Rèn luyện một số kỹ năng giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn

Rèn luyện một số kỹ năng giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn

Thi cử, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy – học là một vấn đề mấu chốt, được chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 5/8/2015 định hướng: “Đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt của môn học đối với từng lớp học, cấp học; tập trung đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe, qua đó đánh giá năng lực tư duy; khuyến khích những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc”. Bắt đầu từ năm học 2014-2015, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPT Quốc gia đã được tổ chức trong toàn quốc. Đề thi môn Ngữ văn theo yêu cầu của kì thi Quốc gia có nhiều điểm khác biệt.

Với mục tiêu đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực trên cả hai phương diện tiếp nhận và tạo lập văn bản, đề thi môn Ngữ văn hiện nay cấu trúc gồm 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn. Trong đó, phần đọc hiểu là một hướng tiếp cận mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và chiếm 3/10 tổng số điểm bài thi. Điều này xuất phát từ quan niệm không hoàn toàn giống trước về mục tiêu, nội dung dạy học môn Ngữ văn. Không có trình độ, năng lực đọc thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo.

Bởi đây là phần mới trong đề thi nên vẫn còn những giáo viên chưa hệ thống được tương đối đầy đủ kiến thức cần thiết quan trọng liên quan đến đọc hiểu văn bản, chưa có phương pháp ôn tập phù hợp; không ít học sinh lớp 12 THPT lúng túng khi làm bài. Bản thân tôi nhận thấy hướng dẫn cách làm tốt phần đọc hiểu cho học sinh lớp 12 THPT là điều hết sức cấp thiết để các em đạt kết quả tốt nhất cho kì thi quan trọng trong cuộc đời của mình.

Chính từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học xin được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện một số kỹ năng giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.

 

doc 22 trang thuychi01 6450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn luyện một số kỹ năng giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT 
PHẦN ĐỌC HIỂU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Quế
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường THPT Lê Hồng Phong
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
 A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
	Thi cử, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy – học là một vấn đề mấu chốt, được chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 5/8/2015 định hướng: “Đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt của môn học đối với từng lớp học, cấp học; tập trung đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe, qua đó đánh giá năng lực tư duy; khuyến khích những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc”. Bắt đầu từ năm học 2014-2015, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPT Quốc gia đã được tổ chức trong toàn quốc. Đề thi môn Ngữ văn theo yêu cầu của kì thi Quốc gia có nhiều điểm khác biệt.
Với mục tiêu đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực trên cả hai phương diện tiếp nhận và tạo lập văn bản, đề thi môn Ngữ văn hiện nay cấu trúc gồm 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn. Trong đó, phần đọc hiểu là một hướng tiếp cận mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và chiếm 3/10 tổng số điểm bài thi. Điều này xuất phát từ quan niệm không hoàn toàn giống trước về mục tiêu, nội dung dạy học môn Ngữ văn. Không có trình độ, năng lực đọc thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. 
Bởi đây là phần mới trong đề thi nên vẫn còn những giáo viên chưa hệ thống được tương đối đầy đủ kiến thức cần thiết quan trọng liên quan đến đọc hiểu văn bản, chưa có phương pháp ôn tập phù hợp; không ít học sinh lớp 12 THPT lúng túng khi làm bài. Bản thân tôi nhận thấy hướng dẫn cách làm tốt phần đọc hiểu cho học sinh lớp 12 THPT là điều hết sức cấp thiết để các em đạt kết quả tốt nhất cho kì thi quan trọng trong cuộc đời của mình. 
Chính từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học xin được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện một số kỹ năng giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. 
II. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: trên cơ sở những kiến thức lý thuyết đọc hiểu cần phải nắm vững, hệ thống các kỹ năng cần thiết để học sinh làm tốt phần đọc hiểu trong môn Ngữ văn nói chung và đề thi THPT Quốc gia nói riêng.
Thứ hai: giúp học sinh chủ động, tự tin làm bài phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao. 
Thứ ba: đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữ văn trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện đề phần đọc hiểu môn Ngữ văn
III. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những ngữ liệu được trích từ tác phẩm trong SGK, Sách bài tập nhưng chủ yếu là ngữ liệu không nằm trong chương trình; rèn luyện kĩ năng nhận biết các dạng câu hỏi đọc hiểu; rèn luyện kĩ năng trình bày câu trả lời phần đọc hiểu; rèn luyện kĩ năng trình bày bài viết khoa học, phân bố thời gian hợp lí.
IV. Phương pháp nghiên cứu
	- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về những kiến thức lý thuyết liên quan đến đọc – hiểu văn bản và rèn luyện kĩ năng làm bài phần đọc – hiểu trong đề thi Ngữ văn.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành kiểm tra, đánh giá tại hai lớp 12C5, 12 C7.
- Thống kê toán học: Qua bài kiểm tra, đánh giá giáo viên thống kê kết quả để đánh giá năng lực của học sinh.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào? Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng - sai về lôgíc, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
	Trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn hiện nay, phần đọc hiểu thường có hình thức cho một văn bản và yêu cầu thí sinh dựa vào văn bản đó để trả lời các câu hỏi đọc hiểu. Mục đích của các câu hỏi nhằm đánh giá xem người đọc có hiểu văn bản không. Hiểu ở đây trước hết là phải nắm đúng, nắm đủ thông tin của văn bản; hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của văn bản; cao hơn là phải hiểu sâu văn bản (nhất là văn bản văn học) tức là hiểu những gì không nói trên câu chữ văn bản; hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, phát hiện được những nội dung, ý nghĩa mà người khác chưa/không thấy; thậm chí có khi nằm ngoài ý đồ của tác giả Câu hỏi có thể là dạng trắc nghiệm khách quan, có thể là tự luận, nhiều khi kết hợp cả hai. Văn bản có thể là văn bản văn học, có thể là văn bản thông tin; có thể có trong chương trình hoặc không có trong chương trình. Văn bản có thể chỉ là kênh chữ cũng có thể kết hợp kênh chữ với kênh hình (bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, tranh ảnh).
	Hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề hướng dẫn học sinh cách làm bài phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn THPT nói chung và đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia nói riêng. Nhưng hầu hết các tài liệu chưa hệ thống một cách đầy đủ những giải pháp cần thiết giúp học sinh làm bài thi phần đọc hiểu đạt kết quả tốt nhất có thể.
	II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đại học, Cao đẳng đã xuất hiện phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn. Năm học 2014 – 2015, Bộ GD & ĐT chính thức công bố phương án tổ chức một kì thi chung - THPT Quốc gia. Đây là một bước tiến mới mang tính chất đột phá trong đổi mới giáo dục. Xuất phát từ xu hướng đổi mới: từ kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) chuyển sang kiển tra đánh giá năng lực đọc – hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản). Đây cũng là hướng tiếp cận với xu thế chung của thế giới. Nội dung kiến thức để làm dạng đề này lại nằm rải rác ở chương trình và phụ thuộc rất lớn vào khả năng đọc hiểu của học sinh, chưa có một tài liệu chính thống nào cung cấp phương pháp, kĩ năng và xâu chuỗi vấn đề lại để hướng dẫn học sinh làm dạng bài này một cách có hệ thống. Nhiều thầy cô giáo và học sinh còn chưa tự tin khi làm phần Đọc hiểu. 
Cùng với thực tế chung của các trường THPT trong cả nước, trường THPT Lê Hồng Phong cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.Về phía giáo viên: các giáo viên luôn yêu thích, say mê, tâm huyết với nghề. Song trong quá trình hướng dẫn học sinh làm phần đọc hiểu vẫn, nhiều giáo viên chưa trang bị cho học sinh một cách hệ thống những kĩ năng cần thiết phải có từ việc nhận diện các dạng câu hỏi, cách trình bày câu hỏi, bài viết hay phân bố thời gian hợp lí. Về phía học sinh: chưa phân biệt được các dạng câu hỏi đọc hiểu, kĩ năng làm bài còn yếu.
Năm học 2014 – 2015, tôi được nhà trường phân công dạy 2 lớp: 12C5, 12C7. Sau khi làm bài số 1 theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy học sinh chưa có kĩ năng làm bài phần đọc hiểu. Số lượng bài đạt mức điểm yếu và trung bình chiếm đa số, điểm khá ít, còn điểm giỏi không có.
Khảo sát kết quả cụ thể ở 2 lớp 12C5, 12C7 với tổng số học sinh 68 em như sau:
 Điểm
Số HS
0.0 – 1.25
1.5 - 2.0
2.25 - 2.5
2.75 - 3.0
28
41.1%
36
52.9%
4
6.0%
0
0.0%
Từ thực trạng trên, để giảng dạy đạt hiệu quả hơn, tôi đã tìm tòi nghiên cứu, mạnh dạn đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh làm tốt bài thi phần Đọc hiểu đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia.
	III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Hệ thống các mức độ câu hỏi đọc hiểu
Đề bài đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh có cấu trúc gồm 2 phần:
- Phần 1: Đề đưa ra một văn bản: văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích. Xu hướng sẽ là một văn bản mới nằm ngoài sách giáo khoa.
- Phần 2: Đề đưa ra các câu hỏi ở 4 mức độ nhận thức từ thấp đến cao: nhận biết (Biết) – thông hiểu (Hiểu) – vận dụng (thấp) – vận dụng cao.	
1.1. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết
Nhận biết, nghĩa là nhận ra được sự vật, hiện tượng, trả lời câu hỏi: Nó là gì? Câu trả lời cũng không cần nêu chính xác định nghĩa, khái niệm mà chỉ cần miêu tả, nêu, giới thiệu đúng đặc điểm của sự vật, hiện tượng ấy và quan trọng hơn là cần nhận ra được sự vật, hiện tượng ấy trong thực tế.
Câu hỏi nhận biết thường có các dạng chủ yếu sau:
DẠNG 1: Yêu cầu nhận diện một số loại từ quan trọng
Loại từ
Đặc điểm
Từ đơn
Từ đơn là từ do một tiếng cấu tạo nên. Ví dụ: hoa, lá, hát, đi, đẹp,
Từ ghép
Từ ghép là từ được tạo thành bằng cách ghép hai hay nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ ghép có hai loại:
- Từ ghép đẳng lập: là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Ví dụ: sách vở, nhà cửa, đi đứng,
- Từ ghép chính phụ: là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính về mặt ý nghĩa. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Ví dụ: hoa hồng, xe đạp sách giáo khoa,
Từ láy
Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Từ láy được chia làm hai loại:
- Từ láy toàn bộ: là loại từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn. Ví dụ: xanh xanh, xinh xinh,; nhưng cũng có trường hợp tiếng đứng trước biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hòa về mặt âm thanh, ví dụ: tim tím, nhè nhẹ, ra rả, thăm thẳm,
- Từ láy bộ phận: từ láy có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần, ví dụ: rõ ràng, lí nhí, long lanh, lô nhô,
Từ Hán Việt
Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng nhất trong từ mượn. Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Ví dụ: sơn hà, thiên đô, viễn khách,
Từ tượng thanh, từ tượng hình
- Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. Ví dụ: tí tách, lộp bộp, khúc khích,
- Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Ví dụ: lênh khênh, mếu máo, lăn tăn,
DẠNG 2: Yêu cầu nhận diện các phép liên kết hình thức
Các phép liên kết
Đặc điểm
Phép lặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước.
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
Phép thế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Phép nối
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
DẠNG 3: Yêu cầu về nhận diện phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc (kể lại, tường thuật lại một hệ thống các sự kiện nối tiếp nhau)
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nghị luận
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
Hành chính – công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người
DẠNG 4: Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ
Khái niệm
PCNN sinh hoạt
- Dùng trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt.
- Dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
PCNN báo chí
- Kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng.
PCNN nghệ thuật
- Chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, trau chuốt, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
PCNN chính luận
- Dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng trong đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, xã hội.
PCNN khoa học
- Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ, phần lớn được sử dụng ở dạng viết nhưng cũng có thể sử dụng ở dạng nói.
PCNN hành chính
- Sử dụng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
DẠNG 5: Yêu cầu nhận diện các kiểu văn bản
Phân loại
Các kiểu văn bản
Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt
Văn bản tự sự
Văn bản miêu tả
Văn bản biểu cảm
Văn bản nghị luận
Văn bản thuyết minh
Văn bản hành chính
Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ
Văn bản nghệ thuật
Văn bản sinh hoạt
Văn bản báo chí
Văn bản chính luận
Văn bản khoa học
Văn bản hành chính
DẠNG 6: Yêu cầu nhận diện các biện pháp nghệ thuật
* Một số phép tu từ ngữ âm:
- Phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài: một số câu văn có lúc nhịp ngắn và nhịp dài. Nhịp ngắn diễn tả cái náo nức hay dữ dội; nhịp dài thường diễn tả cảm xúc hay nối tiếp của nhịp ngắn một cách cụ thể hơn.
- Hài thanh: phối hợp thanh bằng và thanh trắc. 
- Tính chất đóng, mở của âm tiết.
- Phép điệp: thuộc vào phép tu từ ngữ âm gồm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh.
* Một số phép tu từ từ vựng:
Các phép tu từ từ vựng
Khái niệm
So sánh
Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình (giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động), gợi cảm (có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc) cho sự diễn đạt.
Nhân hóa
Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoán dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi (có nét tương cận) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Điệp từ (ngữ)
- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ (ngữ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. 
- Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp từ (ngữ). Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp từ (ngữ).
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Nói quá (thậm xưng)
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
* Một số phép tu từ cú pháp:
- Phép liệt kê: là thủ pháp sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hoặc cụm từ cùng loại để diễn đạt trọn vẹn sâu sắc những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
- Phép lặp cú pháp: là cách lặp đi lặp lại một kiểu câu nhằm nhấn mạnh và tạo sắc thái biểu cảm cho ý cần diễn đạt.
- Câu hỏi tu từ: là thủ pháp nghệ thuật nhằm diễn tả cảm xúc và biểu đạt niềm tin, sự xác nhận chắc chắn trước một đối tượng, một sự việc.
- Phép chêm xen: là bộ phận xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó. Nó có thể nằm ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu. Khi nói, khi đọc, nó được tách ra bằng ngữ điệu; khi viết, nó được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.
* Một số biện pháp nghệ thuật khác:
- Phép đảo: đảo trật tự cú pháp, đảo ngữ để nhấn mạnh nội dung được đảo lên trước.
- Phép đối: là biện pháp tạo nên những câu văn, câu thơ có hai vế đối xứng giữa những từ ngữ tương ứng về số lượng tiếng, về từ loại và về ý nghĩa của các tiếng, các từ và cả về kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu của mỗi vế.
DẠNG 7: Yêu cầu nhận diện các thành phần ngữ pháp của câu
* Các thành phần chính của câu:
Các thành phần chính
Chức năng
Chủ ngữ
- Là thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng, là chủ thể của hành động, trạng thái, đặc điểm, được miêu tả ở vị ngữ.
Vị ngữ
- Là thành phần chính của câu nêu lên hành động, trạng thái, tính chất, của chủ thể được nói đến ở chủ ngữ.
* Các thành phần phụ của câu:
Các thành phần phụ
Chức năng
Trạng ngữ
- Dùng để bổ sung ý nghĩa cho cả câu trên các phương diện thời gian, nơi chốn, phương tiện, mục đích, cách thức, nguyên nhân.
- Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. 
Bổ ngữ
Là thành phần cú pháp bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Định ngữ
- Định ngữ là thành phần bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
- Định ngữ có thể đứng ở giữa câu hoặc cuối câu.
Khởi ngữ
- Là thành phần đứng trước chủ ngữ, dùng để nêu lên đề tài của câu chứa nó.
- Trước khởi ngữ có thể thêm vào các từ "về, đối với, còn", sau khởi ngữ có thể thêm vào từ "thì". Khởi ngữ ngăn cách với nòng cốt câu bằng từ "thì" hoặc bằng dấu phẩy.
* Các thành phần biệt lập của câu:
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần cảm thán dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...).
- Thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung ý nghĩa cho một bộ phận của câu hoặc cho cả câu.
DẠNG 8: Yêu cầu nhận diện các kiểu câu
* Các kiểu câu chia theo mục đích nói:
Kiểu câu
Ví dụ
Câu tường thuật
Mẹ đã về.
Câu cảm thán
A! Mẹ đã về.
Câu nghi vấn
Mẹ có về không?
Câu cầu khiến
Mẹ về đi!
* Các kiểu câu chia theo cấu tạo, chức năng ngữ pháp
Kiểu câu
Ví dụ
Câu chủ động
Nhiều độc giả rất yêu thích những trang văn của nhà văn Tô Hoài.
Câu bị động
Những trang văn của nhà văn Tô Hoài được nhiều độc giả yêu thích.
Câu khẳng định
Tôi đã học hành rất chăm chỉ.
Câu phủ định
Nhiều bạn học sinh THPT hiện nay không nỗ lực trong học tập.
Câu đặc biệt
Mưa. Gió. Não nùng. (đặt trong tình huống cụ thể).
Câu đơn
Tôi đi học.
Câu ghép
Vì trời mưa nên tôi đi học muộn.
Lưu ý: Học sinh cần đọc kĩ câu hỏi: yêu cầu xác định kiểu câu theo mục đích nói hay theo cấu tạo ngữ pháp để có câu trả lời đúng nhất.
DẠNG 9: Yêu cầu nhận diện các hình thức ngôn ngữ
- Ngôn ngữ trực tiếp:
+ Ngôn ngữ của nhân vật: trực tiếp, gián tiếp
+ Ngôn ngữ của người kể chuyện: trần thuật
- Ngôn ngữ nửa trực tiếp (đan xen giữa lời nhân vật và lời của người kể chuyện): trần thuật nửa trực tiếp.
Ví dụ: Chỉ ra hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn bản:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”
 (Chí Phèo - Nam Cao, Văn học 11 - Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, tr.215-216)
Gợi ý: Hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn là ngôn ngữ nửa trực tiếp. Đoạn văn gồm lời của nhân vật, lời của người kể chuyện, lời của làng Vũ Đại.
DẠNG 10: Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp).
- Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp).
Ví dụ:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ng

Tài liệu đính kèm:

  • docren_luyen_mot_so_ky_nang_giup_hoc_sinh_lam_tot_phan_doc_hieu.doc