Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng đối với giáo viên mới vào nghề ở trường Trung học Phổ thông số 1 Bắc Hà
Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đề ra. Sự tác động của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấn khởi đem hết năng lực trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội.
2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định.Quản lý là những tác động hướng đích với các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển, kiểm tra. Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua các chức năng quản lý đó.
2.1.3. Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể trong từng điều kiện cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Hay nói cách khác, biện pháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tình huống cụ thể.
1. Đặt vấn đề Trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, Giáo dục giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó được coi là chiếc chìa khoá vàng để bước vào tương lai, là bước mở đầu của chiến lược con người, là điều kiện cơ bản để hình thành, hoàn thiện phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Hiện nay, thế giới đang đổi thay từng ngày nhờ sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của xu hướng toàn cầu hoá, của nền kinh tế tri thứcChính điều đó đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải đổi mới căn bản và toàn diện, từng bước nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đổi mới là để nâng cao chất lượng Giáo dục. Chất lượng Giáo dục - Đào tạo được quyết định bởi rất nhiều yếu tố: chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo viên và học sinh, trong đó đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố then chốt, biến những mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực. Trong những năm gần đây, qui mô giáo dục phát triển nhanh chóng. Cùng với sự gia tăng về mạng lưới trường lớp, số lượng học sinh là sự gia tăng về số giáo viên tương ứng. Vì vậy, trong mỗi nhà trường lực lượng giáo viên trẻ, mới, tương đối đông (có năm tới 60%). Trong số giáo viên này, một bộ phận nhỏ có kiến thức chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm, đáp ứng ngay được nhiệm vụ dạy; Phần lớn số giáo viên còn lại kiến thức chuyên môn chưa vững vàng, thiếu kinh nghiệm giảng dạy và kiêm nhiệm, lúng túng về phương pháp...chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Tuy nhiên, những giáo viên mới này lại có sức bật nhanh nếu được dìu dắt, bồi dưỡng, quản lý một cách khoa học. Như vậy, một trong những bài toán thực tế được đặt ra cho các hiệu trưởng các trường THPT là: quản lý, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mới, nâng cao năng lực cho họ để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Trong nhà trường THPT, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đào tạo của nhà trường. Một trong những mục tiêu đó là chất lượng chuyên môn. Hoạt động chuyên môn được xem là “cái hồn” của các hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Thông qua hoạt động chuyên môn, hiệu trưởng có thể tác động đến giáo viên về tình cảm nghề nghiệp, trách nhiệm, lương tâm của người thầy, người dạy có thể tác động đến người học. Việc quản lý chuyên môn của hiệu trưởng được thực hiện một cách khoa học thì hiệu quả quản lý càng cao. Đối với mỗi đối tượng quản lý nói chung, đặc biệt là đội ngũ giáo viên mới vào nghề nói riêng, hiệu trưởng cần có những phương pháp thích hợp. Có như vậy mới giúp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung, giáo viên mới nói riêng trưởng thành nhanh chóng, nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yên tâm với nghề, tự tin, sáng tạo trong công tác, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân và ngành Giáo dục giao phó. Là Hiệu trưởng của một trường THPT vùng cao, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế như trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng đối với giáo viên mới vào nghề ở trường THPT số 1 Bắc Hà” với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc xác định hệ thống các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đề ra. Sự tác động của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấn khởi đem hết năng lực trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội. 2.1.2. Chức năng quản lý Chức năng quản lý là một hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định.Quản lý là những tác động hướng đích với các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển, kiểm tra. Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua các chức năng quản lý đó. 2.1.3. Biện pháp quản lý Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể trong từng điều kiện cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Hay nói cách khác, biện pháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tình huống cụ thể. 2.1 .4. Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng đối với GV mới vào nghề Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn là những cách thức, tổ chức, cách giải quyết vấn đề của chủ thể quản lý trong phạm vi chuyên môn. Chủ thể quản lí chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện vấn đề đó nhằm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đã xác định (GV THPT mới vào nghề GV mới tốt nghiệp từ các trường ĐHSP hoặc các trường đại học khác tương đương, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định để hành nghề. Hầu hết họ là những người còn rất trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, đang công tác tại các trường THPT dưới 3 năm, trong đề tài này, chúng tôi lấy đối tượng nghiên cứu là những GV có tuổi nghề từ 5 năm trở xuống). 2.2. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên mới vào nghề ở trường THPT số 1 Bắc Hà và những biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT số Bắc Hà với các giáo viên đó. 2.2.1. Khái quát về trường THPT số 1 Bắc Hà Trường THPT số 1 Bắc Hà được thành lập năm 1966 là một cơ sở giáo dục giàu truyền thống với bề dày gần 50 năm xây dựng và phát triển. Thời kì đầu trường mới mở, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ, giáo viên ít ỏi cùng vô vàn khó khăn của điều kiện kinh tế - xã hội song những khó khăn đó không làm giảm ý chí và lòng yêu nghề của những nhà giáo giàu tâm huyết với sự nghiệp cao cả "trồng người". Vượt qua thử thách, từng bước khắc phục khó khăn, các thế hệ nhà giáo đã chung tay cùng nhân dân địa phương xây dựng ngôi trường ngày một khang trang, nền nếp dạy học ngày một ổn định và chất lượng giáo dục được nâng lên, đặc biệt là trong những năm gần đây. Tuy nhiên, so với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo trong toàn tỉnh và yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhà trường vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ và CSVC. Nằm ở địa bàn vùng cao của tỉnh, nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đó là, đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, nhưng chưa mạnh về chất lượng, còn một bộ phận giáo viên cao tuổi trình độ chuyên môn thấp, bộ phận giáo viên mới vào nghề thiếu kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.2.2. Thực trạng đội ngũ GV mới của trường khảo sát từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2013- 2014 Bảng 1: Đội ngũ giáo viên mới ra trường ở trường THPT số 1 Bắc Hà từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2013- 2014 Năm học T.số GV nhà trường GV có tuổi nghề dưới 1 năm GV có tuổi nghề từ 1 đến dưới 3 năm GV có tuổi nghề từ 3 đến 5 năm GV có tuổi nghề trên 5 năm 2009- 2010 39 5 12 7 15 2010- 2011 39 15 11 13 2011- 2012 43 9 10 12 12 2012- 2013 43 4 17 10 12 2013- 2014 43 12 14 17 Qua bảng thống kê và điều tra ta thấy tỉ lệ giáo viên mới ra trường ( có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm) từ năm học 2009- 2010 đến năm học 2012-2013 khá cao. Số giáo viên mới này được tuyển từ nhiều nguồn: Đại học sư phạm Hà Nội II, Đại học sư phạm Thái Nguyên, Đại học Hải Phòng, Đại học Tây Bắc... GV mới vào nghề phần lớn chưa lập gia đình, có nhiều thời gian giành cho công việc, giàu nhiệt huyết. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn non nớt, thiếu kinh nghiệm giảng dạy, xử lí tình huống sư phạmVì vậy, trong quá trình thực thi nhiệm vụ giảng dạy và kiêm nhiệm, họ dễ mắc sai phạm, thiếu sót, hiệu quả công việc không cao. 2.2.3. Thực trạng chất lượng giảng dạy, công tác của giáo viên mới trong nhà trường và các biện pháp quản lí giáo viên trẻ của hiệu trưởng Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ giáo viên mới trong nhà trường từ năm học 2009- 2010 trở về trước là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trong cách đánh giá còn có sự châm chước. Số giáo viên được xếp loại giờ giỏi qua các vòng hội giảng nhà trường tổ chức, các đợt kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo là hầu như không có. Một số giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn ít, không liên tục, hiệu quả thấp. Còn có những GV bộ môn chưa chú ý đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, xử lý tình huống sư phạm chưa khéo léo. Mặt khác, việc bồi dưỡng giáo viên theo chuyên đề chưa được tiến hành thường xuyên. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chỉ đạo của bộ GD-ĐT hàng năm được thực hiện rất hình thức, ít hiệu quả. Một số giáo viên trẻ ý thức tự bồi dưỡng chưa cao, chưa chịu khó học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Vì vậy còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa theo kịp nhu cầu đổi mới giáo dục. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả công tác chưa được tốt của nhiều giáo viên mới vào nghề. Tuy nhiên, ở góc độ quản lí tôi cũng nhận thấy một phần trách nhiệm của hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm đến các phương diện: Sắp xếp công việc, phân công nhiệm vụ cho giáo viên mới; có biện pháp chỉ đạo giáo viên mới soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV mới; biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp và việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV mới vào nghề; phân công, quản lý giáo viên mới làm công tác chủ nhiệm; công tác kiểm tra đánh giá giảng dạy đối với giáo viên mới vào nghề; công tác bồi dưỡng giáo viên mới theo đúng qui trình quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý nhiều khi dựa vào kinh nghiệm thực tế của bản thân những người quản lý. Chưa thể hiện một cách xuất sắc phong cách quản lý khoa học, hiện đại mà vẫn gần gũi kiểu “lạt mềm buộc chặt” để công tác quản lý chuyên môn đạt hiệu quản cao nhất. Quản lý chuyên môn còn mang tính hành chính, công tác bồi dưỡng mang tính chất “ăn đong” mà chưa có kế hoạch lâu dài; việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích trong chuyên môn chưa được khai thác triệt để và đặc biệt việc nâng cao nhận thức chính trị cho giáo viên chưa được đặt đúng tầm của nó; việc tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mới chưa thật thường xuyên; Việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, khích lệ động viên có lẽ chưa kịp thời Thêm vào đó, việc định biên, tiếp nhận giáo viên mới còn bị động, ở một vài thời điểm chưa chú trọng đến năng lực, chất lượng thật của giáo viên mới vào nghề. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo đội ngũ trong nhà trường. Xuất phát từ những cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn trong nhà trường THPT, từ thực tiễn quản lí, sử dụng đội ngũ giáo viên trẻ trong nhà trường những năm qua, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm quản lí và nhận thức rõ trách nhiệm của hiệu trưởng là phải đổi mới công tác quản lí giáo viên mới. Dưới đây tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo nên được sức mạnh tổng hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường. 2.3. Một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề ở trường THPT 2.3.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động chuyên môn cho GV mới vào nghề 2.3.1.1.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Bồi dưỡng lòng yêu nghề, say với nghề, lòng nhân ái, lương tâm nghề nghiệp, tính công bằng, sự nghiêm túc, làm việc kỷ cương, khoa học nhằm giúp GV mới vào nghề có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của chuyên môn, hoạt động chuyên môn ở trường THPT, tạo điều kiện để GV mới nhanh chóng hòa nhập cùng tập thể sư phạm nhà trường, tự tin cống hiến năng lực của mình trong hoạt động, công tác đặc biệt là trong công việc được giao. 2.3.1.2. Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức học tập nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn, nghiệp vụ. Qua buổi học tập đầu năm này, giáo viên nói chung, giáo viên mới vào nghề nói riêng nắm bắt hiểu rõ về quy chế chuyên môn, về các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, về tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế và địa phương, về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước giúp giáo viên mở rộng hiểu biết, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, góp phần đổi mới tư duy về nghề nghiệp. Tiếp sau đó, hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng “nghiệp vụ chuyên môn” cho đội ngũ giáo viên mới vào nghề. Nghiệp vụ chuyên môn bao gồm những công việc liên quan đến chuyên môn của người giáo viên như việc soạn bài bài trước khi khi lên lớp, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, việc thực hiện một chuyên đề giảng dạy, thực hiện nề nếp, chương trình dạy học, cách đánh giá xếp loại học sinh , cách tính điểm, vào sổ điểm, ghi chép các loại hồ sơ, cách quản lí lớp học, giải quyết các tình huống sư phạm cần thiết, Đây chính là việc cung cấp hướng dẫn cho giáo viên cách làm, tổ chức các hoạt động chuyên môn trong trường THPT, giúp họ có kiến thức, kĩ năng tổ chức, quản lí các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Và có tri thức căn bản đó, đội ngũ giáo viên mới vào nghề sẽ nâng cao được các kĩ năng lao động sư phạm, từ đó thay đổi căn bản tập quán, thói quen lao động tùy tiện, nghĩ gì làm vậy, hình thành cách làm việc thật sự khoa học và hiệu quả. Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động, công việc chuyên môn: phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức để giáo viên mới vào nghề có nhiều cơ hội học hỏi, vươn lên khẳng định mình. Tạo ra môi trường làm việc thật thoải mái, tế nhị, lịch thiệp trong tập thể sư phạm, nhưng hiệu quả công việc phải cao. Làm cho mọi thành viên thống nhất về quan điểm, cách thức làm việc, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong công tác cũng như trong đời sống. Trong chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, khuyến khích những giáo viên mới vào nghề, những giáo viên trẻ đã được học, trau dồi kiến thức ở trường đại học, hay đã được đi thực tập, kiến tập sư phạm ở các trường THPT khác có những cách làm hay trong chuyên môn, hoặc có những ý tưởng tích cực trong các mặt hoạt động của nhà trường khác với những gì trường mình đang làm đem phổ biến trong cơ quan và đồng nghiệp, góp phần tích cực vào quá trình quản lí hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục trong mỗi nhà trường. Hiệu trưởng cùng các phó hiệu trưởng, TTCM luôn quan tâm đến đời sống, tâm tư, tình cảm của giáo viên. Đặc biệt là giáo viên mới vào nghề. Cần động viên kịp thời khi họ đau ốm, gặp điều rủi ro; giúp đỡ khi họ gặp khó khăn và biểu dương, khen thưởng kịp thời khi họ có những tiến bộ trong công tác. Khơi dậy niềm đam mê nghề nghiệp, phát huy mọi khả năng sáng tạo của giáo viên, khích lệ họ không ngừng phấn đấu, rèn luyện phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, có ý thức trách nhiệm và tin tưởng, tự giác an tâm với nghề nghiệp của mình. Đó là một trong những điều kiện phát huy quyền lực sư phạm, nâng cao nhận thức cho giáo viên nhằm thực hiện tốt việc quản lí quá trình dạy học cũng như hoạt động chuyên môn và toàn bộ các mặt hoạt động trong nhà trường. 2.3.2. Đẩy mạnh quản lí thực hiện nội dung chương trình, nề nếp dạy học của giáo viên 2.3.2.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp: Thiết lập, xây dựng và củng cố trật tự, kỷ cương trong dạy học, lôi cuốn được GV mới vào nghề nhanh chóng hòa nhập, quan tâm đến công việc chung, có ý thức trách nhiệm và mau chóng trưởng thành trong chuyên môn. Tạo ra nề nếp không khí làm việc lành mạnh, tích cực, tự giác, không gò bó, ép buộc mang lại hiệu quả cao trong công việc. Thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả chương trình giảng dạy nhằm cụ thể hóa các chức năng, nhiệm vụ trong điều lệ nhà trường sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của nhà trường, đảm bảo cho GV hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. 2.3.2.2. Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp. Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng nhà trường cần phải xây dựng nề nếp dạy học, nội quy, nguyên tắc thực hiện chương trình dạy học trong năm học. Trước tiên, hiệu trưởng cần tập hợp các văn bản pháp qui của Bộ qui định, qui chế chung về dạy học, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT về dạy học để làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng kế hoạch chung của nhà trường. Từ đó, xây dựng các qui định riêng của đơn vị với các tiêu chí cụ thể, chi tiết để đánh giá thi đua cho chính xác, công bằng (từ việc xây dựng kế hoạch chi tiết, giảm tải chương trình, thực hiện nề nếp ra vào lớp đúng hiệu lệnh trống, dạy đúng thời khóa biểu, các hoạt động lên lớp, hồ sơ chuyên môn của giáo viên, chất lượng soạn giảng, sử dụng các loại sổ sách chung, đến sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, chế độ thông tin báo cáo, đăng kí chỉ tiêu chất lượng bộ môn, vấn đề thi đua khen thưởng) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi thảo luận và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện nề nếp ở năm trước. Các vấn đề tồn tại, yếu kém, chưa thực hiện được cần phải quán triệt lại và đề ra các biện pháp khắc phục. Các vấn đề đã thực hiện tốt phải được phát huy nhân rộng, đồng thời tuyên dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân giáo viên, các tổ chuyên môn thực hiện tốt. Xây dựng được các thang điểm đánh giá thực hiện nội dung chương trình, nề nếp dạy học. Từng tháng, từng đợt thi đua, hay từng học kỳ hiệu trưởng cần đề ra nội dung trọng tâm và yêu cầu GV thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của TTCM, ban thi đua nhà trường nhằm chuyển hóa những yêu cầu thành nếp sống, thành ý thức tự giác, tự chủ và tự đặt ra cho mình một chỉ tiêu cụ thể và phấn đấu bằng được để đạt được chỉ tiêu đó. Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các qui định, qui chế nề nếp dạy học. Phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho các tập thể, cá nhân trong trường để quản lí. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch (định kì, đột xuất, của Lãnh đạo nhà trường, của Tổ chuyên môn). Qua kiểm tra đều có kết luận, rút kinh nghiệm, đánh giá cụ thể. Huy động khuyến khích đội ngũ GV trong nhà trường cùng tham gia xây dựng nề nếp dạy học, tạo sự thống nhất trong toàn cơ quan, tạo điều kiện để GV mới vào nghề học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và các thầy cô trong cơ quan. Xây dựng nề nếp sinh hoạt trong cơ quan, họp hội đồng hàng tháng cần tổ chức gọn, đơn giản, có nội dung khoa học sao cho phát huy được tinh thần dân chủ, tính tích cực chủ động sáng tạo của giáo viên trong việc tham gia đóng góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt, với phương châm huy động được sức mạnh của tập thể. Nề nếp sinh hoạt nhóm tổ chuyên môn: Được tăng cường theo kế hoạch của tổ, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thảo luận nội dung theo các chuyên đề, trao đổi nội dung giảng dạy, nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng chuyên môn. Xây dựng nề nếp sinh hoạt các tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và hội cha mẹ học sinh nhằm phát huy sức mạnh của đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện qui chế. Thực hiện có hiệu quả hệ thống bảng tin, mail cá nhân, webiste (nhà trường) trong việc nhắc nhở, đánh giá, công tác thi đua và triển khai các hoạt động của nhà trường theo tuần, tháng, năm học. 2.3.3. Tăng cường quản lí đổi mới phương pháp và sử dụng p
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_chuyen_mon.doc
- Bao cao TT hieu quả SKKN - Lưu Thi Minh Duc.doc
- KÝ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT. CT.doc
- MỤC LỤC.CT.doc