Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 viết được đoạn văn ngắn

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 viết được đoạn văn ngắn

5.2.2.1. Kết hợp rèn đọc, viết cho học sinh qua môn Tập làm văn:

  • Rèn cho các em đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc nhanh và đọc hiểu. Bởi vì khi học sinh đọc chậm, không liên kết các từ, câu với nhau, các em không hiểu bài yêu cầu mình làm gì. Còn khi học sinh đọc tốt thì khả năng hiểu nội dung đề bài Tập làm văn càng cao, các em suy nghĩ để đưa ra cách giải quyết nhanh hơn.
  • Rèn cho học sinh tính cẩn thận, rèn chữ viết để khi viết đoạn văn không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đoạn văn đẹp.

5.2.2.2. Lồng ghép kĩ năng quan sát tranh ảnh, clip hoặc đoạn phim ngắn, kĩ năng sống của học sinh vào môn học:

Khi sử dụng phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh khai thác kỹ tranh, hình ảnh, yêu cầu học sinh tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp các em tránh được kiểu kể theo liệt kê. Vì vậy, kĩ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà.

doc 9 trang Hiền Tài 19/06/2024 3594
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 2 viết được đoạn văn ngắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây:
Trình độ
Tỷ lệ (%)
Số

Ngày tháng

Chức
đóng góp
Họ và tên
Nơi công tác
chuyên
TT
năm sinh
danh
vào việc tạo


môn





ra sáng kiến







Trường TH
Giáo viên



TRẦN

An Lộc B,
chủ
ĐHSP


THỊ

thị xã Bình
nhiệm

1
15/05/1970
Tiểu
100%
HUYỀN
Long, tỉnh
(lớp


học




Bình Phước
Hai/2)







Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: " Biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết được đoạn văn ngắn".
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Tập làm văn)
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 06/9/2019
Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
5.1.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
Qua khảo sát đầu năm, tôi thấy học sinh viết đoạn văn ngắn vẫn chưa tốt, mắc phải những lỗi: câu văn không đủ ý, dùng từ chưa chính xác, không rõ nghĩa, viết còn chậm, mắc nhiều lỗi chính tả... Một số em thiếu tự tin nên các em chán nản, chưa quyết tâm trong học tập.
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em nên giao phó cho giáo viên. Số ít phụ huynh mua sách Hướng dẫn giải bài tập Tiếng Việt hoặc sách Giúp em học tốt môn Tiếng Việt để các em chép lại, dẫn đến học sinh không sáng tạo khi làm bài, không chủ động, tích cực trong học tập.
Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn chế. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của HS, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.
Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi luôn nghĩ: Làm thế nào để giúp các em viết tốt đoạn văn ngắn? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải pháp
1
nâng cao chất lượng học tập cho học sinh của lớp mình. Và đây cũng là điều mà tôi quan tâm và chọn đề tài: "Biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết được đoạn văn ngắn".
5.1.2. Tính mới:
Chú trọng đến các biện pháp rèn đọc, viết cho học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh hoàn thành.
Giúp các em có kĩ năng sử dụng tiếng Việt được tốt, phát triển dần từ dễ đến khó, từ luyện đọc, luyện nói, luyện viết thành đoạn văn theo suy nghĩ của từng em.
Xây dựng nếp tự quản cho học sinh để học sinh biết phối hợp với bạn trong học nhóm, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn. Từ đó tạo hứng thú cho các em khi tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp.
Tạo cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân. Biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bè, thầy cô.
Xây dựng cho các em một nền móng vững chắc để học các môn khác ở các lớp sau này. Đó cũng chính là rèn cho các em sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nên nhân cách của con người.
5.2. Nội dung của sáng kiến:
5.2.1. Các biện pháp giúp học sinh viết được đoạn văn ngắn:
Kết hợp rèn đọc, viết cho học sinh qua môn Tập làm văn.
Lồng ghép kĩ năng quan sát tranh ảnh, clip hoặc đoạn phim ngắn, kĩ năng sống của học sinh vào môn học.
Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh qua môn Tập đọc, Luyện từ và câu.
Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi ý.
Ôn tập cho học sinh theo chủ đề.
Củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh.
5.2.2. Tổ chức thực hiện các biện pháp:
5.2.2.1. Kết hợp rèn đọc, viết cho học sinh qua môn Tập làm văn:
Rèn cho các em đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc nhanh và đọc hiểu. Bởi vì khi học sinh đọc chậm, không liên kết các từ, câu với nhau, các em không hiểu bài yêu cầu mình làm gì. Còn khi học sinh đọc tốt thì khả năng hiểu nội dung đề bài Tập làm văn càng cao, các em suy nghĩ để đưa ra cách giải quyết nhanh hơn.
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, rèn chữ viết để khi viết đoạn văn không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đoạn văn đẹp.
5.2.2.2. Lồng ghép kĩ năng quan sát tranh ảnh, clip hoặc đoạn phim ngắn, kĩ năng sống của học sinh vào môn học:
Khi sử dụng phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh khai thác kỹ tranh, hình ảnh, yêu cầu học sinh tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp các em tránh được kiểu kể theo liệt kê. Vì vậy, kĩ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà.
Ví dụ: Khi đến tiết Tập làm văn yêu cầu viết đoạn văn kể về cảnh biển buổi sáng (có tranh và câu hỏi gợi ý), tôi đã yêu cầu học sinh đọc kĩ câu hỏi, tìm hiểu nội dung kết hợp tự quan sát tranh dưới hình thức học nhóm.
Tôi yêu cầu học sinh có thói quen quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết. Vì qua thực tế, tôi cho các em làm bài tập tả cảnh biển, có em bảo là con chưa bao giờ nhìn thấy biển nên con không biết làm bài. Quả đúng thật vậy, vì đa số các em được sinh ra và lớn lên ở
2
vùng đất Bình Long, một số em chưa được đi biển lần nào nên các em chưa nhìn thấy biển. Bởi thế, tôi đã sưu tầm những phim, ảnh để có thể trình chiếu cho các em quan sát về cảnh biển, Tôi còn dặn học sinh vào dịp nghỉ lễ, các em được ba mẹ cho đi tham quan tắm biển, các em quan sát kỹ để có ý tưởng cho tập làm văn tả cảnh biển.
5.2.2.3. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh qua môn Tập đọc, Luyện từ và câu:
Để các em có thể làm được một bài văn tốt, các em phải có vốn từ ngữ phong phú. Mà vốn từ đó, có em tích luỹ khá nhiều nhưng chưa biết vận dụng. Có em thì cũng có rất ít hoặc chưa có. Bởi vậy, giáo viên chính là người cung cấp. Mà cung cấp ở đâu? Tôi nghĩ trong các bài tập đọc có khá nhiều từ ngữ vận dụng để làm bài. Mỗi chủ đề của môn Tiếng Việt thì phân môn Tập đọc đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ đề đó. Trong các tiết dạy, tôi tập cho học sinh trả lời thành câu đủ ý và chú ý đến những bài tập đọc có liên quan đến tiết tập làm văn. Cho các em đọc nhiều lần những câu văn hay hoặc những câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa (tuy nhiên không dùng thuật ngữ này với học sinh) giúp các em vận dụng vào viết đoạn văn. Từ đó, học sinh có thêm vốn kiến thức về từ, câu, có thể rút ra những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ để sau này vận dụng.
Ví dụ: Bài Tôm Càng và Cá Con học sinh rút ra được đoạn văn tả về chú Cá Con trong bài “Con vật thân dẹt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe, toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh”. Vốn từ còn có trong phân môn luyện từ và câu. Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi, thi đua tìm từ ngữ tả về chú cá. Các em sẽ rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ.
Để hỗ trợ cho học sinh, tôi cung cấp cho các em nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình,. Ví dụ: Mặt biển xanh và rộng thành Mặt biển xanh
ngắt và rộng mênh mông. Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như: và, thì, nếu, vậy là,.
. Tôi trang bị cho học sinh một số từ thuộc chủ đề hoặc phù hợp với văn cảnh.
Ví dụ:
Tả nắng của mùa hè: Nắng chói chang, nắng gắt, nắng như thiêu như đốt,.
Tả về tiếng hót của chim: hót líu lo, hót véo von, hót vang lừng,.
Tả về hình dáng người.
Thân hình: mảnh khảnh, gầy gò, béo tròn, thon thả.
Nước da: đen sạm, trắng hồng, bánh mật, ngăm đen,.
Mái tóc: hoa râm, óng mượt, bồng bềnh, loăn xoăn,.
Khuôn mặt: Trái xoan, đầy đặn, tròn trịa, xương xương, vuông vức,.
. Tôi đưa một số câu văn hay đến với học sinh một cách tự nhiên không gò ép.
Ví dụ:
Khi dạy học sinh viết đoạn văn tả cảnh biển tuần 26, tôi gợi mở: Câu “Những cánh buồm đủ màu sắc được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, trông xa như những đàn bướm bay lượn giữa trời xanh cùng với cánh chim hải âu”. Có thể trả lời cho câu hỏi nào? (Trên mặt biển có những gì?)
. Để có kĩ năng viết đoạn văn tốt, tôi rèn cho học sinh kĩ năng nói gãy gọn, trọn vẹn ý, không nói câu cụt.
Ví dụ: Khi tả về con chim mà em yêu thích, có học sinh nói: “ Chim chích choè cứ sáng sớm, trên cây dừa nhà em nó đậu rồi nó hót”.
. Tôi cần phải phân tích cho học sinh:
3
của em nói: “Cứ vào thời điểm buổi sáng, ở trên cây dừa nhà em có một con chim chích choè đến và hót”. Vậy em cần nói cho gãy gọn và hay hơn: “Sáng nào cũng vậy, chim chích choè lại bay đến đậu trên cây dừa nhà em, cất tiếng hót líu lo”.
Hoặc khi nói về tình cảm của cô giáo với học sinh, không nên nói: “ Tình cảm của cô đối với em rất tốt”, mà phải nói: “ Cô giáo rất yêu quý chúng em”
. Tôi nhắc nhở học sinh lưu ý giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Khi viết đoạn văn dẫn lời nói của người khác, em phải đặt trong ngoặc kép.
5.2.2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi ý.
Độ tuổi học sinh lớp 2 còn nhỏ mà một số bài Tập làm văn lại không có câu hỏi gợi ý. Điều này rất khó khăn với các em khi làm bài, vì vậy tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi để giúp các em dễ dàng trong việc viết bài.
Ví dụ: Trong đề bài: Kể về một con vật nuôi trong gia đình mà em biết. Hệ thống câu hỏi gợi ý, như sau:
Con vật em định kể là con vật gì?
Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào?
Hoạt động của nó có gì nổi bật?
Vì sao em thích con vật đó?
Em yêu quý, chăm sóc con vật đó như thế nào? (Nếu là con vật nuôi trong
gia đình)
5.2.2.5. Ôn tập cho học sinh theo chủ đề:
Khi tiến hành ôn tập, tôi đã tham khảo thêm trên Internet, sách để nắm các dạng đề nhằm tổ chức tốt việc ôn tập để củng cố thêm kiến thức, kĩ năng cho học sinh, có thể tập hợp một số đề bài sau đây:
Viết một đoạn văn ngắn về:
Gia đình
Một người thân
Cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em
Mùa hè
Một loài chim
Cảnh biển buổi sáng
Một loài cây
Một loài hoa
Viết về Bác Hồ
Một em bé
Một việc làm tốt
Khi học sinh được ôn tập, kiến thức được hệ thống hoá một cách chắc chắn, phân biệt rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của các em.
5.2.2.6. Củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh:
Để giúp cho học sinh hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả, trong quá trình giảng dạy, tôi liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với phân môn Tập làm văn để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh nắm vững kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp.
Ví dụ:
4
Khi học về chủ điểm “Trường học” , “Thầy cô” : hai chủ điểm này với những bài đọc thể hiện sự thương yêu của thầy cô đối với học sinh, sự kính trọng, vâng lời của học sinh đối với thầy cô đồng thời cũng nói đến tình đoàn kết, giúp đỡ giữa học sinh với nhau, cùng với những tiết học của phân môn Luyện từ và câu, cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh. Ngoài việc giúp các em hiểu rõ và nắm chắc hai chủ đề trên, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù hợp với đề tài (trường học, thầy cô) để chuẩn bị cho bài làm văn sắp tới (viết về thầy cô giáo), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải nhớ và lựa chọn những từ ngữ đã học để vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các em.
5.2.2.7. Nghiêm túc trong việc chữa bài:
Chữa bài là khâu quan trọng, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Cho nên, trong quá trình chữa bài, tôi giúp các em khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài. Đối với những bài làm chưa đạt yêu cầu, tôi giúp học sinh chỉnh sửa, thêm bớt từ ngữ, sử dụng dấu câu để hoàn thiện bài văn. Và một điều không thể thiếu khi sửa bài là tôi luôn giới thiệu những bài làm hay của các em trong lớp và ở những năm học trước cho các em tham khảo, từ đó các em nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong một đề bài để các em hiểu rằng những bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng. Chính vì thế, ở khâu chữa bài tôi hết sức cẩn trọng và quan tâm.
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này đã được áp dụng đối với học sinh trường tiểu học An Lộc B.
Những thông tin cần được bảo mật: Không có
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đảm bảo đủ về chất lượng và số lượng phục vụ cho công tác dạy học phân môn Tập làm văn.
Giáo viên nhiệt tình, có tâm với nghề.
Giáo viên cần chuẩn bị bài giảng thật tốt trước khi lên lớp; sưu tầm thêm tranh, ảnh, các thông tin từ báo chí, ti vi, ....
Sự quan tâm hỗ trợ từ Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, phụ huynh.
Học sinh cần chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc kĩ từng yêu cầu của bài.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
8.1. Về phía học sinh:
Học sinh tích cực, chủ động trong học tập.
Học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết dùng từ ngữ thích hợp để viết thành câu, trọn ý, rõ nghĩa.
Học sinh đọc nhanh hơn, viết ít mắc lỗi chính tả, trình bày đoạn văn sạch
đẹp.
8.2. Về phía phụ huynh:
Phụ huynh học sinh hài lòng về ý thức học tập và kết quả học tập của con
em.
8.3. Về phía giáo viên:
Để các em học sinh học tốt phân môn Tập làm văn, trong giờ học, tôi luôn tạo cho các em tâm thế học tập thoải mái, tự tin. Chính vì vậy mà không khí lớp học rất sôi nổi, học sinh tự giác, tích cực, sáng tạo, kết quả học tập được nâng cao.
5
8.4. Kết quả của sáng kiến:
Sau khi sử dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh lớp tôi chủ nhiệm trong học kì I năm học 2020 - 2021 đạt được kết quả như sau:
Đầu năm:
Sĩ số HS
Biết viết hoàn
Biết viết đoạn văn
Chưa biết viết
chỉnh một đoạn
nhưng còn lặp từ,
đoạn văn

văn, câu văn ngắn
lặp ý; dùng từ



gọn, đủ ý
chưa chính xác


37
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
7
18,9
20
54,1
10
27,0

Đánh giá định kì về học tập cuối học kì I:
Sĩ số HS
Biết viết hoàn
Biết viết đoạn văn
Chưa biết viết
chỉnh một đoạn
nhưng câu văn
đoạn văn

văn, câu văn ngắn
chưa hay



gọn, đủ ý




37
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
22
59,5
12
32,4
3
8,1

* Bài học sau khi thực hiện sáng kiến:
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, tôi rút ra bài học sau:
Giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung hướng dẫn cho các em chuẩn bị bài ở nhà và phải biết cách điều hành học sinh trong nhóm cùng làm việc. Khi đánh giá bài viết, giáo viên cần tôn trọng những ý riêng, những cách dùng từ thể hiện sự cảm nhận riêng của các em, tránh đánh giá theo một hệ thống câu trả lời áp đặt do chính giáo viên đưa ra.
Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khơi gợi lên ở các em lòng say mê, ham thích học Tập làm văn.
Giáo viên luôn học hỏi các đồng chí đồng nghiệp, đọc thêm tài liệu để tích luỹ kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới.
Người giáo viên phải là người mẫu mực trong giao tiếp; cử chỉ, thái độ phải ân cần để học sinh học tập.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để thông báo và cùng bàn bạc, khắc phục những nhược điểm của học sinh.
Tạo cho các em nếp tự học, tự rèn, chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp.
Giáo viên cần đặc biệt chú ý sử dụng phối hợp tốt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với yêu cầu từng loại bài sao cho tiết học được tổ chức thành chuỗi hoạt động sôi nổi, nhẹ nhàng nhằm lôi cuốn học sinh tham gia thực hành luyện tập các kỹ năng, làm cho tiết Tập làm văn trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích.
Việc dạy cho học sinh biết cách học tốt phân môn Tập làm văn là một việc làm quan trọng trong việc bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận,
6
chịu khó, tự tin, óc tư duy, sáng tạo,  Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi mong muốn tất cả học sinh sẽ đạt được những gì tốt nhất mà mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bình Long, ngày 15 tháng 2 năm 2021
NGƯỜI NỘP ĐƠN
Trần Thị Huyền
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
7
8
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
2
3. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
2
B.NỘI DUNG
3
I. Thực trạng của vấn đề
3
II. Cơ sở lí luận của đề tài
3
III. Biện pháp tổ chức thực hiện
4 -10
IV. Kết quả đạt được
10
V. Bài học kinh nghiệm
11
C. KẾT LUẬN
11

9

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_yeu_cau_cong_nhan_sang_kien_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop.doc