyển khoản nộp các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chuyển BHXH 7% Nợ 3321 : 500.000đ
 BHXH 17% Nợ 3321 : 1.500.000đ
 BHYT 1,5% Nợ 3322 : 100.000đ
 BHYT 3% Nợ 3322 : 200.000đ
 KPCĐ 2% Nợ 3323 : 200.000đ
 Có 46122 : 2.500.000đ
 Đồng thời : Có 0081 : 2.500.000đ.
-Thanh toán chứng từ công tác phí cơ quan : VD : 500.000đ.
-Thanh toán chi phí cho chuyên môn thi tốt nghiệp : VD : 200.000đ.
Sau khi tính công tác phí và chi cho chuyên môn tập hợp chứng từ đi rút tiền tại kho bạc.
Rút tiền chi khác : 
Rút tiền nhập quỹ : 
 Nợ 1111 : 700.000đ
 Có 46122 : 700.000đ 
 Đồng thời Có 0081: 700.0000đ.
Giáo viên cử đi công tác xin tạm ứng tiền cá nhân viết giấy đề nghị tạm ứng sau đó kế toán xem xét trình lãnh đạo phê duyệt , sau khi có ý kiên phê duyệt của lãnh đạo, kế toán lập phiếu chi , ký duyệt và đưa cá nhân chuyển xuống quỹ chi tiền được hạch toán :
 Nợ 312 : 200.000đ
 Có 1111 : 200.000đ
- Sau khi người đi công tác về đơn vị nộp chứng từ công lệnh thì thanh toán theo chế độ hiện hành quy định . Thanh toán chứng từ công tác phí tổng tiền 500.000đ .
Chi công tác phí bằng tiền mặt :
 Hạch toán Nợ 66122 : 500.000đ
 Có : 1111 : 500.000đ
Cá nhân được thanh toán công lệnh sau đó nộp tiền tạm ứng được hạch toán .
- Thu tạm ứng GV Nợ 1111 : 200.000đ
 Có 312 : 200.000đ
Chi phí thi tốt nghiệp lớp 12 :
 Nợ 66122 : 200.000đ
 Có 1111 : 200.000đ
Chi thanh toán tiền điện nước chuyển khoản : 
 Hạch toán Nợ 66122 : 500.000đ
 Có 46122 : 500.000đ
Đồng thời Có 0081 : 500.000đ
- Chi mua sắm tài sản cố định (TSCĐ): 
 + Chi mua máy vi tính trị giá 6.500.000đ bằng chuyển khoản nhập kho 
Hạch toán Nợ 153 : Dụng cụ văn phòng : 6.500.000đ
 Có 46122 : 6.500.000đ
Đồng thời Có 0081: 6.500.000đ
+Xuất kho tài sản ra dùng : 
 Nợ 66122 : 6.500.000đ
 Có 153 : 6.500.000đ
Đồng thời ghi tăng tài sản cố định .
 Nợ 211 tài sản cố định : 6.500.000đ
 Có 461 nguồn vốn TSCĐ : 6.500.000đ
 + Cuối năm tính hao mòn khấu hao tài sản cố định năm 2013 là 200.000đ
 Hạch toán tài khoản Nợ 4611 : 1.000.000đ
 Có 214 : 1.000.000đ
Với số liệu cụ thể như trên ta lập được bảng cân đối tài khoản như sau : 
Sau các bước được hạch toán mỗi bút toán kể cả bút toán phải vào bảng cân đối tài khoản, để từ đó khi ta nhìn vào bảng cân đối ta thấy được hoạt động tài chính của đơn vị thể hiện nguồn tài chính chi cho con người, chi mua sắm tài sản, chi cho hoạt động chuyên môn , chấp nhận quyết toán của cơ quan tài chính phê duyệt . Khi đã lên được bảng cân đối tài khoản cùng với báo cáo quyết toán tài chính ngân sách thì nộp cơ quan quản lý cấp trên.
 C-Kết luận
Trên đây là đề tài tôi đã chọn để chứng minh cho việc làm kế toán quản lý tài chính chi tiêu tại đơn vị. Như vậy nhìn vào bảng cân đối tài khoản ta thấy được các hoạt động cụ thể của đơn vị , thu chi được cân đối đầy đủ, chính xác. Là một người kế toán tôi xác định luôn học hỏi để nâng cao kiến thức quản lý tốt hơn nữa công tác tài chính của đơn vị. Trong đó tiếp tục làm tốt công tác cân đối tài khoản đẩy mạnh tính tích cực trong công tác tài chính luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong một đơn vị trường học .
 	người viết sáng kiến
	 ngô vũ thịnh
Mục lục
I- đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
II- Giải quyết vấn đề
Cơ sở lý luận
Thực trạng
Các biện pháp tiến hành
Hiệu quả
III- Kết luận

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_can_doi_nguon_kinh_phi_trong_don_vi.doc
  • docĐơn-TT SKKN(THINH).doc