Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ Lớp 1 ở trường Tiểu học Lý Tự Trọng xã Đức Minh - Đăk Mil - Đăk Nông

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ Lớp 1 ở trường Tiểu học Lý Tự Trọng xã Đức Minh - Đăk Mil - Đăk Nông

 Tình hình công tác giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay rất được chú trọng nhằm phát triển con người toàn diện chính vì vậy đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo cho học sinh chống lại thói quen thụ động. Bản thân tôi là giáo viên giáo dục thể chất, tôi thấy hết sức nặng nề. Tôi cần học hỏi và tìm kiếm các phương pháp từ các đồng nghiệp khác nhằm đáp ứng yêu cầu của bộ môn, Vì thế, muốn góp phần vào công tác giảng dạy vào chương trình giáo dục thể chất cấp tiểu học. tôi tham khảo tìm ra các phương pháp, các hướng đi tốt nhất để đưa chất lượng học tập của bộ môn càng tốt hơn. Qua đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp thực hiện vấn đề này. Việc giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học hiện nay chủ yếu là giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm. Do đó kĩ năng động tác mẫu còn nhiều hạn chế, phương pháp dạy có nhiều điểm không phù hợp với đặc thù của bộ môn. Từ đó việc hình thành kĩ năng động tác của học sinh còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sự chính xác.

docx 20 trang tuyettranh 24/12/2022 10804
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ Lớp 1 ở trường Tiểu học Lý Tự Trọng xã Đức Minh - Đăk Mil - Đăk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT
Đề mục
Trang
01
 Đề mục
1
02
MỞ ĐẦU
2
03
1.1.Lí do chọn đề tài
2
04
1.2.Mục đích nghiên cứu
2
05
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
06
1.4.Phương pháp nghiên cứu
3
07
1.5.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3
08
NỘI DUNG
4
09
2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề
4
10
2.2.Thực trạng của vấn đề
4
11
2.3.Các biện pháp thực hiện
7
12
2.4.Kết quả đạt được
15
13
3.KẾT LUẬN
17
14
3.1.Kết luận
17
15
3.2.Kiến nghị
18
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Tình hình công tác giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay rất được chú trọng nhằm phát triển con người toàn diện chính vì vậy đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo cho học sinh chống lại thói quen thụ động. Bản thân tôi là giáo viên giáo dục thể chất, tôi thấy hết sức nặng nề. Tôi cần học hỏi và tìm kiếm các phương pháp từ các đồng nghiệp khác nhằm đáp ứng yêu cầu của bộ môn, Vì thế, muốn góp phần vào công tác giảng dạy vào chương trình giáo dục thể chất cấp tiểu học. tôi tham khảo tìm ra các phương pháp, các hướng đi tốt nhất để đưa chất lượng học tập của bộ môn càng tốt hơn. Qua đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp thực hiện vấn đề này. Việc giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học hiện nay chủ yếu là giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm. Do đó kĩ năng động tác mẫu còn nhiều hạn chế, phương pháp dạy có nhiều điểm không phù hợp với đặc thù của bộ môn. Từ đó việc hình thành kĩ năng động tác của học sinh còn gặp nhiều khó khăn và thiếu sự chính xác. 
	Thực tế học sinh: đối với học sinh lớp 1 học sinh còn đang bở ngỡ khi mới bước vào lớp 1 các em chưa hiểu hết về tác dụng của việc tập luyện đối với sự phát triển của cơ thể. Do đó việc luyện tập mới chỉ dừng lại ở mức qua loa. Kĩ năng động tác còn yếu, chưa hình thành kĩ xảo, thiếu sự tập luyện thường xuyên, liên tục mà đây là nguyên tắc quan trọng của luyện tập thể dục thể thao. Trong thực tế, phần đội hình đội ngũ được vận dụng rất nhiều trong các hoạt động mang tính tập thể trong và ngoài nhà trường. Đây là lí do mà tôi chọn đề tài để nghiên cứu và đưa ra: “Biện pháp bồi dưỡng giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ ”.Vậy làm thế nào để tất cả học sinh khối 1 học tốt ở trường tiểu học Lý Tự Trọng - xã Đức Minh – Đăk Mil - Đăk Nông. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đội hình đội ngũ là một nội dung quan trọng của chương trình Giáo Dục Thể Chất từ lớp 1 đến lớp 5. Bởi vì, đội hình đội ngũ là một tổ chức sắp xếp trong tập thể, là cơ sở để học sinh học tốt các chương khác. Nếu học tốt phần đội hình đội ngũ sẽ giúp các em vận dụng tốt các kỹ năng, các động tác đó vào các hoạt động đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách nhanh nhẹn, có nề nếp và đạt kết quả cao.
	Trong quá trình dạy đội hình đội ngũ, tôi nhận thấy rằng nhiều em vẫn còn sai, tập chưa chính xác, bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy những năm trước tôi nhận thấy rằng một số nội dung giáo viên truyền tải tới học sinh chưa được cụ thể khiến cho học sinh khó nắm bắt được kỹ thuật.
	Nhận được lời góp ý chân thành từ Cán bộ quản lí nhà trường, Ban giám
khảo và các anh chị đồng nghiệp để tôi có thể phát huy mặt mạnh và khắc phục
những điểm yếu để hoàn thiện hơn trong công tác “trồng người” cao cả này. Từ đó, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo giúp cho người giáo viên có sự vận dụng
linh hoạt, đúng đắn vào dạy học Giáo dục thể chất lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh của trường Tiểu học Lý Tự Trọng - xã Đức Minh – Đăk Mil - Đăk Nông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 1 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng làm đối tượng cho sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp bồi dưỡng giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp trực quan
Phương pháp thực hành – luyện tập
Phương pháp quan sát
Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
 Trong phạm vi nghiên cứu tôi đề cập đến những biện pháp để bồi dưỡng giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ lớp 1, có hiệu quả trong giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở khối 1 của trường Tiểu học Lý Tự Trọng - Đắk Mil - Đắk Nông.
- Thời gian từ năm học: 8/ 2021 đến 1/ 2022.
2. NỘI DUNG:
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề:
 - Chương trình Giáo dục thể chất lớp 1 được thực hiện theo chuẩn kiến thức kỹ năng cụ thể như sau:
 + Một tuần học 2 tiết, mỗi tiết 35 phút, cả năm gồm 5 chủ đề, 21 bài tương ứng 70 tiết. Trong đó: Nội dung dạy học: gồm 5 nội dung:
- Đội hình đội ngũ (14 tiết)
- Bài thể dục phát triển chung (7 tiết)
- Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. (24 tiết)
- Môn thể thao tự chọn (18 tiết)
 Học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết; học kỳ II là 17 tuần, dạy 34 tiết .
 + Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2 các em đang ở giai đoạn phát triển về chiều cao, cân nặng nếu được kết hợp với tập luyện đúng phương pháp sẽ phát triển một cách toàn diện về thể chất và con người.
 Ngoài việc giảng dạy giúp cho các em có một biết cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh thân thể, hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, thói quen tập luyện, tham gia thích cực các hoạt động thể dục, thể thao nhằm phát triển thể lực và tác phong nhanh nhẹn, giáo viên phải còn phải luôn giáo dục về đạo đức cho học sinh qua từng tiết học như: tính trung thực, tính tự giác, tính khiêm tốn, thật thàcho nên môn giáo dục thể chất ở bậc Tiểu học chiếm một vị trí quan trọng trong giáo dục con người theo hướng toàn diện.
2.2 Thực trạng của vấn đề. 
2.2.1 Về thực trạng dạy bài thể dục phát triển chung của môn học Giáo dục thể chất:
* Thuận lợi:
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng nằm trên địa bàn thôn Xuân Trang , xã Đức Minh - xã nông thôn mới có tình hình kinh tế, chính trị ổn định và phát triển. 
	Năm học 2021-2022, trường có 1080 học sinh, được chia làm 30 lớp từ lớp 1 đến lớp 5; 100% các em học 2 buổi/ngày; khối 1 có năm lớp 6 tổng số 199 em.
	Trường có đầy đủ các phòng học khang trang có sân chơi khá rộng, sạch sẽ, số lượng học sinh của mỗi lớp không quá đông là điều kiện thuận lợi cho giáo viên bao quát lớp và quan tâm sâu sát đến từng học sinh.
	Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ phục vụ cho môn học. Môn Giáo dục thể chất hiện nay có chương trình tiết dạy theo các bài, chủ đề cụ thể,rõ nên rất thuận lợi cho việc giảng dạy cũng như chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
	Bản thân là giáo viên chuyên môn Giáo dục thể chất luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có nghiệp vụ sư phạm, luôn học hỏi áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của các cấp ngành đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất được sự đào tạo chuẩn hóa bồi dưỡng chuyên môn đáp ứng được yêu cầu trong giảng dạy. 
Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ để giáo viên hoàn thành tốt công việc, đó là nguồn động viên lớn để tôi không ngừng phấn đấu vươn lên.
Hoạt động Thể dục Thể thao là một trong những điểm mạnh của nhà trường được đông đảo học sinh yêu thích tham gia với mục đích rèn luyện thân thể, trường tiểu học Lý Tự Trọng nằm ở gần trung tâm huyện nên các bậc phụ huynh phần nào cũng quan tâm đến nề nếp cũng như giờ giấc của các em. Phần lớn các em đi học đều đúng giờ, trang phục đúng quy định, gọn gàng, hầu hết các em học sinh chăm ngoan, thật thà. Thông qua các tiết học Giáo dục thể chất các em được tập luyện vui chơi cho tinh thần thoải mái, hưng phấn để tham gia các môn học khác.
* Khó khăn
	Phần lớp phụ huynh và học sinh còn nhận thức chưa đúng đắn về vị thế của môn học, coi Giáo dục thể chất là môn phụ vì chỉ học mang tính chất cho vui, kết quả học tập của các em chưa được coi trọng ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng học và giảng dạy môn của giáo viên.
Người dân trong xã chủ yếu làm nông, chưa có nhiều thời gian để chú ý đến việc rèn luyện sức khỏe của con em mình.
	Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trong trường chưa có sân bãi riêng để tập chỉ tận dụng những khoảng trống để tập luyện. Sân trường có nhiều cây xanh, với những bồn cây to, chiếm nhiều diện tích nên việc sắp xếp vị trí đứng tập cho từng lớp, cho từng học sinh còn nhiều hạn chế, các em phải học ngoài trời thiếu bóng mát, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe thể lực của học sinh. Hơn nữa với học sinh tiểu học đang ở vào độ tuổi ham chơi, hiếu động cho nên thời gian thực hiện các bài thể dục cũng là lúc các em thích nô đùa, nhảy múa một cách tự do. 
         Học sinh lớp 1 còn nhỏ chưa ý thức không hứng thú với việc học tập cũng như giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ lớp 1. Vì vậy có rất ít học sinh có ý thức cao trong quá trình học tập. 
*Nguyên nhân 
Giáo viên khi giảng dạy có nêu vấn đề nhưng chưa kết hợp tốt với hình ảnh, âm nhạc Hình thức tổ chức học tổ, nhóm đôi, cá nhân chưa đa dạng. Việc chuẩn bị đồ dùng, sân bãi chưa thực sự chu đáo.
Đa số học sinh chưa ý thức được vai trò của việc rèn luyện sức khỏe; chưa coi trọng môn học.
Khối
Sĩ số
Khảo sát trước khi chưa áp dụng các biện pháp
T
%
H
%
C
%
1
199
68
31,1%
150
68,8%
0
0%
2.3. Các biện pháp thực hiện:
 Để bồi dưỡng giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ lớp 1 tôi đã mạnh dạn chọn các biện pháp như sau: 
 Để kịp thời khắc phục những thiếu sót, những lỗi của học sinh thường mắc phải, đảm bảo yêu cầu cần đạt được về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với học sinh cấp tiểu học. Trong quá trình dạy học sinh, tôi đã tập trung nghiên cứu chương trình thể dục lớp mình phụ trách và cả bậc tiểu học để xây dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy phù hợp với tình hình hiện nay. Tôi nhận thấy chương Đội hình đội ngũ thể dục lớp 1 học sinh còn nhiều lỗi mắc phải cần đầu tư công sức nhiều hơn để khắc phục những thiếu sót mà học sinh mắc phải. Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng biện pháp như sau:
3.2.1 Biện pháp “Dùng lời nói” và “ hiệu lệnh”
Phương pháp dùng lời nói là phương pháp dùng ngôn ngữ để chỉ đạo học sinh trong quá trình dạy học, nhằm đạt được các nhiệm vụ, yêu cầu của hoạt động. Đối với môn giáo dục thể chất phương pháp sử dụng lời nói thường sử dụng phân tích, giảng giải, phương pháp phân tích, chỉ dẫn và giao nhiệm vụ. Đối với phương pháp này là khẩu lệnh cần rõ ràng, dứt khoát, chính xác. Đối với phương pháp sử dụng lời nói là phương pháp giáo viên sử dụng sử dụng xuyên suốt trong quá trình giảng dạy như trong phân tích kĩ thuật động tác, để nhận xét, giao nhiệm vụ, chỉ huy, điều hành.
 Dạy đến phần đội hình đội ngũ : Giáo viên cần, giải thích , hướng dẫn tất cả học sinh cũng như cán sự lớp tỉ mỉ để học sinh tiếp thu hoặc một số lưu ý khi thực hiện lời nói có tính chất, mệnh lệnh điều khiển học sinh khi thực hiện động tác và cuối cùng là đánh giá kết quả đạt được sau mỗi lần thực hiện “Biện pháp bồi dưỡng cán sự lớp giúp học sinh học tốt phần đội hình đội ngũ”
 * Sửa sai về thuật ngữ chuyên môn ( khẩu lệnh và động tác):
	Phần khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh, Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách hô kéo dài dự lệnh còn động lệnh hô dứt khoát và nhấn giọng phần động lệnh. Muốn cán sự lớp sử dụng đúng thuật ngữ chuyên môn là phải cán sự lớp ghi chép vào sổ tay hoặc vở và yêu cầu các em phải học thuộc lòng. Khi sử dụng thuật ngữ chuyên môn không được thừa hay thiếu, cần phải ngắn gọn, chính xác và có tính thống nhất.
2.3.4.Tổ chức tập luyện theo “nhóm” 
 Kỹ thuật dạy là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện, điều khiển quá trình dạy và học. Trong các hoạt động của giáo viên hoạt động lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học là các hoạt động giáo viên hoàn toàn được giao quyền tự chủ và là hoạt động giáo viên được thể hiện chuyên môn và tài năng của mình. Các kĩ thuật dạy học rất phong phú và đa dạng nhưng với đặc thù của môn Thể dục (giáo dục thể chất ) có một số kĩ thuật dạy học phù hợp được sử dụng nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh: kĩ thuật dạy học theo nhóm, kĩ thuật làm mẫu, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật trình bày 1 phút
* Kỹ thuật dạy học theo nhóm là một kĩ thuật dùng phổ biến trong dạy học môn Giáo dục thể chất (Thể dục ) và đây là kỹ thuật dạy học tích cực, cách thức thực hiện kỹ thuật dạy học gồm 4 bước:
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp, giáo viên chia tổ/nhóm giao nhiệm vụ và hướng dẫn các tổ/ nhóm làm việc.
+Bước 2: Học sinh làm việc theo tổ/ nhóm.
+ bước 3: Đại diện nhóm/ tổ lên báo cáo.
+ Bước 4: Nhận xét, đánh giá và tổng kết.
 Học tập theo phương pháp nhóm tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy, khả năng của bản thân và chủ động trong học tập một cách tích cực. Bên canh đó học tập theo nhóm học sinh yếu, kém, nhút nhát thêm mạnh dạn, tự tin và tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập cộng đồng. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này tổ chức nhóm vừa phải, trình độ giữa các nhóm tương đối đồng đều, khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm
khác nhau để gây hứng thú cho học sinh đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhau với bạn khắc trong lớp.
 Ví dụ : Khi tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số:
	Tập hợp hàng dọc: 
+ Khẩu lệnh: Cả lớp (tổ) chú ý – Thành 1 (2, 3, 4,) hàng dọc tập hợp.
+ Động tác: Trước khi phát lệnh,người chỉ huy xác định vị trí thích hợp rồi dùng hiệu lệnh thổi một hồi còi dài hoặc hô “Cả lớp chú ý!”, nhằm giúp học sinh trật tự và lắng nghe khẩu lệnh. Sau đó chỉ huy hô tiếp khẩu lệnh: - “Thành 1(2, 3, 4,) hàng dọc tập hợp!”.
+ Nghe khẩu lệnh các em hàng thứ nhất (tổ 1) nhanh chóng đứng đối diện và cách giáo viên một cánh tay của người thầy giáo giơ tay phải về trước, em đứng đầu hàng thứ nhất đứng sát mũi cánh tay của thầy, các em khác lần lượt đứng tiếp theo, em nọ cách em kia một cánh tay. Các em tổ còn lại theo hàng thứ nhất lần lượt xếp hàng theo về phía tay trái, cách hàng bên phải một khuỷu tay chống hông. Chú ý điều chỉnh hàng của mình cho thẳng (hàng ngang và hàng dọc)
	Dóng hàng dọc: 
+ Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng!”
+ Động tác: Tổ trưởng tổ một đứng ngay ngắn, tay trái áp nhẹ vào đùi, tay phải giơ lên cao và hô “có”. Các tổ trưởng tổ hai, tổ ba, tổ bốn,..lần lượt chống tay phải vào hông và dịch chuyển sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người đứng bên phải mình, đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên tổ một đưa tay trái, đầu ngó tay chạm vai người phía trước để dãn cho đúng cự ly, đồng thời nhìn vào gáy bạn để dóng cho thẳng hàng. Các thành viên tổ hai, tổ ba, tổ bốn,nhìn các thành viên tổ một để dóng hàng ngang và nhìn người đứng trước để dóng hàng dọc (không cần giơ tay ra trước dóng hàng như tổ một). Nghe khẩu lệnh, các em nhìn về phía trước dóng hàng cho thẳng, em sau cách em trước một cánh tay, các em hàng bên theo hàng bên phải điều chỉnh cho thẳng hàng ngang và hàng dọc. (Hình 1)
+ Khi có khẩu lệnh “Thôi”, em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống, các em trong hàng thứ nhất hạ tay đặt lên vai bạn xuống thành tư thế tự nhiên.
Hình 1: Hướng dẫn học sinh dóng hàng dọc
	Điểm số theo đội hình hàng dọc
+ Khẩu lệnh: “Từ một đến hết – điểm số!”
+ Đông tác: Nghe khẩu lệnh, thứ tự từng em đứng đầu hàng, quay mặt sang trái ra sau và hô to số của mình:1, rồi quay mặt luôn về tư thế ban đầu. Người số hai quay mặt sang trái ra sau và hô to số của mình:2, rồi quay luôn về tư thế của mình. Những người tiếp theo lần lượt điểm số như vậy cho đến hết tổ. Riêng người cuối cùng không quay mặt ra sau mà hô to số của mình sau đó hô “Hết!”. Ví dụ: “10 hết”.
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
	Tập hợp hàng ngang
+ Khẩu lệnh: “Cả lớp chú ý – Thành 2 (3, 4,..) hàng ngang – Tập hợp!”
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh các em hàng thứ nhất (tổ 1) nhanh chóng đứng về phía trái của người thầy giáo giơ tay trái ngang, em đứng đầu hàng thứ nhất đứng sát cánh tay của thầy dang tay, các em khác lần lượt đứng tiếp theo, em nọ cách em kia khoảng một cánh tay chống hông. Các em tổ còn lại theo hàng thứ nhất lần lượt xếp hàng theo, chú ý điều chỉnh cự ly của mình cho thẳng hàng ngang, hàng dọc. 
	Dóng hàng ngang:
+ Khẩu lệnh: “Nhìn phải - Thẳng!”
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh, các em quay mặt nhìn về phía làm chuẩn dóng hàng cho thẳng, em nọ cách em kia khoảng một cánh tay chống hông, các em hàng sau theo hàng trước điều chỉnh cho thẳng hàng ngang và hàng dọc. (Hình 2)
+ Khi có khẩu lệnh “Thôi”, em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống, các em trong hàng thứ nhất hạ tay xuống và quay mặt về tư thế đứng nghiêm. 
Hình 2: Hướng dẫn học sinh dóng hàng ngang
	Điểm số theo đội hình hàng ngang: 
+ Khẩu lệnh: “Từ một đến hết điểm số!” 
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh, thứ tự từng em đứng đầu hàng (bên phải của các em) hô số 1, em thứ 2 hô số 2 và cứ như vậy lần lượt điểm số đến hết. Khi điểm số, các em làm động tác quay mặt về bên trái và nhanh chóng trở về tư thế đứng nghiêm, em cuối cùng điểm số xong hô “hết”.
	Sửa sai về dóng hàng ngang và hàng dọc:
+ Nội dung dóng hàng các em đã đuợc học từ lớp 1 đến lớp 5. Trong quá trình thực hành các em thường đặt tay sai khi tay phải khi tay trái, em đứng gần quá, em đứng xa quá dẫn đến khom người giáo viên thường xuyên quan tâm uốn nắn.
+ Giáo viên sửa sai bằng cách cho học sinh xem tranh hoặc cho các em xem mẫu, làm mẫu để các em làm theo. 
2.3.3. Biện pháp “ Làm mẫu”
 Khi làm mẫu giáo viên nêu tên động tác cần thị phạm, sau đó thị phạm lần một và phân tích kỹ thuật động tác,làm mẫu lần hai giáo viên nhấn mạnh lại điểm mấu chốt của động tác, của kỹ thuật động tác. Giáo viên cần thị phạm chính xác, hoàn chỉnh 2-3 lần, làm mẫu đúng thời điểm, giáo viên nên nói ngắn gọn, nhấn mạnh vào điểm mấu chốt của động tác. Nếu động học đến động tác có cấu trúc phức tạp, có thể hướng dẫn học sinh thực hiện từng phần và từng giai đoạn kỹ thuật động tác một cách tuần tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
 Ví dụ học đến tư thế Nghiêm:
+ Khẩu lệnh: “Nghiêm!”
+ Động tác: Khi nghe khẩu lệnh đứng nghiêm, hai chân khép lại (gót chân sát nhau) đầu hai bàn chân chếch hình chữ V mở ra một góc 60o hai đầu gối khép lại, người đứng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, ngực ướn thẳng, hai vai giữ thăng bằng, hai tay buông thẳng để sát hai bên đùi, bàn tay khép lại, ngón cái dọc theo đùi, cổ vươn thẳng, miệng ngậm, mắt nhìn thẳng về phía trước. (Hình 3)
Hình 3: Hướng dẫn học sinh đứng tư thế nghiêm
2.3.2. Biện pháp “Trực quan” 
 Trực quan là phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng những phương tiện trực quan , phương tiện kĩ thuật để tổ chức bài học. Đây là phương pháp cơ bản và là phương pháp được áp dụng một cách phong phú. Tác dụng của phương pháp trực quan là tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các động tác giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu, hiểu sâu, những hình ảnh kiến thức và những kỹ thuật giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Đối với môn giáo dục thể chất nhóm phương pháp trực quan thường sử dụng phương pháp trực quan gián tiếp ( tranh ảnh, hình vẽ, âm thanh, vật chuẩn ) và phương pháp trực quan trực tiếp: Làm mẫu, thể nghiệm (tập thử). 
Với phương pháp trực quan gián tiếp cần lựa chọn các phương tiện trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học còn với phương pháp trực quan trực tiếp làm mẫu cần chính xác, thẩm mĩ. Phương tiện trực quan gián tiếp: giáo viên sưu tầm tranh ảnh.
Nghỉ: 
+ Khẩu lệnh: “Nghỉ!”
+ Động tác: Khi nghe khẩu lệnh “Nghỉ” đang đứng ở tư thế nghiêm, dồn trọng tâm sang chân trái hoặc chân phải, chùng gối xuống, người thả lỏng, hai tay buông xuôi tự nhiên. (Hình 4)
+ Tư thế các em đã học từ lớp 1 và trong quá trình lên lớp trên luôn đuợc nhắc lại nhưng đa số các em đều thực hành sai, giáo viên cần thường xuyên kiểm tra, thực hành mẫu, nhắc nhở, cho một số em thi thực hành, biểu diễn theo tổ hoặc nhiều hình thức khác. 
Hình 4: Hướng dẫn học sinh đứng tư thế nghỉ
	Để thực hiện tốt những yêu cầu trên chúng ta cần xây dựng bồi dưỡng lực lượng cán sự lớp có năng lực, là lực lượng cốt cán giúp cho giáo viên tổ chức thực hiện một tiết dạy hiệu quả, thành công. Chính vì vậy, người giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng cho lực lượng cán sự lớp với nội dung cần tập trung bồi dưỡng là: Tư thế chỉ huy, vị trí chỉ huy, tác phong, lời nó

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_boi_duong_giup_hoc_sinh_hoc.docx